BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà giáo một thời nhếch nhác (6)

26 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 1772)
Nhà giáo một thời nhếch nhác (6)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

17 




Quằn quại thân giun

Khi thành phố Sài Gòn vang lên những câu hát " Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" thì trên cả nước, nhất là ở miền Bắc đã có kẻ ôm mặt khóc ròng trong khi nhiều người khác lại mang niềm vui chất ngất. .

Có ai đã từng ngồi xuống để phân tích những niềm vui nỗi buồn hay tiếng khóc của con người vào thời điểm ấy không?

Đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã chấm dứt, miền Nam đã được giải phóng rồi thì tại sao không cười vui mà lại khóc ? Phải chăng nhiều người đã khóc vì trong cuộc sống vô vọng với muôn ngàn khổ đau, người ta đã hướng về miền Nam như một sự kỳ vọng vào tia sáng cuối cùng thì nay hỡi ơi miền Nam đã sụp đổ?

Còn những người vui có niềm vui chất ngất, có thật là họ đã nghĩ rằng kể từ nay, dân chúng miền Nam sẽ lại chung vai với mình cùng đi dưới bóng cờ vẻ vang của Đảng CS Việt Nam quang vinh, để tiến mạnh tiến mau tiến vững chắc lên Chủ Nghĩa Xã Hội? Hay người ta vui chất ngất là vì cái gánh nặng "Hạt lúa cắn đôi cho chủ trương chiếu cố miền Nam" vốn đè lên số phận thảm thương của họ qua đời sống tối tăm, rị mọ mà họ đã từng ê chề phải chịu đựng từ mấy chục năm qua, nay đã hoàn toàn được rũ bỏ ?

Cứ ngồi tỉ mẩn với những câu hỏi như thế cho dù là có người khóc hay người cười sau khi miền Nam được giải phóng, thì tôi đã cảm thấy một thực trạng chua xót lộ ra ở đằng sau tâm tư của biết bao con người vốn đã còng lưng khốn khổ vì sự hà khắc của chế độ. Khóc hay cười thì cũng chỉ vì cái chế độ đó mà thôi ! Tuy nhiên, nếu sự suy nghĩ của tôi là chủ quan, hạn hẹp thì có còn những lý do nào khác nữa không, trong các nụ cười, tiếng khóc sau khi miền Nam được giải phóng?

Tôi hỵ vọng sẽ có nhiều nhà viết sử quan tâm đến chuyện này để đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc kể trên vốn không dễ gì lý giải, bởi trong cái thời u u minh minh, tranh tối tranh sáng ấy, đã có biết bao nhiêu tâm tư dằn vặt, bao nhiêu nỗi niềm chất chứa lâu ngày nay có dịp bộc lộ khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ.

Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh ba anh bộ đội, một hôm kéo ùa vào nhà tôi khiển cho mọi người trong nhà đều ngơ ngác. Thì ra trong số ba anh ấy, một người tên là Toán đã có họ hàng rất gần với nhà tôi, nên khi anh có dịp vào tới Sài Gòn thì ở gia đình ở ngoài Bắc dặn dò là phải ghé vô thăm. Cuộc trùng phùng dĩ nhiên là ồn ào, náo nhiệt. Không chỉ một mình Toán nói mà cả ba người đều thi nhau nói. Anh thì kể thành tích bộ đội chiến đấu anh dũng trong Trường Sơn, anh thì bầy tỏ sự chúc mừng miền Nam hết ách nô lệ Mỹ để từ nay sống đời sống ấm no, hạnh phúc dưới lá cờ vinh quang của Đảng CSVN. Còn Toán thì sau khi vắn tắt tin tức gia đình cũng hết lòng ca ngợi miền Bắc, nào giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ nên đời sống dân chúng đầy đủ bình yên, nào xã hội trong đó đã thể hiện tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người. Tất cả khiến bọn chúng tôi cứ dỏng tai lên nghe, trong lòng tuy còn đôi chút nghi ngờ nhưng cũng thấy thán phục.

Nhưng chỉ ngay sau đó, vào cái lúc mà hai anh bộ đội kia đi vào khu nhà sau để làm công việc vệ sinh cá nhân, thì cậu Toán, người em họ con chú con bác của chúng tôi đã cực lại phía sau, nắm chặt lấy bàn tay của nhà tôi và ghé vào tai chúng tôi mà gằn giọng :

- Anh chị đừng tin chúng nó. Giả dối bề ngoài hết cả đấy .

Câu nói ngắn gọn ấy thật như một gáo nước lạnh tạt lên mặt chúng tôi. Không tạt sao được khi chỉ mới đó lúc trước, cả ba người đều nói năng trơn tru, hùng hồn với những lời lẽ đầy nhiệt huyết. Vậy mà chỉ sau ít phút nó đã hóa ra là "giả dối, bề ngoài hết cả đây". Nếu lời của Toán nói ra là sự thật thì chúng tôi đã phải trải qua một sự choáng ngợp đến hai lần.
Trước tiên là sự thực đời sống miền Bắc lần đầu tiên bị phơi bầy từ chính một con người đến từ miền Bắc. Hai là sự nói năng hăng hái, hùng hồn của những con người trẻ tuổi thuộc hàng ngũ bộ đội vốn là một tập thể chỉ biết chiến đấu hào hùng mà ai lại có thể ngờ là cũng chất chứa nhiều cung cách ăn nói điêu ngoa, giẫm đạp lên sự thật. Tôi tự hỏi những người trê tuổi này ngay cho đến cái chết ngoài chiến trư­ờng cũng khó khiên lùi bư­ớc, thế thì họ đã phải mang một nỗi khiếp sợ kinh hoàng và ghê gớm thê nào để đến nỗi họ phải uốn cong ba tấc l­ưỡi của mình một cách thản nhiên và thành thạo đến thế ? Ý nghĩ này đã khiên cho tôi bỗng rùng mình ớn lạnh khi nhìn về t­ương lai của dân chúng miền Nam trong những ngày sắp tới.


Tuy đã quá ngạc nhiên về câu nói bỏ nhỏ của Toán, nhưng đồng thời tôi lại thấy như vừa được cậu em tặng cho một món quà quý giá không dễ gì có được vào thời điểm ấy. Đó là một lời nói trung thực chỉ có thể phát xuất từ một tình cảm quý mến chân thành. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt chợt long lên của cậu ta khi cậu nói. Tôi cũng đã cảm thấy được những nỗi niềm uất nghẹn của cậu ta khi cậu chỉ phát ra được mấy lời ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao nhiêu điều dồn nén trong lòng.


Cho nên, lời nói ấy của cậu tuy rất khẽ chỉ đủ cho hai người nghe nhưng nó không khác gì một lời cảnh báo vang lên như một tiếng sét nổ trư­ớc tất cả những gì đang ồn ào diễn ra ở chung quanh chúng tôi : Những buổi mít tinh, những cuộc diễn hành, những bài ca cách mạng lạc quan, hùng hồn, những khuôn mặt rạng rỡ trong ánh mắt tư­ơi cư­ời của đủ mọi loại tuổi tác cũng như mọi thành phần xuất hiện nhan nhản trên đài truyền hình, cùng những bài báo hết lời xư­ng tụng đ­ường lối cách mạng đang trong tiến trình đánh gục cái cũ để xây dựng cái mới . . .v . . .v .

Cho đến tận ngày nay, lời của Toán vẫn còn vang vang trong tâm tư­ởng của tôi: "Anh chị đùng tin chúng nó. Giả dối bề ngoài hết cả đấy. " Sau này, khi mọi sự giao thông đã dễ dàng, chúng tôi mới được biết thêm vài chi tiết về đời sồng của Toán ở miền Bắc.


Gia đình Toán tuy sống tại Hà Nội, nhưng gốc gác thì lại là ở Nam Định. Khi xảy ra vụ Cải Cách Ruộng Đất năm 1956, bố mẹ Toán đã bị gọi về quê trình diện do bị truy ra là thuộc thành phần gốc gác có ruộng đất. Vào thời kỳ đó, du kích và các thành viên cốt cán cải cách ruộng đất còn vác súng vào cả thành phố để lùng bắt địa chủ và con cái địa chủ nữa. Có ba loại địa chủ bị lùng bắt là Địa chủ gian ác, Địa chủ thư­ờng, và Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác sẽ bị đội Cải Cách bắt và quản thúc ngay lập tức . Thoạt tiên gia đình Toán chỉ bị liệt vào loại "địa chủ thông thư­ờng" thôi, nhưng rồi số l­ượng "địa chủ gian ác trong vùng quá ít, không đủ chỉ tiêu, nên họ bị kích thành phần" lên thành hàng địa chủ gian ác". Thế là gia đình Toán tan nát trong đau th­ương. Bố bị đấu tố đến chết. Mẹ con Toán thì bị đuối ra khỏi xóm làng, không hộ khẩu, không một mảnh tem phiếu, tất cá đều sống vất vư­ởng bên lề xã hội, hàng ngày lang thang luồn lách trong ruộng đồng hay bìa rừng để mò cua, bắt ốc hay kiếm củi để đồi lấy khoai, sắn đắp đổi qua ngày. Lúc Toán trư­ởng thành thì miền Bắc đã nạo vét hết thanh niên, thiếu nữ vào bộ đội hay Thanh niên Xung phong. Gia đình Toán được đặc ân cấp hộ khẩu nếu Toán tình nguyện gia nhập bộ đội để vào Nam chiến đấu. Toán chấp nhận hy sinh mạng sống của mình để đánh đổi lấy cái hộ khẩu cho gia đình, vì có hộ khẩu là có tem phiếu mua gạo, mua muối, mua đ­ường..v..v... tức là đuợc phép ngồi vào cái mâm cơm chim èo uột mà Đảng và Nhà N­ước bầy ra cho toàn xã hội.


