BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Câu Đối Năm Trước Vận Nước Năm Nay

31 Tháng Mười Hai 200712:00 SA(Xem: 1093)
Câu Đối Năm Trước Vận Nước Năm Nay
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Tôi còn nhớ tết CON CHÓ (Bính Tuất 2006) Hà Sĩ Phu có ra mấy vế đối (xuất đối) về HOA ĐÀO [1].

- Hoa Đào cho sắc mừng năm Chó !
- Đào của xứ Hoa, cho sắc để mừng năm Chó đấy !
- Anh mê Đào của xứ Hoa, năm Chó say Đào, mê mẩn vì Đào cho sắc đấy !

Khi ấy tôi chỉ chú ý đến việc ông chơi chữ bằng cách đánh vần chữ Chó : Cho sắc chó !

Sau đó đến cặp từ “Cho sắc” . Cái gì “cho sắc, cho hương” ? Hoa! Mà hoa ngày Tết thì đặc trưng nhất là hoa đào. Vậy thì tết con Chó mà hoa đào cho sắc để mừng năm Chó thì đúng quá. Cảnh ấy là cảnh đẹp, chuyện ấy là chuyện vui, hợp lý. Câu đối trôi chảy tự nhiên.

Chuỗi “lô-gích” liên tưởng ở đây là :
CHÓ : cho sắc : hoa : ĐÀO

Nhưng rồi thấy ông Đỗ Mạnh Tri, một người rất yêu câu đối Hà Sĩ Phu, khuyên bạn đọc hãy “cảnh giác” với những câu chữ của HSP, khiến tôi cũng chợt thấy trong vế đối có cái gì đó đáng ngờ ngợ : Sao chữ Chó chữ Đào lại viết hoa?


Đến năm nay, gần tết, xảy ra chuyện Trường Sa-Hoàng Sa, Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ của ta, tôi mới giật mình, xem lại mấy vế đối ấy.

Ừ nhỉ, nếu ĐÀO không chỉ là một loài hoa mà là tên người, một ông ĐÀO nào đó. Nếu HOA không chỉ là bông hoa, xứ Hoa không chỉ là xứ Đàlạt, mà xứ Hoa là lại xứ Trung hoa? (ta vẫn gọi người Hoa mà). Nếu “năm” không chỉ là năm tháng mà là con số 5?

Nếu vậy thì : “Đào của xứ Hoa, cho sắc để mừng năm Chó đấy!” biết đâu lại chẳng nghĩa là “Ông Đào nào đó của Trung hoa: (một) con Chó đến mừng 5 con Chó đấy”? (1 chó Tàu với 5 chó ta chăng?).

Rồi lại “Anh mê Đào của xứ Hoa” : một ông tên Anh xứ Việt mê một ông tên Đào của xứ Trung hoa? “Năm Chó say Đào” là 5 con Chó ta say một ông Đào người Tàu? Say đến “mê mẩn” vì Đào cũng chính là dân “Cho sắc..” đấy! Chó lại mê “Cho sắc” thì cũng phải thôi.
Ấy là câu chữ đa nghĩa nó cứ gợi người ta suy diễn như thế, chứ vẻ ngoài của vế đối vẫn rất tự nhiên : “Một chàng lãng tử (số đào hoa) mê hoa Đào của Đà lạt, một năm Tuất chàng say hoa đào, say đến mê mẩn vì Đào cho cái sắc hồng đẹp quá!”. Thế thôi.

Phóng viên Việt Hùng (RFA) có gợi ý hỏi HSP về cái nghĩa bóng của những vế đối trên thì ông chỉ cười , không bình luận, mà đọc thêm để thành hai câu đối hoàn chỉnh, vẫn theo kiểu chữ đánh vần: [2]

  • Hoa Đào cho sắc mừng năm Chó !

  • Mỹ Bút chờ ông vót mũi chông !


(Bút mỹ hay Mỹ bút là bút đẹp, bút tốt, cũng lấy tên ông Bush để đối với ông Đào?. Nên dùng bút tốt để viết nên những bài sắc sảo, như những mũi chông tấn công vào những gì bảo thủ, trì trệ, phi nhân bản. Mỹ đối với Hoa, Bút đối với Đào khiến người ta không thể không nghĩ đó là những danh từ riêng.)
Đào của xứ Hoa, cho sắc để mừng năm Chó đấy !
Thày trong lò Võ, đai huyền sao chịu rớt đài đây !

Nếu câu đối bên trên là sự đối chọi giữa Mỹ và Hoa thì câu đối này có vẻ là Hoa và Việt, trong đó kẻ yếu là kẻ “chịu rớt đài đây”. Bên lấn lướt thì lấy dấu “sắc”, bên lép vế thì xuống dấu “huyền”, đối thật xứng, thật sướng!.

Tình cảnh ấy có lẽ như vận vào vụ Trường sa-Hoàng sa năm nay vậy.

Một câu đối năm trước, báo trước vận nước năm nay, là bởi sự tình nung nấu đã từ lâu lắm. Nhà báo Trần Khải trong bài Bên thềm năm mới [3] đã viết “chẳng lẽ cứ mỗi dịp năm mới, lại đem bàn lại chuyện rất là cũ”.

Không mới đã buồn, nhưng nếu “lịch sử” chẳng những dậm chân tại chỗ mà còn đi lùi lại những bước na ná như thời Bắc thuộc thì buồn sao cho xiết? Những câu đối rất kiệm lời và rất tươi vui mà cứ gợi ra những sự đời đến là dài và khó lòng vui được !...

THÁI HỮU TÌNH
Giao thừa 2007-2008

[1] hasiphu.com\vanhoc_caudoi_02.html
[2] hasiphu.com\vanhoc_caudoi_09.html
[3] thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2393
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn