Thi hào Thôi Hiệu ( 704 - 754 ), quê ở Biện Châu, đổ Tiến sĩ vào năm Khai Nguyên thứ 11 ( 723 ), đời vua Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng ( Lý Long Cơ ). Thôi Hiệu( Thôi - Hạo ) làm thơ rất hay; đến đổi nhà thơ hay cùng thời là Lý Bạch cũng phải nể vì.
Tương truyền, khi ô. Lý Bạch lên lầu Hoàng Hạc chơi, thấy cảnh sơn thủy hữu tình muốn chấp bút đề thơ, chợt thấy trên vách đã có bài Hoàng Hạc Lâu( HHL ) của Thôi Hiệu liền đọc , rất mực khen ngợi, và than: " Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc; Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu", tạm dịch:"Trước mắt có cảnh đẹp mà không thể làm thơ được, vì đã có bài thơ của Thôi Hiệu rồi ". Vậy bài HHL của Thôi - Hiệu hay như thế nào, xin chép ra đây để qúi độc giả thưởng lãm. Chữ Nho:
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
HOÀNG - HẠC LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán - Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh - Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu!
THÔI - HIỆU
Đặc biệt, bài HHL có rất nhiều người dịch ra quốc ngữ.Xin đơn cử một số danh sĩ đã dịch bài HHL:
LẦU HOÀNG - HẠC
Người xưa cưỡi hạc đã bay cao
Lầu hạc còn suông với chốn nầy
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngát châu Anh , lớp cỏ dày
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây
NGÔ - TẤT - TỐ
Tiếp theo cụ Trần - Trọng - Kim có lời dịch HHL :
LẦU HOÀNG HẠC
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất nầy Hoàng - Hạc còn lưa một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán - Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh - Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu
TRẦN - TRỌNG - KIM
Bản dịch của Trần Trọng San :
LẦU HOÀNG HẠC
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán-Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh-Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy ;
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
TRẦN TRỌNG SAN
Nhà thơ Tản - Đà đã dịch bài HHL theo thể thơ Lục Bát:
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
TẢN ĐÀ
Kính thưa quí độc giả, còn nhiều, rất nhiều người dịch bài thơ trên.Và gần đây, được biết thi bá Vũ - Hoàng - Chương cũng có bản dịch bài HHL :
LẦU HOÀNG - HẠC
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng - Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mất
Trắng môt màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán - Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh - Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
VŨ - HOÀNG - CHƯƠNG
Riêng, hậu học ( N. M. T. ), cũng mạo muội bắt chước người đi trước, xin phỏng dịch bài HHL y cách điệu Cổ Phong của nguyên tác như sau:
LẦU HOÀNG - HẠC
Cưỡi hạc người xưa bóng mờ mịt / mịt mờ (đúng vận Thơ Đường)
Nay lầu Hoàng - Hạc đứng trơ vơ
Hạc vàng một thoáng mù tăm tích
Mây trắng ngàn năm mãi lửng lơ
Sông biếc Hán - Dương cây lộng bóng
Cỏ thơm Anh - Vũ bãi ươm mơ
Chiều về quê quán phương nào nhỉ ?
Khói sóng ơ hờ... ai ngẩn ngơ...!!
NGUYỄN - MINH - THANH dịch
LẦU HOÀNG - HẠC
Người xưa cưỡi hạc vàng đi
Ngậm ngùi Hoàng - Hạc lầu ghi chốn này
Hạc vàng một thoáng mù bay
Lửng lơ mây trắng thương hoài ngàn năm
Hán - Dương sông biếc cây nằm
Cỏ thơm Anh - Vũ bãi xanh thắm màu
Chiều về quê quán nơi đâu?
Khơi sông khói sóng... đọng sầu hồn ai...!!
NGUYỄN - MINH - THANH dịch
Lời Phụ Bàn: " Hoàng Hạc Lâu " là bài thơ Đường cấu trúc hơi đặc biệt: "phá thể", lai cách điệu Cổ Phong, vì chữ cuối của câu thứ nhứt"KHỨ" thanh "trắc",và chữ áp cuối "HẠC"đúng ra phải là thanh "bằng".Tuy nhiên bài HHL rất nổi tiếng. Có người cho rằng chữ "KHỨ", quê của Thôi Hiệu đọc là"KHÂU",hoặc"KHƯ",vẫn là thanh "bằng", đúng vận.Nói thế chỉ đúng một mà thôi; bởi vì còn chữ"HẠC"thanh "trắc",lý giải cách nào cho ổn?!
Cũng có người nói rằng tác gỉa làm thơ không đúng niêm luật. Thì phải rồi, vì theo cách điệu Cổ Phong, nên không cần gò bó. Vả lại, có nhiều bài thơ không đúng niêm luật, song vẫn rất hay. Như bài " Đèo Ba Dội " của bà Hồ Xuân Hương, bài " Độc Tiểu Thanh Ký " của cụ Nguyễn Du.
Tóm, không phủ nhận " qui luật " làm thơ. Song, có khi cần thoát khỏi " khuôn khổ " để bài thơ được thăng hoa vượt thời gian và không gian. Phải chăng, đó chính là mục đích, cũng là cứu cánh của thi nhân ? Hỏi, tức là trả lời.
Trong những câu thơ của HHL hầu như đều rõ nghĩa. Duy, câu thứ 7 " Nhật mộ hương quan hà xứ thị " là câu nghi vấn ( ? ), nhưng hai cụ: Trần Trọng Kim và Tản Đà dịch thành xác định, thấy không ổn.
Thứ nữa, có độc gỉa suy luận , ngoài nghĩa " Chiều về quê quán phương nào nhỉ ? ", còn nghĩa khác hàm ý sâu xa hơn, và khó có thể diễn dịch được. Đó là, tác gỉa muốn ám chỉ: Khi đến tuổi về chiều, sau khi chết đi về đâu? . Giống như câu hỏi của loài người có tự ngàn xưa cho dến ngàn sau: Người từ đâu đến ? Chết, đi về đâu ?
Và, qua trí tưởng tượng. chúng ta, không thể không biết quê quán mình ở nơi đâu cho dù ngày hay đêm.Vì vậy, " hàm ý sâu xa hơn" là khả chấp, thưa quí độc gỉa.
Theo đuỏi cả hai ý nghĩa " thông thường " và ý nghĩa " sâu xa " , hậu học xin tạm dịch là: " Chiều về quê quán phương nào nhỉ ? ".
Trong câu " dịch " trên, có 2 trường hợp xãy ra: nếu người đọc cho dấu " phẩy " ngay sau chữ " về, " câu thơ có nghĩa thông thường. Nếu người đọc cho dấu " phẩy " ngay sau chữ " quán," câu thơ có nghĩa sâu hơn. Do đó, cái hàm ý sâu xa có thể diễn đạt như vầy: " Chiều về quê quán, phương nào nhỉ ? "
Thưa quí độc giả, đây chỉ là thiển ý. Mong quí thức giả góp ý.Trân trọng.
Nguyễn Minh Thanh dịch, biên soạn
Hoàng - Hạc - Lâu: lầu tên Hoàng - Hạc ở Tây Bắc huyện Vũ - Xương, tỉnh Hồ - Bắc(Trung - Hoa) . Tương truyền ông Phí - Văn - Vi, sau khi tu luyện thành Tiên, thường cỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Khi ngang qua vùng Vũ Xương, trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bèn dừng hạc trên ghềnh đá để ngắm cảnh đẹp trường giang và ngũ hồ. Người đời sau đặt tên ghềnh đá là Hoàng Hạc Thạch rồi dựng ngay trên ấy ngôi tháp lầu và đặt tên đặt tên là Hoàng Hạc L.âu. Qua nhiều lần trùng tu Hoàng Hạc Lâu tồn tại đến ngày nay.
Tham khảo: Thành Ngữ Điển Tích & DNTĐ của gsTrịnh Vân Thanh
Hán Việt Tự Điển của học giả Đ D A
Các trang web Hoàng Hạc Lâu...
Tương truyền, khi ô. Lý Bạch lên lầu Hoàng Hạc chơi, thấy cảnh sơn thủy hữu tình muốn chấp bút đề thơ, chợt thấy trên vách đã có bài Hoàng Hạc Lâu( HHL ) của Thôi Hiệu liền đọc , rất mực khen ngợi, và than: " Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc; Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu", tạm dịch:"Trước mắt có cảnh đẹp mà không thể làm thơ được, vì đã có bài thơ của Thôi Hiệu rồi ". Vậy bài HHL của Thôi - Hiệu hay như thế nào, xin chép ra đây để qúi độc giả thưởng lãm. Chữ Nho:
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
HOÀNG - HẠC LÂU
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán - Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh - Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu!
THÔI - HIỆU
Đặc biệt, bài HHL có rất nhiều người dịch ra quốc ngữ.Xin đơn cử một số danh sĩ đã dịch bài HHL:
LẦU HOÀNG - HẠC
Người xưa cưỡi hạc đã bay cao
Lầu hạc còn suông với chốn nầy
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
Xanh ngát châu Anh , lớp cỏ dày
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây
NGÔ - TẤT - TỐ
Tiếp theo cụ Trần - Trọng - Kim có lời dịch HHL :
LẦU HOÀNG HẠC
Người đi cưỡi hạc từ xưa
Đất nầy Hoàng - Hạc còn lưa một lầu
Hạc vàng đi mất đã lâu
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông
Hán - Dương cây bóng lòng sông
Bãi kia Anh - Vũ cỏ trông xanh rì
Chiều hôm lai láng lòng quê
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu
TRẦN - TRỌNG - KIM
Bản dịch của Trần Trọng San :
LẦU HOÀNG HẠC
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán-Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh-Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy ;
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
TRẦN TRỌNG SAN
Nhà thơ Tản - Đà đã dịch bài HHL theo thể thơ Lục Bát:
LẦU HOÀNG HẠC
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
TẢN ĐÀ
Kính thưa quí độc giả, còn nhiều, rất nhiều người dịch bài thơ trên.Và gần đây, được biết thi bá Vũ - Hoàng - Chương cũng có bản dịch bài HHL :
LẦU HOÀNG - HẠC
Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng - Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mất
Trắng môt màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán - Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh - Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
VŨ - HOÀNG - CHƯƠNG
Riêng, hậu học ( N. M. T. ), cũng mạo muội bắt chước người đi trước, xin phỏng dịch bài HHL y cách điệu Cổ Phong của nguyên tác như sau:
LẦU HOÀNG - HẠC
Cưỡi hạc người xưa bóng mờ mịt / mịt mờ (đúng vận Thơ Đường)
Nay lầu Hoàng - Hạc đứng trơ vơ
Hạc vàng một thoáng mù tăm tích
Mây trắng ngàn năm mãi lửng lơ
Sông biếc Hán - Dương cây lộng bóng
Cỏ thơm Anh - Vũ bãi ươm mơ
Chiều về quê quán phương nào nhỉ ?
Khói sóng ơ hờ... ai ngẩn ngơ...!!
NGUYỄN - MINH - THANH dịch
LẦU HOÀNG - HẠC
Người xưa cưỡi hạc vàng đi
Ngậm ngùi Hoàng - Hạc lầu ghi chốn này
Hạc vàng một thoáng mù bay
Lửng lơ mây trắng thương hoài ngàn năm
Hán - Dương sông biếc cây nằm
Cỏ thơm Anh - Vũ bãi xanh thắm màu
Chiều về quê quán nơi đâu?
Khơi sông khói sóng... đọng sầu hồn ai...!!
NGUYỄN - MINH - THANH dịch
Lời Phụ Bàn: " Hoàng Hạc Lâu " là bài thơ Đường cấu trúc hơi đặc biệt: "phá thể", lai cách điệu Cổ Phong, vì chữ cuối của câu thứ nhứt"KHỨ" thanh "trắc",và chữ áp cuối "HẠC"đúng ra phải là thanh "bằng".Tuy nhiên bài HHL rất nổi tiếng. Có người cho rằng chữ "KHỨ", quê của Thôi Hiệu đọc là"KHÂU",hoặc"KHƯ",vẫn là thanh "bằng", đúng vận.Nói thế chỉ đúng một mà thôi; bởi vì còn chữ"HẠC"thanh "trắc",lý giải cách nào cho ổn?!
Cũng có người nói rằng tác gỉa làm thơ không đúng niêm luật. Thì phải rồi, vì theo cách điệu Cổ Phong, nên không cần gò bó. Vả lại, có nhiều bài thơ không đúng niêm luật, song vẫn rất hay. Như bài " Đèo Ba Dội " của bà Hồ Xuân Hương, bài " Độc Tiểu Thanh Ký " của cụ Nguyễn Du.
Tóm, không phủ nhận " qui luật " làm thơ. Song, có khi cần thoát khỏi " khuôn khổ " để bài thơ được thăng hoa vượt thời gian và không gian. Phải chăng, đó chính là mục đích, cũng là cứu cánh của thi nhân ? Hỏi, tức là trả lời.
Trong những câu thơ của HHL hầu như đều rõ nghĩa. Duy, câu thứ 7 " Nhật mộ hương quan hà xứ thị " là câu nghi vấn ( ? ), nhưng hai cụ: Trần Trọng Kim và Tản Đà dịch thành xác định, thấy không ổn.
Thứ nữa, có độc gỉa suy luận , ngoài nghĩa " Chiều về quê quán phương nào nhỉ ? ", còn nghĩa khác hàm ý sâu xa hơn, và khó có thể diễn dịch được. Đó là, tác gỉa muốn ám chỉ: Khi đến tuổi về chiều, sau khi chết đi về đâu? . Giống như câu hỏi của loài người có tự ngàn xưa cho dến ngàn sau: Người từ đâu đến ? Chết, đi về đâu ?
Và, qua trí tưởng tượng. chúng ta, không thể không biết quê quán mình ở nơi đâu cho dù ngày hay đêm.Vì vậy, " hàm ý sâu xa hơn" là khả chấp, thưa quí độc gỉa.
Theo đuỏi cả hai ý nghĩa " thông thường " và ý nghĩa " sâu xa " , hậu học xin tạm dịch là: " Chiều về quê quán phương nào nhỉ ? ".
Trong câu " dịch " trên, có 2 trường hợp xãy ra: nếu người đọc cho dấu " phẩy " ngay sau chữ " về, " câu thơ có nghĩa thông thường. Nếu người đọc cho dấu " phẩy " ngay sau chữ " quán," câu thơ có nghĩa sâu hơn. Do đó, cái hàm ý sâu xa có thể diễn đạt như vầy: " Chiều về quê quán, phương nào nhỉ ? "
Thưa quí độc giả, đây chỉ là thiển ý. Mong quí thức giả góp ý.Trân trọng.
Nguyễn Minh Thanh dịch, biên soạn
Hoàng - Hạc - Lâu: lầu tên Hoàng - Hạc ở Tây Bắc huyện Vũ - Xương, tỉnh Hồ - Bắc(Trung - Hoa) . Tương truyền ông Phí - Văn - Vi, sau khi tu luyện thành Tiên, thường cỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Khi ngang qua vùng Vũ Xương, trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bèn dừng hạc trên ghềnh đá để ngắm cảnh đẹp trường giang và ngũ hồ. Người đời sau đặt tên ghềnh đá là Hoàng Hạc Thạch rồi dựng ngay trên ấy ngôi tháp lầu và đặt tên đặt tên là Hoàng Hạc L.âu. Qua nhiều lần trùng tu Hoàng Hạc Lâu tồn tại đến ngày nay.
Tham khảo: Thành Ngữ Điển Tích & DNTĐ của gsTrịnh Vân Thanh
Hán Việt Tự Điển của học giả Đ D A
Các trang web Hoàng Hạc Lâu...
Gửi ý kiến của bạn