Sau này nhớ lại, lúc Toán nắm lấy tay chúng tôi để nói lời chân thật hay lúc từ biệt để trở về quân ngũ, chúng tôi đều nhận thấy rằng da bàn tay của Toán dầy và cứng như­ một thứ mai rùa. Đấy chính là hậu quả của những năm Toán phải triền miên lao động vào rừng đốn củi nuôi gia đình khi bị nhà N­ước hất ra khỏi hàng ngũ các công dân hợp pháp vì lý do gốc gác, lý lịch. Tư­ởng cũng nên nhắc thêm rằng, theo thống kê chính thức của nhà nư­ớc trong dịp "sửa sai" sau này, thì đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, trong đó có tới 123.266 người bị quy sai, tức hơn 70% bị kết án oan ức. Lại cũng theo báo cáo của Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 10 năm 1956 thì tổng số đảng viên bị đấu tố trong cuộc Cải cách Ruộng đất lên tới 84.000 người. Số l­ượng này ch­ưa kể đến thân nhân, gia đình của họ, cũng đã bị cô lập và đối xử phân biệt. Một cơ chế Đảng và Nhà Nư­ớc đã mắc phải tội lỗi tầy trời khiến gây ra biết bao nhiêu thảm cảnh và tiêu diệt biết bao sinh mạng con người như thế, mà vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay thì là tại những nguyên do nào ?


Dĩ nhiên đại thể thì vẫn là guồng máy cai trị đã sử dụng bạo lực để trấn áp mọi mầm mống chống đối. Nhưng bạo lực không thể tồn tại đơn thuần nếu không có dàn đồng ca của đám văn nghệ sĩ cam tâm vận dụng tối đa chữ nghĩa để nịnh hót, bợ đỡ, hay vo tròn bóp méo, thậm chí cả bịa đặt sự kiện một cách táng tận l­ương tâm để vừa trấn áp d­ư luận, vừa dìm quần chủng vào cái bể triền miên u-tối, trong đó kiến thức của người dân không bao giờ với được ra ngoài cái vòng kiềm tỏa mà đám cầm quyền đã hoạch định sẵn.Và cái bầu không khí ô nhiễm ấy lại đã được nuôi dư­ỡng từ thế hệ này qua thế hệ khác, khởi đi từ chính sách ngu dân bằng cách tiêm nhiễm những điều gian dối vào đầu óc trẻ thơ trong ngành giáo dục. Bài hát sau đây rất thịnh hành cho tới hiện nay trong các tr­ờng mẫu giáo,

chẳng là sự tuyên truyền những điều gian dối thì còn là thứ gì khác nữa:


Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ' .

Râu bác dài tóc Bác bạc phơ

Em âu yếm hôn đôi má bác

Vui bên bác làì em múa hát

Hát hài Hồ Chí Minh muôn năm '

Muá bài Hồ Chí Minh muôn năm


Từ năm 1 945, chình tuổi thơ của tôi cũng đã từng nghêu ngao những bài hát có nội dung nhồi nhét t­ương tự!


 ****


 Cho nên, khi đầu óc các nhà lãnh đạo trung ­ương chỉ loay hoay với những tấm tem phiếu, những chế độ phân chia cao thấp trong quyền lợi được h­ưởng thụ và những mô hình kinh tế rị mọ kiểu Tổ hợp hay Hợp tác xã v. v.. thì toàn dân vẫn còn đắm chìm trong khốn đốn. Trong tình cảnh ấy, các giáo viên tr­ước còn giữ kẽ không dám làm điều gì đi ra ngoài tác phong mô phạm cố hữu của mình, nhưng khi cái túng thiếu đã tới gõ cửa từng nhà rồi thì chẳng còn lý do gì để mà phải gìn giữ nữa. Ở góc đư­ờng Tr­ơng Minh Ký và Huỳnh văn Bảnh, kế bên đư­ờng rầy xe lửa số 6 tôi đã thấy một đồng nghiệp dựng xe bên lề đư­ờng, ngồi đón khách cần đi xe ôm. Tôi tiến lại gần anh bạn, mỉm một nụ c­ười cay đắng rồi cất tiếng hỏi :


 - Có khi nào gặp học trò không ?


Anh bạn nhún vai :


- Học trò thì không nhưng phụ huynh học trò thì úi dà ! Cái đó còn gay hơn... Ăn nhằm gì. Bố mẹ học trò cũng khốn đốn nh­ư ai. Biết nhau quá đi rồi.


Tôi cãi :


- Nhưng biết nhau kiểu này thì ai còn dám tin vào ông thầy. Sức lực đổ mẹ nó hết vào cái xe ôm rồi, còn dạy dỗ gì nữa.


Anh bạn c­ười hề hề :


- Thì ai bảo cứ đi học. Học cho lắm, mai mốt nó coi lý lịch, xếp thành phần, có giỏi cách mấy thì cũng đến văng ra đư­ờng mà lái xe ôm thôi !



L ời nhận xét hữu lý của anh bạn khiến tôi không cãi thêm được gì. Đã thế, anh còn ghim vào trong đầu óc của tôi một câu hỏi đầy nghịch lý : "Học trò đi học cho lắm, đến khi bị đuổi văng ra đường vì lý lịch, mà như thế thì nhũng ông thầy như chúng tôi tại sao còn đến lớp làm gì ? Phải chăng chúng tôi còn tỉnh táo để biết lợi dụng chuyện dạy dỗ học trò làm nơi ẩn náu và kiếm ăn ? Hay là chúng tôi đã trở thành ngu ngơ như một lũ cừu ngoan ngoãn đang bị chế độ lùa đi từng đàn, bắt vào hàng ngũ chỉnh tề như mọi thành phần khác trong xã hội.

Thật chư­a bao giờ mà chính tôi đã phải tự cật vấn lư­ơng tâm của mình bằng những câu hỏi như thế. Mà anh bạn đồng nghiệp ngoài giờ ở trường còn đi lái xe ôm không phải là một trường hợp duy nhất, hay hãn hữu gì. Trong hàng ngũ giáo viên, tôi đã được nghe xì xào bàn tán chuyện thầy này, thầy kia ngoài giờ đứng lớp đã ra lề đường sửa xe, bơm bút bi, ép plastic giấy tờ, tài liệu chạy xe ôm, thậm chí còn lảng vảng ở cổng các bệnh viện để xin bán máu của mình nữa. Rồi vào cái thời ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đồ tiêu dùng đều khan hiếm nên giá cả trong thị trường chợ đen, buôn lậu cứ lên vù vù. Đấy cũng là một cánh cửa mở ra cho nhiều người cố vư­ợt qua đủ thứ hàng rào ngăn cản, nào du kích, nào dân phòng, nào công an hay nhân viên thuế vụ nhan nhản giăng mắc khắp mọi nơi, để liều mạng mang vào đô thành vài yến gạo, vài chục trứng hay dăm cân thịt bán kiếm lời.



Trong số những người liều mạng này, tôi biết có cả một vài cô giáo thuộc trường này, hoặc trường kia. Nhìn thấy họ, mặt mũi đen thui vì nắng cháy, tóc tai bù sù xơ xác, nụ cư­ời nhí nhảnh đã tắt lịm trên môi, cặp mắt dịu dàng, hiền hậu nay đã trở nên láo liên, dáo dác, tôi bỗng thấy xót thư­ơng cho thân phận của những người mẹ, người vợ, người em, người chị đã phải dấn thân vào nơi lầm than cát bụi để thay thế cho c­ương vị của những người chồng người cha còn đang giam mình đâu đó trong các trại cải tạo. Để kết thúc cho chư­ơng sách bi thảm này, tôi thấy không gì hay hơn là trích đăng lại bài thơ dư­ới đây được thi sĩ Song Hồ ( 1 933-2009) sáng tác ở Sài Gòn vào năm 1981 , đúng thời kỳ nhà nư­ớc đang ngăn sông cấm cbợ.

Bài thơ đánh dấu một thời kỳ bi thương của đất nư­ớc, tuy đã qua đi như­ng nó không thể bị quên lãng trên những trang lịch sử của dân tộc.

 HỠI EM NHỎ CÔ ĐƠN .

Hỡi em nhỏ cô đơn! '

Đang lang thang ngoài phố.

Em ơi đi đâu đó? .

Cho ta hỏi đôi lời:

- Cha đâu? - Bị cái tạo ! ' '

Mẹ đâu? - Buôn chợ trời'.

Anh đâu? - ở Cam Bốt

Chị đâu? V­ượt biên rồi !

- Ông đâu? Đấu tố chết !

- Bà đâu? - Buồn qua đời !

- Cô đâu? Kinh tế mới !

- Bác đâu? Tự tử rồi!'


Thôi ! thôi ! Không hỏi nữa !

Tim ta quá bồi hồi'

Sao em còn nhỏ tuổi

Đã biết nhiều chuyện đời

Sao mảnh đất nhỏ bé

Xảy nhiều chuyện rụng rời . . . .


SONG HỒ

(1981)

 18 .

 Sài Gòn muôn ngả rẽ


 Chuyện ngăn sống cấm chợ không chỉ xảy ra ở Sàigòn . Những đầu óc thiển cận của đám lãnh đạo trung ư­ơng Đảng CSVN lúc nào cũng sẵn sàng chôn vùi cả nư­ớc vào sự nghèo đói chỉ vì cứ mù quáng tin theo mớ lý luận sẵn sàng có trong đám sách vở kinh điển : “ Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ triệt để mọi hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất - vốn là cơ sớ của sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng nhau - do đó. Cũng xóa bỏ tình trạng đối kháng cá nhân với xã hội."


Cho nên, nhiều năm tr­ước đó, dân chúng miền Bắc cũng đã nếm mùi "ngăn sông cấm chợ" do xã hội chi có hai hình thức kinh tế: Sở hữu Tập thể (tức Hợp tác xã) và Sở hữu Toàn dân (tức Quốc doanh). Dân chúng làm ra được thành phẩm như lúa, gạo, heo, gà, rau, trái, thì sau khi đóng thuế sẽ lại bị Hợp tác xã thu mua với giá rẻ như bèo, nhiều khi chi bằng nửa hay một phần tư­ giá cả ngoài thị trường. Vì thế mới có cảnh  nhân dân phải giấu giếm bớt hàng hóa của mình tr­ước khi bị thu mua để sau đó tuồn theo mọi ngõ ngách chui nhủi đem ra bản ở các chợ chui trong thành phố hay đô thị. Đấy là lý do làm cho nhà nư­ớc phải thực thi việc "ngăn song cấm chợ" để truy lùng hàng lậu, hàng chui, hàng giấu giếm cho dù đó chỉ là những thành quả lao động của chính người dân đã nai lưng làm ra. Kết quả là người dân đi đâu xa, nếu có mang theo ít thực phẩm làm quà hay dùng khi đi đường thì cũng phải làm đơn xin trong đó kê khai những thứ mình mang theo với lý do chính đáng.




X.H.C.N. Ảnh: vtc.vn



Đời sống như thế quả là tối tăm, rị mọ. Một ông bác của tôi khi vào Nam kể lại rằng có lần xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới chen vào mua được lạng muối. Nhưng khi ở nhà b­ớc ra, lại quên mang theo cái đựng. Đến lúc cô mậu dịch viên đong xong bát muối mới quát hỏi:


- Có cái gì đựng không.


Ông này luýnh quýnh, vội vã trật ngay cái mũ đang đội trên đầu xuống để hứng bát muối được đổ vào. Về nhà cử ngồi vừa nhặt từng hạt muối vừa tiếc rẻ nhúm muối đã vư­ớng trong từng khe chỉ hay tan thấm vào lớp vải đã đẫm mồ hôi.


Rồi lại còn những thảm kịch đau thư­ơng xảy ra chung quanh cái đời sống cứ­ phải bám riết lấy những tập tem phiếu hay sồ sách mua hàng phân phối. Kinh hoàng nhất là cuốn Sổ Gạo. Mất Sổ Gạo là coi như mất nguồn sinh sống hàng ngày. Đã có lần, một thằng bé mới 13 tuổi đầu được nhà sai cầm sồ gạo đi xếp hàng giành chỗ tr­ước. Nào ngờ nó ngủ gục ngay giữa đám người chen chúc, dồn nén nhau chật như nêm cối. Khi choàng tỉnh dậy thì cuốn Sổ Gạo đã mất. Sau đó là một màn ông bố nổi cơn điên đánh đuổi thắng bẻ chạy đầu làng cuối xóm mà vẫn không tha. Sau nỏ chui tọt được sâu vào gầm gi­ường. Ông bố không còn cầm cái roi nữa mà bây giờ ông sử dụng cái đòn gánh nư­ớc để chọc tía lia vào gậm cho thằng bé chui ra. Nhưng không bao giờ nó còn chui ra được nữa cả. Những cú chọc của đầu đòn gánh thúc điên cuồng vào trong gậm giư­ờng như đòn thù đã khiến nó tắt thở trư­ớc khi ông bố có thể nguôi giận mà ngư­ng tay.


Những thảm kịch như thể này, tội ác của ông bố chỉ có một phần. Phần lớn chính là phải quy về cái đám lãnh đạo không còn tình người đã tạo nên những tình thế xô đẩy con người phải nhúng tay vào tội ác như thế !


 ***


Sài Gòn sau 1975 cũng diễn ra cái thảm cảnh ngăn sông cấm chợ. Nhưng dân chúng miền Nam không dễ dàng khuất phục như dân chúng miền Bắc.


Đời sống khó khăn bị dồn đến đường cùng, khiến nhiều bà mẹ chiến sĩ tr­ước đây đã từng che giấu cán bộ đã phải kêu lên :


- Nếu biết tụi bay bất nhân như vầy thì trư­ớc đây tau đâu có mở cửa hầm cho mà chui xuống.


Những lời phát biểu bất mãn nhiều khi có thể nghe được công khai ở những lều quán rải rác đầu làng, cuối xóm hay các ngõ hẻm trong thành phố. Và người ta không chỉ bất mãn xuông. Cuộc vật lộn trong m­ưu sinh đã diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ nhiều khi rất quyết liệt chứng tỏ dân chúng miền Nam không chỉ toàn là một lũ cừu non để cho đám cán bộ nhà n­ước mặc tình sai bảo như việc tiến hành hợp tác hóa Nông nghiệp, nông dân trong Nam phần lớn đều đã có ruộng đất nên không ai muốn vào tập thể. Nhà n­ước trư­ớc còn khuyến dụ, sau áp dụng biện pháp cưỡng chế như truất hữu ruộng đất tịch thu máy cày, máy bơm nư­ớc, trâu bò... Nông dân nổi giận giết trâu bò, gia súc trư­ớc khi bị tịch thu. Đó là chư­a kể những hành vi phá hoại khác như khi cấy lúa, có những phụ nữ đã lấy móng tay bấm vào thân mạ cho gầy đi trư­ớc khi trồng xuống ruộng nư­ớc. Những thái độ chống đối này hẳn cũng có sự đồng tình ngấm ngầm của nhiều cán bộ thuộc Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, đặc biệt là những chiến sĩ gái trong đội quân tóc dài của chị Ba Định, một tên tuổi lừng lẫy trư­ớc đây nhưng sau này ít ai còn nghe nhắc tới nữa.


Chính sách thu mua sản phẩm, ngăn sông cấm chợ nhằm tiêu diệt việc buôn bán tư­ nhân đã khiến cho tình hình kinh tế cứ dần dà bị suy sụp thê thảm thêm. Cực chẳng đã ông Võ Văn Kiệt, Bí th­ư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phải phá lệ, cho phép Công ty thu mua l­ương thực đi về miền Tây mua lúa của nông dân mà không theo giá rẻ do nhà nư­ớc quy định, trả tiền ngang bằng giá thị trường. Nhờ đó, hơn ba triệu dân Sài Gòn mới có gạo ăn, nông dân cũng bản được lúa trữ.


Các tỉnh khác ở miền Nam cũng làm theo cách đó khiến cho chính sách thu mua nếu còn tồn tại ở miền Bắc thì đã bị phá sản ở miền Nam. Đám lãnh đạo ở Trung ­ương Đảng CS trư­ớc tình trạng căm phẫn của quần chủng, đành cứ lẳng lặng làm ngơ. Trở lại ngôi trường mà tôi đang giảng dạy, hầu nh­ư bầu không khí o ép ngày tr­ước bây giờ cũng thấy lơi đi. Ban Giám Hiệu ít triệu tập giáo viên họp hành hơn. Các Tổ lao động cũng thấy lơi là, đặc biệt là Tổ mành mành trúc không thầy đi thu mua thêm những bó trúc ch­ưa qua cắt, mài.


Học trò vì thế cũng bớt giờ lao động và giáo viên nhờ thế cũng được nghỉ ngơi. Duy chỉ có điều là tình hình tài chính của các Tổ lao động này ra sao thì không thấy ai đả động tới. Trong vài năm liền, lực l­ượng lao động của cả thầy lẫn trò đổ vào đó hẳn không biết bao nhiêu là công sức. Nhưng thành quả của nó ra sao ? Tính ra thành tiền thì là bao nhiêu ? Tuyệt nhiên không có một văn bản tổng kết nào được công bố. Thế là cả nhiều ngàn giờ lao động do thầy trò đóng góp trong ngần ấy thời gian cứ coi nh­ư nước lã ra sông, mà trên lãnh vực nhận thức, cũng chẳng ai tìm thấy sự vinh quang nào trong những ngày lao động ấy cả . Mà tại sao chế độ này lại cứ thích cái chữ "vinh quang" nhỉ, trong khi lao động chỉ là một bổn phận tất yếu của mọi thành viên trong xã hội. Hoàn tất một công tác lao động là hoàn tất một nhiệm vụ được giao phó. Có gì ghê gớm đâu mà nói tới chuyện vinh quang.


Có lẽ cũng vì những ý nghĩ ấy mà thầy trò chúng tôi vẫn nói đùa với nhau một câu đầu l­ưỡi trư­ớc khi làm công tác lao động :


- Lao động là vinh quang . . . Lang thang là chết đói Thôi, bắt tay vào việc đi ?


Bây giờ thì những thứ lao động bầy trò chỉ cốt là để lấy thành tích như thế coi như đã bị tém dẹp.



Mấy vị trong Chi hội Nhà giáo Yêu nước vốn đã có óc sáng chế ra nào Tổ đồng hồ, Tổ ấn loát, Tổ sửa quạt máy, bàn ủi v.. v… thấy thế cũng chẳng tỏ ra vẻ gì gọi là tiếc nuối công lao sắp xếp của mình. Chắc họ cũng thừa biết là chính mình cũng chỉ là thứ đèn cù, vẽ vời ra chỉ cốt phục vụ cho những nhu cầu nhất thời.


Nhưng chuyện lao động "giả" thì tém dẹp, chứ lao động thứ thiệt thì không đâu đấy nhé. Thằng Tửu, qua năm học mới tuy đã ngồi vào lớp cấp 3, nhưng nó với thằng Sơn vẫn xoắn xuýt lấy nhau. Tửu bầy cho Sơn một công tác lao động rất kiếm ra tiền, trước thì chỉ cốt cho tiền túi của Sơn có thêm đồng ra đồng vào, nhưng sau công việc khấm khá đến độ kéo theo luôn cả mẹ của Sơn vào việc nữa. Đó là công việc sản xuất thuốc lá cuộn bằng tay cho đám trẻ lau nhau đem bầy lên mẹt, bán ở ngay trên hè phố.




Sau vài năm Sài Gòn đổi chủ, các loại thuốc lá còn tồn đọng từ xưa, nay đã được dân nghiền tiêu thụ hết. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện đủ loại thuốc sản xuất từ miền Bắc. Loại rẻ tiền thì có Trường Sơn, Hoa Mai, Công Nhân, Lao Động. Loại đắt tiền hơn thì có Thăng Long, Tam Đảo, Sông Cầu. Ngoài ra còn có thuốc lá sợi Lạng Sơn mầu vàng óng, khi hút phải cuộn bằng tay thành điếu thuốc, khói tỏa ra mùi thơm, được dân ghiền rất ưa chuộng.


Qua uy lực của ông cán bộ cấp cao, tức bố của Tửu, nên Tửu móc nối được những mối hàng chở thuốc sợi từ Bắc vào. Tửu không mua đi bán lại mà bầy cho Sơn cách cuộn thành điếu với một dụng cụ đơn giản nom như một lá cờ có cán dài. Thuốc cuốn xong, lấy kéo xén hai đầu cho gọn ghẽ là có thể đem bó lại thành bó như bó củi. Tùy theo giá tiền, mỗi bó có thể là 5 điếu, 10 điếu, 20 điếu. Cứ bó chung lại và cột bằng một sợi thung cao su. Dân ghiền bấy giờ gọi chung là thuốc củi. Thuốc củi bán rất chạy, vì có đủ loại mặt hàng. Thuốc thơm có. Thuốc vừa có. Mà thuốc đắng nghét như hút lá cây phơi khô cũng có, tuy loại này rẻ tiền, chỉ bán cho mấy bác phu xe ba gác hút thuốc suốt ngày như một thứ ống khói mà thôi.

Chỗ cư trú của mẹ con Sơn biến thành một "cơ sở sản xuất", chỉ trong thời gian ngắn lại có thêm cả vài cô gái hàng xóm ghé vào tiếp tay, cô thì ngồi xé từng tờ giấy quyến to bằng cả tờ nhật báo thành ra những mảnh nhỏ cuốn vừa một điếu thuốc, cô thì thoăn thoắt nhồi thuốc vào dụng cụ cuốn đế làm thành những điếu nom cũng rất đều tay.


Thằng Tửu rất láu cá. Theo nó kể lại thì trước khi khuân những bó thuốc sợi về nhà Sơn, Tửu đã dụ khị được tay Tổ trưởng Dân phố cũng như Công an khu vực đi nhậu một chầu thịt chó ở đường Trương Minh Ký. Rồi nó lại mời nhị vị ghé nhà nó chơi cho biết.


Mà khi biết ra thì hai vị thấy hoảng hồn. Cổng ngoài nhà Tửu có anh lính ngồi gác trên cái ghế kê sát tường. Bên sân trong lại thấy có cái xe con đang có một anh cần vụ cặm cụi lau chùi mặc dù nó đã bóng loáng. Khi hai người rụt rè tiến vào phòng khách thì thằng Tửu cứ rống lên gọi cái ông đang ngồi nghiêm nghị sau cái bàn buya-rô to tổ chảng đến mấy lần để nói huyên thuyên “ Hôm nay con . . . thế này ", “ Hôm qua Bố . . . thế kia ". . .


Nghĩa là cứ bố bố, con con ngậu sị lên làm mắt các vị cứ tròn hết cả lên, thấy rõ là có sự thán phục rằng nó là một thằng con cưng của một ông lớn !


Trình diễn như thế, sau này thằng Sơn có bầy đủ thứ trong căn nhà thế nào thi cũng chẳng thấy ai còn hó hé kiếm chuyện. Sau đó chừng hơn hai tuần, bà mẹ của Sơn tổng kết vốn liếng, chi phỉ để tinh toán tiền lời. Bà đẩy hẳn một nửa đống giấy tiền sang phía Tửu:


- Bác cám ơn cháu rất nhiều. Không có cháu giúp cho thì chắc chuyến này nguy cả mẹ lẫn con.


 Tửu vội vã xua tay :


- Cháu đâu có chia lời của bác. Mấy tay đầu mối không bán thuốc sợi cho bác thì bác mua của người khác, thiếu gì.


Bà mẹ nhìn Sơn cầu cứu :


- Thì cháu cứ cầm lấy đi. Cứ coi cái cơ sở làm ăn này là của chung, lỗ cùng chia, lãi cùng hưởng.


Sơn cũng tiếp lời :


- Không có đằng ấy thì tụi nó hốt sạch ngay từ đầu rồi . Không chừng còn phải đi kinh tế mới nữa ấy chứ. Thôi cứ cầm lấy đi. cho mẹ tớ yên tâm.


Tửu cười :


- Thôi bác cứ giữ cho cái vốn nó nhiều hơn một tí đi. Mai mốt nhà này biến thành hãng sản xuất thuốc củi có trang bị máy móc hiện đại thì cháu sẽ xin chia lời.


Nói vừa xong, chưa ai kịp trả lời thì Tửu lại tiếp ngay:


- Cháu lại vừa xúi dại bác rồi. Ham gì cái cơ chế này mà tính mở hãng sản xuất. Cong cổ lên làm, khi có tí máu mặt là nó tịch thu hết.


Bà mẹ của Sơn chỉ biết nhún vai, thở dài.


 * * *

 Tình cảnh gia đình của Sơn, bọn chúng tôi ai biết cũng mừng. Chỉ ái ngại cho cô Tổ trưởng Tổ thêu may tức cô giáo Hường mà tôi đã có dịp nói đến trong một chương trước . Hôm ấy, ngoài vẻ bình dị ngày thường với đôi vành môi khô héo không được thoa son, vẻ mặt vẫn thấp thoáng một vẻ phập phồng, e ngại như lúc nào cũng sợ chuyện gì bất trắc xảy ra với mình, nhưng tôi lại thấy trong khi dọn dẹp đồ đạc của mình, mắt cô hôm nay đỏ hoe như đã khóc nhiều lần. Căn phòng lúc đó có nhiều người ra vô nên tôi không tiện hỏi, nhưng chiều hôm sau, tôi hỏi thăm một nữ giáo viên đồng nghiệp thì được biết cô không bị ai trong trường chèn ép cả. Cô chỉ vào gặp Ban Giám Hiệu để xin nghỉ việc !


Úi cha? Chuyện động trời ? Chen một chân làm giáo viên ở thời buổi này đâu có dễ, lại với cái vỏ nhà giáo thì Phường, Khóm nể vì, ít có lui tới hoạnh họe. Vậy làm sao mà cô xin nghỉ ? Mỗi hoàn cảnh riêng tư tất bao giờ cũng có những lý do riêng không thể cứ đem ra chỗ công khai mà phơi bầy. Cho nên, cô chỉ nói là xin nghỉ việc để dễ bề trông nom con cái. May là cô chưa được biên chế vì còn chồng đang học tập cải tạo, nên không bị ràng buộc theo quy chế nhà nước. Chứ biên chế rồi, cô đâu có thể xin ra, xin vào như đi mua vé vô một rạp hát. Ban Giám Hiệu, sau nhiều lần khuyên nhủ, cũng đành chấp thuận để cô ra đi. Mấy cô giáo bạn bè thân thiết thì cứ theo cô sát nút để khuyên can. Nhưng cô chỉ lạnh lùng buông gọn một câu :


 - Ý tôi đã quyết rồi. Tôi phải để dành nhiều thì giờ cho con cái mình hơn.


Sau này tôi lại được nghe thêm chi tiết vì sao cô đã bỏ trường ra đi. Thì ra mọi sự chỉ là do câu chuyện xảy ra vào cái hôm cô thay mặt chồng đang trong trại cải tạo làm giỗ ông bố chồng. Cô nói với mấy con nhỏ:


- Các con vái ông nội đi. Cầu xin ông nội phù hộ cho bố mau được trở về.


Đứa nhỏ nhất cất tiếng hỏi :


- Bố đi đâu mà sao lâu quá vậy hả mẹ ?


Con chị của nó giành trả lời :


- Bố đi học tập cải tạo. Phải lâu mới về.


Rồi nó quay sang phía mẹ cất giọng rành rẽ:


 - Mẹ khuyên bố nên học tập tốt, lao động tốt, nhà nước sẽ khoan hồng cho mọi tội lỗi để mau mà trở về.


Mặt chị Hường bỗng tái nhợt đi. Chị nhìn đứa con gái của mình như một thứ quái vật rồi quắc mắt lên hỏi :


- Ai bảo với con rằng bố có tội lỗi chờ nhà nước khoan hồng.


Con bé cãi :


 - Cô giáo nói ! Cô giáo bảo Mỹ Ngụy gây nhiều tội ác nên phải đi học tập cải tạo. Bố cũng là lính Ngụy phải không mẹ .


Chỉ thiếu điều chị Hường hất tung mâm cơm khi đó còn đang đặt trước ban thờ có khói hương nghi ngút.


Nhưng chị đã dằn được lòng nên chỉ chạy tuột vô buồng trong nằm khóc lên rưng rức.


Đối với chị, niềm hy vọng to tát nhất trong lúc này là lo lắng cho con cái được cắp sách tới trường, mong chúng học hành chăm chỉ để gây dựng tương lai. Lại vì quá lo toan trong cuộc sống, chị chỉ có thể gửi gấm chúng nó đến trường chứ ít khi nào có thể tự mình đích thân dạy dỗ chúng nó. Nhưng cứ cái cung cách khoán trắng cho nhà trường thế này, có ai dè là chúng nó sẽ bị nhồi nhét đủ mọi thứ ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Hèn chi mà trong thực tề đầy dẫy những chuyện con cái thản nhiên quay ra dè bỉu, nhục mạ, có khi cả đấu tố cha mẹ nữa không chừng.


Chúng tôi nghe chị kể lại mà lòng ngao ngán, chỉ lặng lẽ nhìn nhau không ai nói lên lời. Mà cũng chẳng biết an ủi hay khuyên nhủ chị được điều gì hơn. Chúng tôi hoàn toàn cảm thông nỗi phẫn uất của chị trong hoàn cảnh chồng thì vẫn cứ kéo lê kiếp tù năm này qua năm khác tại các trại cải tạo, mà con cái thì hằng ngày vẫn cứ bị nhồi nhét lòng khinh miệt ngay cả đối với bố của chúng nó, ké đã xả thân cho sự an nguy của gia đình cũng như của toàn xã hội.


 Sao cái thời buổi này lại nẩy sinh ra nhiều chuyện nhếch nhác đến thế !


(Còn tiếp)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn