BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73360)
(Xem: 62245)
(Xem: 39433)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

HT Quảng Độ Xin Ra Báo, Làm Diễn Đàn Đối Thoại Phật Giáo

22 Tháng Chín 199912:00 SA(Xem: 1074)
HT Quảng Độ Xin Ra Báo, Làm Diễn Đàn Đối Thoại Phật Giáo
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO 


PL. 2543 Số : 08 - VP.VHĐ Thanh Minh Thiền Viện, ngày 22 tháng 9 năm 1999


Đồng kính gửi: Ông Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Ông Trần Đức Lương, Chủ tịch Nước CHXHCNVN Ông Phan văn Khải, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCNVN; và Ông Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCNVN

Thưa quý Ngài, Qua bức thư hôm nay chúng tôi muốn đạo đạt đến quý Ngài một số trường hợp điển hình xuất phát từ chính sách độc quyền ngôn luận mà hậu quả không lành mạnh của nó đã xúc phạm đến đức tin thiêng liêng của Phật tử Việt Nam :

1. Một đoạn văn trong giáo trình "Tâm lý học đại cương" của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Triết học, Bộ môn Tâm lý học, được viết như sau: "Nói về mối quan hệ khắng khít của tài và đức trong nhân cách con người, Hồ Chủ Tịch đã từng nói: "(...) Có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho xã hội".

2. Trong cuốn sách: "Một số hiểu biết về tôn giáo - Tôn giáo ở Việt nam" của Tổng cục Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành năm 1993. Sách này có những nhận định về Phật giáo như sau:

a- "Cơ sở của quan niệm chung của các nhà thần học, các nhà tu hành, cũng như những tín đồ của các tôn giáo (dù là Ky-tô giáo, Phật giáo hay Hồi giáo v.v...) là thuyết "thiên mệnh", "tiền định" cho là vốn có những lực lượng "siêu nhiên", đứng đầu là một "đâÔng tối cao", "đấng tuyệt đối", "đấng sáng thế", "đấng thiêng liêng" v.v...dưới các hình tượng "Đức Chúa trời", "Đức Phật", "Đức Thánh A-la" v.v...).(tr. 7);

b- "Yếu tố duy tâm đã chi phối thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật khi xem xét thế giới và con người, dẫn tới tính chất không thực tế của đạo Phật trong đời sống tâm linh và thế tục. Đạo Phật không vượt qua giới hạn không tưởng về sự vật hiện tượng, nên đã phạm sai lầm trong khi kêu gọi lòng từ bi, bác ái chung chung trong xã hội có phân biệt giai cấp" (tr. 113);

c- "Đối với đạo Phật, vai trò con người đối với xã hội và thế giới khách quan bị phủ nhận vì chúng sinh chỉ là một thế giới các cảm giác ; cách giải thích "hữu hình" là sự không ổn định, không có cái nào không từ cái khác sinh ra#... đã làm cho tín đồ xa rời chức phận xã hội, dễ nảy sinh tâm trạng bi quan yếm thế trước cuộc sống". (tr 114);

đ "Trong khi đó ở miền Nam để dễ bề lôi cuốn và thao túng, Mỹ đã dàn dựng đưa Tổng hội Phật giáo Việt Nam tham gia Liên hữu Phật giáo Thế giới#. Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1951 gồm 6 hội đoàn của Phật giáo ba kỳ : 1- Giáo hội Tăng già Trung Việt ; 2- Hội Phật học Trung Việt ; 3- Giáo hội Tăng già Nam Việt ; 4- Hội Phật học Nam Việt ; 5- Giáo hội Tăng già Bắc Việt ; 6- Hội Phật học Bắc Việt (di cư)". (tr.148).

Xin quý Ngài lưu ý cho tầm quan trọng quốc gia của cuốn sách vừa dẫn trên đây#. Lời mở đầu cho biết sách được nghiên cứu và biên soạn dưới "sự chỉ đạo chặt chẽ của Tổng cục Chính trị, Cục Tư tưởng và Văn hóa, Cục Dân vận và Tuyên truyền, đặc biệt, được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng chí trong Ban tôn giáo Chính phủ"(tr.5). Mục đích sách "nhằm phục vụ các đồng chí giáo viên ở các trường và các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong quân đọi" (tr.5) theo Nghị quyết của bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới"(tr.4). Công tác này "Đảng giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang làm công tác tôn giáo, có tính chất là một nhiệm vụ thường xuyên" (tr. 235).

3. Trong cuốn sách "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đói với con người Việt Nam hiện nay" do Phó Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 1997, có đoạn viết về đạo Phật :"Trước hết nó (Phật giáo) đến với những người cô đơn gần với cái chết, những thanh niên đứng trước cuộc đời khó khăn, tính duyên trắc trở, đổ vỡ niềm tin, luôn ao ước cầu mong sự trợ giup của những thế lực siêu nhiên, hy vọng ở cõi mông lung, đặt niềm tin ở cõi vĩnh hằng. Phật giáo đã tạo dựng cho thế giới quan hư vô, niềm tin không tưởng, đạo lý cốt nhục, hành vi thụ động bất lực trước thiên nhiên và xã hội trói buộc con người, làm lu mờ cá tính, cá nhân và sự phát triển cá thể nhân cách"(tr.212-213).

4. Trong cuốn "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong, do nhà xuất bản Khoa học ấn hành tại Hà Nội năm 1963, viết về Phật giáo :"Cái hệ thống tiêu cực của Phật giáo như chủ nghĩa bi quan, đời là bể khỗ (sinh, lão, bệnh, tữ), chủ nghĩa khỗ hạnh (từ bi hỷ xả) , chủ nghĩa phục tùng (lấy thiện giả ác và sự chờ đợi ở kiếp sau mù mịt)... tất cả đều bị nhân dân phản đối đả kích mạnh cùng với những thủ tục , quy tắc giới cấm nhà chùa"(tr.222). Trong cuốn "Nguyễn Trãi" của sử gia Trần Huy Liệu, nhà xuất bản Khoa học ấn hành tại Hà Nội năm 1966, ông viết: "Từ thời Lý, Trần trở về trước Phật giáo do có khả năng ru ngủ được giai cấp nô tì là giai cấp bị áp bức, bị bóc lột nhất trong xã hội, hầu như chiếm được địa vị độc tôn trong xã hội Việt Nam"(tr.47).

Qua các dẫn chứng điển hình trên, chúng tôi xin có những nhận định như sau: 1. Với bản chất khoan hòa và tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của đạo Phật, mọi cá nhân có toàn quyền tán dương hay phê phán Phật giáo#. Nhưng đồng thời, những người theo đạo Phật cũng phải tự khẳng định quyền của mình trong việc chấp nhận hay phản đối các quan điểm liên hệ đến đức Phật và đạo Phật;

2. Sự kiện Đảng và Nhà nước độc quyền ngôn luận, độc quyền phê phán các quan điểm khác ngoài ý thức hệ Mác-xít, tự cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là chân lý tuyệt đối, cưỡng bức mọi công dân phải chấp nhận mà không được phép có ý kiến trái ngược, là vi phạm các quyền cơ bản của con người như đã được công bố trong bản "Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền" mà viện thông tin Khoa học Xã hội của nhà nước đã cho dịch và ấn hành tại Hà Nội năm 1998.

3. Sự kiện Đảng và Nhà nước nghiêm cấm không cho phép tín đồ Phật giáo, và các tôn giáo khác, phản đói những phê phán sai lầm của Đảng và Nhà nước, cũng như của các quan chức Nhà nước đối với những điều mà quần chúng tôn giáo tin tưởng; không dành cho họ bất cứ phương tiện và khả năng nào để bênh vực đức tin của mình.; là vi phạm nghiêm trọng các điều khoản, nhất là các Điều 1, Điều 18, Điều 19, được xác nhận và bảo đảm trong "Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị", mà nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký kết gia nhập ngày 24.9.1982, và có nghĩa vụ phải chấp hành.

Căn cứ vào các quyền được thừa nhận và bảo đảm bởi "Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị" dẫn thượng, nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khẩn thiết đề nghị quý Ngài bốn biện pháp sửa trị sau đây:

1. Yêu cầu Đảng và Nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và có nghĩa vụ phải thi hành những Công ước đã cam kết đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt đối với tổ chức Liên Hiệp Quốc mà CHXHCNVN thành viên;

2. Yêu cầu Đảng và Nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không cấm cản việc những người theo đạo Phật được công khai bênh vực quan điểm của mình chống lại những điều mà họ cảm thấy sai sự thật đối với đức Phật và giáo pháp của Ngài#. Kể cả những phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay bất cứ vị lãnh đạo cao cấp nào khác;

3. Yêu cầu Đảng và Nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi những điều khoản trong Hiến pháp mâu thuẩn với "Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền" và "Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị"; ban hành các văn bản Pháp luật xác nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người phù hợp với các văn kiện quốc tế mà Nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập và cam kết thi hành.

4. Yêu cầu Đảng và Nhà nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thể hiện sự trong sáng của một Nhà nước pháp quyền và dân chủ bằng cách cho phép Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất được phát hành một nguyệt san mà nội dung trình bày giáo lý và lịch sử của đạo Phật qua 20 thế kỷ có mặt và đóng góp vào nền văn minh Việt Nam. Nguyệt san còn là diễn đàn đối thoại, trao đổi hoăc chất chính đối với học giới và những người quan tâm đến đạo Phật mỗi khi có bất đồng ý kiến. Sự ra đời của một nguyệt san như thế sẽ đánh bạt tất cả những ngộ nhận và hàm oan từ trước đến nay đối với Phật giáo, mở ra tiền đề cho cuộc đối thoại bình đẳng và xây dựng giữa các thành phần dân tộc. Đồng lúc minh định một cách tích cực cho thế giới thấy rõ nỗ lực tái hồi tự do tôn giáo tại Việt Nam của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN.

Trân trọng kính chào quý Ngài 

VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO 

Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ (ký tên)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn