BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đoạn Kết Bi Thương

04 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 1325)
Đoạn Kết Bi Thương
51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42
 Ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, là ngày dân tộc VN chịu muôn vàng đau khổ, gia đình ly tán,hàng vạn người bỏ thây ngoài biển đông, trong rừng sâu khi tìm đường tránh hoạ CS. Hàng ngàn người đói khổ ở vùng CS gọi là vùng kinh tế mới. Hàng trăm ngàn bị đày đọa trong các nhà tù mà CS gọi trại cải tạo. Đến ngày hôm nay đã hơn một phần ba thế kỷ, hơn tám mươi triệu đồng bào vẫn tiếp tục khổ đau và không biết đến bao giờ mới chấm dứt họa CS. Biết bao gia đình đang sống hạnh phúc, nữa chừng gảy đổ với xót xa hối tiếc không bao giờ hàn gắn lại được, mãi mãi là niềm đau buốt hằn trong ký ức cho đến khi xuôi tay nhắm mắt. Bao câu chuyện thương tâm không bút mực nào diễn tã hết được. Nhất là gia đình Quân cán chính và gia đình liên quan đến chế độ VNCH, những thành phần chịu trực tiếp sự trả thù tàn bạo của CS, gây bao cảnh tan tóc,thương đau cho đến ngày hôm nay những người nầy vẫn còn bị ám ảnh. Tôi muốn nói lên một câu chuyện của vợ chồng người bạn điển hình trong cảnh tan thương của nhân dân VN, trong khúc quanh vô cùng khổ đau chưa bao giờ xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nhà thơ Tô thùy Yên đã vẽ nên cảnh thê lương:  Vào những năm 62, 63, 64,… sau những năm dài không thành công ở bậc đại học khoa học Saigon, tôi bước vào ngưỡng cửa quân đội. Anh bạn tôi, Quang bước vào ngành cảnh sát. Một anh khác may mắn nhà giầu,con một được miễn dịch nên được cha mẹ dành một số tiền mở cơ sở kinh doanh ở Kiến hòa. Sau khi ra trường biên tập viên cảnh sát, Quang được phục vụ tại ty cảnh sát Kiến hòa. Minh và Quang hai người bạn lại gặp nhau vẫn chơi thân như trước. Tôi thỉnh thoảng liên lạc với hai người vì đời quân ngũ rất ràng buộc, đâu có thời gian để gặp nhau. Được biết hai đứa đang theo đuổi một nữ học sinh trường trung học công lập Kiến hòa. Lúc đó Cúc đang học lớp 9, 10 gì đó. Thông thường chỉ là mối tình học trò tôi cũng không để ý. Đến năm 1972, Cúc ra trường trung học và tôi được Quang thông báo sẽ cưới Cúc. Hai người dự định cuối năm sẽ làm đám cưới. Năm đó chiến trường rất sôi động không thể xin phép được, nên tôi không có dịp dự đám cưới của hai người. Mỗi người bận nhiệm vụ khó gặp nhau, chỉ được tin hai người sống hạnh phúc. Hằng ngày Cúc làm ở toà hành chánh tỉnh và họ có một con gaí đầu lòng tháng giêng năm 75.

 Đến ngày định mạng 30/4/75 mọi người ngơ ngáo, lo sợ, chán nản thì tôi có dịp diện kiến lại những người bạn ngày xưa. Gặp nhau trong hoàn cảnh nầy, mọi người trầm ngâm, nhìn nhau, không biết nói gì để trấn an cho nhau. Mỗi người theo một viễn ảnh đen tồi, ngỡ ngàng không biết số phận mình ra sao, một tương lai mù mịt. Tôi và Quang chắc có những ý tưởng giống nhau mặc dầu không ai nói. Chỉ có Minh chắc là yên tâm nhất, vì không liên hệ đến chính quyền VNCH, chưa có gia đình, không có mối lo như tôi và Quang. Nhìn Cúc ôm bé gái trong lòng, tôi thấy ái ngại thế nào khó diễn tả, khó dùng lời nói để an uỉ vì chính hòan cảnh mình cũng khốn đốn không kém. Hằng ngày ra rả thông cáo cùa cái gọi là Ủy ban Quân quản gọi đi học tập cải tạo để trở thành người mới XHCN. Bao nhiêu từ ngữ lạ tai ,cũng như lòng hoang mang cực độ tạo nên nhịp sống bồn chồn, lo lắng không lúc nào yên. Ngòai đường phố,những bộ đội anh hùng, VC gọi thế, ăn mặc không giống ai nghễu ngến ngòai phố, nói năng vừa ngọng vừa khó hiểu vừa khoe khoang thiên đường CS làm mọi người rất chói tai lẫn buồn cười. Thêm vào đó, những tên du thủ du thực đeo bảng đỏ ở tay cầm súng chạy xe loạn ngoài phố tạo thêm cảnh bất an trong lòng mọi người…



 Rồi cũng đến ngày mọi người phải bước chân vào nhà tù CS. Quang cấp bậc thiếu tá Cảnh sát bước trước tôi khoảng một tháng. Tất cả chỉ mong đến ngày như thông cáo để được về gia đình lập lại cuộc đời. Nhưng mọi việc xảy ra không như mong đợi, đó chỉ là sự lừa dối và cái bẫy của CS để mong đẩy tất cả những Quân cán chính vào trại tù cải tạo, một cách ở tù không bản án. Chữ cải tạo đã làm run sợ không những người dân đã sống trong chế độ mà ngay cả cán bộ CS củng rất e ngại. Trong "Đêm giữa ban ngà " của Vũ thư Hiên, một cán bộ CS, đã từng tả lại cãnh tù cải tạo của chính bản thân với nổi kinh hoàng. Chỉ tội nghiệp nhân dân miền nam chưa biết được sự lừa dối của CS. Cả tin lời CS với sự ngây thơ là đi học thời gian theo thông cáo của cái gọi là Ban Quân quản, sau đó trở về sum hợp với gia đình. Trong lòng tin tưởng đi học tập thực nên yên tâm bước vào tù không nghỉ ngợi.

 Quang trình diện tù tại Kiến hòa, tôi trình diện tại Saigòn. Từ ngày ấy tôi không được tin tức gì về Quang lẫn Minh. Mãi đến cuối năm 79, Quang từ trại Tân Lập chuyển về Nam Hà tôi mới gặp lại. Rất là mừng gặp Quang, tôi có hỏi thăm tin về Cúc và Minh. Quang nói khi còn ở quanh miền nam, Cúc, thường thăm anh, vẫn mạnh khỏe. Minh thì không liên quan gì đến chế độ cũ nên hắn không sao vẫn làm ăn buôn bán còn khá hơn thời trước nữa. Chỉ ở trong nam gần năm, rồi bị đưa ra miền bắc không còn được tin gì nữa. Đến khi được thơ và được nhận quà thì chỉ biết những gì trong thư, không biết gì thêm.

 Quang đến trại Nam hà, tình trạng sức khoẻ anh cũng như anh em rất sa sút. Nhiều người đã nằm xuống và trại có ý định thông báo cho người nhà được thăm nuôi. Đầu năm 80, Cúc đến thăm Quang tại trại Nam hà. Gặp được Cúc khoảng nửa tiếng, sau đó Quang nhận thức ăn lẫn thuốc men mang vào trại. Đi vượt hàng ngàn cây số chỉ để thấy mặt chồng nữa tiếng, mà những giây phút đầu tiên đầy ngỡ ngàng lẫn nước mắt. Tôi hỏi thăm Cúc khoẻ không và cháu Mai thế nào… Quang trầm buồn nói Cúc thấy khoẻ và cháu Mai bây giờ lớn có thể giúp mẹ những chuyện vặt vãnh. Tôi mừng cho anh gia đình vẫn giữ hạnh phúc qua bao thăng trầm của đất nước. Quang nói chưa biết sao, nhiều chuyện tôi hỏi Cúc cứ phớt qua, hình như có điều gì nàng không tiện nói. Thú thật anh tôi không dám đoán mò làm mất niềm vui, cũng không hoàn toàn tin những gì đã thấy, đó là sự dè dặt thường có trong con người tôi. Điều đó không biết có phải là méo mó nghề nghiệp hay không.

 Tôi nói với anh cũng như an uỉ chính tôi. Thời buổi nầy được cái gì biết cái đó,vui lúc nào được lúc đó. Anh không bao giờ nghĩ đến ngày 30/4 thì cũng đừng nói trước điều gì không ở trong tầm tay của mình. Quang, bạn nên biết dầu tình huống xấu nhất xảy ra, điều đó cũng họp lý, tôi hay Quang cũng phải chấp nhận. Mình phải thông cảm với người vợ quá trẻ, thật yếu đuối trong cao trào mọi người hưởng ứng mạnh mẻ khi CS vào miền nam, không hay chưa nhìn thấy cái bản chất thực sự của CS. Với cao trào, khí thế mạnh mẻ của mọi người lúc đó, ai còn nghỉ đến những thân phận như gia đình chúng ta. Tôi không muốn nói đến những điều vô lý CS xúc phạm và hạ nhục giống như chúng ta bị hiện nay. Nhưng tôi và Quang còn có những người bạn chung quanh cùng cảnh ngộ. Đôi khi cũng được an ủi khi tinh thần chúng ta chán nản và quá vô vọng hay chán đời mà chúng ta nghỉ không còn lối thoát. Đôi khi với cái điếu cày và thuốc lào, một thoáng say sưa cũng làm ta tạm quên cuộc sống hiện tại. Trong khi đó người vợ chúng ta cô đơn vô vọng, khi người chồng đi biền biệt không có ngày về. Họ phải tìm một nơi nào đó bám víu cho sự tồn tại là lẻ tự nhiên. Trong hoàn cảnh nầy chúng ta khó đánh giá hành động nào đúng hay sai chỉ biết là việc làm có hữu lý hay không trong hoàn cảnh nào đó. Như trong cảnh tù hiện tại, chúng ta đánh những người báo cáo hại anh em, để ngăn chận những người khác. Chỉ đánh để họ mất mặt cũng như gia đình họ biết được ngăn lại những hành động hại anh em, chứ không đánh cho họ chết như hành động khát máu của CS từng làm. Hành động đó không ai trong chúng ta nói là đúng nhưng rất họp lý trong hoàn cảnh nầy. Tôi triết lý ba xu với anh một lúc rồi về buồng giam của mình, trong lòng nặng triểu nổi buồn không biết xuất phát từ đâu. Cuộc đời đưa đẩy vào bốn bức tường ngẫm nghỉ mãi không biết vì đâu nên nổi.
 

 



Ta về, Ta phải về em nhé;
Dẩu cái hình ta có rã rời.
Để lại ở đây dòng lệ xót
Một thời đau đớn- Một thời thôi.

 [thơ Trương vĩnh Kỳ]



 Khoảng tháng tư năm 80, Cúc thăm anh một lần nữa. Tôi thấy lần nầy anh nhiều suy tư hơn lần trước. Quang giải thích với tôi. Anh nói anh có yêu cầu nếu có đi thăm nữa nhớ dẫn bé Mai cho anh được gặp mặt. Nhưng Cúc lấy nhiều lý do không thể dẫn đi được, mà tôi thấy những lý do Cúc đưa ra không chính đáng. Điều đó làm tôi suy nghỉ nhiều lắm, nhưng đâu làm gì được trong hoàn cảnh chính bản thân mình cũng không quyết định cho mình được. Thôi cũng đành giao cho mạng số, kể cả cái mạng của chính mình.Như anh đã nói vui lúc nào biết lúc đó.
 

 



Ta nhớ người xa cách núi sông.
Tú Xương ông hỡi ngũ đi ông
Một cơn dâu biển ông từng thấy
Sông Vị Xuyên kia đã hóa đồng.

 [thơ Trần vấn Lệ]



 Giữa năm 80, tôi bị kiên giam ở trại Mễ vì tội phản đối bọn cai tù đánh tù nhân. Tôi không còn ở chung với Quang nữa, Đầu năm 83 từ trại Mễ, tôi được thả ra lại trại Nam Hà, Quang đã được chuyễn vào nam và cũng từ đó tôi không biết được tin gì về Quang lẫn Cúc. Mãi đến cuối năm 87 đến Tết năm88, tất cả tù đa số được thả trừ những thành phần an ninh tình báo, đơn vị 101, phủ đặc ủy cỏn bị giữ lại tất cả được di chuyển vào nam. Tôi trở về Ben Tre thăm cha mẹ mới có dịp gặp lại bạn cũ. Gặp lại Quang và Minh tôi sững sờ biết tin Cúc đã tự tử cách mấy ngày và đã chôn cất xong. Nhìn Quang xơ xác, mặt hằn lên những vết nhăn đau khổ với cặp mắt lạc thần, từ từ hắn trao tôi bức thư của Cúc…

  Quang yêu mến,

 Nhận được thư nầy anh và em vĩnh viễn không còn được gặp nhau. Đây là con đường em đã chọn từ lâu lắm, không hờn giận hay trách cứ ai. Thật sự em chẳng còn biết phải làm sao khác hơn con đường em đã chọn. Cuộc tình của chúng ta chưa tròn ba năm , thời gian quá ngắn nhưng ai bảo là không hạnh phúc phải không anh. Ngày anh đi bé Mai còn bồng ẫm, hôm nay đã tròn 13 tuổi, đã nhận biết ai là Ba của nó.

 Anh có biết ngày anh bước chân vào tù, mẹ con em sống ra sao. Mọi việc chu toàn một tay anh Minh tận tình giúp đỡ. Còn anh khi đi tù, từ từ em mới hiểu ngày về của anh là vô vọng. Trong khi đó, những bọn cán ngố, nữa người nữa ngợm ngày ngày đến nói xa gần đủ mọi điều gây áp lực để em phải từ bỏ anh. Những người em ghét cay ghét đắng,những người không thể gọi là người mà lúc nào em cũng phải giữ lễ với họ, nói năng tử tế với họ.

 Anh có hiểu là em khó sử biết chừng nào. Minh giúp đở rất thành tâm, như vậy anh hiểu được trong giai đoạn cô đơn nhất, từ ơn biến thành tình cảm, một đoạn đường rất ngắn. Em nói điều nầy anh có tin hay không tuỳ anh. Minh giúp đở chỉ vì tình bạn của anh, không có đòi hỏi điều gì. Đối với đàn bà tụi em vấn đề trả ơn cũng là một việc cần làm… Những điều em nói ra đây để anh hiểu tình cảnh của em lúc bây giờ, không phải biện hộ cho việc làm của em .Việc quyết định của em, em đã suy nghỉ chín chắn. Ngày về của anh nhất định phải là ngày em từ giả cỏi đời. Đối với em chỉ có bước tới không bao giờ bước lui. Em không thể sống để trở lại với anh dầu anh chấp nhận, cũng không thể sống với Minh khi nhìn thấy anh cô độc và khổ sở. Hành động như thế là em tự trọng, khi em không còn trên cỏi đời, anh mới tôn trọng em vĩnh viễn và mãi mãi không nghe những lời khó nghe từ bất cứ người nào. Lối suy nghỉ của em hoàn toàn không coi thường anh, mà chỉ nghỉ đó là lẽ thường của tình đời thế thôi.Mọi người ai cũng có quyền phê bình lên án một hành động nào đó , ít khi chịu suy xét tại sao.

 Sau ngày em đồng ý làm vợ Minh, em cũng có điều kiện là Minh phải cho em thăm nuôi anh, đối xử với bé Mai tốt cho đến khi Ba nó trở về. Đó là lý do tại sao em không thể mang bé Mai thăm anh, và cũng không thố lộ ở nhà sinh sống ra sao… và lại càng không thể nói sự thật làm anh quá thất vọng trong khi còn ở trong bốn bức tường. Bây giờ anh chắc đã hiểu được em tại sao nói quanh co với anh và chắc là thông cảm được.

 Chuyện buồn nào rồi cũng phai mờ theo thời gian, vết thương rồi cũng phải lành, anh nên tìm người khác thay thế em để làm người bạn tâm tình khoảng thời gian còn lại của cuộc đời,và chăm sóc bé Mai đến ngày khôn lớn. Chuyện tình của chúng ta được xem như là một giấc mơ đẹp và mãi mãi là giấc mơ đẹp phải không anh….

 Đọc lá thư Cúc đến đây, tôi bàng hoàng và ngạc nhiên khũng khiếp. Không ngờ một người đàn bà xem ra tầm thường, giải quyết tình cảm rất là cứng rắn khó ai bì kịp. Một cách giải quyết đầy lý trí và cương quyết cũng như rất gan dạ. Cuộc tình của Cúc gây ấn tượng mạnh và đầy xúc động mãi trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay, vĩnh viễn đến ngày nhắm mắt.

 Nhìn lại Quang và Minh với vẽ mặt đầy đau khổ tôi cảm nhận đúng là nạn nhân của một chế độ tàn bạo và đầy hận thù. Chế độ trả thù ở người sống lẫn người đã chết hết sức dã man.

 Minh nhìn Quang rồi nói: Quang à, bạn có thể nghỉ tôi là người thi ân có mưu đồ, chính tôi cũng không có lý do để bào chửa. Tôi chỉ là người có điều kiện giúp bạn mình trong thời khốn khó. Nhưng tôi không đủ sáng suốt từ chối lời của Cúc, vì vậy xảy ra thảm cảnh ngày hôm nay. Nhưng thú thật Cúc cũng cho tôi thời gian êm đềm nhất. Tôi trách nhiệm phần lớn thảm cảnh nầy.Từ đây chúng ta có còn là bạn hay không, bạn có quyền quyêt định.

 Quang từ từ nói: Minh, dầu sao tôi cũng mang ơn bạn. Bạn đã ổn định đời sống cho mẹ con Cúc trong thời gian khốn khó nhất, nuôi sống tôi trong thời gian tù đày. Có thù hận là thù hận một chế độ đã gây ra biết bao sự ly tán cho dân tộc VN mà gia đình tôi là điển hình. Chúng ta nên giữ lại tình bạn thân thiết đã có từ lâu lắm,bạn không có lỗi gì mà chỉ là nạn nhân như tôi mà thôi.

 Chuyện xảy ra trên đời khó ai biết trước, giống như một người dò dẩm đi trên đường mà không biết trước chông gai để tránh. Thế giới nầy biết bao người còn chết đói, trong khi đó cũng không thiếu người ăn uống dư thừa phải đổ bỏ. Mọi người đã hưởng quyền tự do căn bản của con người ,trong khi đó cũng nhiều người trên thế giới ngày nay còn phải tranh đấu. Trong một thời gian nhất đinh,bao nhiêu người chết, biết bao người được sinh ra; bao nhiêu người khổ đau trong khi bao người hạnh phúc. Con người chúng ta cũng thế "sông có khúc,người có lúc" không ai tránh khỏi.

 Bởi thế khi CS cưỡng chiếm miền nam, chúng ta nhìn lại thường chép miệng đúng là cuộc đổi đời.. Đó là luật chơi của tạo hóa mà ta là người bị động trong vòng quay đó. Tôi nhớ lại những ngày định mạng gặp lại bạn cũ. Lần thứ nhất gặp lại nhau là ngày từ biệt để mỗi người một ngã vào đời. Lần thứ hai gặp lại nhau là ngày từ biệt để vào tù. Lần thứ ba gặp lại là những ngày khốn khó, đau thương, đói khổ chưa từng xảy ra trong đời. Lần thứ tư gặp lại là ngày đánh dấu đoạn kết bi thương của một cuộc tình. Hình như định mạng đã sắp xếp sẵn cho ta một con đường để đi, mà ta không biết chuyện gì sẽ xãy ra. Chuyện đau thương coi như là một đóng góp vào đau thương chung của dân tộc qua khúc quanh tâm tối của lịch sử…. Rồi mọi người ai cũng hy vọng hết cơn mưa trời lại sáng,,,,, không ai mãi mãi khỗ đau mà cũng không ai đời đời hạnh phúc…

 Đây là một trong muôn ngàn cuộc tình đã gãy đồ trong thời gian CS cưỡng chiếm miền nam, nhưng đoạn kết không giống nhau. Người chết, người xa nhau, vĩnh viễn không hàn gắn được,người đã khoan hồng yêu thương trở lại và sống đến ngày hôm nay… Nguyên do chính là sự suy nghỉ mỗi người, lòng vị tha mỗi người và nhất là tình yêu của vợ chồng đã được xây dựng ở một nền tảng nào… Nhưng chung cuộc mọi người đều phải thở than "nước mất là mất tất cả"câu nói ngàn đời chưa thấy thay đỗi.

 Tôi thầm cầu nguyện và chúc Cúc đang thư thả một nơi nào đó ở miền miên viễn, nơi không còn hận thù, đau khổ và vướng bụi trần với con đường thênh thang dẫn đến cỏi cực lạc, hạnh phúc vĩnh hằng…

MX Mai Văn Tấn
Làng mạc giờ đây đã trống trơn,
Con dê, con chó cũng không còn,
Người đi bỏ xác nơi bờ bụi,
Miếu xạc thần hoàng rũ héo hon.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn