BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Người Việt nhẹ dạ!

05 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 980)
Người Việt nhẹ dạ!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51


Người ta đã từng nghe nói những cụm từ: Người Mỹ trầm lặng, Người Anh phớt đời, Người Braxin vui nhộn, và Người Mê Hi Cô xô bồ. Người Việt ta không có đặc tính nào nổi bật. Nhưng qua cảm nhận từ thực tế cuộc sống, có thể thấy Người Việt rất nhẹ dạ!

Tôi có một an bạn cùng vào Đại học Nông nghiệp 3. Anh ấy chịu được cảnh quanh năm ăn “bo bo” và sắn củ phơi khô, chen nhau xin cơm cháy xô đổ cả cổng sắt nhà bếp, nên trụ lại được. Sau này vợ anh ta lại cùng dạy một trường cấp 3 với vợ tôi. Vợ chồng họ rất thông minh, cuộc sống khá sung túc, chẳng ai có thể dám nghĩ họ là những người ngu ngốc. Âý thế mà “ma đưa lối” thế nào lại bị ngay một tên thầy bói lừa, mất rất nhiều tiền, cô vợ thì suýt mắc chứng tâm thần vì suốt ngày bói toán.

Ít ngày qua vẫn là câu chuyện thời sự “nóng không bao giờ dứt” của Bộ giao Thông: Đường! Là chuyện ông bộ trưởng Đinh La Thăng nhảy múa trước công luận, bằng việc “trảm” hết “tướng” này đến tướng khác, cứ loạn xà ngầu. Báo chí được phen tíu tít đưa tin, người dân nhẹ dạ thì chắc mẩm: “Phen này thì Bộ giao Thông sẽ có cuộc cách mạng”.

Nhưng hỡi ôi, chuyện rút ruột công trình trắng trợn đến mức dùng cả bê tông cốt tre xây cột mốc. Mặt đường vừa làm xong, chưa nghiệm thu đã hỏng. Công trình đường đầu tư hàng ngàn tỉ chỉ để quay phim chụp hình xong là lại nát bét, lẽ ra phải bị khởi tố điều tra. Thì việc cách chức một vài con tốt thí chỉ là trò lường gạt dư luận. Vậy mà có nhiều người tin!

Nhớ năm xưa, ông Hồ Chí Minh mới 54 tuổi đã dám tự nhận mình là “cha già dân tộc”, thất lễ với các cụ cao niên trong cả nước, xúc phạm tông miếu nước non. Nhưng nhiều người còn đặt thờ ảnh ông Hồ ngang với di ảnh những cụ cao tằng tổ khảo trong họ tộc. Họ còn không biết rằng chính ông Hồ với tên khác là Lý Thụy, đã bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Thực dân Pháp, và ông ta thật sự là một kẻ tội đồ… Ngay cả việc gọi ông Hồ bằng “Bác” cũng sai: Khuyến khích các cháu thiếu niên, nhi đồng thất lễ. Thế mà hàng chục triệu người tin!

Thì ra người Việt ta quả thật là những người nhẹ dạ!

Nhẹ dạ chỉ là đặc tính, không phải là một tính xấu. Nhưng đôi khi cẩn trọng quá cũng bị chê là kẻ hay nghi ngờ, vậy nghi ngờ là tốt hay là xấu?

Nghi ngờ cũng là một đặc tính trong lĩnh vực tâm lý phức tạp của con người. Nhưng khác với sự hồ nghi, hay ngờ vực, hoài nghi vv.., là những dạng thức tâm lý nghi ngờ không có cơ sở, thiên về cảm tính. Đó là những đức tính có hại cho ngay chính cả bản thân mình.

Nghi ngờ là bản tính di truyền bảo tồn sự sống của động vật: Một con Khỉ muốn hái những chiếc lá non trên cành cao, nhưng thấy một nhành cây khô nhô lên một cách bất thường trên tán lá. Nó sẽ phải rung lắc cành cây đó thật mạnh, để xác định cái vật giống cành khô kia có phải là cái đầu của một con rắn lục hay không. Một con Nai đang gặm cỏ, chợt nghe tiếng động lạ, nó ngẩng đầu nghe ngóng và sẵn sàng chạy trốn. Đó chính là sự nghi ngờ hữu ích!

Như vậy nhẹ dạ và nghi ngờ là hai đặc tính trái ngược nhau. Nhưng chúng hoàn toàn có thể dung hòa lẫn nhau theo cách cân bằng lý tính giữa hai đặc tính ấy. Nhẹ dạ (hay cả tin) một cách thụ động, không có suy xét, không có sự so sánh là những việc làm sai lầm. Nếu họ tránh được thiệt hại chỉ là do may mắn. Ngược lại nghi ngờ một cách không có cơ sở, theo kiểu “bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng” cũng là một hành động sai lầm, và tai hại không khác gì việc cả tin…
Đất nước Việt Nam đã thoát ra khỏi chiến tranh tương tàn gần 37 năm. Với một tiềm năng cha ông để lại thực sự là “rừng vàng biển bạc”. Với một tiềm năng về dân số (trên 85 triệu người) độ tuổi “vàng” từ 15 – 59 tuổi trong cả nước chiếm tới 65,2%. Với một tiềm năng về chất xám không thua kém bất cứ chủng người thông minh nào trên thế giới. Đất nước ta vẫn đang đứng vào hàng những nước nghèo đói và lạc hậu nhất thế giới.

“Vì sao lại thế? Và vì sao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia?”. Đó chẳng phải là những câu hỏi của những bộ óc già dăn, những cái đầu từng trải. Đó chỉ là lời hát mà những em nhi đồng thường hát. Đó chính là sự nghi ngờ thể hiện bằng câu hỏi. Các em bé hỏi, đó chính là hành động học tập. Các em muốn tìm nguyên nhân để giải thích những thứ chính mắt mình nhìn thấy…

Vậy chúng ta, tại sao chúng ta không tự hỏi: Vì sao lại thế? Tại sao đất nước ta vẫn mãi luẩn quẩn trong nghèo đói? Vì sao lại có những cán bộ (ví dụ như cán bộ của Bộ giao Thông vận Tải) giàu có nứt đố đổ vách một cách bất thường? Vì sao xã hội lại tràn ngập tai nạn, tệ nạn? Vì sao người dân mất tự do? Vì sao đất nước vẫn không có dân chủ? Tất cả chỉ vì chúng ta đã nhẹ dạ cả tin. Chúng ta đã quên mất bài học nghi ngờ di truyền từ thời tiền sử. Người Việt quả là nhẹ dạ! Chúng ta cần học lại bài học vỡ lòng về sự nghi ngờ!

Lê Nguyên Hồng

04-12-2011

Theo Công Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn