BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73392)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngày 30 tháng 4 của tôi

30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 1004)
Ngày 30 tháng 4 của tôi
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Có một ngẫu nhiên tuyệt vời, buổi tối tôi bị bóc- xép, tức bị chuyên chính sinh sản, thuộc về ngày 30 tháng 4, “ngày đất nước hòa bình thống nhất, non sông thu về một mối”- câu cảm thán chân thật nhất của giới chính trị mà tôi nghe được.

Tôi sinh đúng ngày 30 tháng 4 năm 1953. Lúc đầu tôi có tên là khác sau vì hay đau ốm quá, mạ tôi “ bán” cho thầy, thầy đặt cho tên là Quang. Ông cu Nầy, thầy nửa nắng quê tôi, chẳng hiểu vì sao người ta gọi ông cu Nầy là thầy, vì ông không làm thầy thuốc cũng chẳng làm thầy cúng. Trẻ con trong Thị trấn đứa nào khó nuôi đều “bán” cho ông, rất lạ đứa nào qua tay ông cũng đều khoẻ mạnh, chưa ai chết dưới năm mươi tuổi.

Tôi vẫn gọi ông cu Nầy bằng bọ cho đến năm 18 tuổi, tuy ông không nuôi tôi ngày nào. Hồi tôi mới hai, ba tuổi, ngày nào hễ qua ngõ nhà tôi, ông đều dừng lại vén quần đái, ho mấy tiếng, nói cu Quang mô rồi, con bọ mô rồi? Lập tức tôi lon ton chạy ra. Ông nói ngoan không, tôi nói ngan, ông nói giỏi không, tôi nói chỏi.

Tôi nhón chân rướn cổ xem chim ông, há hốc mồm không hiểu vì sao lại có thứ chim to đen lông lá rậm rì như vậy. Ông cho tôi cầm chim ông, nói ngoan rồi ngày mô bọ cũng cho vọc cu bọ nghe không, tôi dạ và rụt rè cầm chim ông, sung sướng như được nhận phần thưởng lớn lao.

Lớn lên một chút, chừng chín, mười tuổi ông không cho tôi cầm chim ông nữa. Lâu lâu gặp, ông bắt tôi kéo quần ra cho ông xem. Ông ngồi xổm, ngó nghiêng soi rất kĩ, rồi búng một phát, nói chưa được, chả hiểu chưa được cái gì, vì sao chưa được. Nhưng thôi, chuyện đó nói sau. Tôi đang kể ngày 30 tháng tư của tôi.

 Vâng, đó là ngày đẹp nhất, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, trong tổng số những ngày tôi sống được giữa đời.

Tiên sinh họ Chế nói rằng những ngày ông sống là những ngày đẹp nhất, ấy là ông nói phét, kì thực đời ông cũng khổ bỏ bà. Tôi bốc phét rất rất nhiều thứ nhưng riêng chuyện này thì không. Với tôi, ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi là ngày đẹp nhất. Vì thế tôi phải dừng lại hơi lâu về ngày này.

Đó là ngày nắng vàng tươi, tôi đinh ninh như vậy vì tất cả các tán lá cây nhãn khu tập thể sinh viên Bách Khoa đều ánh lên một màu vàng tươi rói, đến 4 giờ chiều thì cáí màu vàng tươi rói ấy tràn xuống tận các gốc nhãn, chiếc xe đạp Diamond của Ái Vân dựng ở cạnh gốc nhãn sát nhà B8 cũng toả ánh vàng. Đôi mắt đẹp như mơ của cô đang ngước lên lấp lánh vàng, sáng tươi như mắt tiên nữ.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Ái Vân ngoài đời, ngôi sao điện ảnh duy nhất tôi hâm mộ đến phát cuồng, bất kì lúc nào hễ nhắm mắt lại là thấy cô đang cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần trong phim Chị Nhung. Đêm xem phim Chị Nhung cũng là đêm đánh dấu tôi đã trở thành chàng trai như thế nào. Năm đó tôi tròn 17 tuổi, đêm xem xong phim giấc ngủ của tôi chập chờn hình bóng Ái Vân, cả trong phim lẫn cả những gì tôi tưởng tượng, khi Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần, tôi rùng mình hai ba lần và phóng phụt trong một niềm cảm khoái vô biên.

Bây giờ Ái Vân đang cạnh gốc nhãn, cái cổ cao ba ngấn óng ánh vàng, đôi mắt sáng tươi lấp lánh vàng, cả cái răng khểnh xinh xinh cũng lóng lánh vàng tươi. Tôi đứng nép bên cửa sổ tầng ba nhìn trộm cô, không hiểu sao thấy cô đang đắm đuối nhìn mình. Cô cười rất tươi, nói anh gì ơi, cho em hỏi anh Quang có nhà không ạ.

Lập tức tất cả các cửa sổ nhà B8 các chàng trai đều nhô đầu ra tranh nhau nói anh đây Ái Vân ơi, anh là Quang đây- Xinh quá Ái Vân ơi-Ái Vân ơi chúng mình yêu nhau nhé.- Ái Vân ơi bỏ quách cái thằng Quang đi, thằng đó không ra cái đéo gì đâu. Tôi biết Ái Vân hỏi một anh Quang nào đó ở tầng tư, nhưng điều đó cũng không ngăn được niêm vui sướng trong tôi đang trào vọt.

Tôi đứng nép bên cửa sổ, rưng rưng một điều gì đó không thể phân tích nổi, tự nhiên ước mình hoá thành chim, hoặc con giun con kiến gì cũng được, sà xuống bàn chân nhỏ xíu trắng muốt của Ái Vân, cứ thế bò lên, bò lên mãi…

 Thốt nhiên có ai đó nói Ái Vân ơi hoà bình rồi, em còn đi tìm ai. Cả nhà B8 lặng phắc chừng nửa phút rồi vỡ oà chói tai tiếng la hét, tiếng reo hò, tiếng đập bàn ghế soong nồi, ca chén, nói hoà bình rồi! Độc lập rồi! Thống nhất rồi… a ha ha đ.mẹ sướng quá!

Tôi lao xuống cầu thang, chạy như điên, không còn nhớ Ái Vân, không còn nhớ ai hết, cứ thế lao một mạch ra đường.

Chạy đến khu chuyên gia Kim Liên tôi mới đứng sững, ngơ ngẩn không biết mình định chạy đi đâu. Cả bốn dãy nhà 4 tầng khu chuyên gia tây đen tây trắng cầm cờ đỏ sao vàng chạy rật rật khắp tất cả hành lang, vọt lên cả tầng thượng, ngây ngất cầm cờ phất, nói Việt Nam chiến thắng! Việt Nam chiến thắng!

 Hai hai tuổi tôi mới biết được hai tiếng Việt Nam quan trọng đến thế nào.

 Một ngày tuyệt vời. Ba cánh cửa trường đại học Bách Khoa Hà nội mở toang, kẻ vào người ra đông như hội, hầu hết là sinh viên và bạn bè của họ. Những gương mặt rạng ngời khó có thể tìm thấy ở bất kì ngày nào trong thế kỉ 20. Không phải những gương mặt hóa trang hay buộc phải hóa trang của đám đông khi đối diện với những ngày lễ bắt buộc, đó là những gương mặt rạng ngời chân thật đến phát khóc.

 Lần đầu tiên tôi biết thế nào là vị ngọt của hòa bình, bởi vì tôi, bạn bè tôi và vô số những ai có mặt trong ngày này đã tin đến phát cuồng rằng phía sau nó là cánh cửa tự do sẵn sàng mở toang chào đón mọi người. Đây mới là điều hệ trọng, nó quyết định thân phận của tôi sau hai hai năm loay hoay giữa Đời. Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại.

 Tuyệt không có một ông bảo vệ nào lăm lăm dao kéo cắt quần loe, chẻ guốc mộc của sinh viên. Tất cả được nghỉ ngơi xả láng. Bốn nhà ăn mở cửa đón sinh viên vào ăn uống thả cửa. Không cần phải nhịn tiêu chuẩn hai cái bánh mì một mâm cơm dành cho bốn sinh viên ra quán nước đổi thuốc lá cuộn, đã có thuốc lá Đồ Sơn nhà trường phát không cho hai thằng một gói.

Trai gái được ôm vai hót cổ thoái mái trước mắt bà Đ., người đàn bà suốt đời bền gan tiêu diệt libido của người khác, trừ chồng bà, dĩ nhiên. Tôi được ôm vai hót cổ một thằng Tây, xì xồ với nó bốn năm câu tiếng Nga, ngoại ngữ sang trọng quí phái nhất thời này, tất nhiên sang câu thứ sáu thì tịt ngỏm.

Thậm chí tôi đã cả gan thò tay vọc chim thằng Tây, thứ suốt đời mơ tưởng của tôi, mà không hề sợ các “cơ sở” của bà Đ. báo lại cho bà. Nếu có báo lại chắc chắn bà cũng bỏ ngoài tai. Bà và các “cơ sở” của bà đang lo sốt vó chuẩn bị tám ngàn lá cờ giấy cho sinh viên đi diễu hành. Toàn thể libido được tha bổng. Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm”- tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác- cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội.

 Đó là ngày chị vợ anh Cả tôi, người đàn bà suốt đời thờ phụng Lôi Phong, quyết định mua một con cá chép ba cân khao cả nhà. Tiến sĩ Hằng quyết định chiêu đãi cả tầng tư nhà A4 khu tập thể Vĩnh Hồ bữa tiệc một trăm năm mươi con ếch ông nuôi cho sinh viên thực tập.

Tại đây ông đã cao giọng hát chín bài hát hai mươi năm bị cấm. Những bài hát đêm nào ông cũng thầm thì nức nở trong chăn. Mạ tôi nghẹn ngào nhận được tin anh Tư, anh Năm đã thoát qua cuộc chiến bình an vô sự với hai tấm huân chương chiến công hạng ba. Đặc biệt ông Vĩ, ông bác của tôi vẫn sống ở Sài Gòn.

Ông bác tôi vốn giàu có nhất Thị trấn, dinh tê vô Sài Gòn năm 1950, làm ba tôi luôn phải ghi hai chữ “đã chết” trong lí lịch của ông và tám đứa con ông, nay là triệu phú số một Sài Gòn, đón chào Cách Mạng bằng tám yến vàng ròng, bốn nhà bốn tầng, hai nhà máy dệt, sáu xí nghiệp lắp ráp nông cụ kiêm sản xuất hàng rào dây thép gai cho các “Ấp tân sinh”, sáu trăm ngàn dollar chưa kịp gửi ngân hàng Thụy Sĩ, đang náo nức chờ nhà tôi vào để san bớt ít của cải, mua lấy tiếng thơm là bác ruột một gia đình bảy đảng viên cộng sản.

Đến quá nửa đêm tôi mới trở về trường, phố xá tuồng như vẫn như chưa có ai muốn ngủ, vẫn rợp cờ hoa, đông đúc người qua lại, lúc lúc có ai đó hét lên như cuồng. Tôi gặp cô giáo dạy toán xác suất ở chân cầu thang nhà B8, cô ôm lấy tôi, nói ôi trời ơi, cả ngày nay Quang đi đâu. Cô kéo tay tôi chạy ù ù về nhà.

Cô hơn tôi năm tuổi, yêu quí tôi ngay từ nhưng ngày đầu nhập trường, chẳng hiểu vì sao, chỉ thấy cô hay rủ tôi đi ăn chè, đi xem phim. Tôi đạp xe chở cô đi, cô ngồi sau líu lo những chuyện gì tôi không mấy quan tâm. Vốn dĩ xưa nay vẫn được các cô giáo yêu quí, tôi không thấy có gì đặc biệt khi được cô quan tâm chiều chuộng.

Duy nhất một tối mùa đông, ngồi sau xe cô chợt ôm lấy tôi, áp ngực sát lưng tôi, nói lạnh không. Tôi nói không và cảm thấy hơi ấm từ bộ ngực non của cô đang râm ran toả khắp cơ thể. Nhưng chỉ thế thôi, cô nói gì đó, tay từ từ tuột dần xuống dưới, tôi hết vâng rồi vâng, nơm nớp lo con cu tôi đang dựng lên đụng phải tay cô. Một lần đó rồi thôi, chưa có khi nào lặp lại.

Cô kéo tôi vào phòng 8 mét vuông của cô, một đĩa thịt heo quay đầy vun, món nhậu sang trọng bậc nhất thời này, cùng với nồi miến lòng gà đã nguội. Chúng tôi không ăn, đúng hơn chưa kịp ăn, khi cô cúi xuống nhấc lồng bàn, cái gáy trắng muốt của cô đã làm tôi mờ mắt. Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần. Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần. Ái Vân cúi xuống sửa dép, ngời lên cái gáy trắng ngần… Như một con gấu hung dữ, tôi bế xốc cô ném lên giường.

Cô vít cổ tôi xuống, áp mặt tôi vào bộ ngực cô đã bóc trần từ lúc nào. Bản năng của giống đực dạy cho tôi cần phải làm gì. Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào hõm xác suất luôn bằng một, mà vì niềm sung sướng vô biên ngày trọng đại, không biết phải làm gì để giải toả cho hết niềm sung sướng.

Rồi cô kéo tôi vào mâm, lấy chai rượu cam rót ra hai ly, nâng ly lên mắt lóng lánh, nói chúc mừng sinh nhật Quang. Đến bây giờ tôi mới nhớ hôm nay là ngày sinh nhật của tôi.

Nguyễn Quang Lập

(Còn nữa)

Rút từ truyện dài Những chuyện có thật và bịa đặt của tôi.

Theo Quê Choa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn