BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62217)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Không lực Hoa Kỳ và các phi vụ yểm trợ tại Hạ Lào

02 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1793)
Không lực Hoa Kỳ và các phi vụ yểm trợ tại Hạ Lào
51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Chúng tôi đã lược trình về sự phối hợp giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ (bản doanh đặt tại Phú Bài, phía Nam thành phố Huế), Bộ Chỉ Huy Không Lực 7 Hoa Kỳ với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ lào, từ giai đoạn chuẩn bị bắt đầu từ ngày 30 tháng 1/1971, cho đến giai đoạn cuối cùng chấm dứt ngày 6 tháng 4/1971. Như đã trình bày, do quyết định từ Hoa Thịnh Đốn (Washington), các đơn vị lục-quân Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân trên bộ cùng với các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà chỉ yểm trợ về Không quân, tiếp tế cùng pháo binh tầm xa. 

Riêng trong giai đoạn chuẩn bị, một lữ đoàn bộ binh và 1 Sư Đoàn Nhảy Dù Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hỏa lực Khe Sanh và phòng thủ khu vực Phi Quân Sự để các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa rảnh tay, tập trung nỗ lực cho cuộc hành quân trên đất Lào. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin lược ghi về các đơn vị Hoa Kỳ đã yểm trợ cuộc hành quân Lam Sơn 719. 

LỰC LƯỢNG THUỘC QUÂN ĐOÀN 24 

Theo kế hoạch phối hợp được ghi trong lệnh hành quân Lam Sơn 719, các đơn vị thuộc Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ được điều động yểm trợ cuộc hành quân gồm có: 
  • Sư Đoàn 101 Nhảy Dù, bản doanh đặt tại Gia Lê, cách Huế khoảng 5 km đường chim về phía Nam. Sư Đoàn này có nhiệm vụ thiết lập những vị trí phòng thủ dọc theo Vùng Phi Quân Sự kéo dài về hướng Đông trong thời gian các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tham dự cuộc hành quân. Ngoài ra các phi đoàn trực thăng của Sư Đoàn cũng được điều động để thực hiện các cuộc chuyển quân cho các đơn vị bộ chiến VNCH.
















  •  
  • Liên Đoàn 108 Pháo Binh và Liên Đoàn 45 Công Binh: Liên đoàn 108 Pháo binh yểm trợ hỏa lực pháo binh tầm xa từ Khe Sanh, hai tiểu đoàn Pháo binh hạng nặng của liên đoàn này được phối trí để tạo thành một màn lưới hỏa lực kéo dài đến biên giới Việt-Lào. 

  • Liên Đoàn 45 Công binh yểm trợ việc thiết lập một số căn cứ, tu sửa các đoạn đường hư hỏng và trục giao thông huyết mạch từ Đông Hà đến gần biên giới. 

  • Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh (BB) Hoa Kỳ: Các đơn vị của lữ đoàn này được Không Quân yểm trợ tổ chức cuộc hành quân tảo thanh về hướng Tây, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt, phía Tây tỉnh Quảng Trị. Sau đó, lữ đoàn có trách nhiệm bảo vệ căn cứ hỏa lực Vandergrift và căn cứ Khe Sanh. Căn cứ Vandergrift được lập từ hạ tuần tháng 3 năm 1968 để yểm trợ cho Sư Đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ mở cuộc hành quân tái lập giao thông trên Quốc Lộ 9 đến gần Khe Sanh. Không giống như Khe Sanh, căn cứ này nằm ngoài tầm bắn của pháo binh Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đặt trên đất Lào. Trước 1970, hàng ngày các chuyến bay thám thính và các cuộc tuần tiễu của Liên Đội Quan Sát và Nghiên cứu giúp cho căn cứ này hoạt động hữu hiệu.Giữa năm 1968, sau khi Đại Tướng Creighton Abrams được cử thay thế Đại Tướng Williams C. Westmoreland trong chức vụ tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ kiêm chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (viết tắt COSUMMACV, tức là Commander, United States Military Assistance Command, Vietnam), vị tân tư lệnh này đã quyết định bỏ trống Khe Sanh, riêng căn cứ Vandergrift chỉ dùng để làm bãi đáp trực thăng cho các cuộc hành quân chung quanh Khe Sanh và trạm tiếp tế.
















  • Trong giai đoạn đầu của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Lữ Đoàn 1/5 được phân nhiệm vụ tái lập vị trí phòng thủ ở căn cứ Khe bị bỏ hoang, đồng thời một tiểu đoàn của lữ đoàn được điều động tăng cường phòng thủ căn cứ Vandergrift. 

    LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN THUỘC KHÔNG LỰC HOA KỲ VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC, TĂNG PHÁI: 

  • Không Đoàn Tác Chiến 8 xuất phát từ căn cứ Không Quân Ubon Royal bên Thái Lan. 

  • Không Đoàn Tác Chiến 12 xuất phát từ phi trường Phù Cát (ở tỉnh Bình Định). 

  • Không Đoàn Tác Chiến 366 xuất phát từ căn cứ Không Quân Đà Nẵng. Cả ba Không đoàn này đều sử dụng loại phản lực cơ F-4 Phantom để tiến hành các cuộc oanh kích vào các vị trí được ghi nhận là có quân Bắc Việt tập trung. 

  • Không Đoàn Quan Sát Chiến Thuật 460 từ phi trường Tân Sơn Nhất sử dụng cho những phi vụ cấp cứu. 

  • Phản lực cơ F-100 thuộc Không Đoàn Tác Chiến 35 xuất phát từ phi trường Phan Rang. 

  • Không Đoàn 1 TQLC/Hoa Kỳ yểm trợ bằng phi cơ F-4, A-4 và A-6 trong khi đó hàng không mẫu hạm ngoài vịnh Bắc Việt oanh kích bằng các loại phi cơ A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, A-7 Corsair và F-4 Phantom. 

  • Không Đoàn Hành Quân đặc biệt từ căn cứ Không Quân bên Thái Lan dùng phi cơ cánh quạt A-1 Skyraider cho những phi vụ tìm kiếm, cấp cứu. 

  • Phi Đoàn 18 Hành Quân Đặc Biệt cũng từ Nakhon Phanom bên Thái Lan cung cấp vận tải cơ võ-trang AC-119 Hỏa Long. 

  • Không Đoàn 16 Hành Quân Đặc Biệt sử dụng vận tải cơ võ-trang AC-130 Spectre. 

  • Liên Phi Đoàn 504 Yểm Trợ Chiến Thuật với các phi cơ quan sát phát xuất từ Cam Ranh. 

  • Sư Đoàn 384 Không Lực Hoa Kỳ từ Tân Sơn Nhất phụ trách không vận, cung cấp phi cơ C-130 Hercules và C-123 Caribou để chở quân. Các phi đoàn của sư đoàn này chở các đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến từ Tân Sơn Nhất, từ Biên Hòa ra đến Quảng Trị và Đông Hà trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 4. 

  • Trung Tâm Yểm Trợ Chiến Trường sử dụng dụng phi cơ thuộc Không Đoàn Tác Chiến 432 trong căn cứ Udom. Bộ Chỉ Huy Không Quân Chiến Lược sử dụng Không Đoàn 307 Chiến Lược cung cấp những phi vụ B-52 dội bom và phi cơ nhiên liệu KC-135.Ngoài các đơn vị Không Quân Hoa Kỳ, Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH đã chỉ thị cho Sư Đoàn 1 Không Quân (bản doanh đóng tại Đà Nẵng) điều động phi cơ chiến đấu và trực thăng để yểm trợ cho các đơn vị trên bộ. Về điều hợp Không Quân, có 6 trung tâm điều hợp yểm trợ cho cuộc hành quân.ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC HÀNH QUÂN HẠ LÀO 

    Vào thời gian cuộc hành quân Lam Sơn 719 diễn ra, Đại Tướng Westmoreland đang giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ. Tại Hoa Thịnh Đốn, hàng ngày ông đã nhận được báo cáo về diễn tiến cuộc hành quân này. Năm 1989, trong cuốn hồi ký Bản Tường Trình Của Một Người Lính, Đại Tướng Westmoreland đã nhận định như sau về cuộc hành quân Hạ Lào: 

    Dù cho các tin đồn trong giới quân nhân và báo chí Hoa Kỳ đã làm cho Cộng Sản Bắc Việt biết mà chuẩn bị trước, nhưng quân đội VNCH đã thu đạt nhiều chiến thắng thần tốc. Họ tiến sâu vào lãnh thổ Lào chừng 25 km và tiến đánh hầu hết các mục tiêu định trước, dẫu cho quân Bắc Việt cố sức phản công.
















    Hình chụp một tổ phòng không với khẩu đại liên 12.7 ly và 4 cán binh Bắc Việt. Một người quan sát (ngồi phía sau), một người giữ chân súng, một người chuyền băng đạn, và một người nhắm bắn.Tại chiến trường Nam Lào, hỏa lực phòng không của Bắc Việt vô cùng mạnh mẽ. Họ có đủ loại đồ chơi, từ phòng không cao-xạ 57-ly cho đến đại liên Mười-Hai Chấm-Bảy. Hàng trăm máy bay và trực thăng của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã trúng đạn vì bất chấp hiểm nguy. Các phi công liều lĩnh bay thấp, có khi gần sát ngọn cây, để các phi vụ được thực hiện chính xác và hữu hiệu hơn.Trong suốt chiến dịch hành quân tại Nam Lào trong tháng 2 và 3/1971, có tổng cộng 108 phi cơ (máy bay và trực thăng) của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa bị phòng không Bắc Việt đốn ngã. Đó là chưa kể khoảng 600 chiếc khác bị bị hư hại nặng-nhẹ khác nhau (nhưng được sửa chữa và tu bổ lại). 

      


  • (HÌNH ẢNH: John Stymerski / C-7 Caribou Association)

  •  

     



    Vì hỏa lực phòng không của Cộng quân khá mạnh nên một vài nơi không thể tiếp tế được. Do đó các đơn vị hoạt động tại những khu vực đó phải triệt thoái. Rút lui trước hỏa lực mạnh lúc nào cũng là công tác khó khăn nhất của đơn vị khi lâm trận. Lúc này mới thấy sự chuẩn bị của phía Việt Nam có nhiều khuyết điểm. Phối hợp chỉ huy ở cấp cao nhất không đồng bộ và kế hoạch tấn công diễn ra quá nhanh khiến cho các đơn vị không yểm trợ nhau hữu hiệu gây khó khăn cho phía Hoa Kỳ trong việc yểm trợ có kết quả. 

    Cũng theo nhận định của Đại Tướng Westmoreland, từ lâu các cấp chỉ huy Việt Nam thường có cố vấn đi kèm để giúp liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ nhất là về yểm trợ hỏa lực từ các phi vụ chiến thuật và B-52, nhưng bây giờ các đơn vị trưởng một mình tự lo liệu nên đã gặp nhiều khó khăn. Sĩ quan cố vấn cao cấp của Hoa Kỳ và vị tổng chỉ huy lực lượng VNCH tham dự cuộc hành quân lại ở hai căn cứ khác nhau. Trong thời gian diễn ra cuộc hành quân, có lúc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tự mình ra lệnh cho các đơn vị, thay vì chỉ ra lệnh cho vị sĩ quan tư lệnh chiến trường (tức là Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm), nhiều khi các lệnh này ban ra mà Đại Tướng Abrams cũng không hề hay biết. 

    Về tinh thần chiến đấu của người lính VNCH và sự yểm trợ của Không Quân Hoa Kỳ tại mặt trận Hạ Lào, Đại Tướng Westmoreland đã nhận xét rằng binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu tại chiến trường Lào rất can đảm và phi công Hoa Kỳ bay tiếp tế cũng rất can trường. 

    Vương Hồng Anh 
  • Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn