BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh)

13 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 5108)
Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh)
513Vote
40Vote
32Vote
22Vote
11Vote
4.218

12 ngày đêm ác chiến với Cộng Sản Bắc Việt
(8/4/1975 đến 20/4/1975)


(Cựu Đại Tá Hứa Yến Lến - Tham Mưu Trưởng/HQ/SĐ18BB)
(Bài viết lần thứ hai sau khi bổ túc và Thiếu Tướng “LÊ MINH ĐẢO” đã duyệt)


LỜI NÓI ĐẦU

 Lịch sử Việt Nam đã bị ép buộc phải sang trang ngày 30 tháng 4 năm 1975; ngày mà Cộng sản Bắc Việt đã cưởng chiếm miền Nam, áp đặt chế độ độc tài Đảng trị lên toàn nước Việt Nam!

 “Moshe Dayan” Ngoại Trưởng Do Thái (chiến thuật gia và danh tướng “độc nhản”) khi viếng thăm SÀIGÒN (Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa) trong cuối thập niên 1960, đã nhận định: “Bắc Việt sẽ thua trận một khi họ chiếm SÀIGÒN!” (1)

 Là người Việt tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại, hằng năm đến ngày 30 tháng 4 đen, không một ai trong Cộng Đồng Việt Nam chúng ta mà không đau buồn vì cảnh nước mất nhà tan, nhân tâm ly tán; đồng bào trong nước đang quần quại dước ách thống trị bạo tàn của bè lũ Cộng Sản cầm quyền và cũng không một ai quên được “biến cố lịch sử” đã in sâu trong ký ức của mổi người. Đó là sự “mất miền Nam thân yêu của chúng ta”.

 Là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin ghi lại diển tiến “Mặt trận phòng thủ tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) 12 ngày đêm ác chiến với Cộng Sản Bắc Việt” để hồi tưởng lại chiến thắng cuối cùng của QLVNCH (nói chung), Sư Đoàn 18 Bộ Binh và các đơn vị tăng phái (nói riêng) gồm: “Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân, Lực Lượng Địa Phương Quân & Nghĩa Quân/Tiểu Khu Long Khánh, hỏa lực Không yểm chiến thuật của Sư Đoàn 3 Không Quân” là để chứng tỏ rằng QLVNCH đã đánh một trận “tuyệt vời” và “để đời” vì thế giới bên ngoài đã hiểu một cách sai lệch cho rằng miền Nam/Việt Nam không chịu chiến đấu tự vệ nên đã sụp đổ mau lẹ sau 55 ngày đêm.

 Tôi xin cuối đầu trước anh linh các chiến hữu đã “Vị Quốc Vong Thân”; tôi xin kính chức sức khỏe đặc biệt đến các “cô nhi quả phụ”, anh em “thương phế binh” cũng như thăm hỏi sức khỏe đến tất cả các chiến hữu và gia đình trực thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh và các đơn vị tăng phái kể trên.

Xin ơn trên phù hộ cho tất cả chúng ta!

TUYẾN THÉP XUÂN LỘC (LONG KHÁNH)


I. TIẾN TRÌNH CƯỞNG CHIẾM MIỀN NAM VIỆT NAM CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT (2)

Sau khi được Nga Sô và Trung Cộng trang bị vũ khí tối tân như: chiến xa T-54+T-55+ PT-76; Đại bác 130 ly + 152 ly; Đại bác phòng không 23 ly + 57 ly; hỏa tiển chống chiến xa AT3/Sagger và hỏa tiển địa không SA-7/Strela.

Lợi dụng thời cơ “vừa đánh vừa đàm”, nhầm lúc Huê Kỳ đã rút về nước 80% quân số tham chiến tại Nam Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) bất chấp dư luận Quốc tế, cố tình vi phạm hiệp định GENÈVE và những điều khoản đã thỏa thuận tại Paris nên vào tháng 3/1972, CSBV tập trung toàn lực gồm 12 trong số 13 Sư Đoàn (SĐ) chính quy có chiến xa và pháo binh yểm trợ, đặt kế hoạch tổng tấn công miền Nam/Việt Nam chia ra làm 3 mặt trận chính như sau:

 11. Mặt trận Quảng Trị (V1CT/VNCH): sẽ do 2 SĐ 304+308 và 4 Trung Đoàn (TRĐ) 31+246+270+126 Biệt Lập/Đặc Công thuộc mặt trận B5 với sự yểm trợ của 2 TRĐ 203+204 Xe tăng cùng với 3 TRĐ Pháo 38+68+84. Các đơn vị này vượt tuyến Bến Hải, xâm nhập vùng phi quân sự theo Quốc Lộ 1 (QL1) đánh thẳng vào tỉnh địa đầu Quảng Trị. Cùng lúc đó, SĐ324 cùng với 2 TRĐ/BL 5+6 sẽ từ thung lũng A Shau (phiá Tây) tiến về thành phố Huế đe dọa Đà Nẳng.

 - Trận Quảng Trị (30/3/1972-16/9/1972)

 12. Mặt trận Cao Nguyên (V2CT/VNCH): sẽ do 3 SĐ 2+320+F10 được yểm trợ bởi 1 TRĐ Xe tăng và 1 TRĐ Pháo, đánh chiếm Pleiku và Kontum. Để yểm trợ cho mặt trận này, SĐ3/CSBV sẽ đánh phá vùng Bình Định phía ven biển để cầm chân QLVNCH tại đây. SĐ711/CSBV cũng được lệnh tạo áp lực và cầm chân QLVNCH tại Đà Nẳng.

 - Trận Ban Mê Thuột (1/3/1975-17/3/1975)

 13. Mặt trận biên giới Miên-Việt (V3CT/VNCH): được giao phó cho 4 SĐ 5+7+9+Bình Long, các TRĐ chủ lực Miền cùng với 1 TRĐ xe tăng và 1 TRĐ Pháo tiến chiếm quận Lộc Ninh đồng thời tấn công An Lộc (tỉnh Bình Long). Nếu chiếm được An Lộc, các lực lượng CSBV có thể theo QL13 tiến về SÀIGÒN; cùng lúc đó, SĐ1/CSBV sẽ tạo áp lực tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long để ngăn chận các lực lượng tiếp viện thuộc QĐIV/VNCH.

 - Trận An Lộc (13/04/1972 - 12/06/1972)
 - Trận Phước Long (13/12/1974 - 06/01/1975)
 - Trận Phan Rang (07/04/1975 - 20/04/1975)

 Chiến tích lịch sử trên của CSBV đã được thu gọn trong bài nói chuyện của ông “Lê Đức Thọ” thuộc BCT/TU/ĐCSBV đăng trong tập san “Lịch sử quân sự số 3 năm 1988” với nội dung như sau (sao y nguyên văn) (3): “Đánh xong Buôn Ma Thuột, buộc địch rút khỏi Tây nguyên làm rung động cả chiến trường miền Nam; ta còn phải mở chiến dịch Huế + Đà Nẳng và cuối cùng mới hình thành chiến dịch Hồ Chí Minh (CD/HCM), giải phóng SÀIGÒN.” Để chỉ huy chiến dịch cuối cùng nầy, BTL/CD được thành lập, kết hợp với BTL/Miền cùng với các QĐ, phối hợp với các lực lượng chủ lực và địa phương miền Nam đánh chiếm SÀIGÒN. BTL/Miền chỉ huy các tỉnh, phối hợp với CD/HCM, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 Về Đảng, BCT chỉ định 3 đồng chí ủy viên thay mặt, chịu trách nhiệm tập thể, trực tiếp lảnh đạo chiến dịch lịch sử nầy. Chúng ta đều biết, CD nầy phải có thời gian để tổ chức lực lượng, phải hình thành những cánh quân lớn, gần 5 Quân Đoàn từ 6 hướng cùng đánh vào SÀIGÒN.

- Một cánh quân (QĐ2 với chủ lực của K5 + K6), sau khi đánh Huế, giải phóng Quảng Nam + Đà Nẳng, đánh dọc theo miền Trung, phá vở phòng tuyến Phan Rang, đánh vào Đông/Long Thành và căn cứ Nước Trong*.
- Một cánh quân (QĐ3) từ Tây Ninh đánh vào Đồng Dù*.
- Một cánh quân (QĐ1) đánh vào Thủ Dầu Một.
- Một cánh quân (QĐ4) giải phóng Xuân Lộc đánh vào Biên Hòa.
- Một cánh quân nữa gồm 3 Sư đoàn phía Nam/SÀIGÒN từ Long An + Cần Đước + Cần Giuộc và đường số 4 đánh lên. Cùng lúc ấy, ở nội thành những đơn vị “Đặc công + Biệt động” chiếm giữ các cầu lớn, bảo đảm đường tiến quân của các QĐ chủ lực tiến vào trung tâm thành phố đuợc thuận lợi đồng thời các đơn vị trên tiếp tục đánh phá một số mục tiêu trong thành phố, làm cho địch càng thêm rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lực tiến vào đánh chiếm các cơ quan đầu nảo về quân sự, chính trị của Ngụy quân, Ngụy quyền ở nội thành. Trong tình thế địch đã suy sụp nên ta không gặp khó khăn, cản trở gì. Trong khi chủ lực tiến vào nội thành và quân địch bị tan rã thì các tổ chức Đảng và quần chúng, chiếm giữ các quận lỵ và một số cơ sở của địch mà không gặp sự xung đột, phản kháng nào của Ngụy quân và Ngụy quyền. (xem sơ đồ 1)

* Căn cứ Nước Trong - Địa danh Trường Bộ Binh/Thủ Đức và Trường Thiết Giáp
* Đồng Dù - Địa danh căn cứ SĐ25BB/VNCH tại Củ Chi

 Mặc dầu bị tổn thất nặng khi phải thật sự chạm súng với QLVNCH nhưng CSBV vẫn tiếp tục xua quân quyết cưởng chiếm cho được trọn vẹn miền Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh (CD/HCM); thành phần nhân sự của tổ chức trên như sau:

Tư lệnh - Đại tướng Văn Tiến Dũng
 Chính ủy - Đồng chí Phạm Hùng
 Phó Tư lệnh - Thượng tướng Trần Văn Trà
 - Trung tướng Lê Đức Anh
 - Trung tướng Lê Trọng Tấn
 Tư lệnh phó - Trung tướng Đinh Đắc Thiện
 - Thiếu tướng Bùi Phùng (phụ trách Tiếp vận)
 Phó Chính ủy - Trung tướng Lê Quang Hòa
 Tham mưu trưởng - Thiếu tướng Lê Ngọc Hiếu

BTL/CD đã bàn thảo kế hoạch đánh chiếm SÀIGÒN với 5 mục tiêu ưu tiên như sau:

 1)- Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH
 2)- Dinh Độc Lập
 3)- Bộ Tư Lệnh/Biệt Khu Thủ Đô
 4)- Bộ Tư Lệnh/Cảnh Sát Quốc Gia
 5)- Phi trường Tân Sơn Nhứt

II. TUYẾN THÉP XUÂN LỘC

 Với thành phần lực lượng tham chiến gồm 5 QĐ, CSBV đã tràn vào từ miền Bắc, đánh chiếm Buôn Ma Thuột cũng như tiếp thu các căn cứ mà QLVNCH đã rút bỏ tại QK1 + QK2 + Huế + Đà Nẳng, v.v… Tuy nhiên trên đường tiến quân, CSBV đã nhận lấy tổn thất nặng nề khi phải thật sự “mặt đối mặt” với QLVNCH tại Xuân Lộc (Long Khánh) của SĐ18BB và các đơn vị tăng phái với 12 ngày đêm ác chiến.

 21) Địa danh Xuân Lộc

“Xuân Lộc” tỉnh lỵ Long Khánh, nằm trên QL1, hướng Đông Bắc Sàigòn khoảng 80 cây số, được thành lập năm 1957 thời Đệ Nhất Cộng Hòa, có diện tích khoảng 3457 cây số vuông; phần lớn địa thế gồm đất đỏ, núi thấp, rừng thưa, nhiều vườn cây ăn trái và đồn điền cao su.
 “Xuân Lộc” căn cứ của toàn bộ SĐ18BB bao gồm: Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh và các đơn vị Kỷ Thuật thuộc mọi Binh chủng của QLVNCH.
 “Xuân Lộc” còn là vị trí chiến lược quan trọng vì là ngã ba của 2 QL1 + 20 đồng thời là cửa ngỏ xâm nhập SÀIGÒN (thủ đô miền Nam Việt Nam), xuất phát từ Cao Nguyên (QL20) và miền Trung (QL1) do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai bảo vệ phi trường Biên Hòa và thủ đô SÀIGÒN.
 “Xuân Lộc” về mặt chiến thuật, nằm trên đường giao liên giữa 2 Chiến khu C + D của Việt Cộng với các mật khu: Mây Tào + Cù Mi + Xuyên Mộc + Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy đồng thời là con đường huyết mạch bằng đường biển dùng để tiếp tế, bổ sung quân số xuất phát từ miền Bắc cho miền Nam/CSBV.

 22) Chuẩn bị chiến trường tại Xuân Lộc (Long Khánh)

 Nhờ vào tin tức tình báo, cung từ của tù binh CSBV cũng như giải đoán không ảnh của “Biệt Đội Quân Báo”; đặc biệt “Biệt Đội Kỷ Thuật” (BĐKT) gồm 5 quân nhân của BTTM/P7 do Trung úy Phát chỉ huy, tăng phái cho Sư đoàn với nhiệm vụ “nghe và dò đài địch”; thành quả đạt được của BĐKT trên hết sức xuất sắc, góp phần không nhỏ vào chiến thắng cuối cùng của QLVNCH (nói chung), SĐ18BB và các đơn vị tăng phái (nói riêng) trước khi giã từ chiến trường. Khai thác các mật điện từ đơn vị CSBV đánh đi mà toán BĐKT đã nhận được và giải mã, nên Sư đoàn đã nắm rất vững tình hình địch, đơn vị địch, v.v… rồi từ đó Sư đoàn chuẩn bị thật tỉ mỉ chiến trường để chờ đón địch vào đánh mà không sợ bị bở ngở. Thời gian chuẩn bị chiến trường của Sư đoàn là thời gian rất sôi động tại Cao Nguyên và miền Trung.

 “Sư đoàn tổ chức cho đơn vị học tập thường xuyên đề cũng cố tinh thần binh sĩ; huấn luyện tại chổ kỷ thuật chống chiến xa cũng như cách sử dụng vũ khí chống chiến xa (M72).”

 “Sư đoàn chỉ thị các đơn vị trưởng, các sĩ quan trực thuộc đơn vị, thường xuyên sinh hoạt với binh sĩ vì vậy tinh thần đơn vị lên rất cao; binh sĩ luôn tin tưởng các cấp chỉ huy thường xuyên sống chết với mình tại chiến trận.”

 “Sư đoàn chỉ thị các đơn vị, tổ chức vị trí chiến đấu ngoài rìa thị xã với những công sự phòng thủ chắc chắn để pháo của địch không gây nhiều tổn thất.”

 “Sư đoàn chỉ thị TRĐ 43 tái chiếm và cố thủ những điểm cao chung quanh thị xã làm đài quan sát vì kinh nghiệm chiến trường cho biết, đơn vị trinh sát VC thường chiếm các điểm cao để điều chỉnh pháo, quan sát tình hình, mổi khi chúng tấn công vào thành phố.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn