BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72808)
(Xem: 62101)
(Xem: 39197)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đang có một thế hệ blogger - nhà báo Việt Nam

30 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 788)
Đang có một thế hệ blogger - nhà báo Việt Nam
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nếu nhìn người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, người bi quan có thể nghĩ rằng dường như người Việt bây giờ chẳng quan tâm gì mấy đến tình hình chính trị-xã hội, mối bận tâm lớn nhất của họ có lẽ là mưu sinh, là chạy theo đời sống kinh tế đang cuốn họ đi với tốc độ ngày càng ác liệt. Người lớn đã thế, giới trẻ dường như càng vô tư vô lo hơn. Sinh ra và lớn lên khi những năm tháng dài chiến tranh trên đất nước đã kết thúc, họ không phải chịu đựng những vết thương trong lòng do cuộc chiến gây ra như các thế hệ trước đó, họ cũng không phải trải qua những năm tháng khó khăn nhất vể kinh tế của thời kỳ bao cấp nên cũng khó hình dung được cả một xã hội vật vã hèn kém đi vì miếng ăn như thế nào. Giới trẻ bây giờ, nhất là con cái của những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trở lên ở các thành phố lớn của Việt Nam, chắc chắn là có nhiều thứ để bận tâm và tiêu tốn thì giờ hơn là ngồi quan tâm đến tình hình đất nước, tình hình xã hội. Tôi-một kẻ không hiểu gì về thế hệ 7X, 8X…cũng đã từng nghĩ như vậy! Bạn bè tôi, những người trời không cho sướng vì cứ hay ưu tư bức xúc trước những chuyện trái tai gai mắt vẫn diễn ra hàng ngày chung quanh chúng ta, cũng từng nghĩ như vậy.



Cho đến khi vì lý do này lý do khác, tôi mở blog, lạc vào thế giới blog Việt. Và tôi phát hiện ra mình đã bi quan hơi bị sớm. Thế giới blog Việt không chỉ là nơi người ta tám chuyện tào lao, tranh thủ khoe về mình hay tìm bạn để giải trí. Đã, đang và sẽ ngày càng có những blogger mở blog để chia sẻ, bày tỏ những ưu tư, trăn trở của họ với nhau trước tình hình chính trị xã hội của đất nước, tình nguyện làm những nhà báo cất lên tiếng nói của lương tâm trước bất cứ sự kiện nào dù lớn dù nhỏ mà báo chí chính thống không dám đề cập đến, không những thế, họ còn thể hiện bằng hành động cụ thể như kêu gọi nhau đi biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc về vụ Trường Sa-Hoàng Sa, kêu gọi nhau làm công tác từ thiện giúp đỡ một cá nhân nào đó hoặc giúp đỡ đồng bào khi cần kíp…Khác với các nhà báo trên các phương tiện truyền thông báo chí chính thức, những blogger-nhà báo không có lương, không có tên, và mọi việc họ làm hoàn toàn xuất phát từ sự tình nguyện, tinh thần công dân, trách nhiệm đối với xã hội và trái tim của họ thôi thúc họ lên tiếng, thế thôi.

Và từ thế giới blog ấy, một dòng báo chí tự do đã, đang và sẽ hình thành ngày càng rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn.

Thử hình dung hiện nay ở Việt Nam mới có khoảng trên dưới 6 triệu blogger nếu tôi không nhầm, nếu con số ấy tăng lên 10, 20… và hơn nữa, và trong đó hầu hết đều là những nhà báo với một tinh thần vô tư, trong sáng, trung thực, dũng cảm… thì những điều họ làm, những việc họ viết, chắc chắn sẽ có tác động đến xã hội.

Cái dễ và cũng là cái khó của các blogger-nhà báo là không ai biết họ là ai-trừ khi họ để tên thật không lấy nickname, họ không phải chịu sự kiểm duyệt của một ban biên tập, cơ quan, Thành Ủy hoặc Ban tư tưởng văn hóa Trung Ương gì gì khác…Sự kiểm duyệt cao nhất đối với họ là lương tâm của mình. Dù không ai biết mình là ai, dù không ai kiểm duyệt, nhưng viết làm sao cho thật vô tư, trong sáng, tỉnh táo, trung thực, khách quan, không bôi xấu người khác, không thổi phổng sự việc, không bóp méo sự thật, không hùa theo đám đông, không ném đá dấu tay, không cực đoan v.v…là điều chỉ có họ kiểm soát với chính mình. Và do vậy, đó là sự thử thách lớn nhất. Bởi một điều rất xưa cũ mà ai cũng biết, chiến thắng chính mình là chiến thắng lớn nhất.

Khi mỗi blogger là một nhà báo, mỗi blog cá nhân là một tờ báo, cả nước Việt Nam trong một tương lai rất gần sẽ có tối thiểu ít nhất khoảng mười, mười lăm triệu tờ báo, con số không nhỏ chút nào!

Mỗi người chỉ cần viết về một điều gì đó với tất cả thiện tâm, lòng tử tế và trách nhiệm xã hội của mình, xã hội chắc chắn sẽ có những sự dịch chuyển theo chiều hướng tử tế hơn.

Bởi vì, cũng lại là một điều rất xưa cũ mà ai cũng biết, khi chúng ta sống trong một môi trường chung, mọi điều chúng ta làm đều có ảnh hưởng đến môi trường chung đó và ngược lại.

Song Chi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn