BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một ngày cho cựu chiến binh VNCH

16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 1351)
Một ngày cho cựu chiến binh VNCH
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Cứ mỗi năm đến ngày “Veterans Day” 11 tháng 11 của Hoa Kỳ là không ít người trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ lại bâng khuâng tự hỏi, “Sao chúng ta lại không có được một ngày cho những người lính VNCH?”



Công tâm mà nhận định, phải nói rằng người lính VNCH trước năm 1975 là chính những thanh niên của một thế hệ, là những thân nhân của chúng ta. Vào thời gian ấy, có thể nói không một gia đình nào của VNCH lại không có ít ra là một người ở trong lính. Quốc gia hưng vong, thất phu còn hữu trách, huống hồ tuổi trẻ trong thế hệ ấy không ai là người thất học mà không hiểu được rằng đất nước có yên bình thịnh vượng thì không phải là tự nhiên mà có, mà là từ những đóng góp công sức của mọi người của toàn dân trong đó có nghĩa vụ tòng quân. Hơn nữa đất nước miền Nam khi ấy, cộng sản miền Bắc đã không để yên cho VNCH được thảnh thơi xây dựng cuộc sống no ấm cho toàn dân, độc lập cho xứ sở.

Nhiều người đã giả thiết rằng, nếu như cả hai miền Nam Bắc VN trong suốt 20 năm chiến tranh mà cùng đổ sức ra để tranh đua phục hồi kinh tế cho đất nước thì VN chúng ta đã không mất đi hàng triệu thanh niên, đã không phải lệ thuộc một ngoại bang nào mà bao nhiêu công sức, của cải đã dùng để xây dựng đất nước.

Điều thứ hai để chúng ta phải có một ngày cho người lính VNCH là Quân Đội VNCH, từ ngày được thành lập, sơ khởi trong chính phủ Quốc Gia của Cựu Hoàng Bảo Đại, đến tự lập tổ chức dưới thời Đệ I Cộng Hòa và phát triển trở thành một đạo quân hùng mạnh vào hàng thứ 7 trên thế giới trong thời Đệ II Cộng Hòa, quân đội ấy không hề là thứ quân đội của bất cứ một quyền lực nào, chịu chỉ huy của bất cứ một ngoại bang nào mà hoàn toàn là một quân đội phi chính trị, chỉ biết bảo quốc an dân vì những người lính ấy là chính con em của người dân miền Nam.

Điều này rõ nét nhất là với những người lính Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Họ gia nhập quân đội để chiến đấu ngay tại làng bản của mình vì trong đó có cha mẹ vợ con họ, có những ngôi nhà do mồ hôi nước mắt của tổ tiên xây dựng để lại, có những mảnh ruộng đất do tổ tiên cha ông để lại rồi được tiếp nối bằng chính bàn tay cầy cuốc của họ. Tổ quốc, Dân tộc đối với họ có thể là xa vời không rõ nét nhưng đã được cụ thể hóa qua làng bản và gia đình họ.

Đối với lớp trung lưu và được ăn học cao ở thành thị thì thực tế gần 1 triệu người dân lam lũ ở miền Bắc bao đời cố kết với quê hương làng xóm mà cũng phải bỏ ra đi về miền Nam khi cộng sản chiếm cứ được miền Bắc, đã là một thực tế chứng minh cho cái thảm họa cộng sản cho đất nước và dân tộc. Nên họ đã vui lòng xếp lại bút nghiên mà hàng hàng lớp lớp đi vào các quân trường Thủ Đức, Đà Lạt, Đồng Đế, Không Quân, Hải Quân v.v...

Nếu một đất nước, một dân tộc được nhìn qua lớp trẻ thì thế hệ thanh niên khi ấy đã thể hiện được cho đất nước và dân tộc cái nguyện vọng của đất nước, dân tộc mình. Đó là sự quyết tâm bảo vệ phần đất miền Nam không bị lọt vào tay cộng sản để miền Nam có được tự do, no ấm. Và, họ đã giữ được hai mươi năm bằng tương lai, thân xác của họ và đồng ngũ của họ.

Thế thì nay, cuộc chiến đã chấm dứt, miền Nam tự do đã mất vào tay cộng sản mà ai cũng biết là không phải trách nhiệm hoàn toàn ở họ. Trong chiến tranh, họ đã làm hết sức mình, không tiếc cả thân xác cũng như hạnh phúc riêng tư. Và nay, trên những bước đường lưu vong họ vẫn còn tiếp tục chiến đấu trên những chiến trường không tiếng súng. Điều hiển nhiên cộng đồng người Việt hải ngoại, ai cũng thấy, thấy đến độ có người vô ơn, bạc nghĩa còn dè bỉu, mạt sát rất chủ quan vô ý thức. Không một nơi nào có đấu tranh cho VN được tự do, Nhân quyền của người dân trong nước phải được tôn trọng, cho lá cờ Vàng biểu tượng tự do của người Việt còn tung bay khắp trên các phần đất tự do... là không có mặt họ. Không chỉ là một vài người mà là đủ mặt quân binh chủng của VNCH trước đây.

Thêm một điều nữa để chúng ta thấy rằng người lính VNCH cần phải được cộng đồng tị nạn VN ghi nhớ. Đó là họ đã thể hiện cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc qua vụ Hoàng Sa năm 1973. Họ đã nêu cao được tinh thần chiến đấu của dân tộc qua những cái chết oanh liệt của 7 vị tướng và hàng trăm quân cán chính VNCH khi miền Nam bị thất thủ sau khi đã chiến đấu anh dũng đến giờ phút cuối cùng mà Sư Đoàn 18 đã thể hiện.

Họ, những người trai của một thế hệ đã hy sinh cho chúng ta, họ có xứng đáng để cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản khắp nơi trên thế giới dành một ngày để nhắc nhở đến họ hay không?

Xin để lương tâm và đạo đức trong chúng ta quyết định.

Chính Biên

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn