BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mênh Mang Kỷ Niệm

30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 1531)
Mênh Mang Kỷ Niệm
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
(Đến những người bạn của tôi, cùng khóa, cùng trường. Còn sống hay đã chết ………….)

“Hai mươi bốn năm sau,
Tình cờ đất khách gặp nhau
Hai mái đầu đều bạc,
Nếu chẳng quen nhau từ trước
Thì đố có nhận ra nhau!”


Cụ Phan-Khôi với bài thơ “Tình gìa” nổi tiếng, trong chúng ta ai cũng đã có lần đọc qua, cũng bồi hồi, xúc động . Anh-em chúng tôi, thấm thoát đã hơn 40 năm trôi qua, nước chảy qua cầu, bóng câu qua cửa sổ, như một giấc mơ, bừng tỉnh giấc, nồi kê chưa chín, nếu chẳng thương nhau, mến nhau thì làm sao, mỗi khi có cơ hội gặp gỡ, đều mày mày, tao tao, tay bắt mặt mừng!!

Vũ Đình Trường


Bao nhiêu truân-chuyên, bao nhiêu thăng trầm cay đắng kể từ ngày ấy: 19 tháng 2 năm 1971 rực sáng hào quang Vũ đình trường. Qùy xuống Sinh viên sĩ quan, đứng dậy Tân Sĩ quan, thỏa lòng mong ước của những “chàng tuổi trẻ, vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao cung.” hay định mệnh cũng đã an bài từ ngày ấy, rồi phân tán khắp bốn vùng chiến thuật, thân lập thân, dựa vào sức mình mà sống, mà vươn lên. Qúy vị đàn anh, qúy vị xếp lớn phán với chúng tôi rằng: “súng đạn còn chưa ăn thua với Cộng sản, các chú chỉ đánh võ miệng, qúy hóa gì!!” Thành ra chúng tôi chủ yếu là ngồi chơi sơi nước, hoặc văn nghệ văn gừng giúp vui. Đàn anh chỉ mới có vài nghoe, địa vị khiêm nhường, tiếng nói chưa có, giúp mình còn chưa xong, làm sao giúp đàn em. Một số anh-em nóng nảy chịu không được, nhảy qua các ban ngành khác như Công binh hoặc nắm các đơn vị trưởng, một số kiên trì, chứng tỏ bằng khả năng, lòng hăng say nhiệt huyết bằng cả trái tim mình đã thu phục được cảm tình của dân chúng, sự kính nể của binh sỹ và lòng tín nhiệm của cấp trên. Phải trung thực mà nhận rằng địa vị của ngành Chiến tranh Chính trị cũng đã được nâng lên từ ngày ấy, và dần dà, anh-em chúng tôi cũng đã nắm giữ các chức vụ quan trọng của ngành, từ cấp Trưởng ban 5, Đại đội CTCT hoặc Trưởng khối CTCT và nhiều chức vụ quan trọng khác.

Phước Long – Buôn-mê-thuột – Thuần-Mẫn di tản Quân đoàn 2, Liên tỉnh lộ 7… máu đổ thành sông, xương chất thành núi, bước trên những xác người mà đi. Tôi không sống ở Huế, không chứng kiến vụ thảm sát Mậu thân nên chưa cảm nhận được sâu xa bài ca của Trịnh công Sơn, nhưng chắc chắn rằng, nếu Trịnh công Sơn chạy qua con đường định mệnh số 7 này, bài ca của anh sẽ làm cho cả thế giới căm hờn đổ lệ! Vợ chồng con cái chúng tôi, bạn bè thân thiết chúng tôi đã qua con đường định-mệnh này, con đường kinh hoàng mà cho mãi đến hôm nay, trong giấc mơ vẫn còn là ác mộng.

Biệt cách dù 81 - Phước Long


Tôi thích bài tựa của Bùi Giáng cho quyển “Khung cửa hẹp” ai đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh, ai xô Alisa vào khung cửa hẹp?? Ai đẩy đất nước tôi, đồng bào tôi vào khung cửa hẹp, vào sự tận cùng của đói nghèo, lạc hậu, hận thù và chia rẽ?? Hồi trẻ, tôi bùi ngùi xót xa cho thân phận của Karenila trong “Con đường đau khổ” của một nhà văn Nga với mối tình cuồng say của nàng mà kết cục là vụ tự sát rùng rợn trên đường rầy xe lửa, với sự khinh bỉ của đồng loại “tội nghiệp nàng” như một người khách bộ hành đã nói. Văng vẳng đâu đây lời Kinh Thánh: “ Việc phán xét thuộc về Ta.”

Xin cảm ơn sự thống khổ đã cho tôi cảm nhận được chân lý của cuộc sống. Những tác phẩm mà tôi đã đọc, những bức tranh tuyệt vời của Picasso, tôi đã cảm nhận sâu xa kể từ ngày 19 tháng 3 năm 1975. Thế nào là giờ thứ 25, thế nào là những bức tranh lạ lùng đến lập dị. Ừ nhỉ, con người ta có thể sống trong một hoàn cảnh như thế này được sao. Một cái bình chứa được 100 lít nước, thì chỉ có thế thôi, đổ thêm sẽ trào. Nhưng con người thì khác, một cái xe nhốt tù chỉ chứa được 50 người, nhưng nếu dùng dùi cui và báng súng vẫn có thể nhốt được 150 người! Thì ra, Picasso chẳng những là một thiên tài về danh họa, mà ông còn là một tiên tri, ông đã nhìn thấy cảnh anh-em chúng tôi trong cái xe chở tù ngày hôm nay. Anh-em chúng tôi bị bạn coi thường, nhưng kẻ thù lại coi trọng. Kết quả là cứ ung dung đếm lịch trong tù!!
Năm tháng rồi sẽ qua đi, những cuộc chiến tranh rồi cũng chấm dứt, sau đó là những hoang tàn và thù hận. Thế hệ chúng tôi gắn liền với điêu-linh của lịch-sử đất nước. Cuộc sống không êm đềm trôi, mà là những dòng nước lũ.

Cám ơn những “LẠC” của chúng tôi, những chàng “THỨC” ngày hôm nay “gối lên sóng mà bơi, anh phải sống …” Không, LẠC của chúng tôi không giống LẠC của Khái-Hưng, chỉ một lần buông tay ra cho chồng đủ sức bơi vào bờ, LẠC của chúng tôi kiêu-hùng hơn, gian-truân hơn để cùng với chồng bơi vào bờ. Cám ơn EM, người vợ trẻ, đẹp như thơ, tuổi chớm đôi mươi, cưới buổi mới ra trường.

Mênh mang kỷ-niệm! Hơn bốn mươi năm trôi qua, Rừng thông, Phượng-Hoàng, Hải-Âu …. những đêm gác lạnh buốt trời Đà-Lạt, nhẩy xổm, dã chiến, cắm trại, dân sự vụ, Bùi-thị-Xuân … bún chả giò, bún bò giò heo Phát tuyến … Ừ nhỉ, mới như ngày hôm qua, còn đâu nữa những đêm Đại nhạc hội hùng tráng, còn đâu Đại giảng đường dấu yêu. “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến.” Trần-ngọc Hoàn, Đào quang-Hùng … bây giờ ở đâu?? “ Hồn tử sỹ, gió ù ù thổi.” Bạn bè của tôi, những tử sỹ khóa 2 Đại Học CTCT bây giờ ở đâu “mênh mang một cõi đi về”. Khóa 2 tập họp hai hàng dọc, nhìn trước, THẲNG. Ồ, mà ai làm chuẩn đây? Không còn những bộ mặt ngơ ngáo của những chàng Sinh viên ngày đầu vào lính của Quang trung, Khóa 2 hai hàng dọc ngày hôm nay, sau bao năm tháng lưu đầy nơi quê nhà, vẫn nhìn trước, THẲNG. Cám ơn Thánh Tổ Nguyễn Trãi đã cho chúng tôi một mái ấm gia-đình – Gia-đình Nguyễn-Trãi. Hãy trân trọng bạn ơi, hãy trân trọng, nâng niu và gìn giữ nó.

Lại-Tư-Mỹ

Theo Người Việt Boston
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn