BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73174)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tôi Bất Ngờ Vì Ông Cao Ngọc Oánh “Bất Ngờ…”

07 Tháng Sáu 200812:00 SA(Xem: 961)
Tôi Bất Ngờ Vì Ông Cao Ngọc Oánh “Bất Ngờ…”
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51


VnExpress ngày 6/6/2008 đăng bài phỏng vấn ông Cao Ngọc Oánh nhân dịp ông Oánh cùng 37 sĩ quan ngành Công an khác được phong hàm Tướng. Bài phỏng vấn giật tít bằng cách trích nguyên văn một câu nói của ông Oánh: “Bất ngờ khi được phong Trung tướng”.

Tôi không bất ngờ vì ông Oánh được thăng hàm Trung tướng, mà bất ngờ vì ông Oánh phát biểu rằng ông “bất ngờ” khi được thăng cấp.

Bời vì theo quy định ngành Công an, tùy theo cấp hàm là gì mà thời gian thăng hàm là bao nhiêu năm, nếu trong khoảng thời gian đó “đương sự” không bị kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách trở lên (tức kỷ luật có ra quyết định bằng văn bản hẳn hoi), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoặc “hơi sém sém” xuất sắc cũng được, là “đến hẹn lại lên” nghiễm nhiên được xét thăng cấp hàm.

Ví dụ: thời hạn thăng cấp hàm từ Thiếu úy lên Trung úy là 2 năm, Trung úy lên Thượng úy là 3 năm, Thượng úy lên Đại úy là 3 năm, Đại úy lên Thiếu tá là 4 năm, v.v… Khoảng giữa thời gian này được gọi là “niên hạn”.

Giả sử trong niên hạn mà bị tố cáo gì gì đó thì việc xét thăng cấp hàm sẽ bị tạm đình lại đến khi có kết quả xác minh rõ ràng, nếu tố cáo không đúng thì vẫn thăng cấp hàm bình thường. Nếu quá thời gian quy định được thăng cấp mà xác minh chưa xong thì vẫn dừng việc thăng cấp lại đến khi nào có kết quả xác minh, khi có kết quả kết luận rằng “đương sự” trong sạch thì sẽ ra quyết định thăng cấp và quyết định này có tính “khứ hồi”, nghĩa là dù ngày ký là ngày hiện tại, nhưng ngày được công nhận thăng cấp là đúng niên hạn “đương sự” được thăng cấp.

Ví dụ: Ông A được phong hàm Thiếu úy tháng 1 năm 2005, tháng 1 năm 2007 ông sẽ được thăng hàm Trung úy. Nhưng tháng 12 năm 2006 ông A bị tố cáo nhận hối lộ nên việc thăng cấp Trung úy bị đình lại chờ xác minh tố cáo. Đến tháng 3 năm 2007 mới có kết quả xác minh ông A không nhận hối lộ, quyết định thăng cấp hàm Trung úy cho ông A được ký vào tháng 4 năm 2007, nhưng thời hạn A được công nhận là Trung úy tính từ tháng 1 năm 2007, và ông A được truy lãnh lương Trung úy từ tháng 1 năm 2007 chớ không phải từ ngày ký quyết định thăng cấp hàm.

Trường hợp cán bộ chiến sĩ lập được thành tích xuất sắc đột xuất thì có thể được thăng hàm vượt cấp hoặc thăng hàm trước niên hạn. Ví dụ: lập thành tích đặc biệt và được bằng khen đột xuất của Bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chính phủ về thành tích ấy.

Trở lại việc ông Oánh, ông cho rằng việc được phong hàm Trung tướng là “kết quả của sự phấn đấu, trung thành và những đóng góp của ông phụng sự ngành cảnh sát”. Nếu ông hoàn toàn trong sạch, ông đã biết trước kết quả kết luận (đăng báo tùm lum cả nước ai cũng biết) thì tất nhiên “đến hẹn lại lên”, hàm Trung tướng được phong là kết quả thấy trước của sự “phấn đấu”, “trung thành”, “phụng sự”… thì có gì đâu mà bất ngờ. Nếu là tôi thì khi tôi đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện, đến niên hạn mà không xét thăng cấp hàm cho tôi là tôi làm đơn kiện lên cấp trên liền.

Một người từng giữ các chức vụ cao như: Giám đốc công an tỉnh Quảng Bình, Cục trưởng Cảnh sát Kinh tế, Tổng Cục phó Tổng cục Cảnh sát, từng cầm bút ký nhiều quyết định thăng cấp hàm cho cán bộ chiến sĩ như ông Oánh tất hiểu rất rõ những quy định, nguyên tắc tôi vừa nói.

Hay chính ông Oánh cho rằng bản thân mình cũng không trong sạch nên mới “bất ngờ”?

Tạ Phong Tần

07-06-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn