***
Sáng nay ông Sáu Hợi thức dậy sớm hơn thường lệ, ông thay bộ đồ bà ba bằng lụa màu mỡ gà, một loại lụa thượng hạng nổi tiếng một thời ở Đông Bình được dệt bằng tơ tằm. Ông chỉ mặc bộ đồ này vào những ngày đặc biệt như giỗ chạp hay lễ hội trong làng. Do đó, nó trông còn mới mặc dù đã được may từ trước năm 75, và bây giờ thì rộng thùng thình so với tấm thân còm cõi của ông. Nhưng ông không có bộ đồ nào đẹp hơn để mặc trong ngày dỗ của thằng Phương, đứa con trai duy nhất mà ông đã đặt nhiều kỳ vọng.
Tiếng gà gáy sáng rộ lên làm cái không gian tĩnh lặng ở Xóm Đình như vỡ ra. Ông cũng bừng tỉnh khi đang mơ màng nghĩ về quá khứ. Ông thong thả xuống bếp nhóm lửa pha trà.
Ông rót nước trà vào ba tách nhỏ bằng hột mít từ cái bình tích chỉ lớn hơn nắm tay, đặt hai tách trà lên bàn thờ rồi thắp nhan lâm râm khấn:
- Hôm nay ngày giỗ của con, nhưng cha không có tiền mua sắm để cúng con một mâm cơm cho ra hồn.
Mặt ông buồn rười rượi nhìn vào di ảnh của Bà Sáu lộng trong khung kính, ông nói:
- Phải chi có bà thì đâu đến nỗi... Chút nửa tui nấu nồi cháo đậu xanh cúng thằng Phương - Nó thích nhất món cháo đậu xanh nấu thật đặt ăn với đường cát. Bà còn nhớ không?
Ông nói một hơi dài như đang tâm sự với Bà Sáu. Đôi mắt nghiêm nghị của Bà Sáu trong hình đang nhìn ông như dò xét. Ông đã quen ánh mắt ấy mỗi khi nói một điều gì không thật lòng với bà. “Thằng Phương còn thích món gà luộc xé phay bóp rau răm nữa kìa.”... Ông nghe như có tiếng nhắc nhở của bà Sáu, và ông còn nhớ mỗi lần gần đến ngày dỗ nó luôn luôn nhắc Bà Sáu gói bánh ít lá gai. Nghẹn ngào thấy đau nhói trong tim, ông thì thầm: “làm sao tôi có được những món ấy cho con...” Ông Sáu Hợi gục mặt xuống bàn thờ thổn thức...
Trước ngày giỗ một tuần ông Sáu kêu con Sương sang hái một rổ khế đem ra chợ bán, rồi lấy tiền đó mua cho ông một lon đậu xanh cà. Con Sương hơi thắc mắc, không biết ông bảo mua đậu xanh để làm gì vì thường ngày ông Sáu chỉ ăn cháo trắng với muối hầm. Nó nghĩ thầm trong bụng: “Chắc ông Sáu ăn cháo trắng hoài đâm ngán nên thay cháo đậu xanh.” Nó chỉ nghĩ, sở dĩ ông Sáu ăn cháo trắng quanh năm vì bị đau bao tử chứ nó đâu biết rằng mỗi tuần ông Sáu chỉ ăn một bữa cơm còn những ngày khác phải ăn rau, ăn cháo, như vậy mới đủ gạo ăn giáp hạt.
Người ta cấp cho ông hơn một sào ruộng, nhưng tuổi già, sức yếu ông không đủ sức canh tác nên phải cho làm rẽ. Số lúa thu hoạch được trên khoảnh ruộng ấy chỉ còn phân nửa, nên ông phải ăn dè xẻn để chờ vụ mùa kế tiếp. Ông không còn ai là bà con ruột thịt ngoại trừ cô Bảy Sa, người em gái út, thỉnh thoảng ghé thăm ông. Cô rất xót xa hoàn cảnh cô độc và thiếu thốn của anh, nhưng nhà cô cũng nghèo xơ xác, thiếu trước hụt sau lấy gì giúp đỡ. Chỉ hôm nào thằng Khả, con cô Bảy, cắm câu hay đặt lờ có ít cá, cua, cô Bảy kho nấu rồi sai con Sương mang sang cho cậu Sáu. Con Sương rất thích được mẹ sai qua thăm ông, vì ngoài cái tình cậu cháu, con Sương còn được cậu Sáu cho vài trái ổi, trái chanh hay mãn cầu ông hái để dành cho nó trước khi ra về. Đến mùa trái cây chín rộ ông nhắn nó sang hái rồi đem ra chợ bán lấy tiền mua cho ông vài chai nước mắm, nửa cân muối v..v.. Số tiền còn lại ông dúi vào tay nó - bảo mang về cho mẹ. Mùa trái cây đã để lại trong lòng con Sương những kỷ niệm êm đềm, khó quên trong quảng đời thơ ấu.
o O o
Trước năm 75, ông Sáu Hợi không phải là một điền chủ giàu có, nhưng gia đình ông được xem là khá giả trong làng. Ông chỉ có ba mẫu điền và năm sào thổ. Nhưng nhờ sự cần cù, làm lụng vất vả quanh năm suốt tháng của bà Sáu cộng với cái đầu biết tính toán, chịu tìm tòi, học hỏi và áp dụng những phương pháp canh tác mới cuả ông Sáu nên mùa nào gia đình ông cũng đạt năng suất cao. Gia đình ông dư ăn, dư để... không bận tâm vấn đề kinh tế. Ông chỉ cầu mong cho thằng Phương học hành thành đạt để làm rạng rỡ giòng họ và hãnh diện với bà con. Thằng Phương đang học lớp Đệ Nhị ở Tuy Hoà. Ông dự tính còn hai năm nữa, nếu nó đỗ đạt, ông sẽ bán năm sào ruộng để cho nó vào Sài gòn học tiếp, nhưng thằng Phương nói xa nói gần rằng:
- Khi đậu Tú Tài 2, con sẽ tình nguyện vào trường Sĩ quan Đà lạt.
Ông Sáu hơi lo vì bà Sáu sẽ buồn khi không được sống gần con. Đó là chưa kể những hiểm nguy, bất trắc... Nhưng ông Sáu không phản đối hay bàn ra tán vào về ý muốn của con. Ông nghĩ trong ba năm đó còn biết bao là thay đổi.
Có ngờ đâu những thay đổi sau này không theo chiều hướng thuận lợi như ông hằng mơ ước. Thằng Phương không đậu được Tú Tài 2, nó sinh ra buồn chán. Ông khuyên giải hết lời nhưng tinh thần của nó suy sụp trầm trọng. Ông phải chạy chọt xin cho nó một chỗ làm tạm thời trong Ty Cảnh Sát để chờ năm sau thi lại. Rồi ngày 30-4-75 ập đến mang theo những thảm họa vô lường cho gia đình ông.
Hơn ba mươi năm nay, ông đã trải qua những cơn ác mộng và sống trong nỗi đau thương bất tận.... Nước mắt ông cứ tuông ra, di ảnh của đứa con trai yêu quý nhạt nhòa qua dòng lệ. Thường ngày nó vẫn tươi cười, nhưng giờ đây ông mường tượng như nó đang buồn buồn nhìn ông thì thầm:
- Ba ơi! Thôi đừng khóc nữa. Còn có nhiều mảnh đời vỡ vụn và bi thảm hơn cha con mình.
Ông Sáu lấy tay lau nước mắt, thay đổi thế ngồi, rồi khe khẽ nói:
- Cha biết! Nhưng con ơi, cha chưa bao giờ chảy nhiều nước mắt như hôm nay ngay cả cái ngày người ta đặt thân xác con vào mộ huyệt. Cha khóc vì thương nhớ con một phần, nhưng cha khóc để vơi bớt sự uất hận chồng chất trong lòng cha. Cha kể lại cho con nghe chuyện đau thương ngày ấy,
Ngày con Tám lén qua nhà báo tin cho cha mẹ biết rằng nó thấy xác con nằm bên cạnh xác chồng nó, một thoáng bàng hoàng, cha không tin người ta đã giết con. Tuy vậy cha mẹ cũng lặng lẽ lên Lù Ba xem hư thực thế nào. Lần theo dấu vết và mùi tử khí xông lên, cha mẹ đi vào vùng tử địa. Trời ơi! Một cảnh tượng hải hùng. Xác người nằm ngồi ngổn ngang, vắt vẻo, chồng chất lên nhau. Khi cha mẹ đang lách chân qua những thân xác đã thối rữa, thì mẹ con rú lên “Thằng Phương!” rồi gục xuống ôm lấy xác con, nằm bất động. Cha cũng vừa nhận ra cái áo sơ mi màu xanh, con đã mặc hôm cha đưa con ra trụ sở. Khi đó đầu óc và tâm hồn như ra khỏi thân xác, cha không biết phải làm gì, đứng bất động. Mấy người đang lay hoay thu vén vài xác người vào những tấm ni-lông trải sẵn trên đám cỏ, thấy vậy chạy lại dìu mẹ con vào chỗ bóng mát, cho uống nước, thoa dầu... Rồi một ông già đến gần cha thì thầm: “Ở đây có mấy người làm công việc gói ghém, tẩm liệm. Mình nhờ họ giúp rồi trả tiền công sau. Họ có sẵn vải, và ni-lông. Tôi kêu họ lại gặp chú. Thôi cố gắng lo công việc cho xong, chứ khóc than cũng không giải quyết được gì trong lúc này.” Ông còn ghé tai dặn dò: “Không được đưa quan tài về nhà mà hãy chở thẳng ra chỗ chôn. Không được cho người theo đưa tiễn hay khóc lóc rùm beng. Không huơng nến gì cả. Nghe nói chính quyền địa phương ra lệnh như vậy.” Lúc đó cha hoàn toàn thụ động, nghe theo những gì họ chỉ dẫn, cho đến khi họ đặt thân xác con xuống lòng huyệt mộ. Họ phủ đất che kín chiếc quan tài. Cha mẹ cũng bỏ vài nắm đất để đưa con vào lòng đất lạnh. Từ đây âm dương vĩnh biệt!
Con ơi! Có niềm đau đớn nào hơn khi một phần máu thịt của cha đã theo con vào lòng đất lạnh. Còn đau đớn nào hơn khi một năm sau mẹ con cũng ra đi, bỏ cha ở lại chốn trần gian ô trọc này.
Giọng ông Sáu trở nên nghẹn ngào:
- Sau ngày mẹ con qua đời, cha lo xong tuần 49 ngày, cha vào chùa tìm sự bình an cho tâm hồn qua câu kinh, tiếng kệ. Cha hy vọng đấng Từ Phụ sẽ soi sáng để cha bớt nỗi khổ đau, thù hận.
Con ơi! Họ đã giết con và bao nhiêu người khác không phải mang lại vinh quang cho dân tộc mà chỉ để lại những ô nhục trong trang sử nước nhà. Trong đấu tranh họ đã phản bội, gian manh, thủ đoạn và sắt máu chỉ nhằm mục đích cướp chính quyền để cho đảng của họ lãnh đạo và toàn quyền thao túng. Họ không vì lý tưởng Độc lập, Tự do, Hạnh phúc như họ từng rêu rao. Đó chỉ là chiêu bài mị dân.
Nói đến đây, giọng ông Sáu trở nên mạnh mẽ, hùng hồn như một diễn giả. Ông ngồi thẳng người, nhìn vào di ảnh thằng Phương nói tiếp:
- Phương à, không phải cha mất con mà có lời cay cú. Những điều cha thường nói với con, muốn đem lại vẻ vang cho nòi giống thì Dân tộc phải độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh có hạnh phúc. Nhưng bây giờ những tiếng ấy là húy kỵ của chế độ, những người có quyền chức không muốn nhắc đến... Bởi vì đề cập đến độc lập dân tộc là đi ngược lại chủ trương “Thế giới đại đồng“. Nói đến tự do nhân quyền là đi ra ngoài nguyên tắc “dân chủ tập trung”, “chuyên chính vô sản”. Nói đến dân sinh hạnh phúc là chưa từ bỏ cái “cá nhân chủ nghĩa”, còn lưu luyến với nếp sống tiểu tư sản. Vì bọn họ suy nghĩ và lý luận như vậy, nên luật pháp không nghiêm minh, luơng tâm bị đánh mất, thể diện Quốc gia, Dân tộc không còn là cứu cánh trong các cuộc đấu tranh. Bởi vậy xã hội đã trở nên suy đồi và đất nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy ô nhục.
Con ơi! Càng nói, càng đau, không sao kể xiết. Có những lúc quá uất hận, cha đã kêu tên Hồ Chí Minh, và bọn lãnh đạo ra chửi. Bọn cán bộ địa phương hăm dọa sẽ đưa cha vào trại cải tạo. Cha không sợ. Cha thách thức bọn chúng. Cha nói thẳng với chúng ”Tôi sẽ chống các ông đến cùng khi các ông chưa quay về với Dân Tộc”. Nói đến đây, ông như nghe tiếng thằng Phương đang thì thầm:
- Chúng có súng, có dao còn cha có gì mà chống lại họ?
- Chúng có súng, có dao, còn cha có cái LƯỠI. Cha sẽ nói cho mọi người hiểu rằng chủ nghĩa CS đã lỗi thời. Không lâu nữa đâu con ạ, lịch sử rồi sẽ sang trang. Cha ráng sống và cầu xin ơn trên cho cha được sống đến ngày dân mình được Tự do, nước mình được Tự chủ.
Ông mường tượng như thằng con trai chưa tin vào lời tiên đoán, và mong ước cuả ông, nên ông giải thích thêm:
- Chắc con chưa tin vào lời cha? Nhưng cha sẽ chứng minh cho con thấy. Bạo lực ví như lửa, nó có khả năng tàn phá và hủy diệt. Hòa bình ví như nước, nó có khả năng tái sinh và phục hồi. Người CS luôn luôn sử dụng bạo lực trong mọi trường hợp. Người Quốc Gia lấy hòa bình làm cứu cánh. Con phải hiểu rằng lửa cháy lâu phải tàn và người ta có thể dập tắt, nhưng nước luôn luôn luân lưu trong lòng đất và không ai có thể tát cạn đại dương. Lửa sẽ tàn, nhưng nước không bao giờ cạn. Nước với lửa không thể hòa hợp với nhau được đâu, con ạ.
Thuyết giảng một hồi lâu, những nỗi niềm uất hận như vơi bớt, ông cảm thấy dễ chịu. Ông pha thêm một tuần trà, uống liền mấy cốc, rồi thắp thêm một nén nhang cắm vào chiếc lư hương trên bàn thờ. Ông bỏ hợp quẹt vào túi áo, cầm bó nhang còn lại chậm rải bước ra khỏi nhà...
Cơn gió xe lạnh thoáng qua làm ông rùng mình. Ông chợt nhớ đến những ảm đạm, sầu thảm cuả những ngày thuộc trung tuần tháng 4 năm 1975, những ngày Xóm Đình nhuộm một màu tang mà người dân địa phương gọi là ngày xảy ra “Trận bão Lù ba“
Bốn tiếng “Trận bão Lù ba“đưa ông trở về với quá khứ. Đã hơn ba mươi mấy năm rồi mà những bi thảm của trận bão Lù ba hiện ra trong trí nhớ của ông có lớp lang như nó mới xảy ra ngày hôm qua.
Những năm tháng cuối cùng của cuộc đời bà Sáu đã in vào ký ức của ông niềm đau ray rứt cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi. Sau ngày chôn cất thằng Phương xong, bà Sáu về nhà sống vật vờ trong im lặng. Buổi sáng bà lang thang ra đồng như đi thăm ruộng hay nhổ cỏ lúa, nhưng đi như người mất trí. Bà loanh quanh qua mấy khoảnh ruộng rồi quay lại khu gò mả ngồi bên mộ thằng Phương, un lại đống trấu cho lửa ngún đều. Bà ngồi ở đó cho đến xẩm tối mới về nhà; có khi bà rảo bước về hướng Lù ba.
..Một hôm trời đã tối mịt mà ông vẫn chưa thấy bà về; ông sốt ruột, thắp cây đèn bão buớc ra khỏi nhà trong âu lo và ái ngại...
Những ngày sau “trận bão Lù ba“, xóm Đình chìm trong lặng lẽ thê lương, nhất là về đêm. Nhà ai cũng đóng cửa im lìm không một ánh đèn lộ ra bên ngoài. Người ta đồn rằng ban đêm bọn du kích và đám “cách mạng 30“ rình rập quanh nhà để nghe ngóng và báo cáo những ai có lời xúc phạm đến bọn chúng. Người dân trong xóm sợ vạ lây nên không dám tiếp xúc những gia đình có nạn nhân trong cuộc sát hại tập thể vừa qua, vì ai cũng sợ bị nghi ngờ là còn lưu luyến đến chế độ cũ. Ai bị nghi ngờ, hay bị gán ghép vào những tội này không bị thủ tiêu thì cũng bị bắt bớ, giam cầm, tra vấn. Biết vậy, nên ông không dám gõ cửa nhà ai để nhờ đi cùng với ông, mặc dù bên ngoài trời tối đen như mực.
Ông xách cây đèn bão rảo bước ra mấy đám ruộng của ông, thử xem bà Sáu có bị trúng gió nằm ở đâu đó hay không, nhưng không thấy. Ông bèn trực chỉ đến khu gò mả. Sương đêm đã thấm vào vai áo, màn đêm bao trùm bãi tha ma thanh vắng làm ông thấy rờn rợn sau gáy, nhưng ông vẫn lầm lũi tiến bước. Đi được vài chục mét trong khu gò mả, mấy con chim te te đang co giò ngủ, nghe có tiếng động vội bay vút lên kêu “te te quách – te te quách“ làm ông giật mình và tưởng chừng như tiếng kêu ai oán của những hồn ma.
Ông lần mò định hướng, rồi bước nhanh đến chỗ mộ thằng Phương. Bỗng ông kêu lên:
- Trời ơi!
Khi thấy bà Sáu nằm bất động bên đống trấu đang cháy âm ỉ dưới chân mộ, ông chạy lại ôm bà Sáu và đỡ bà ngồi dậy. Ông thì thào:
- Bà làm sao thế này?
Ông cầm vai bà Sáu lay mạnh rồi hỏi tiếp, nhưng không có tiếng trả lời. Ông móc vội trong túi hộp dầu cù là, mở ra bôi lên mũi, lên trán và xoa bóp khắp người bà. Bà Sáu vẫn bất động... Ông đâm hoảng, vội xốc bà lên vai, cõng về nhà. Giữa đêm tối mịt mùng trong khoảng không gian thanh vắng ở khu gò mả, ánh đom đóm lập lòe dưới các lùm cây ướt đẫm sương khuya và từ những ngôi mộ xa xa, từng mảng lân tinh chập chờn bay theo luồn gió lúc xa, lúc gần, lúc cao, lúc thấp như những bó đuốc, nhưng không đủ sáng để ông tìm ra con đường mòn dẫn về xóm. Cõng bà Sáu đi loanh quanh một hồi lâu lại trở về chỗ mộ thằng Phương, ông không còn định được phương hướng. Lúc này ông thấy nổi gai ốc và đã mệt nhoài. Đặt bà Sáu gần đống trấu còn tỏa chút hơi ấm, ông cố tìm phương hướng.
Sau vài phút định thần, ông xốc bà Sáu lên lưng đi về hướng con đường mòn ra khỏi khu gò mả. Cũng trên con đường mòn này, thường ngày ông chỉ mất khoảng hơn mười lăm phút là vô tới xóm, nhưng đêm nay sao mà hun hút, đi mãi không ra khỏi con truông tối om, hai bên đen kịt những hàng tre. Ông ước chừng bây giờ đã quá nửa đêm. Ông dò dẫm những bước chân nặng nề, mệt nhọc, gắng sức về đến nhà... Tiếng con chim cú kêu đều đều từ cây gạo cuối xóm trong đêm khuya thanh vắng như báo cho ông Sáu biết có điềm bất tường...
Từ hôm đó, bà Sáu nằm liệt giường, mỗi ngày chỉ ăn đuợc vài muỗng cháo. Ông tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà, nhưng bịnh tình bà mỗi ngày một trầm trọng. Nhiều hôm ngồi đút cháo cho bà, ông tỉ tê:
- Bà bỏ qua những lầm lỗi cuả tôi, vì tôi tin người ta quá nên thằng Phương bị họ giết.
Rồi vào một buổi chiều, cũng vào giữa tháng Tư, bà Sáu vĩnh biệt cuộc đời. Trong giờ phút lâm chung, không có một lời trăn trối, bà chỉ mở mắt nhìn ông Sáu rồi hai dòng lệ chảy dài hai bên thái dương. Bà ra đi trong thinh lặng.
Vài tia nắng chiều còn sót lại xuyên qua cành lá chiếu vào căn phòng nhỏ, nơi bà Sáu đang nằm... Ông nhìn vào khoảng không gian nhòe nhẹt, thấy lòng sâu lắng trong nỗi cô đơn. Ông định sang cho cô em gái biết tin, nhưng nghĩ lại, không thể để bà Sáu nằm một mình trong lúc này. Ông ngồi bất động, mắt lim dim như đang cầu xin ơn trên một điều gì.
Ông ngồi như vậy rất lâu, bên ngoài màn đêm đã buông xuống. Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, những điều nghiệt ngã của đời ông lần lượt hiện ra trong đầu như khúc phim quay chậm.
o O o
Ngày ông dẫn thằng Phương ra trình diện với ủy ban nhân dân xã, bà Sáu phản đối kịch liệt. Nhưng ông không nghe bà và bảo:
- Không sao đâu, bác Năm Rọ hứa sẽ bảo lãnh cho nó về sớm.
Năm Rọ là bà con thúc bá với ông. Sau những năm làm ăn thua lỗ lại thêm có máu mê cờ bạc, nên Năm Rọ đã mắc nợ nhiều nơi không sao trả nổi, hằng ngày đều có người đến nhà đòi nợ. Bí quá Năm Rọ “nhảy núi“ vào mùa xuân năm 71. Sau tháng 4-75, Năm Rọ theo bọn chiến thắng trở về xóm làng với thái độ vô cùng hống hách, rồi được cấp trên chỉ định làm Chủ tịch UBND xã. Bây giờ Năm Rọ có quyền sinh sát trong tay. Các chủ nợ ngày trước chẳng những không dám nhắc nhở đến chuyện xưa mà còn khúm núm mỗi khi có chuyện phải gặp. Năm Rọ rất bận rộn với công việc ở trụ sở, ít khi ghé thăm ai. Hôm nay Năm Rọ tạt vào nhà, làm ông bà Sáu hơi ngạc nhiên và không dấu được vẻ vui mừng. Ông Sáu niềm nở nói:
- Hôm nay ngọn gió nào đưa đẩy rồng đến nhà tôm thế này? Tui cũng muốn ra thăm anh, nhưng thấy anh bận rộn quá nên không dám quấy rầy.
Năm Rọ chậm rải đáp:
- Ừ, nhiều công việc phải giải quyết lắm.
Qua một vài câu thăm hỏi xã giao, Năm Rọ lên tiếng hỏi:
- Sao mấy hôm nay tui không thấy mặt thằng Phương? Bộ nó ở luôn dưới thị xã?
Bà Sáu nhanh nhẩu đáp:
- Dạ, trông hoài mà chưa thấy nó về.
Ông Sáu pha hai tách trà, còn bà Sáu lấy đĩa bánh thuẫn để lên bàn, rồi đon đả mờì:
- Mời anh ăn bánh, uống nước.
Năm Rọ ăn qua loa miếng bánh, hớp một ngụm nước trà rồi nói:
- Nó có về bảo ra trình diện với uỷ ban, tui bảo lãnh cho nó về sớm. Mấy người liên hệ với Mỹ ngụy ra trình diện hết rồi chỉ thiếu mình nó…, nhưng nghiêm khắc trừng trị những kẻ ngoan cố.
Ngồi lại một chặp thì Năm Rọ ra về. Tiễn khách ra tận ngõ, ông quay vào nhà hỏi nhỏ bà Sáu:
- Anh Năm nói như vậy? Bà tính sao?
Bà Sáu suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Để nghe ngóng tình hình cái đã. Mấy hôm nay bọn du kích rình mò ngoài vườn, có lúc vào nhà nói gần, nói xa với mục đich là tìm thằng Phương, nhưng tôi bảo thằng Phương trốn trên đó, đừng ra mặt. Biết đâu lão bảo bọn du kích đi tìm không ra, hôm nay đến đây dụ mình đưa thằng Phương đi trình diện để lão lập công với bọn chúng. Lão Năm ghê gớm lắm, mình phải đề phòng.
Ông Sáu hơi cau mày rồi bảo:
- Người ta làm quan, làm quyền mới sợ. Chứ thằng Phương là thư ký quèn, với lại chỉ làm mấy tháng thì có tội tình gì cho lắm mà lo.
Nói thế nhưng ông cũng chiều theo ý của bà Sáu, không cho thằng Phương ra trình diện.
Vài hôm sau một bạn thân học chung trường từ nhỏ, trọ học cùng nhà, rồi chín năm kháng chiến cùng làm việc trong một cơ quan đến thăm. Ngoài tình bạn, ông Hai Hiếu và ông Sáu Hợi còn có một tình cảm đặc biệt, không nói ra nhưng cả hai đều nhận biết. Đó là do mối tình giữa Hai Hiếu và cô Bảy, em gái ông. Ngày ông Hai Hiếu lên đường đi tập kết vào năm 1954, cô Bảy đã tiễn chân ông đến tận đầu làng, không biết có thề non, hẹn biển gì không? Nhưng về nhà cô Bảy bỏ ăn mấy ngày và từ đó tính tình cô cũng thay đổi, không còn hồn nhiên, luôn luôn đăm chiêu, trầm mặc. Hôm nay, Hai Hiếu đến thăm ông một phần vì tình bạn, và có lẽ nóng lòng muốn biết tin tức về cô Bảy, nên về đến nhà buổi sáng, buổi chiều phóng sang thăm ông Sáu.
Sau mấy chục năm xa cách, gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi, thăm hỏi nhau đủ điều, câu chuyện dường như bất tận... Nhưng hai bên có tâm trạng khác nhau, và hướng về hai lối. Ông thì muốn vấn kế ông Hai về trường hợp của thằng Phương; còn ông Hai thì nóng lòng muốn biết tin cô Bảy. Cho nên những chuyện bao đồng, chuyện đời sống ngoài Bắc, trong Nam nhạt dần. Bấy giờ ông Hai hỏi:
- Anh chị có mấy cháu và tụi nó làm ăn sinh sống ra sao?
Câu hỏi này đã đưa ông đến gần mục đich. Ông kể lại ngọn ngành từ khi cưới vợ, sinh con cho đến việc ăn học rồi vào làm việc của thằng Phương. Cuối cùng ông hỏi:
- Theo anh thì có nên cho thằng Phương ra trình diện không?
Tư lự một chút, ông Hai chậm rải trả lời:
- Bây giờ đất nước đã quy về một mối, chính quyền sẽ kiểm soát rất chặt chẽ, không thể trốn tránh đi đâu được. Nhưng chính sách của “đảng”... Nói đến đây ông tự nhiên khựng lại một lúc, rồi tiếp. Nhưng chính sách của “đảng” hiện nay...
Sau câu trả lời này ông có vẻ trầm ngâm, suy nghỉ và yên lặng. Để bầu không khí bớt căng thẳng, nặng nề, ông lên tiếng:
- Nãy giờ tôi chưa kể hết chuyện gia đình. Cưới vợ được vài năm, tụi tôi ra riêng. Cô Bảy ở với ông bà già - tội nghiệp số cô ấy khổ - lo chăm sóc ông bà cụ đến năm sáu năm. Sau khi ông bà cụ mãn phần, tôi thấy cô ấy cô đơn quá, nên khuyên phải lập gia đình. Lúc đầu nó không nghe, bảo ở vậy đợi chờ... nhưng cuối cùng phải chấp nhận lấy chồng. Nó sinh được hai đứa con thì người chồng bị động viên vào lính Cộng Hòa rồi bị tử trận ở Tuy An. Thế là mẹ con lại cô đơn, côi cút. Bây giờ mấy đứa con đã lớn, nhờ cậy được chút đỉnh và mẹ con nương tựa, hủ hỷ bên nhau.
Ông Hai chăm chú nghe, mặt buồn rười rượi. Ngồi thêm một chặp, ông cáo từ ra về. Hai hôm sau, ông đưa thằng Phương ra trụ sở ủy ban trình diện với niềm tin vào sự khoan hồng cuả bọn cầm quyền và lời hứa bảo lãnh của Năm Rọ, hy vọng vài ba ngày nó sẽ về với gia đình. Nhưng thằng Phương không bao giờ trở lại với ông bà sau trận bão ở Lù ba. Từ đó bà Sáu vật vờ, sống trong nửa tỉnh nửa mê cho đến ngày lìa bỏ cõi đời.
Khúc phim quay chậm bị cắt ngang khi bà Khán cất tiếng chào:
- Chú Sáu ra thăm mộ xong rồi hả? Tui bây giờ mới ra đây.
- Ừ, tui ra đó từ sáng sớm. Ông Sáu trả lời.
Ông nhìn mâm đồ cúng có đậy lồng bàn mà bà Khán đội trên đầu có vẻ hơi nặng. Một tay bà vịn thành mâm, một tay cầm bó hoa làm ông mũi lòng nghĩ đến thằng Phương và bà Sáu. Ông nói:
- Chà, Thím cúng chú Ba chu đáo quá. Thôi ra cúng sớm rồi về kẻo nắng.
- Dạ, năm nào cũng cúng những món hồi còn sống ổng thích. Thôi chú Sáu đi “dìa” nghe.
Chưa về nhà vội, ông Sáu ghé vào vài nhà có thân nhân bị giết ở Lù ba, thăm hỏi vài câu rồi lại ra đi. Sau cùng ông đến thăm con Hảo. Vừa thoáng thấy bóng ông ngoài ngõ, con Hảo mừng rối rít, chạy ra nắm tay ông dẫn vào nhà rồi hỏi:
- Sáng nay con sang bên nhà hai lần, thấy cửa nẻo đóng kín mít. Bác đi đâu dậy?
- Ra thăm mộ. Ông Sáu trả lời.
Nghe tiếng ông Sáu, mẹ con Hảo đang lui cui nấu nướng trong bếp cũng chạy ra chào:
- Chào anh Sáu. Anh nấu được món gì để cúng thằng Phương chưa? Hồi nãy tui sai con Hảo đem qua vài chục cái bánh ít lá gai và dĩa gà luộc bóp gỏi để cúng thằng Phương, nhưng không có anh ở nhà. Chút nữa nó lại mang sang.
Ông Sáu cảm động, tiếp lời: - Cảm ơn, chị chu đáo quá, cho những món thằng Phương thích.
- Dạ, đó là những món con Hảo làm để cúng cha nó, và để riêng một phần cho thằng Phương.
Một thoáng buồn, ông Sáu nghĩ về qúa khứ. Nếu không có 30 tháng 4 thì bây giờ Hảo đã là con dâu của ông rồi. Tuy chưa có những lễ nghi chính thức, nhưng hai bên cha mẹ đều biết mối tình giữa Phương và Hảo, và ngầm chấp nhận cho hai đứa tiến đến hôn nhân. Chỉ còn chờ thằng Phương đậu Tú Tài là ông Sáu xúc tiến lễ cầu hôn. Nhưng “trận bão Lù ba”, cái ngày oan nghiệt đó đã làm cho tình duyên của con Hảo trở nên dang dở. Nhìn con Hảo mất nét thanh xuân - “Đã gần bốn mươi tuổi rồi còn gì”. Vậy mà nó vẫn không chịu nơi nào. Ông ngậm ngùi, thưong cảm cho tương lai của nó. Ông im lặng nghĩ đến thân nhân của hơn bốn trăm ngưòi bị giết tập thể ở Lù ba. Giờ này, gia đình họ đang âm thầm sửa soạn mâm cơm cúng cho người đã khuất. Không biết tâm trạng của họ thế nào? Hoàn cảnh ra sao? Bao nhiêu cô gái xuân thì rơi vào tình trạng hụt hẩng như con Hảo?
Tiếng mẹ con Hảo vọng ra từ trong bếp vọng ra cắt ngang dòng suy nghĩ của ông Sáu:
- Dạ, tôi nấu gần xong mâm cơm cúng ổng. Mời anh nán lại chơi chút xíu... Bà có ý mời ông Sáu ở lại ăn cỗ, nhưng chỉ nói lửng như vậy vì biết từ lâu ông Sáu không ăn dỗ ở bất cứ nhà nào.
Con Hảo lấy đĩa gỏi gà và đĩa bánh ít cho vào giỏ mây để sẵn trên bàn và nói nhỏ với mẹ:
- Chút nữa bác Sáu về con đi với bác Sáu nghe mẹ?
Mẹ nó gật đầu. Khi ông Sáu cáo từ, nó xách giỏ theo sau và nói:
- Con xin qua nhà thắp cây nhang cúng anh Phương.
Ông Sáu nhìn Hảo ái ngại nói:
- Con còn phải lo mâm cỗ kia mà.
- Dạ xong hết rồi, chỉ còn một món nữa thôi. Con qua thắp nhang một chút rồi về cũng kịp.
Hai người, một già, một trẻ thong thả bước đi trên con đường rợp bóng cây xanh. Tiếng mõ đều đều quyện theo tiếng cầu kinh ê... a... lúc trầm, lúc bổng từ một nhà ai đó vọng ra hòa lẫn trong khoảng không gian tỉnh mịch thoang thoảng mùi trầm hương như ru lòng người vào mộng và hình như đã làm vơi bớt nỗi sầu muộn... Họ tiếp tục bước đi trong thinh lặng và thả hồn chìm vào cõi hư không mơ hồ nào đó...
Ra đến bìa xóm họ băng qua cánh đồng nhỏ, men theo những ruộng lúa “đang thời con gái” xanh mượt, gợn sóng theo làn gió nam non. Xóm nhà ông Sáu đã hiện ra phía trước, những hàng cau cao vút in lên nền trời xanh, ánh nắng trong trẻo ban mai xuyên qua khóm lá chiếu xuống những mái nhà ngói đã ngã màu xám đậm đang ẩn mình dưới tàn cây ăn trái mát rượi . Ánh nắng cũng rọi vào những mảng rêu xanh bám vào các tường vôi làm cho nó thêm loan lổ. Bình thường thì đây bóng dáng của một làng quê cổ kính, nhưng hôm nay ông Sáu thấy sao nó hoang phế, tiêu điều như thiếu sự chăm sóc của những bàn tay trai tráng. Một nỗi buồn hiu hắt xâm chiếm tâm hồn ông. Ông quay ra sau hỏi con Hảo với giọng trầm buồn
- Cháu còn nhớ những hình ảnh và sinh hoạt của Xóm Đình mình ngày trước không?
Con Hảo chưa kịp trả lời thì ông tiếp
- Những năm giặc giã chưa lan tràn thì thôn xóm mình lúc nào cũng rộn rịp, kẻ tới người lui, vui lắm! Nhất là vào dịp Tết hay lễ hội cúng Đình, các nơi họ kéo về đây xem hát bội. Xóm Đình đã tạo một ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người là không còn một mái nhà tranh. Từ xa đã thấy những mái ngói đỏ chen giữa các vườn cây ăn trái xanh tươi. Vào trong xóm, rào dậu được cắt xén ngay ngắn, đường sá luôn được sửa sang và giữ gìn sạch sẽ. Nhà nào cũng thi nhau làm đẹp, gần đến Tết vách nhà ai cũng được quét vôi lại, chứ không phải như bây giờ phủ kín rêu phong. Đặc biệt khách phương xa đến thăm chơi xóm Đình bao giờ cũng được đón tiếp nồng hậu, chủ nhà luôn luôn có những món đặc biệt để đãi khách. Điều làm cho người ta kính nể xóm Đình là có nhiều người học hành đỗ đạt, rồi ra đi làm việc khắp nơi, đến ngày tư, ngày Tết mới trở về mang theo những cây giống, những cái mới lạ tạo cho xóm Đình cái huê dạng độc đáo. Bây giờ những người ấy đã khuất bóng hết rồi, nếu không bị giết trong “Trận bão Lù ba“ , thì cũng chết dần chết mòn trong các trại cải tạo, hoặc đã sống ở nước ngoài.
Ông ngừng lại một chút khe khẻ nói,”Ôi! Một thời vang bóng!” Ông im lặng và buông tiếng thở dài não nuột, lúc ấy ông và con Hảo đã bước lên bậc thềm.
Ông đẩy cửa đi vào bên trong, trong khi con Hảo lách mình đến trước bàn thờ đặt lên đĩa bánh ít lá gai và đĩa gỏi gà. Ông đốt mấy cây nhang đưa cho con Hảo. Nó chắp hai tay trước ngực, lâm râm khấn nguyện những gì không nghe rõ chỉ thấy những giọt nước mắt từ từ lăn trên hai gò má. Ông đứng cạnh, nhìn vào khung ảnh của thằng Phương, thấy hình như nó đang nhìn con Hảo và vẫn giữ nụ cười tươi. Ông nhìn vào khung hình bà Sáu. Dường như bà đang nhìn ông trìu mến, thì thầm “Tôi không còn hờn trách ông nữa đâu.”
Ánh nắng ban mai đã lên cao, ông đưa con Hảo ra tận cổng. Họ không nói lời chào tạm biệt, đôi mắt họ đẩm lệ nhìn nhau trong im lặng. Con Hảo cúi mặt bước đi... Ông Sáu Hợi quay vào nhà, nét mặt buồn tênh...
Viết phỏng theo một sự kiện có thật đã xảy ra ở thôn An Nghiệp, xã Hòa Định thuộc tỉnh Phú Yên vào những ngày sau tháng 4-1975. Cho đến nay, sự kiện này vẫn còn vết hằn đau thương trong lòng một số người dân địa phương. Chuyện này được kể để nhớ về những người đã bị giết một cách oan nghiệt khi cuộc chiến đã đến hồi kết thúc.
Sáng nay ông Sáu Hợi thức dậy sớm hơn thường lệ, ông thay bộ đồ bà ba bằng lụa màu mỡ gà, một loại lụa thượng hạng nổi tiếng một thời ở Đông Bình được dệt bằng tơ tằm. Ông chỉ mặc bộ đồ này vào những ngày đặc biệt như giỗ chạp hay lễ hội trong làng. Do đó, nó trông còn mới mặc dù đã được may từ trước năm 75, và bây giờ thì rộng thùng thình so với tấm thân còm cõi của ông. Nhưng ông không có bộ đồ nào đẹp hơn để mặc trong ngày dỗ của thằng Phương, đứa con trai duy nhất mà ông đã đặt nhiều kỳ vọng.
Tiếng gà gáy sáng rộ lên làm cái không gian tĩnh lặng ở Xóm Đình như vỡ ra. Ông cũng bừng tỉnh khi đang mơ màng nghĩ về quá khứ. Ông thong thả xuống bếp nhóm lửa pha trà.
Ông rót nước trà vào ba tách nhỏ bằng hột mít từ cái bình tích chỉ lớn hơn nắm tay, đặt hai tách trà lên bàn thờ rồi thắp nhan lâm râm khấn:
- Hôm nay ngày giỗ của con, nhưng cha không có tiền mua sắm để cúng con một mâm cơm cho ra hồn.
Mặt ông buồn rười rượi nhìn vào di ảnh của Bà Sáu lộng trong khung kính, ông nói:
- Phải chi có bà thì đâu đến nỗi... Chút nửa tui nấu nồi cháo đậu xanh cúng thằng Phương - Nó thích nhất món cháo đậu xanh nấu thật đặt ăn với đường cát. Bà còn nhớ không?
Ông nói một hơi dài như đang tâm sự với Bà Sáu. Đôi mắt nghiêm nghị của Bà Sáu trong hình đang nhìn ông như dò xét. Ông đã quen ánh mắt ấy mỗi khi nói một điều gì không thật lòng với bà. “Thằng Phương còn thích món gà luộc xé phay bóp rau răm nữa kìa.”... Ông nghe như có tiếng nhắc nhở của bà Sáu, và ông còn nhớ mỗi lần gần đến ngày dỗ nó luôn luôn nhắc Bà Sáu gói bánh ít lá gai. Nghẹn ngào thấy đau nhói trong tim, ông thì thầm: “làm sao tôi có được những món ấy cho con...” Ông Sáu Hợi gục mặt xuống bàn thờ thổn thức...
Trước ngày giỗ một tuần ông Sáu kêu con Sương sang hái một rổ khế đem ra chợ bán, rồi lấy tiền đó mua cho ông một lon đậu xanh cà. Con Sương hơi thắc mắc, không biết ông bảo mua đậu xanh để làm gì vì thường ngày ông Sáu chỉ ăn cháo trắng với muối hầm. Nó nghĩ thầm trong bụng: “Chắc ông Sáu ăn cháo trắng hoài đâm ngán nên thay cháo đậu xanh.” Nó chỉ nghĩ, sở dĩ ông Sáu ăn cháo trắng quanh năm vì bị đau bao tử chứ nó đâu biết rằng mỗi tuần ông Sáu chỉ ăn một bữa cơm còn những ngày khác phải ăn rau, ăn cháo, như vậy mới đủ gạo ăn giáp hạt.
Người ta cấp cho ông hơn một sào ruộng, nhưng tuổi già, sức yếu ông không đủ sức canh tác nên phải cho làm rẽ. Số lúa thu hoạch được trên khoảnh ruộng ấy chỉ còn phân nửa, nên ông phải ăn dè xẻn để chờ vụ mùa kế tiếp. Ông không còn ai là bà con ruột thịt ngoại trừ cô Bảy Sa, người em gái út, thỉnh thoảng ghé thăm ông. Cô rất xót xa hoàn cảnh cô độc và thiếu thốn của anh, nhưng nhà cô cũng nghèo xơ xác, thiếu trước hụt sau lấy gì giúp đỡ. Chỉ hôm nào thằng Khả, con cô Bảy, cắm câu hay đặt lờ có ít cá, cua, cô Bảy kho nấu rồi sai con Sương mang sang cho cậu Sáu. Con Sương rất thích được mẹ sai qua thăm ông, vì ngoài cái tình cậu cháu, con Sương còn được cậu Sáu cho vài trái ổi, trái chanh hay mãn cầu ông hái để dành cho nó trước khi ra về. Đến mùa trái cây chín rộ ông nhắn nó sang hái rồi đem ra chợ bán lấy tiền mua cho ông vài chai nước mắm, nửa cân muối v..v.. Số tiền còn lại ông dúi vào tay nó - bảo mang về cho mẹ. Mùa trái cây đã để lại trong lòng con Sương những kỷ niệm êm đềm, khó quên trong quảng đời thơ ấu.
o O o
Trước năm 75, ông Sáu Hợi không phải là một điền chủ giàu có, nhưng gia đình ông được xem là khá giả trong làng. Ông chỉ có ba mẫu điền và năm sào thổ. Nhưng nhờ sự cần cù, làm lụng vất vả quanh năm suốt tháng của bà Sáu cộng với cái đầu biết tính toán, chịu tìm tòi, học hỏi và áp dụng những phương pháp canh tác mới cuả ông Sáu nên mùa nào gia đình ông cũng đạt năng suất cao. Gia đình ông dư ăn, dư để... không bận tâm vấn đề kinh tế. Ông chỉ cầu mong cho thằng Phương học hành thành đạt để làm rạng rỡ giòng họ và hãnh diện với bà con. Thằng Phương đang học lớp Đệ Nhị ở Tuy Hoà. Ông dự tính còn hai năm nữa, nếu nó đỗ đạt, ông sẽ bán năm sào ruộng để cho nó vào Sài gòn học tiếp, nhưng thằng Phương nói xa nói gần rằng:
- Khi đậu Tú Tài 2, con sẽ tình nguyện vào trường Sĩ quan Đà lạt.
Ông Sáu hơi lo vì bà Sáu sẽ buồn khi không được sống gần con. Đó là chưa kể những hiểm nguy, bất trắc... Nhưng ông Sáu không phản đối hay bàn ra tán vào về ý muốn của con. Ông nghĩ trong ba năm đó còn biết bao là thay đổi.
Có ngờ đâu những thay đổi sau này không theo chiều hướng thuận lợi như ông hằng mơ ước. Thằng Phương không đậu được Tú Tài 2, nó sinh ra buồn chán. Ông khuyên giải hết lời nhưng tinh thần của nó suy sụp trầm trọng. Ông phải chạy chọt xin cho nó một chỗ làm tạm thời trong Ty Cảnh Sát để chờ năm sau thi lại. Rồi ngày 30-4-75 ập đến mang theo những thảm họa vô lường cho gia đình ông.
Hơn ba mươi năm nay, ông đã trải qua những cơn ác mộng và sống trong nỗi đau thương bất tận.... Nước mắt ông cứ tuông ra, di ảnh của đứa con trai yêu quý nhạt nhòa qua dòng lệ. Thường ngày nó vẫn tươi cười, nhưng giờ đây ông mường tượng như nó đang buồn buồn nhìn ông thì thầm:
- Ba ơi! Thôi đừng khóc nữa. Còn có nhiều mảnh đời vỡ vụn và bi thảm hơn cha con mình.
Ông Sáu lấy tay lau nước mắt, thay đổi thế ngồi, rồi khe khẽ nói:
- Cha biết! Nhưng con ơi, cha chưa bao giờ chảy nhiều nước mắt như hôm nay ngay cả cái ngày người ta đặt thân xác con vào mộ huyệt. Cha khóc vì thương nhớ con một phần, nhưng cha khóc để vơi bớt sự uất hận chồng chất trong lòng cha. Cha kể lại cho con nghe chuyện đau thương ngày ấy,
Ngày con Tám lén qua nhà báo tin cho cha mẹ biết rằng nó thấy xác con nằm bên cạnh xác chồng nó, một thoáng bàng hoàng, cha không tin người ta đã giết con. Tuy vậy cha mẹ cũng lặng lẽ lên Lù Ba xem hư thực thế nào. Lần theo dấu vết và mùi tử khí xông lên, cha mẹ đi vào vùng tử địa. Trời ơi! Một cảnh tượng hải hùng. Xác người nằm ngồi ngổn ngang, vắt vẻo, chồng chất lên nhau. Khi cha mẹ đang lách chân qua những thân xác đã thối rữa, thì mẹ con rú lên “Thằng Phương!” rồi gục xuống ôm lấy xác con, nằm bất động. Cha cũng vừa nhận ra cái áo sơ mi màu xanh, con đã mặc hôm cha đưa con ra trụ sở. Khi đó đầu óc và tâm hồn như ra khỏi thân xác, cha không biết phải làm gì, đứng bất động. Mấy người đang lay hoay thu vén vài xác người vào những tấm ni-lông trải sẵn trên đám cỏ, thấy vậy chạy lại dìu mẹ con vào chỗ bóng mát, cho uống nước, thoa dầu... Rồi một ông già đến gần cha thì thầm: “Ở đây có mấy người làm công việc gói ghém, tẩm liệm. Mình nhờ họ giúp rồi trả tiền công sau. Họ có sẵn vải, và ni-lông. Tôi kêu họ lại gặp chú. Thôi cố gắng lo công việc cho xong, chứ khóc than cũng không giải quyết được gì trong lúc này.” Ông còn ghé tai dặn dò: “Không được đưa quan tài về nhà mà hãy chở thẳng ra chỗ chôn. Không được cho người theo đưa tiễn hay khóc lóc rùm beng. Không huơng nến gì cả. Nghe nói chính quyền địa phương ra lệnh như vậy.” Lúc đó cha hoàn toàn thụ động, nghe theo những gì họ chỉ dẫn, cho đến khi họ đặt thân xác con xuống lòng huyệt mộ. Họ phủ đất che kín chiếc quan tài. Cha mẹ cũng bỏ vài nắm đất để đưa con vào lòng đất lạnh. Từ đây âm dương vĩnh biệt!
Con ơi! Có niềm đau đớn nào hơn khi một phần máu thịt của cha đã theo con vào lòng đất lạnh. Còn đau đớn nào hơn khi một năm sau mẹ con cũng ra đi, bỏ cha ở lại chốn trần gian ô trọc này.
Giọng ông Sáu trở nên nghẹn ngào:
- Sau ngày mẹ con qua đời, cha lo xong tuần 49 ngày, cha vào chùa tìm sự bình an cho tâm hồn qua câu kinh, tiếng kệ. Cha hy vọng đấng Từ Phụ sẽ soi sáng để cha bớt nỗi khổ đau, thù hận.
Con ơi! Họ đã giết con và bao nhiêu người khác không phải mang lại vinh quang cho dân tộc mà chỉ để lại những ô nhục trong trang sử nước nhà. Trong đấu tranh họ đã phản bội, gian manh, thủ đoạn và sắt máu chỉ nhằm mục đích cướp chính quyền để cho đảng của họ lãnh đạo và toàn quyền thao túng. Họ không vì lý tưởng Độc lập, Tự do, Hạnh phúc như họ từng rêu rao. Đó chỉ là chiêu bài mị dân.
Nói đến đây, giọng ông Sáu trở nên mạnh mẽ, hùng hồn như một diễn giả. Ông ngồi thẳng người, nhìn vào di ảnh thằng Phương nói tiếp:
- Phương à, không phải cha mất con mà có lời cay cú. Những điều cha thường nói với con, muốn đem lại vẻ vang cho nòi giống thì Dân tộc phải độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh có hạnh phúc. Nhưng bây giờ những tiếng ấy là húy kỵ của chế độ, những người có quyền chức không muốn nhắc đến... Bởi vì đề cập đến độc lập dân tộc là đi ngược lại chủ trương “Thế giới đại đồng“. Nói đến tự do nhân quyền là đi ra ngoài nguyên tắc “dân chủ tập trung”, “chuyên chính vô sản”. Nói đến dân sinh hạnh phúc là chưa từ bỏ cái “cá nhân chủ nghĩa”, còn lưu luyến với nếp sống tiểu tư sản. Vì bọn họ suy nghĩ và lý luận như vậy, nên luật pháp không nghiêm minh, luơng tâm bị đánh mất, thể diện Quốc gia, Dân tộc không còn là cứu cánh trong các cuộc đấu tranh. Bởi vậy xã hội đã trở nên suy đồi và đất nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy ô nhục.
Con ơi! Càng nói, càng đau, không sao kể xiết. Có những lúc quá uất hận, cha đã kêu tên Hồ Chí Minh, và bọn lãnh đạo ra chửi. Bọn cán bộ địa phương hăm dọa sẽ đưa cha vào trại cải tạo. Cha không sợ. Cha thách thức bọn chúng. Cha nói thẳng với chúng ”Tôi sẽ chống các ông đến cùng khi các ông chưa quay về với Dân Tộc”. Nói đến đây, ông như nghe tiếng thằng Phương đang thì thầm:
- Chúng có súng, có dao còn cha có gì mà chống lại họ?
- Chúng có súng, có dao, còn cha có cái LƯỠI. Cha sẽ nói cho mọi người hiểu rằng chủ nghĩa CS đã lỗi thời. Không lâu nữa đâu con ạ, lịch sử rồi sẽ sang trang. Cha ráng sống và cầu xin ơn trên cho cha được sống đến ngày dân mình được Tự do, nước mình được Tự chủ.
Ông mường tượng như thằng con trai chưa tin vào lời tiên đoán, và mong ước cuả ông, nên ông giải thích thêm:
- Chắc con chưa tin vào lời cha? Nhưng cha sẽ chứng minh cho con thấy. Bạo lực ví như lửa, nó có khả năng tàn phá và hủy diệt. Hòa bình ví như nước, nó có khả năng tái sinh và phục hồi. Người CS luôn luôn sử dụng bạo lực trong mọi trường hợp. Người Quốc Gia lấy hòa bình làm cứu cánh. Con phải hiểu rằng lửa cháy lâu phải tàn và người ta có thể dập tắt, nhưng nước luôn luôn luân lưu trong lòng đất và không ai có thể tát cạn đại dương. Lửa sẽ tàn, nhưng nước không bao giờ cạn. Nước với lửa không thể hòa hợp với nhau được đâu, con ạ.
Thuyết giảng một hồi lâu, những nỗi niềm uất hận như vơi bớt, ông cảm thấy dễ chịu. Ông pha thêm một tuần trà, uống liền mấy cốc, rồi thắp thêm một nén nhang cắm vào chiếc lư hương trên bàn thờ. Ông bỏ hợp quẹt vào túi áo, cầm bó nhang còn lại chậm rải bước ra khỏi nhà...
Cơn gió xe lạnh thoáng qua làm ông rùng mình. Ông chợt nhớ đến những ảm đạm, sầu thảm cuả những ngày thuộc trung tuần tháng 4 năm 1975, những ngày Xóm Đình nhuộm một màu tang mà người dân địa phương gọi là ngày xảy ra “Trận bão Lù ba“
Bốn tiếng “Trận bão Lù ba“đưa ông trở về với quá khứ. Đã hơn ba mươi mấy năm rồi mà những bi thảm của trận bão Lù ba hiện ra trong trí nhớ của ông có lớp lang như nó mới xảy ra ngày hôm qua.
Những năm tháng cuối cùng của cuộc đời bà Sáu đã in vào ký ức của ông niềm đau ray rứt cho đến bây giờ vẫn chưa nguôi. Sau ngày chôn cất thằng Phương xong, bà Sáu về nhà sống vật vờ trong im lặng. Buổi sáng bà lang thang ra đồng như đi thăm ruộng hay nhổ cỏ lúa, nhưng đi như người mất trí. Bà loanh quanh qua mấy khoảnh ruộng rồi quay lại khu gò mả ngồi bên mộ thằng Phương, un lại đống trấu cho lửa ngún đều. Bà ngồi ở đó cho đến xẩm tối mới về nhà; có khi bà rảo bước về hướng Lù ba.
..Một hôm trời đã tối mịt mà ông vẫn chưa thấy bà về; ông sốt ruột, thắp cây đèn bão buớc ra khỏi nhà trong âu lo và ái ngại...
Những ngày sau “trận bão Lù ba“, xóm Đình chìm trong lặng lẽ thê lương, nhất là về đêm. Nhà ai cũng đóng cửa im lìm không một ánh đèn lộ ra bên ngoài. Người ta đồn rằng ban đêm bọn du kích và đám “cách mạng 30“ rình rập quanh nhà để nghe ngóng và báo cáo những ai có lời xúc phạm đến bọn chúng. Người dân trong xóm sợ vạ lây nên không dám tiếp xúc những gia đình có nạn nhân trong cuộc sát hại tập thể vừa qua, vì ai cũng sợ bị nghi ngờ là còn lưu luyến đến chế độ cũ. Ai bị nghi ngờ, hay bị gán ghép vào những tội này không bị thủ tiêu thì cũng bị bắt bớ, giam cầm, tra vấn. Biết vậy, nên ông không dám gõ cửa nhà ai để nhờ đi cùng với ông, mặc dù bên ngoài trời tối đen như mực.
Ông xách cây đèn bão rảo bước ra mấy đám ruộng của ông, thử xem bà Sáu có bị trúng gió nằm ở đâu đó hay không, nhưng không thấy. Ông bèn trực chỉ đến khu gò mả. Sương đêm đã thấm vào vai áo, màn đêm bao trùm bãi tha ma thanh vắng làm ông thấy rờn rợn sau gáy, nhưng ông vẫn lầm lũi tiến bước. Đi được vài chục mét trong khu gò mả, mấy con chim te te đang co giò ngủ, nghe có tiếng động vội bay vút lên kêu “te te quách – te te quách“ làm ông giật mình và tưởng chừng như tiếng kêu ai oán của những hồn ma.
Ông lần mò định hướng, rồi bước nhanh đến chỗ mộ thằng Phương. Bỗng ông kêu lên:
- Trời ơi!
Khi thấy bà Sáu nằm bất động bên đống trấu đang cháy âm ỉ dưới chân mộ, ông chạy lại ôm bà Sáu và đỡ bà ngồi dậy. Ông thì thào:
- Bà làm sao thế này?
Ông cầm vai bà Sáu lay mạnh rồi hỏi tiếp, nhưng không có tiếng trả lời. Ông móc vội trong túi hộp dầu cù là, mở ra bôi lên mũi, lên trán và xoa bóp khắp người bà. Bà Sáu vẫn bất động... Ông đâm hoảng, vội xốc bà lên vai, cõng về nhà. Giữa đêm tối mịt mùng trong khoảng không gian thanh vắng ở khu gò mả, ánh đom đóm lập lòe dưới các lùm cây ướt đẫm sương khuya và từ những ngôi mộ xa xa, từng mảng lân tinh chập chờn bay theo luồn gió lúc xa, lúc gần, lúc cao, lúc thấp như những bó đuốc, nhưng không đủ sáng để ông tìm ra con đường mòn dẫn về xóm. Cõng bà Sáu đi loanh quanh một hồi lâu lại trở về chỗ mộ thằng Phương, ông không còn định được phương hướng. Lúc này ông thấy nổi gai ốc và đã mệt nhoài. Đặt bà Sáu gần đống trấu còn tỏa chút hơi ấm, ông cố tìm phương hướng.
Sau vài phút định thần, ông xốc bà Sáu lên lưng đi về hướng con đường mòn ra khỏi khu gò mả. Cũng trên con đường mòn này, thường ngày ông chỉ mất khoảng hơn mười lăm phút là vô tới xóm, nhưng đêm nay sao mà hun hút, đi mãi không ra khỏi con truông tối om, hai bên đen kịt những hàng tre. Ông ước chừng bây giờ đã quá nửa đêm. Ông dò dẫm những bước chân nặng nề, mệt nhọc, gắng sức về đến nhà... Tiếng con chim cú kêu đều đều từ cây gạo cuối xóm trong đêm khuya thanh vắng như báo cho ông Sáu biết có điềm bất tường...
Từ hôm đó, bà Sáu nằm liệt giường, mỗi ngày chỉ ăn đuợc vài muỗng cháo. Ông tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà, nhưng bịnh tình bà mỗi ngày một trầm trọng. Nhiều hôm ngồi đút cháo cho bà, ông tỉ tê:
- Bà bỏ qua những lầm lỗi cuả tôi, vì tôi tin người ta quá nên thằng Phương bị họ giết.
Rồi vào một buổi chiều, cũng vào giữa tháng Tư, bà Sáu vĩnh biệt cuộc đời. Trong giờ phút lâm chung, không có một lời trăn trối, bà chỉ mở mắt nhìn ông Sáu rồi hai dòng lệ chảy dài hai bên thái dương. Bà ra đi trong thinh lặng.
Vài tia nắng chiều còn sót lại xuyên qua cành lá chiếu vào căn phòng nhỏ, nơi bà Sáu đang nằm... Ông nhìn vào khoảng không gian nhòe nhẹt, thấy lòng sâu lắng trong nỗi cô đơn. Ông định sang cho cô em gái biết tin, nhưng nghĩ lại, không thể để bà Sáu nằm một mình trong lúc này. Ông ngồi bất động, mắt lim dim như đang cầu xin ơn trên một điều gì.
Ông ngồi như vậy rất lâu, bên ngoài màn đêm đã buông xuống. Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, những điều nghiệt ngã của đời ông lần lượt hiện ra trong đầu như khúc phim quay chậm.
o O o
Ngày ông dẫn thằng Phương ra trình diện với ủy ban nhân dân xã, bà Sáu phản đối kịch liệt. Nhưng ông không nghe bà và bảo:
- Không sao đâu, bác Năm Rọ hứa sẽ bảo lãnh cho nó về sớm.
Năm Rọ là bà con thúc bá với ông. Sau những năm làm ăn thua lỗ lại thêm có máu mê cờ bạc, nên Năm Rọ đã mắc nợ nhiều nơi không sao trả nổi, hằng ngày đều có người đến nhà đòi nợ. Bí quá Năm Rọ “nhảy núi“ vào mùa xuân năm 71. Sau tháng 4-75, Năm Rọ theo bọn chiến thắng trở về xóm làng với thái độ vô cùng hống hách, rồi được cấp trên chỉ định làm Chủ tịch UBND xã. Bây giờ Năm Rọ có quyền sinh sát trong tay. Các chủ nợ ngày trước chẳng những không dám nhắc nhở đến chuyện xưa mà còn khúm núm mỗi khi có chuyện phải gặp. Năm Rọ rất bận rộn với công việc ở trụ sở, ít khi ghé thăm ai. Hôm nay Năm Rọ tạt vào nhà, làm ông bà Sáu hơi ngạc nhiên và không dấu được vẻ vui mừng. Ông Sáu niềm nở nói:
- Hôm nay ngọn gió nào đưa đẩy rồng đến nhà tôm thế này? Tui cũng muốn ra thăm anh, nhưng thấy anh bận rộn quá nên không dám quấy rầy.
Năm Rọ chậm rải đáp:
- Ừ, nhiều công việc phải giải quyết lắm.
Qua một vài câu thăm hỏi xã giao, Năm Rọ lên tiếng hỏi:
- Sao mấy hôm nay tui không thấy mặt thằng Phương? Bộ nó ở luôn dưới thị xã?
Bà Sáu nhanh nhẩu đáp:
- Dạ, trông hoài mà chưa thấy nó về.
Ông Sáu pha hai tách trà, còn bà Sáu lấy đĩa bánh thuẫn để lên bàn, rồi đon đả mờì:
- Mời anh ăn bánh, uống nước.
Năm Rọ ăn qua loa miếng bánh, hớp một ngụm nước trà rồi nói:
- Nó có về bảo ra trình diện với uỷ ban, tui bảo lãnh cho nó về sớm. Mấy người liên hệ với Mỹ ngụy ra trình diện hết rồi chỉ thiếu mình nó…, nhưng nghiêm khắc trừng trị những kẻ ngoan cố.
Ngồi lại một chặp thì Năm Rọ ra về. Tiễn khách ra tận ngõ, ông quay vào nhà hỏi nhỏ bà Sáu:
- Anh Năm nói như vậy? Bà tính sao?
Bà Sáu suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Để nghe ngóng tình hình cái đã. Mấy hôm nay bọn du kích rình mò ngoài vườn, có lúc vào nhà nói gần, nói xa với mục đich là tìm thằng Phương, nhưng tôi bảo thằng Phương trốn trên đó, đừng ra mặt. Biết đâu lão bảo bọn du kích đi tìm không ra, hôm nay đến đây dụ mình đưa thằng Phương đi trình diện để lão lập công với bọn chúng. Lão Năm ghê gớm lắm, mình phải đề phòng.
Ông Sáu hơi cau mày rồi bảo:
- Người ta làm quan, làm quyền mới sợ. Chứ thằng Phương là thư ký quèn, với lại chỉ làm mấy tháng thì có tội tình gì cho lắm mà lo.
Nói thế nhưng ông cũng chiều theo ý của bà Sáu, không cho thằng Phương ra trình diện.
Vài hôm sau một bạn thân học chung trường từ nhỏ, trọ học cùng nhà, rồi chín năm kháng chiến cùng làm việc trong một cơ quan đến thăm. Ngoài tình bạn, ông Hai Hiếu và ông Sáu Hợi còn có một tình cảm đặc biệt, không nói ra nhưng cả hai đều nhận biết. Đó là do mối tình giữa Hai Hiếu và cô Bảy, em gái ông. Ngày ông Hai Hiếu lên đường đi tập kết vào năm 1954, cô Bảy đã tiễn chân ông đến tận đầu làng, không biết có thề non, hẹn biển gì không? Nhưng về nhà cô Bảy bỏ ăn mấy ngày và từ đó tính tình cô cũng thay đổi, không còn hồn nhiên, luôn luôn đăm chiêu, trầm mặc. Hôm nay, Hai Hiếu đến thăm ông một phần vì tình bạn, và có lẽ nóng lòng muốn biết tin tức về cô Bảy, nên về đến nhà buổi sáng, buổi chiều phóng sang thăm ông Sáu.
Sau mấy chục năm xa cách, gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi, thăm hỏi nhau đủ điều, câu chuyện dường như bất tận... Nhưng hai bên có tâm trạng khác nhau, và hướng về hai lối. Ông thì muốn vấn kế ông Hai về trường hợp của thằng Phương; còn ông Hai thì nóng lòng muốn biết tin cô Bảy. Cho nên những chuyện bao đồng, chuyện đời sống ngoài Bắc, trong Nam nhạt dần. Bấy giờ ông Hai hỏi:
- Anh chị có mấy cháu và tụi nó làm ăn sinh sống ra sao?
Câu hỏi này đã đưa ông đến gần mục đich. Ông kể lại ngọn ngành từ khi cưới vợ, sinh con cho đến việc ăn học rồi vào làm việc của thằng Phương. Cuối cùng ông hỏi:
- Theo anh thì có nên cho thằng Phương ra trình diện không?
Tư lự một chút, ông Hai chậm rải trả lời:
- Bây giờ đất nước đã quy về một mối, chính quyền sẽ kiểm soát rất chặt chẽ, không thể trốn tránh đi đâu được. Nhưng chính sách của “đảng”... Nói đến đây ông tự nhiên khựng lại một lúc, rồi tiếp. Nhưng chính sách của “đảng” hiện nay...
Sau câu trả lời này ông có vẻ trầm ngâm, suy nghỉ và yên lặng. Để bầu không khí bớt căng thẳng, nặng nề, ông lên tiếng:
- Nãy giờ tôi chưa kể hết chuyện gia đình. Cưới vợ được vài năm, tụi tôi ra riêng. Cô Bảy ở với ông bà già - tội nghiệp số cô ấy khổ - lo chăm sóc ông bà cụ đến năm sáu năm. Sau khi ông bà cụ mãn phần, tôi thấy cô ấy cô đơn quá, nên khuyên phải lập gia đình. Lúc đầu nó không nghe, bảo ở vậy đợi chờ... nhưng cuối cùng phải chấp nhận lấy chồng. Nó sinh được hai đứa con thì người chồng bị động viên vào lính Cộng Hòa rồi bị tử trận ở Tuy An. Thế là mẹ con lại cô đơn, côi cút. Bây giờ mấy đứa con đã lớn, nhờ cậy được chút đỉnh và mẹ con nương tựa, hủ hỷ bên nhau.
Ông Hai chăm chú nghe, mặt buồn rười rượi. Ngồi thêm một chặp, ông cáo từ ra về. Hai hôm sau, ông đưa thằng Phương ra trụ sở ủy ban trình diện với niềm tin vào sự khoan hồng cuả bọn cầm quyền và lời hứa bảo lãnh của Năm Rọ, hy vọng vài ba ngày nó sẽ về với gia đình. Nhưng thằng Phương không bao giờ trở lại với ông bà sau trận bão ở Lù ba. Từ đó bà Sáu vật vờ, sống trong nửa tỉnh nửa mê cho đến ngày lìa bỏ cõi đời.
Khúc phim quay chậm bị cắt ngang khi bà Khán cất tiếng chào:
- Chú Sáu ra thăm mộ xong rồi hả? Tui bây giờ mới ra đây.
- Ừ, tui ra đó từ sáng sớm. Ông Sáu trả lời.
Ông nhìn mâm đồ cúng có đậy lồng bàn mà bà Khán đội trên đầu có vẻ hơi nặng. Một tay bà vịn thành mâm, một tay cầm bó hoa làm ông mũi lòng nghĩ đến thằng Phương và bà Sáu. Ông nói:
- Chà, Thím cúng chú Ba chu đáo quá. Thôi ra cúng sớm rồi về kẻo nắng.
- Dạ, năm nào cũng cúng những món hồi còn sống ổng thích. Thôi chú Sáu đi “dìa” nghe.
Chưa về nhà vội, ông Sáu ghé vào vài nhà có thân nhân bị giết ở Lù ba, thăm hỏi vài câu rồi lại ra đi. Sau cùng ông đến thăm con Hảo. Vừa thoáng thấy bóng ông ngoài ngõ, con Hảo mừng rối rít, chạy ra nắm tay ông dẫn vào nhà rồi hỏi:
- Sáng nay con sang bên nhà hai lần, thấy cửa nẻo đóng kín mít. Bác đi đâu dậy?
- Ra thăm mộ. Ông Sáu trả lời.
Nghe tiếng ông Sáu, mẹ con Hảo đang lui cui nấu nướng trong bếp cũng chạy ra chào:
- Chào anh Sáu. Anh nấu được món gì để cúng thằng Phương chưa? Hồi nãy tui sai con Hảo đem qua vài chục cái bánh ít lá gai và dĩa gà luộc bóp gỏi để cúng thằng Phương, nhưng không có anh ở nhà. Chút nữa nó lại mang sang.
Ông Sáu cảm động, tiếp lời: - Cảm ơn, chị chu đáo quá, cho những món thằng Phương thích.
- Dạ, đó là những món con Hảo làm để cúng cha nó, và để riêng một phần cho thằng Phương.
Một thoáng buồn, ông Sáu nghĩ về qúa khứ. Nếu không có 30 tháng 4 thì bây giờ Hảo đã là con dâu của ông rồi. Tuy chưa có những lễ nghi chính thức, nhưng hai bên cha mẹ đều biết mối tình giữa Phương và Hảo, và ngầm chấp nhận cho hai đứa tiến đến hôn nhân. Chỉ còn chờ thằng Phương đậu Tú Tài là ông Sáu xúc tiến lễ cầu hôn. Nhưng “trận bão Lù ba”, cái ngày oan nghiệt đó đã làm cho tình duyên của con Hảo trở nên dang dở. Nhìn con Hảo mất nét thanh xuân - “Đã gần bốn mươi tuổi rồi còn gì”. Vậy mà nó vẫn không chịu nơi nào. Ông ngậm ngùi, thưong cảm cho tương lai của nó. Ông im lặng nghĩ đến thân nhân của hơn bốn trăm ngưòi bị giết tập thể ở Lù ba. Giờ này, gia đình họ đang âm thầm sửa soạn mâm cơm cúng cho người đã khuất. Không biết tâm trạng của họ thế nào? Hoàn cảnh ra sao? Bao nhiêu cô gái xuân thì rơi vào tình trạng hụt hẩng như con Hảo?
Tiếng mẹ con Hảo vọng ra từ trong bếp vọng ra cắt ngang dòng suy nghĩ của ông Sáu:
- Dạ, tôi nấu gần xong mâm cơm cúng ổng. Mời anh nán lại chơi chút xíu... Bà có ý mời ông Sáu ở lại ăn cỗ, nhưng chỉ nói lửng như vậy vì biết từ lâu ông Sáu không ăn dỗ ở bất cứ nhà nào.
Con Hảo lấy đĩa gỏi gà và đĩa bánh ít cho vào giỏ mây để sẵn trên bàn và nói nhỏ với mẹ:
- Chút nữa bác Sáu về con đi với bác Sáu nghe mẹ?
Mẹ nó gật đầu. Khi ông Sáu cáo từ, nó xách giỏ theo sau và nói:
- Con xin qua nhà thắp cây nhang cúng anh Phương.
Ông Sáu nhìn Hảo ái ngại nói:
- Con còn phải lo mâm cỗ kia mà.
- Dạ xong hết rồi, chỉ còn một món nữa thôi. Con qua thắp nhang một chút rồi về cũng kịp.
Hai người, một già, một trẻ thong thả bước đi trên con đường rợp bóng cây xanh. Tiếng mõ đều đều quyện theo tiếng cầu kinh ê... a... lúc trầm, lúc bổng từ một nhà ai đó vọng ra hòa lẫn trong khoảng không gian tỉnh mịch thoang thoảng mùi trầm hương như ru lòng người vào mộng và hình như đã làm vơi bớt nỗi sầu muộn... Họ tiếp tục bước đi trong thinh lặng và thả hồn chìm vào cõi hư không mơ hồ nào đó...
Ra đến bìa xóm họ băng qua cánh đồng nhỏ, men theo những ruộng lúa “đang thời con gái” xanh mượt, gợn sóng theo làn gió nam non. Xóm nhà ông Sáu đã hiện ra phía trước, những hàng cau cao vút in lên nền trời xanh, ánh nắng trong trẻo ban mai xuyên qua khóm lá chiếu xuống những mái nhà ngói đã ngã màu xám đậm đang ẩn mình dưới tàn cây ăn trái mát rượi . Ánh nắng cũng rọi vào những mảng rêu xanh bám vào các tường vôi làm cho nó thêm loan lổ. Bình thường thì đây bóng dáng của một làng quê cổ kính, nhưng hôm nay ông Sáu thấy sao nó hoang phế, tiêu điều như thiếu sự chăm sóc của những bàn tay trai tráng. Một nỗi buồn hiu hắt xâm chiếm tâm hồn ông. Ông quay ra sau hỏi con Hảo với giọng trầm buồn
- Cháu còn nhớ những hình ảnh và sinh hoạt của Xóm Đình mình ngày trước không?
Con Hảo chưa kịp trả lời thì ông tiếp
- Những năm giặc giã chưa lan tràn thì thôn xóm mình lúc nào cũng rộn rịp, kẻ tới người lui, vui lắm! Nhất là vào dịp Tết hay lễ hội cúng Đình, các nơi họ kéo về đây xem hát bội. Xóm Đình đã tạo một ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người là không còn một mái nhà tranh. Từ xa đã thấy những mái ngói đỏ chen giữa các vườn cây ăn trái xanh tươi. Vào trong xóm, rào dậu được cắt xén ngay ngắn, đường sá luôn được sửa sang và giữ gìn sạch sẽ. Nhà nào cũng thi nhau làm đẹp, gần đến Tết vách nhà ai cũng được quét vôi lại, chứ không phải như bây giờ phủ kín rêu phong. Đặc biệt khách phương xa đến thăm chơi xóm Đình bao giờ cũng được đón tiếp nồng hậu, chủ nhà luôn luôn có những món đặc biệt để đãi khách. Điều làm cho người ta kính nể xóm Đình là có nhiều người học hành đỗ đạt, rồi ra đi làm việc khắp nơi, đến ngày tư, ngày Tết mới trở về mang theo những cây giống, những cái mới lạ tạo cho xóm Đình cái huê dạng độc đáo. Bây giờ những người ấy đã khuất bóng hết rồi, nếu không bị giết trong “Trận bão Lù ba“ , thì cũng chết dần chết mòn trong các trại cải tạo, hoặc đã sống ở nước ngoài.
Ông ngừng lại một chút khe khẻ nói,”Ôi! Một thời vang bóng!” Ông im lặng và buông tiếng thở dài não nuột, lúc ấy ông và con Hảo đã bước lên bậc thềm.
Ông đẩy cửa đi vào bên trong, trong khi con Hảo lách mình đến trước bàn thờ đặt lên đĩa bánh ít lá gai và đĩa gỏi gà. Ông đốt mấy cây nhang đưa cho con Hảo. Nó chắp hai tay trước ngực, lâm râm khấn nguyện những gì không nghe rõ chỉ thấy những giọt nước mắt từ từ lăn trên hai gò má. Ông đứng cạnh, nhìn vào khung ảnh của thằng Phương, thấy hình như nó đang nhìn con Hảo và vẫn giữ nụ cười tươi. Ông nhìn vào khung hình bà Sáu. Dường như bà đang nhìn ông trìu mến, thì thầm “Tôi không còn hờn trách ông nữa đâu.”
Ánh nắng ban mai đã lên cao, ông đưa con Hảo ra tận cổng. Họ không nói lời chào tạm biệt, đôi mắt họ đẩm lệ nhìn nhau trong im lặng. Con Hảo cúi mặt bước đi... Ông Sáu Hợi quay vào nhà, nét mặt buồn tênh...
Lê Đức Luận