BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73316)
(Xem: 62231)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trở lại Cổ Nhuế

25 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 2165)
Trở lại Cổ Nhuế
512Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.815

(Tặng bạn nkali và người tình trong mộng của bạn – bác Cổ Nhuế!)


"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương"


Câu ca dao xưa vẫn còn văng vẳng trong tôi trên con đường trở lại thăm vùng quê Cổ Nhuế. Từ phi trường Nội Bài, chạy dọc theo con đường cao tốc Bắc Thăng Long, Nội Bài về phía Hà Nội, hết đường cao tốc 1 quãng rồi rẽ phải là một con đường nhựa đưa tôi về thăm làng Cổ Nhuế.


Cổ Nhuế khi xưa là một làng quê yên tĩnh nằm trên một vùng sình lầy phía Tây Bắc thành Hà Nội, tục truyền khi xưa mang tên làng Kẻ Noy từ thế kỷ XIII, mãi sau này mới đổi tên thành làng Cổ Nhuế. Trải qua hàng mấy trăm năm lịch sử, nghề trồng lúa ở làng gặp rất nhiều khó khăn nên người dân ở đây phải làm thêm rất nhiều nghề phụ qua từng thời kỳ lịch sử.

Một đặc điểm gây ấn tượng về Cổ Nhuế đối với những người dân Thủ đô trong suốt thế kỷ XX. Đó chính là cái chợ bán "phân bắc" ở đầu làng Cổ Nhuế, giáp ranh với con đường cái dẫn lên đê sông Hồng. Chợ đó họp có phiên và chỉ họp vào lúc 2-3 giờ sáng, khi mà trời đất vẫn còn tối tăm nhập nhoạng. Những người trồng rau khắp nơi ven đô thường về đây để mua cái của quí ấy, làm cho rau tốt bời bời rồi đem về cung cấp cho thủ đô. Người xưa có câu ca ngợi nghề này của người dân Cổ Nhuế:

"Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế"

Để cung cấp hàng bán cho những người trồng rau, những trai tráng làng Cổ Nhuế với công cụ là chiếc xe đạp thồ cùng hai chiếc sọt được lót lá chuối hoặc ni-lon đã miệt mài đi khắp nơi trong thành phố vào ban đêm để tầm thứ của quí ấy rồi đem về bán nơi phiên chợ đêm. Đôi khi, trên những con đường Hà Nội, ngay từ xa ta bắt gặp những chàng trai quần xắn móng lợn, đầu đội mũ cối, áo bộ đội bạc màu, cắm cúi đạp xe với 2 thùng 2 bên, cây sào chọc cứt dài 2m với 1 đầu là chiếc gáo hình nón bằng tôn, chàng đi đến đâu, người dân bịt mũi dạt ra đến đấy, đó chính là chàng trai Cổ Nhuế thân yêu.

Quy định về đi ỉa:

Bản quy định khổ 40cm x 60cm, giấy hồng:

1)Tất cả các nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định.
2)Phải ỉa đúng lỗ.
3)Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi.
4)Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.
Đó là một ví dụ đi sâu về điểm thống nhất tập trung.

(Trần Dần, Ghi 1954 – 1960. ts mémoire. Trang 100)

Đôi khi, vì cung chẳng đủ cầu, và cũng vì hám lợi, một vài thanh niên Cổ Nhuế đã kiếm loại đất đồi có cái màu vàng quạch hệt như màu của thứ của quí rồi đem trộn lẫn cho tăng thêm cân, kiếm thêm chút lời. Trong cái không gian nhập nhoạng ấy, dù là có đốt đèn đốt đuốc họp chợ thì người mua cũng khó phân biệt của tốt của xấu và tình thực vì chút lời mà bất kì ai bán phân cũng đều biết rất rõ ngón nghề này. Nhưng những kẻ đó chỉ là thiểu số, đa phần thanh niên Cổ Nhuế rất hay lam hay làm, biết chịu đựng sự xa lánh của cư dân đô thị để nhận sự hôi thối về mình, góp phần làm vệ sinh đô thị.

"Anh bước đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng anh cứt đái văng đầy"

(Nguyễn Đình Thi)

Ngày nay, Cổ Nhuế đã đổi khác, quá trình đô thị hóa nông thôn đã làm Cổ Nhuế trở mình. Khu đô thị mới Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh – Chèm đã bắt đầu được triển khai. Hà Nội đã xóa bỏ gần hết những hố xí thùng, hố xí 2 ngăn mà thay vào đó là những nhà vệ sinh hiện đại có hầm tự họai. Những người thanh niên Cổ Nhuế không còn hành nghề đổ thùng cho Hà Nội nữa. Họ chỉ cần bán đất là đủ xây nhà, mua xe ô tô, đủ tiền ăn chơi như những công tử Hà thành thực thụ.

Chợ phân bắc đầu làng Cổ Nhuế theo sự phát triển của xã hội trở thành chợ tình. Các cô gái bán dâm ở đây đều đã từng có một thời hoàng kim ở những tiệm thanh lâu nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Khi nhan sắc phai tàn, không có đủ tiêu chuẩn để trụ lại, các ả bị những ông bà Tú thải hồi, đành phải "dạt" về đây cùng nhau tụ họp lập "chợ" để tìm kế sinh nhai. Khách hàng tìm đến đây đa phần là dân chơi ít tiền. Người đi dép lê, dắt chiếc xe đạp cà tàng, người thảnh thơi đi bộ, thi thoảng có người sang hơn thì còng lưng dắt vội chiếc xe máy đi vào…

Cổ Nhuế lại bước vào một sức sống mới!

Nguyễn Huy Thiệp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn