BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chiến thắng từ trên trời rơi xuống

12 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 957)
Chiến thắng từ trên trời rơi xuống
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51


Ngày 8-10-2007, dư luận mắt tròn mắt dẹt khi trực tiếp theo dõi cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu trong Phiên đấu giá bức tranh "Văn Miếu - Văn hóa Việt", ủng hộ Quỹ vì người nghèo tại TP HCM. Bà Diệu Hiền, TGĐ Công ty Thuỷ sản Bình An trong lần xuất hiện đầu tiên trước ống kính truyền hình- đã trả 3 tỷ đồng cho bức tranh này. Các mức giá sau đó là 5 tỷ, 8 tỷ. Nữ đại gia Miền Tây chỉ chịu thua khi một “nữ đại gia” khác trả với mức 10 tỷ đồng, tuy nhiên, bà nói, giản dị đến thản nhiên- là sẽ ủng hộ 2 tỷ đồng cho quỹ Vì người nghèo.

Suốt tuần qua, bên cạnh thông tin “ Bộ Thương mại Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cá tra”, báo chí cũng ồ ạt nói về việc bà Diệu Hiền “nợ cả ngàn tỷ”. Đến 3 tỷ tiền bảo hiểm của công nhân, số tiền đúng bằng mức giá đầu tiên bà đưa ra trong cuộc đấu giá tiền tỷ vô tiền khoáng hậu 5 năm trước, bây giờ bà cũng không có để trả.

Có thể cuộc đấu giá 5 năm trước là một hình thức PR “tiết kiệm” nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút nguồn vốn. Nhưng cũng có thể số tiền 2 tỷ mà bà Hiền, đã rất dễ dãi, cho đi, dù là ủng hộ người nghèo, cũng là một phần nhỏ của món nợ ngàn tỷ ngày hôm nay.

Số nợ thực sự của Bình An, của bà Diệu Hiền là bao nhiêu còn phải chờ cơ quan chức năng kết luận. Hiện giờ, con số tạm thời được Cần Thơ đưa ra là trên dưới 1000 tỷ mà mỗi ngày, riêng tiền trả lãi cũng cả tỷ đồng. Nợ đến nỗi, Tổng giám đốc bất đắc dĩ của Bình An đã buộc phải tuyên bố “Tính đến phương án bán nhà máy chế biến thủy sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỷ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm".

Trước khi “ra nước ngoài”, bà Diệu Hiền thừa nhận Bình An đang gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh xuất khẩu. Hàng loạt ngân hàng như VDB, ACB, BIDV, Vietinbank... đã ngưng cho công ty vay vốn. "Thiếu vốn đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng cắt đứt mạch máu lưu thông khiến việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn”.

Trong một dự báo, được đưa ra vài ngày trước đây, chính Vasep đã đưa ra một dự báo ảm đạm khi cho rằng sẽ có ít nhất 20% DN thuỷ sản sẽ đóng cửa khi phải đối diện với hàng loạt khó khăn: Thiếu nguyên liệu, chi phí đầu vào cao, chất lượng con giống giảm sút. Nhưng khó khăn lớn nhất đối với các DN nói chung và DN thuỷ sản nói riêng là nguồn vốn, ở cả hai khía cạnh: Thiếu nguồn vốn lớn. Và nếu có, thì đó là nguồn vốn với lãi suất cắt cổ.

Với tình trạng nguồn vốn như hiện nay, 20% DN ở vào “tình trạng Bình An” có lẽ còn là quá lạc quan.

Chính vì vậy, sẽ là rất nhẫn tâm khi coi quyết định của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), giảm thuế, từ 0,56 USD/kg xuống còn 0,03 USD/kg đối với cá tra- là một “chiến thắng”- Liệu có thể tin vào một chiến thắng từ trên trời rơi xuống?! Cũng khó nói rằng đó là một “cơ hội”- Liệu các DN còn “cơ hội” khi Mỹ chỉ là thị trường chiếm 28% giá trị xuất khẩu cá tra? Khi mà đối với nhiều DN, sản lượng xuất khẩu sang 2 thị trường lớn khác là EU và Nhật Bản đã giảm tới 50%?

Năm ngoái, 50 ngàn DN đã phải giải thể, phá sản. Ngay những ngày đầu năm nay, hàng loạt đại gia rơi vào cảnh nợ nần phải bán xe, bán nhà. Có lẽ, Bình An chỉ nạn nhân đầu tiên trong vô số những DN bị xiết tín dụng. Sự kiện Bình An, có lẽ cũng chỉ là sự khởi đầu cho tình trạng vỡ nợ của các DN.

Bởi quyết định của DOC chỉ có ý nghĩa “cơ hội” khi các DN nói chung và DN thuỷ sản nói riêng được cởi nút thắt nguồn vốn. Và những tuyên bố hạ lãi suất phải được thực hiện trong thực tế chứ không chỉ trên giấy.

Đào Tuấn

12-03-2012

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn