BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kiến Nghị

20 Tháng Ba 200312:00 SA(Xem: 1106)
Kiến Nghị
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Kính gởi:
Ông Phan Văn Khải
Thủ Tướng Chính Phủ
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính thưa Thủ Tướng,

Nhận định rằng,

  • Kể từ khi được truyền vào Việt Nam, đạo Phật với bản tính dung hội đã là nhân tố tích cực hóa giải những dị biệt tín ngưỡng, hỗ trợ điều hòa các mâu thuẫn dân tộc và xã hội, để hình thành ý thức dân tộc tự chủ, tự cường, tồn tại mà không bị đồng hóa, làm cơ sở cho nhận thức về các giá trị phổ quát và bình đẳng giữa các dân tộc cùng sống chung và cùng phát triển.

  • Trong suốt hai nghìn năm truyền thừa tâm linh, Phật giáo đã hòa tan vào tâm thức dân tộc thành một chỉnh thể thống nhất. Do đó, Phật tử Việt Nam, trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, luôn luôn tự thấy trách nhiệm của mình trước những thăng trầm vinh nhục của đất nước.

  • Trải qua trên một thế kỷ chiến tranh tàn khốc, một đất nước văn minh và cường thịnh trong khu vực Đông Nam Á trở thành một đất nước nghèo nàn lạc hậu. Khi hòa bình vãn hồi, đất nước đang nỗ lực tiến lên theo bước tiến của nhân loại văn minh; thì một phần do hậu quả chiến tranh kéo dài, một phần do những sai lầm chủ nghĩa, khiến cho truyền thống tâm linh dân tộc đang vị băng hoại, các giá trị đạco đức của tổ tiên đang bị quên lãng dần, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, hối lộ cùng các tệ nạn xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường không định hướng đang làm xấu đi hình ảnh vốn dĩ đáng tự hào của đất nước bốn nghìn năm văn hiến.

  • Tinh thần Phật giáo Việt Nam, như nhiều sử gia Việt Nam có thẩm quyền nhận xét, là ý thức hệ chủ đạo, hay một nhân tố trong ý thức hệ chủ đạo, trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy đang đứng trước nguy cơ phá sản. Dưới sự chỉ đạo thiếu nhận thức của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, dưới sự điều hành yếu kém của Ban tôn giáo, dưới sự kềm chế gắt gao của công an, Phật giáo Việt Nam bỗng bành trướng một cách bất thường, mất cân đối, như một cơ thể phát phì một cách bệnh hoạn, và trở thành què quặt, dị dạng. Cơ thể ấy đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình băng hoại của các giá trị tâm linh và đạo đức truyền thống, đang trở thành cơ chế phụ tùy bao che các tệ nạn xã hội, tham nhũng, hối lộ.

  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trong quá khứ đã thể hiện tính kế thừa xứng đáng lịch sử truyền thừa của đạo pháp trong lòng dân tộc; đã duy trì và phát triển các giá trị truyền thống tâm linh qua các giai đoạn bi thương nhất của dân tộc, trước các ý đồ hủy diệt của chủ nghĩa tàn phá văn minh của thế kỷ. Trong ba thập kỷ qua, mặc dù bị ức chế bởi một pháp chế xã hội chủ nghĩa mơ hồ, bị xuyên tạc, bị xúc phạm, thậm chí bị lăng nhục bởi cơ chế ngôn luận độc quyền và độc đoán, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn tồn tại, với tất cả tự hào của quá khứ, với tinh thần vô úy của hiện tại, và tự khẳng định vẫn sẽ tồn tại để kế thừa và thắp sáng di sản của chư tổ.


Với những nhận định trên, tôi kính đệ trình Thủ tướng các điểm nguyện vọng được nêu dưới đây, đề ghị Nhà nước giải quyết một các hợp lý trên cơ sở pháp luật không mâu thuẫn với các tập quán tâm linh truyền thống:

  1. Trả tự do cho Hòa thượng Thích Huyền Quang, với những giải quyết hợp lý những vi phạm và mâu thuẫn pháp luật về việc giam giữ và phóng thích, mà không xúc phạm giá trị nhân phẩm như là yếu tính của các quyền con người đã được cộng đồng nhân loại xác nhận.

  2. Trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ; hủy bỏ việc thi hành án phạt phụ một cách vi luật, tùy tiện; hủy bỏ và giải thích việc thi hành quản chế như một hình thức câu thúc thân thể bất hợp pháp.

  3. Trả lại cơ cấu tổ chức và sinh hoạt thuần túy tôn giáo cho Phật giáo Việt Nam; không cải tạo Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức chính trị để phục vụ cho tham vọng quyền lực chính trị của bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị nào.

  4. Không thừa nhận cũng không cưỡng ép bất cứ cá nhân tu sỹ nào nhân danh Phật giáo tham gia các chức vụ trong các cơ cấu chính quyền và các tổ chức chính trị.

  5. Không can thiệp dưới bất cứ hình thức nào vào sinh hoạt hành trì thuộc phạm vi giới luật của Tăng già mà đức Phật đã qui định trên 2.500 năm và đã được tuân thủ bởi tất cả các cộng đồng Tăng già trên toàn thế giới.

  6. Phục hồi danh dự và mọi hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp mà không xúc phạm các giá trị truyền thống.


Kính thưa Thủ tướng,

Vì trách nhiệm kế thừa di sản của chư tổ, vì tiền đồ tiến bộ của dân tộc, vì hạnh phúc của nhiều người, tôi kính đệ trình Thủ tướng các nguyện vọng đã nêu, để Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước C.H.X.H.C.N. Việt Nam có cơ sở nghiên cứu và trả lại cho Phật giáo Việt Nam sinh lực như đã từng có trong quá khứ để Phật giáo Việt Nam như một cơ thể lành mạnh phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình, đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa đất nước nhanh chóng vượt qua tình trạng nghèo nàn lạc hậu, xứng đáng với niềm tự hào của đất nước bốn nghìn năm văn hiến.

Phật lịch 2546
Hà Nội ngày 20 tháng 3/2003
Xử lý Viện Tăng Thống,
Giáo hội PGVN Thống nhất
(Ký)
Hòa Thượng Thích Huyền Quang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn