BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bốn mươi năm nhớ lại một phiên toà

05 Tháng Chín 200712:00 SA(Xem: 1031)
Bốn mươi năm nhớ lại một phiên toà
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

(Vụ án Đảng nhân dân Cách mạng)
12/9/1967 – 12/9/2007


Cũng là vì nước vì dân
Cũng là phải chịu muôn phần gian lao
Những tù rày ­ước mai ao
Bốn mươi năm ấy biết bao thác ghềnh



Vâng! bốn mươi năm thác ghềnh thật, và cũng bốn mươi năm rồi đấy nhỉ?

Đây là một phiên toà xử vụ án Đảng nhân dân Cách mạng của Toà án thành phố Hải Phòng. Tuy đã bốn mươi năm xong trí nhớ của tôi vẫn còn minh mẫn để nhớ lại một cách chính xác về toàn bộ diễn biến của phiên toà và hôm nay tôi viết ra đây, hoàn toàn là sự thật và không có một điều gì thêm bớt hoặc cường điệu hoá bởi vì nó còn biên bản phiên toà ngày ấy, hiện nay vẫn được l­u giữ tại Pháp viện tối cao, hơn nữa trong bài này tôi chỉ nêu lên tranh luận một số điểm cơ bản của phiên toà còn tất nhiên vụ án Như trên có rất nhiều tình tiết Như Toà hỏi về mục đích, tôn chỉ, điều lệ, c­ơng lĩnh, cờ Đảng, sự hoạt động, các cuộc họp có liên quan đến người này người khác. Song với khuôn khổ có hạn không thể kể hết được mà thời kỳ ấy tôi dám đ­a ra các quan điểm của mình tranh luận trước toà đã là ghê gớm lắm rồi chứ không Như ngày nay. Đã tiến bộ rất nhiều và việc làm của tôi cũng là chuyện tày đình, xong bây giờ kể ra đây cũng đều là do lịch sử để lại.

Tôi bị bắt tối ngày 14 tháng 1 năm 1966 tức là ngày 23 tháng chạp (12) âm lịch ngày cúng vua Táo năm 1965 tại xó Năm Mẫu (trụ sở của Liên đoàn địa chất 2 Uông Bí- Quảng Ninh), và bị giải về Hải Phòng lúc 12 giờ đêm ngày 14-1-1966, giam tại trại giam 175 Trần Phú, nay là Nguyễn Đức Cảnh Hải Phòng.

Ngày hôm sau tôi nhận lệnh tạm giam 4 tháng với tội danh ‘‘Tổ chức Đảng phái phản động’’. Hết 4 tháng tôi nhận tiếp lệnh thứ hai và về sau không có lệnh nữa. Sau hơn 20 tháng bị giam giữ, ngày 25-8-1967 tôi nhận được bản cáo trạng và giấy báo ra toà vào ngày 5 tháng 9 năm 1967, đến ngày 5-9 Toà báo hoãn. Trong thời gian hoãn tôi đã xin giấy và bút mực viết bản bào chữa dài 6 trang vở học sinh để tự bào chữa cho mình’’. Sáng ngày 12-9-1967 Cửa phòng giam mở, quản giáo gọi tôi đi Toà, tôi vội mặc quần áo và khi ra đến phòng thường trực tôi đã thấy các đồng sự của tôi mặc quần áo tù sọc đen trắng đứng đầy cả, đến lượt tôi, trực ban Công an là Nguyễn Văn Tô khi khám người tôi có thu giữ bản bào chữa của tụi. Tôi nói là : Không có luật s­ nào dám bào chữa cho tôi thì tôi phải bào chữa lấy chứ ! Nhưng trực ban nhất định không nghe và đem quẳng vào sọt rác (về sau tôi được biết ông Thiếu úy Nhiễu nhặt ở sọt rác ra xem và có phàn nàn rằng : bản bào chữa của ngừời ta Như thế này mà đem vứt đi thật là phí ?). Bởi vì trình độ của ông Nhiễu là 10/10 và Trung sỹ Tô chỉ có lớp 3. Đến phần mặc quần áo tôi nhất định không mặc quần áo sọc đen trắng vì tôi cho rằng tôi chưa có tội (nếu ngày đó mà còn có bức ảnh ở Toà thì thấy tôi mặc chiếc áo sơ mi quần âu) sau đó chúng tôi bị khoá tay và đẩy lên xe ô tô bịt kín. Nơi xử chúng tôi chính là Trụ sở của Toà án Hải Phòng, nằm ở số 41 đường Trần Phú. Toà án này trước đây là của Thực dân Pháp để lại với kiểu kiến trúc mái bát úp tường nửa mộc nửa chính trông rất đẹp. Khi chúng tôi đến thì Toà đã đông nghịt người, cảnh sát áp giải chúng tôi vào phòng cách ly sau đú dẫn ra các ghế ngồi dành cho bị cáo, kể cả khi ra trước vành móng ngựa cũng không bị khoá tay Như bây giờ. Tôi nhìn xuống thì tất cả các hàng ghế dành cho các đại biểu đã ngồi hết còn nhân dân thì tập chung đứng vòng ngoài. Phiên toà đại hình Nhưng không có loa phóng thanh, không có phóng viên báo chí hoặc thông tin đại chúng nào hết. 8h kém 15’ Toà rung chuông, tất cả các quan toà, thư ký, công tố, uỷ viên lục tục kéo ra và ai ngồi vào vị trí người đó. Đúng 8h phiên toà khai mạc. Chánh án nhắc mọi người đứng dậy và công bố giới thiệu phiên toà với các thành phần :

1. Đoàn Như Khuê phó Chánh án Hải Phòng ngồi ghế Chánh án

2. Lê Xuân Phùng Bí thư thành uỷ Đảng xã hội Giám đốc Sở giáo dục Hải Phòng ngồi ghế hội thẩm.

3. Nguyễn Anh Đề Bí thư thành đoàn Thanh niên lao động Việt Nam ngồi ghế hội thẩm.

4. thư ký phiên toà (tôi không nhớ tên)

Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố, cử nhân Luật Lại Vũ Phùng phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng.

Sau phần thủ tục các cử tọa ngồi xuống và lần lượt các bị cáo được gọi ra trước vành móng ngựa. Tôi được gọi ra đầu tiên và các cộng sự của tôi lần lượt ra đứng hai bên và đằng sau tôi chánh án đề nghị Viện kiểm sát đọc cáo trạng truy tố tôi và các cộng sự với tội danh ‘‘Tổ chức Đảng phái phản động’’ với danh nghĩa ‘‘Đảng nhân dân cách mạng’’ mở đầu cáo trạng viết: ‘‘Nguyễn Văn Tính là một thanh niên sống trong gia đình nghèo Tính tự học đến lớp 10 và thi đỗ….Đọc đến đoạn này nhân dân và các đại biểu xôn xao cả lên họ xì xào ca ngợi, tiếp theo là nội dung vụ án được tóm tắt Như sau: Nguyễn Văn Tính đã sáng lập ra Đảng nhân dân cách mạng với Tuyên ngôn, c­ơng lĩnh, điều lệ và cờ Đảng sau đó Tính đi tuyên truyền vận động Nguyễn Văn Đồn, Nguyễn Văn Sử, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Văn Trà thành lập Đảng ở nhà Nguyễn Văn Sử ngày 1-9-1964 rồi sau đó đến Lương Văn Tình, Nguyễn Văn Phong, Phạm Văn Dấn, Phạm Văn Quang…với mục đích là đánh đổ chế độ Miền Bắc đi theo con đường xã hội dân chủ mô hình Như Ti Tô ,Tổng thống Nam tư lúc đó; cách thực hiện là tuyên truyền vận động quần chúng để gây cơ sở thành lập chi bộ ở các nơi. Tổ chức bí mật cho vững chắc chờ khi nhân dân giác ngộ, thời cơ chín mùi sẽ khởi nghĩa; xã nào cướp chính quyền xã đó, huyện nào cướp chính quyền huyện đó, sau đó dùng lực l­ợng quần chúng nhân dân nhất tề kéo về thành phố Hải Phòng bao vây Sở Công an, bao vây doanh trại quân đội và chiếm Đài phát thanh kêu gọi hạm đội 7 của Mỹ vào Cảng Hải Phòng để nhận viện trợ vũ khí, Lương thực ..vv. tiến tới thành lập mặt trận dân tộc giải phóng Miền Bắc….Cáo trạng đọc xong thì các cộng sự của tôi trở về ghế ngồi còn tôi đứng lại để toà thẩm vấn: Chánh án hỏi lý lịch:

- Anh Tính anh cho biết anh họ gì? Tên gì?

- Trả lời: Thưa Toà tôi họ Nguyễn còn tên thì Toà vừa mới gọi

- Hỏi: anh sinh quán và trú quán:

- Trả lời: Thôn Đại Trà - xã Đông Phương - huyện Kiến Thụy – Hải Phòng

- Trú quán: Liên đoàn địa chất 2 Uông Bí- Quảng Ninh

- Hỏi: anh bao nhiêu tuổi?

- Trả lời: Sinh năm 1942 đến nay vừ tròn 25 tuổi

- Hỏi: Ngày anh thành lập Đảng, anh bao nhiêu tuổi?

- Trả lời: Tôi 22 tuổi (ngày 1-9-1964)

- Hỏi : Cha anh tên gì ?

- Trả lời : Nguyễn Văn.........

- Hỏi : Mẹ

- Trả lời : Hoàng Thị.........

Hỏi : Cha mẹ anh còn sống hay chết ?

- Trả lời : Tôi không biết

- Chánh án: Cha mẹ anh mà anh lại không biết còn sống hay chết?

- Trả lời: Khi còn ở ngoài xã hội thì cha mẹ tôi còn sống; gần hai năm nay tôi ở trong trại giam tôi không nhận được tin tức gì về cha mẹ tôi cho nên tôi không biết cha mẹ tôi còn sống hay chết. (gần 2 năm mà tôi bị cắt tiếp tế tới 18 tháng không nhận được một cái gì) qua thẩm vấn lý lịch xong : Chánh án hỏi:

- Anh Tính! anh cho biết động cơ nào anh làm chính trị?

- Trả lời: xuất phát từ nhân dân đói khổ tôi làm chính trị.

Lời lẽ tụi đanh thép khiến hội trường Như vỡ tung ra, nhân dân đẩy cả cả cảnh sỏt bảo vệ để xô chen vào xem mặt tôi, tôi còn nghe thấy, ai đú núi: “ xứng đáng là đầu vụ, Như thế mới là thủ lĩnh chứ,”. Chánh án phải kờu gọi trật tự. Đại diện công tố Nhà nước đứng lên. ễng Phùng nói:

Thưa Toà án và các vị đại biểu. Hôm nay toà án nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên toà xét xử công khai Nguyễn Văn Tính và đồng bọn. Nếu vào thành phần khác, giai cấp khác chúng tôi sẽ rút ngắn phiên toà; song thành phần này chúng tôi sẽ kéo dài phiên toà; hôm nay không xong thì ngày mai tiếp, ngày mai không xong thì ngày kia. Mục đích nhằm đánh đổ toàn bộ quan điểm và lý luận của Tớnh trước toà án này. Không những làm cho Tớnh thấy mà còn cho các đại biểu ngồi dưới kia thấy được đường lối của Đảng và Nhà nước trong b­ớc đường tiến lên CNXH. Vậy toà cho phép bị cỏo cãi, cứ cãi.

Phần tranh cãi


- Về dân cày (nông dân)

Tôi cho rằng phải giải tán ngay HTX nông nghiệp trả lại ruộng đất cho nông dân trước năm 1960. Để dẫn chứng tôi hỏi Toà: người nông dân ăn mấy bữa?

Toà không trả lời.

- Tôi nói: phải ăn 3 bữa. Thực tế là sáng ra đồng cuốc ruộng người nông dân phải ăn thật no, còn kèm theo mo cơm nắm cùng con cá khô hoặc muối vừng và tớch nước. Cuốc đến 11h người nông dân lên bờ ăn cơm, nghỉ đến 1giờ cuốc tiếp; về nhà ăn bữa cơm cuối ngày. Thử hỏi 3 bữa cơm đó mất bao nhiêu gạo? Phải mất 1kg! Thế mà HTX nông nghiệp chỉ cho ăn 10 kg đến 12kg thóc một tháng. người nông dân sống thế nào ta làm con tính từ thóc ra gạo là 70% , vậy một tháng một người chỉ được ăn từ 7 đến 9 kg gạo, Như vậy chỉ được hai bữa cháo chứ không có cơm, hơn nữa cấm chợ ngăn sông không cho buôn bán một thứ gì, toà không nhìn thấy dân ­, khắp các chợ búa chốn nông thôn đói lắm, người nào người ấy xanh xao ốm yếu!

Phần này Toà và Viện kiểm sát ngồi yên (sau này ông cụ Vố bố anh Vinh, Đảng viên của tôi có nói khi tôi ra tự: ông cãi Như máy quan toà cứng họng không trả lời được. Một nhõn chứng nữa là chị vợ anh Nguyễn Văn Đồn, hiện nay cũn sống. Khi tụi ra tự, anh Đồn vẫn chưa được thả, tụi cú đến thăm, chị núi: Trước đõy cũng giận chỳ lắm. Vỡ chỳ đưa chồng tụi vào vũng lao lý, nhưng khi nghe chỳ cói ở phiờn toà thỡ tụi hiểu được việc của chồng tụi và chỳ làm )

Về tự do dân chủ và nhân quyền.

Tôi nói: “Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập tự do hạnh phúc” các chữ ấy đều ở chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phỳc, ở Miền Bắc nước ta có độc lập Nhưng không có tự do, mà không có tự do thì làm gì có hạnh phúc. Tôi đang định dẫn chứng để chứng minh thì đại diện Viện kiểm sát ngắt lời. ông Phùng nói: Thưa toà án và các vị đại biểu :Tính nói đúng: có độc lập thì mới có tự do, có tự do thì mới có hạnh phúc, song tự do của nhân dân ta ngày nay là tự do có tổ chức, tự do yêu nước, chấp hành chủ tr­ơng chính sách của Đảng và Nhà nước chứ không có kiểu tự do Như của anh ta. Tự do đĩ điếm, tự do nói bừa, tự do nghiện hút, tự do vô tổ chức để đi đến chỗ làm loạn à, tự do lật đổ chính quyền mà chúng ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ nó. Chúng ta không thể chấp nhận cái kiểu tự do tư sản Như tên Tính nghĩ được…

Về mục tiờu xúa bỏ mậu dịch quốc doanh, xoá đi bỏ bế quan toả cảng:tôi cho rằng phải cho dân mở rộng thị trường, buôn bán với các nước, mở rộng th­ơng cảng thì ta mới tạo nên sự cạnh tranh và đem về lợi nhuận cho ngân sách. Tôi nói Miền Bắc hiện nay là sống nhờ viện trợ của nước ngoài chứ nếu không có viện trợ ấy thì nhân dân điêu đứng đến đâu? Phần này toà không cho nói tiếp.

Xóa nhoà giai cấp để đi đến chỗ nhà nước toàn dân, tôi cho rằng hiện nay không còn đấu tranh giai cấp nữa, mà phải sử dụng tất cả những tài năng để xây dựng đất nước xã hội tiến lên. Tất cả các cơ quan Nhà nước phải có tầng lớp trí thức nắm quyền chứ không còn phân biệt giai cấp nào được nắm quyền, vì vậy phải là một Nhà nước toàn dân.

Đại diện Viện kiểm sát: ông Lại Vũ Phùng: chúng ta xây dựng một chế độ chính quyền vô sản thì chúng ta luôn luôn phải đấu tranh giai cấp chứ chúng ta không được thủ tiêu nó, nếu thủ tiêu đấu tranh giai cấp là chúng ta đã buông lỏng chuyên chính vô sản và càng không thể Như kiểu Tính nói để rồi bọn phản động lăm le ngóc đầu dậy, bon tư sản, bọn địa chủ chúng lại có cơ hoành hành. Vậy chúng ta không bao giờ buông lỏng đấu tranh giai cấp mà luận điểm của Tính là luận điểm của bọn xột lại muốn thủ tiêu chế độ CNXH mà thành lập theo kiểu của chúng…..

Tôi định tranh luận, nhưng toà không cho phép

- Về tội bán nước

Cáo trạng Viện Kiểm sát buộc tội tôi là: sau khi cướp chính quyền Hải Phòng, Tính kêu gọi hạm đội 7 của Mỹ vào Cảng Hải Phòng để nhận viện trợ…

Tôi cho rằng đã từng là giáo viên đứng trên bục giảng về 4000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam chống xâm lược thì không bao giờ r­ớc voi dày mả tổ Nhưng b­ớc đường đi nó phải là Như thế. Dù luật hình của các ông có xử bắn tôi đi nữa thì trước sau tôi cũng không nhận làm tay sai cho xâm lược. Tôi thử hỏi các vị quan toà nếu sau khi tôi thành công việc cướp chính quyền, đầu tiên tôi phải có vũ khí, tiền bạc, Lương thực v. v… Vậy tôi lấy ở đâu? tôi đi ký với Liên Xô, với Trung Quốc bạn của các ụng hay sao? và rõ ràng tôi phải đi tìm Hoa Kỳ để nhận viện trợ và sự hỗ trợ của họ. Lê Nin còn cắt ba tỉnh Miền đông cho Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ký cho Pháp vào Đông D­ơng. Đấy có phải là những hành động bán nước? Còn chúng tôi chỉ có nhận viện trợ của Hoa Kỳ chứ chúng tôi có cho quân đội Hoa Kỳ vào đâu.

Đại diện Viện Kiểm sát:

- Anh Tính! anh hãy quay mặt lại cho các đại biểu ngồi dưới kia thấy cái mặt non choẹt búng ra sữa của anh mà dám làm cái việc tày đình là âm m­u lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân, và còn âm m­u dâng chế độ ta cho Mỹ. Anh Tính anh còn ngây thơ về chính trị lắm? Không bao giờ một con cáo già Như đế quốc Mỹ cho anh Viện trợ mà lại không đẩy anh đi vào quỹ đạo của cái gậy và củ cà rốt. Anh nói anh chỉ nhận viện trợ của Mỹ chứ không cho Mỹ vào, thực hất là che đậy cái âm m­u bán nước của anh, biến anh thành tay sai Như Ngô Đình Diệm mà thôi…

Sau một ngày thẩm vấn, cũng lạ thay cho sức khoẻ của tôi, vì tôi ra toà chỉ còn bộ xương. Trong nhà tù tôi đã tuyệt thực, nhịn ăn 3 ngày để phản đối (có ghi trong cáo trạng) hơn 20 tháng giam giữ thì tôi bị cắt tiếp tế tới 18 tháng, liên tục phải ăn cơm bi (ba lạng gạo mục một ngày); mỗi bữa nắm lại tròn Như viên bi tự nhõn gọi là “cơm bi”, thức ăn chỉ cú vài chục ngọn rau muống già nấu muối.Cơ thể tôi suy Nhược. Song điều gì đã làm cho tôi đứng vững suốt một ngày thẩm vấn, tranh luận, người tôi cứ nóng ran Như có sinh khí vô hình nào đó.

Sang ngày hôm sau (13-9-1967), buổi sáng toà thẩm vấn các cộng sự của tôi. Buổi chiều đại diện Viện Kiểm Sát đọc bản luận tội và đề nghị án.

Thừa nhận sự thật để kết tội!

Ông Lại Vũ Phùng nói: Thưa Toà án và các đại biểu, tất cả những điểm thẩm vấn trước Toà từ hôm qua đến hôm nay. Với bị cáo Nguyễn Văn Tính và đồng bọn không phải thực tế xã hội ngày nay là không có những điều Tính và đồng bọn nêu ra: nào là HTX nông nghiệp, nào là mậu dịch quốc doanh phải xếp hàng rồng rắn, nào là chế độ tem phiếu phân phối. Nhưng trên b­ớc đường tiến lên CNXH nhất định phải gian nan; vì vậy chúng ta phải thắt l­ng buộc bụng để rồi ‘‘ Tam niên khổ ải vạn đại hạnh phúc’’ hơn nữa chúng ta đang dốc toàn lực vào công cuộc giải phóng dân tộc chống Mỹ cứu nước, vì vậy ngày nay chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, những khó khăn đó không phải chỉ cú Nguyễn Văn Tính đã đề cập đến mà nhân dân ta mà ngay cả cán bộ Đảng viên cũng có kêu ca phàn nàn khó chịu. Đó là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân mà Nguyễn Văn Tính đứng đây và cùng đồng bọn đều xuất thân từ thành phần giai cấp, Nhưng Nguyễn Văn Tính đã biến từ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trở thành mâu thuẫn địch ta để y đã trở thành tên phản Cách mạng hết sức nguy hiểm…

Tội bán nước:

ông Lại Vũ Phùng nói! Từ hôm qua cho đến hôm nay Tính vẫn khăng khăng kiên định không nhận tội làm tay sai bán nước cho xâm lược. Xét cho đến cùng, đây cũng không phải là tính chất ngoan cố của Tính. ụng ta đề nghị xử tụi từ 7 đến 8 năm tù giam và 5 năm quản chế ở địa Phương.

Cuối cùng Toà tuyên án tôi 7 năm tù giam và 5 năm mất quyền công dân, bị quản chế ở địa Phương (vì chưa có vũ trang). (Thực chất án tuyên là thế, song hết án có về hay không mới là quan trọng; bởi vì tù chính trị cứ khi nào yên mới được về, có người án 3 năm mà ở tới 8 năm Như anh Phạm Văn Dấu, anh Nguyễn Văn Đồn bị ỏn 5 năm mà ở tới 8 năm. Tôi thuộc diện may là hết án thì cũng vừa đúng Hiệp định Pari về Việt Nam, nên chỉ quá án 15 ngày). Và vào tháng 10, ngày mồng 10 tôi bị khoá tay đưa ra khỏi trại tạm giam Trần Phú để đẩy lên chiếc xe ô tô đã bịt kín, đỗ ngay tại cổng trại. (đường phố Hải Phòng vào buổi chiều ngày 10-10-1967 vắng tanh không một bóng người vì đang bắn phá ác liệt) để đi thụ án trên trại giam Trung ­ơng. Tay bị xích Nhưng tôi vẫn giơ cao và chúc các ông Yến, ông Chương, ông Nhiễu, bà Phong những sỹ quan công an có lòng nhân từ với tù nhân, rồi ứng khẩu đọc mấy câu.

"Nghĩ mình ngoài nhục trong vinh
Biết bao nhiêu dặm trường đình sẽ đi
Gian lao nào có sá chi
Một lũng một dạ quyết vì nhân dân"


Và rồi tôi đã đi gần hết các trại giam ở miền bắc Tân Lập - Phú Thọ, An Thịnh – Tuyên Quang, Vinh Quang – Vĩnh Phú, Phong Quang- Lào Cai, những nhà tù trong thời kỳ ấy là vô cùng kinh khủng.

Hải Phòng, ngày 5 tháng 9 năm 2007
Nguyễn Văn Tính
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn