BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thử không dùng chữ thử

21 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 931)
Thử không dùng chữ thử
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Cụm từ “bầu trực tiếp” đã được đề cập đến lần đầu tiên năm 2006. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bấy giờ là ông Đỗ Quang Trung phát biểu: “Chính phủ đang đề nghị Quốc hội cho phép thí điểm dân bầu trực tiếp chủ tịch xã”. Đó cũng là thời điểm TP HCM, lần đầu tiên, đệ trình một dự án chính quyền đô thị.

5 năm sau đó, “chính quyền đô thị” lại được nhắc tới với việc vào tháng 10-2011, Đà Nẵng “đề nghị thay tên UBND thành Ủy ban hành chính”, và gần đây nhất, “bầu trực tiếp thị trưởng" tại Hà Nội.

Tuy nhiên, đến giờ thì một cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ khác là ông Trần Văn Tuấn khẳng định: “Không thể HĐND bầu ra các phó chủ tịch và ủy viên UBND, còn chủ tịch lại do dân bầu". Còn nguyên chủ tịch UBND TP Hoàng Văn Nghiên thì phát biểu: "Thử một lần để cho dân bầu".

Liệu có nên "thí điểm" suốt 5-6 năm qua với một quyền lựa chọn đương nhiên của người dân. Và liệu có nên dùng từ "thử"?

Dù Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng- hiện là Ủy viên BCT, Chủ tịch QH cho rằng "Chúng ta đã bầu trực tiếp trưởng thôn rất tốt, tiến tới bầu trực tiếp chủ tịch xã, phường. Như vậy chuyện của xã là do dân địa phương ở đó quyết định.". Nhưng kể từ thời điểm Bộ trưởng Đỗ Quang Trung phát biểu năm 2006, đến tận tháng 11 vừa rồi, khi lần đầu tiên diễn ra những cuộc "bầu trực tiếp" trưởng thôn ở Bình Thuận, TTXVN vẫn trang trọng đưa tin, kèm nhận định: "So với các cuộc bầu cử trước đây, bầu cử Trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ này thể hiện tính công khai, minh bạch, dân chủ". Còn việc bầu trực tiếp Chủ tịch xã mới ở mức thí điểm. Ở cấp tỉnh/thành phố, câu chuyện "bầu trực tiếp" được nhắc đi nhắc lại, đẩy đi đẩy lại, nhưng chỉ trong các hội nghị.

Chuyện ở thôn, do người dân thôn quyết định. Chuyện ở xã, đang thí điểm để do người dân địa phương quyết định. Còn ở tỉnh, câu chuyện bầu trực tiếp đã được Đà Nẵng đề nghị từ năm 2008 nhưng cho đến nay, người dân tỉnh vẫn chưa được quyết định chuyện của mình.



Năm 2008, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã gây sốc dư luận khi thống báo phương án trình Trung ương xin Trung ương cho TP Đà Nẵng tổ chức để dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND TP. "Sẽ có ít nhất 3 ứng viên tham gia tranh cử". "Người đắc cử sẽ lựa chọn các Phó chủ tịch, Chủ tịch các quận, huyện, đồng thời có quyền cách chức những người đó nếu không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải thông qua HĐQT". "Nếu bầu chủ tịch mà nhiệm kỳ làm việc của anh không thực hiện được cam kết thì nhiệm kỳ sau đừng hòng dân họ bầu cho. Mình thì ai lên chủ tịch làm tròn vo nhưng nhiệm kỳ sau vẫn được làm tiếp". Toàn những ý tưởng dân chủ tân tiến xứng đáng được vỗ tay.

Dù sau đó, vì lý do này, lý do khác, câu chuyện nói xong rồi phải để đó, nhưng rồi Đà Nẵng, vẫn là ông Nguyễn Bá Thanh đã xin phép, và được TƯ nhất trí, việc thí điểm bầu trực tiếp chức danh "Bí thư thành ủy". Năm đó, ngoài ông Nguyễn Bá Thanh, còn có 3 ứng viên khác, gồm một phó bí thư kiêm chủ tịch UBND TP, một Phó bí thư thường trực và Trưởng Ban tổ chức Thành ủy. Kết quả có vẻ "đúng như dự đoán", đúng như truyền thống khi cả 3 ứng viên, ngoài ông Thanh, đều "xin cảm ơn sự tín nhiệm" và "xin rút khỏi danh sách đề cử". Tuy nhiên, về hình thức, không thể có bình luận nào khác ngoài đánh giá đây rõ ràng là một bước tiến dài trong tiến trình đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của người dân.

Có thể việc bầu trực tiếp chủ tịch xã, thị trưởng, hay bí thư còn nhiều lý do để có thể phải cẩn trọng, để chưa thể tiến hành một cách đại trà như việc người dân "cấp thôn" được quyết định "chuyện của mình", nhưng rõ ràng, với một quyền đương nhiên của người dân, thì rất không thể dùng chữ "thử". Bởi nếu thử không dùng chữ thử, thì đây sẽ là chuyện rất đỗi bình thường và những trường hợp Đà Nẵng sẽ không gây ra sự chú ý đến như thế.

Đào Tuấn

21-12-2011

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn