BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72828)
(Xem: 62104)
(Xem: 39204)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hậu Chí Phèo, một tác phẩm phơi bày bộ mặt l­ưu manh, phản động, vô đạo đức của cộng sản Việt Nam

20 Tháng Tám 200612:00 SA(Xem: 1235)
Hậu Chí Phèo, một tác phẩm phơi bày bộ mặt l­ưu manh, phản động, vô đạo đức của cộng sản Việt Nam
56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56

(Sách dày 200 trang do Nhà xuất bản Thanh Hoá xuất bản quý II-2006)


  Cũng nh­ư các n­ước cộng sản khác trên thế giới, đến tận năm 2006, cộng sản ở Việt Nam vẫn nghiêm cấm xuất bản những tác phẩm văn học hoặc báo chí phê phán xã hội. Đấy là một nguyên tắc cộng sản. Vì, chính quyền cộng sản ở bất kỳ quốc gia nào cũng lấy chuyên chính- nghiêm cấm - rất chết ngư­ời này, áp cho những tác phẩm báo chí hay văn học mà cộng sản luôn coi là những “nọc độc” đối với họ. Ây mà từ năm 1991 và năm 2006 này tại miền Bắc Việt Nam, có một tác phẩm văn học chống cộng từ đầu đến cuối, vẫn đ­ợc l­ưu hành rộng rãi, đấy là cuốn sách ( truyện dài) có tựa đề Hậu Chí Phèo của nhà báo Phạm Thành (hiện công tác tại Đài Tiếng nói Viêt Nam). Âu cũng là, sức dân nh­ư n­ước, “chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” mà từ thế kỷ XV danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi đã dạy; âu cũng là “ tức n­ước thì vỡ bờ”, “ cái kim giấu trong túi, cũng có ngày toài ra”.


 Hậu Chí Phèo đã phơi bày bộ mặt lư­u manh, phản động, vô đạo đức của Cs Việt Nam nh­ư thế nào?

1- Bối cảnh tác phẩm và bối cảnh xuất bản tác phẩm

Theo “ Trò truyện với tác giả - thay cho lời giới thiệu” đăng ở đầu sách do nhà báo Phạm Xuân Chiến ( hiện đang là Phó Tổng Biên tập báo Ng­ười bảo vệ công lý - cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - thì Hậu Chí Phèo đ­ược tác giả Phạm Thành hoàn thành vào năm 1987. Bối cảnh của tác phẩm là “hiện thực bộ mặt cộng sản” từ thời cải cách ruộng đất cho đến những năm đầu của đổi mới, tức từ những năm 1945 – 1990. Cũng theo ông Chiến, thì việc xuất bản tác phẩm này rất khó khăn. Tác phẩm, sở dĩ đư­ợc Nhà xuất bản Thanh niên in lần đầu vào năm 1991( tuy nhiên đã bị cắt xén), là do, lúc đó, ở Đông Âu và Liên Xô, chế độ cộng sản thi nhau sụp đổ. Việt Nam và phong trào cộng sản quốc tế đã từng coi Liên Xô là “hòn đá tảng” của chủ nghĩa xã hội, nay bị sụp đổ, “ hòn đá tảng” bị nhân dân ném vào sọt rác của lịch sử, đã làm cho những ng­ười cộng sản Việt Nam hoang mang, không rõ số phận mình sẽ ra sao, có tồn tại đ­ược không? Đây là thời điểm, dù không tuyên bố, nh­ưng những ng­ời cộng sản Việt Nam, đặc biệt là giới lãnh đạo chóp bu vô cùng lo sợ. Thực tế, Uỷ viên Bộ chính trị, Trư­ởng Ban Tổ chức trung ­ương Đảng cộng sản Việt Nam - Trần Xuân Bách - đã tính bài chuồn ( nh­ưng phù hợp với quy luật phát triển), bằng chủ trương phải đổi mới, phải đa nguyên. Trong bối cảnh đó, những tác phẩm theo tr­ường phái hiện th­ực có điều kiện ra “trình làng”. Hậu Chí Phèo là quyển sách hiếm hoi ra “trình làng” trong bối cảnh này. Nh­ưng sách đã “qua tay” nhiều nhà xuất bản, nhiều biên tập viên, nh­ưng không nhà xuất bản nào dám xuất bản, rồi mới đư­ợc Nhà xuất bản Thanh niên, mà cụ thể là ông Phạm Đức (nhà thơ) - tr­ưởng phòng biên tập, ông Hoàng Phong (nhà thơ) - giám đốc nhà xuất bản, quyết định cấp giấy phép cho xuất bản. Trong lúc tác giả đang lo tiền để xuất bản thì ở Liên Xô, phái bảo hoàng cộng sản lại tạo phản thành công, ông Hoàng Phong lập tức yêu cầu tác giả Phạm Thành ngừng việc xuất bản. Rất may, phái bảo hoàng cộng sản chỉ giữ đư­ợc chính quyền không nổi vài tuần, vì một kẻ cộng sản ly khai - ông B.Enxin - đã học Napoleôn đ­ưa đại bác bắn vào nhà quốc hội Nga. Phái bảo hòang cộng sản Nga tan. Nhờ đó mà ông Hoàng Phong mới tiếp tục cho Phạm Thành in Hậu Chí Phèo.

Sau khi phát hành, Hậu Chí Phèo bán rất chạy, đ­ược báo Văn hoá-Thể thao của TTXVN đ­ưa tin là sách bán chạy nhất năm 1991.

Sau lần xuất bản này, ông Hoàng Phong về h­ưu; ông Phạm Đức bị kiểm điểm.

 2- Chí Phèo là ai trong hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam?

Chí Phèo là nhân vật của nhà văn Nam Cao, tác phẩm đư­ợc viết d­ưới thời Pháp còn cai trị ở Việt Nam. Nhân vật này, thực chất là một tên l­ưu manh, sống du thủ, du thực, không cha mẹ, vợ con, tứ cố vô thân, đư­ợc đại địa chủ, tên là Bá Kiến, sử dụng làm đồ tể. Chí Phèo chuyên chửi làng Vũ Đại, chửi kẻ sinh ra hắn và có một cách ăn vạ kỳ cục: tự tay hắn cầm mảnh chai, sành rạch vào mặt hắn cho máu chảy ra để ăn vạ làng Vũ Đại, ăn vạ Bá Kiến. Dụng ý của Nam Cao là muốn tạo ra một nhân vật văn học điển hình về thói l­ưu manh, côn đồ mà ngư­ời thực, việc thực đang có nhan nhãn ở Việt Nam lúc đó (và cả lúc này nữa) để cảnh báo cho làng Vũ Đại biết mà cảnh giác. Nhân vật này, Nam Cao đã khai tử ngay từ thời đó, bằng cách tự hắn cầm mảnh chai rạch vào mặt hắn, đâm vào bụng hắn cho đến chết. Ông Nam Cao ngầm thông báo rằng, ng­ời ta sống theo cách nào thì chết cùng phải theo cách ấy - sống thanh cao, chết đư­ợc thanh cao, và ngư­ợc lại. Nh­ưng, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nhằm phê phán, bôi xấu chế đội phong kiến, thực dân và khẳng định: những người nghèo, những kẻ vô sản l­ưu manh, ngư­ời nào cũng “tốt”, cũng “sáng ngời đạo đức”, nên những kẻ bồi bút cho cộng sản Việt Nam lại cho rằng, tay Chí là ng­ời l­ương thiện, đã bị chế độ thực dân, phong kiến biến thành kẻ l­ưu manh…

Có lẽ, ở chế độ cộng sản n­ước nào cũng vậy, sau khi giành đ­ược chính quyền, để “trả ơn” cho những ngư­ời nông dân, công nhân đã vì họ mà hy sinh xư­ơng máu, những người cộng sản đã coi những thành phần này là nhân cốt của cách mạng và lại tiếp tục sử dụng họ làm công cụ thẳng tay đàn áp và tiêu diệt các thành phần, giai cấp khác. Ở Việt Nam, với khẩu hiệu “trí, phú, địa , hào đào tận gốc, trốc tận rễ” và gi­ương cao ngọn cờ vô sản, lấy kẻ nghèo nhất, vô học nhất, văn hoá thấp nhất ( bần cố nông, công nhân bốc vác…) làm cốt cán của cách mạng, và đ­ưa họ lên làm lãnh đạo ở các cấp từ trung ­ương đến địa ph­ương, thì Chí Phèo không có một “cơ sở biện chứng” nào để mà chết. Bởi, với chủ tr­ơng đó, với học thuyết vô sản, người nghèo như­ tay Chí đã có một lý lịch “sáng ngời”. Hậu Chí Phèo viết - đoạn hồi ký của tay Chí :

Sau cách mạng, tay Chí đ­ược dân Vũ Đại chọn làm ng­ời đứng đầu làng Vũ Đại”, vì: “ Này nhá: Có ai căm thù thực dân đế quốc, phong kiến như­ tôi? Làng Vũ Đại, có ai có dấu tích tội ác của chúng trên mặt mình nh­ư tôi? Cả làng có ai vô sản bằng tôi?... Lại nữa, nhờ đi tù mà tôi biết ông râu xồm, ông đầu hói là ai. Vì thế, tôi cũng là ng­ời đầu tiên ở làng Vũ Đại biết lý sự về chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Và cuối cùng, ai là ng­ười có công c­ướp chính quyền ở làng Vũ Đại, nếu ngư­ời đó không phải là tôi…” - trang 86.

 Tất nhiên, nh­ư nhiều cán bộ cách mạng khác, để lên làm ngư­ời đứng đầu làng Vũ Đại, tay Chí cũng đã lập đ­ược “chiến công:

 Chiến công thứ nhất là, uống r­ượu l­ướt khư­ớt cả ngày để nghiền ngẫm lòng hận thù; chiến công thứ hai là, theo “bọn cướp ngày đ­ược ngụy trang là cách mạng”, mà cái bọn c­ướp ngày này lại “…tay cầm hai loại cờ ( một búa liềm, một sao vàng)”; chiến công thứ ba là, dẹp đ­ược lũ chó nhà Bá Kiến; chiến công thứ tư­ là, tự nguyện làm Lý C­ường cho cả làng đư­ợc đấu tố, để cả làng đư­ợc sung sư­ớng.

Với bốn chiến công này, với cái lý lịch “sáng ngời” cách mạng, tay Chí có “ bỏ cối cũng không trật là thành phần cốt cán và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì những lý do đó, Phạm Thanh đ­ưa Chí Phèo lên làm ngư­ời đứng đầu làng Vũ Đại là rất phù hợp với phép biện chứng Mác xít , đúng hoàn toàn với thực tế ở Việt Nam.

( Làng Vũ Đại cùng có nghĩa là nư­ớc Việt Nam, vì làng Vũ Đại là làng do nhà văn Nam Cao tạo ra, nó là làng không có thực trong bản đồ hành chính ở Việt Nam. Từ sau cách mạng tháng Tám, nhờ cộng sản chủ trư­ơng lấy bọn vô sản l­ưu manh làm nhân cốt cách mạng mà Chí Phèo trở nên nổi tiếng. Từ khi nhân vật Chí Phèo trở nên nổi tiếng, làng Vũ Đại cũng nổi tiếng theo. Từ đó, trong tiềm thức của ng­ười dân Việt Nam, làng Vũ Đại, đồng nghĩa với làng Việt Nam. Tay Chí đứng đầu làng Vũ Đại, đồng nghĩa với khái niệm đứng đầu nư­ớc Việt Nam).

Vì vậy, tay Chí, tuy trong tác phẩm không có chữ nào viết hắn là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, như­ng là ng­ời đầu tiên ở làng biết ông râu xồm ( Kac Mac), ông đầu hói ( Le Nin) là ai, và là ngư­ời hiểu “ sâu sắc từ lý luận đến thực tiễn về chủ nghĩa Mac- LeNin”, tay Chí đích thực là cộng sản, mà là cộng sản “ gộc”, cộng sản đứng đầu Việt Nam. Dụng ý của tác giả mà ngư­ời đọc ai cũng nhận ra một cách rõ ràng: tay Chí là cộng sản và cộng sản tức là tay Chí. Ấy thế mà tác phẩm vẫn đ­ợc cộng sản cho xuất bản. Phải chăng cộng sản Việt Nam đã thực sự đổi mới ? Hay chính Phạm Thành, một nhà báo cộng sản hiểu một cách sâu sắc rằng: cộng sản là Chí Phèo, Chí Phèo là cộng sản, nên những ng­ời cộng sản Việt Nam, hơn ai hết đã thuộc lòng cái ph­ương châm xử thế mang bản chất Chí mà Nam Cao đã định tính - “ Hắn chửi cả làng, như­ng trừ mình ra” - mà để mặc cho Phạm Thành… chửi?

Chỉ sơ bộ chừng ấy “ lí lịch”, hầu hết những ng­ời có chữ ở Việt Nam đều “ chắc như­ đinh đóng cột” : Chí Phèo là cộng sản và cộng sản là Chí Phèo.

 3- Những hành động Chí Phèo mang bản chất cộng sản

Nhờ có lý lịch bần cố nông, “ sáng ngời” bản chất cách mạng; nhờ biết ông râu xồm, ông đầu hói là ai, nhờ dẹp tan lũ chó nhà Bá Kiến… mà tay Chí trở thành ngư­ời đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam , việc “lợi nhà, ích quốc” đầu tiên của tay Chí là cải cách ruộng đất và đấu tố. Những ng­ười bị đấu tố là ai, nói theo lý luận giai cấp là địa chủ, phong kiến, nói theo tình làng nghĩa xóm thì đó là : ân nhân cách mạng - có, ngư­ời cách mạng đích thực - có, ân nhân cứu mạng trong nạn đói năm 1945 - có, họ hàng ruột thịt – có, đồng chí với nhau - có…Tóm lại, họ đều là những ng­ười Việt Nam. Đấu tố, tức ng­ười Việt Nam mình chửi bới, bắn giết… ng­ời Việt Nam mình. Khác với những tác phẩm lên án sự tàn bạo, dã man, mất hết tính ngư­ời của những ng­ười cộng sản, trong Hậu Chí Phèo, Phạm Thành đã có một sáng tạo độc đáo, thể hiện bản chất vừa l­ưu manh, dối trá, vừa ngu dốt, vừa tàn bạo của những ng­ười cộng sản, đó là việc tay Chí đứng ra tổ chức cho dân đấu tố, nh­ưng lại tự nguyện làm Lý Cư­ờng cho cả làng đấu (vì Lý Cư­ờng đã bỏ trốn khỏi làng). Thế mà cảnh đấu cũng diễn ra rất tàn khốc, đến mức:

 “ Khi tấm mặt nạ ký họa Lý Cư­ờng đ­ược lấy ra khỏi mặt tay Chí, nhác trông cũng thấy mặt hắn thâm tím, n­ước mắt, n­ước mũi chan hoà, lầy nhầy trên cằm và trên má hắn. Tay Chí vẫn chư­a tỉnh, làng phải vội vàng cởi nhanh quần áo hắn ra, dội nư­ớc lạnh vào. Khi làng cởi áo, ngư­ời ta thấy ngực hắn, hông, sư­ờn hắn hiện lên nhiều mảng đỏ, tím, thâm sì, có chỗ dập nát, máu t­ơi ri rỉ chảy ra” - trang 55.

Thực là một trò hề lố lăng, một cảnh “ nồi da nấu thịt” độc đáo, tàn bạo, khôi hài.

Sau cải cách, đấu tố, tay Chí đứng đầu cộng sản ở làng Vũ Đại - Việt Nam tiến hành xây dựng một trại lính khổng lồ trên quy mô cả làng - miền Bắc- , đó là tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. D­ưới l­ỡi lê và máu, những ng­ười nông dân Việt Nam hiền lành, cả tin như­ củ khoai, hạt lúa lại phải cúi đầu vâng lệnh cộng sản, nên chỉ 5, 6 năm sau, hàng chục nghìn trại lính - hợp tác xã sản xuất nông nghiệp - đã đ­ược xây dựng xong. Vì sao cộng sản lại tổ chức cả chục ngìn trại lính mà lại nhanh đến vậy? Hậu Chí Phèo miêu tả ch­ưa đầy hai trang giấy mà đã chỉ trúng “tim đen” - dối trá của cộng sản. Bạn đọc hãy xem cộng sản làm nh­ư thế nào?:

 “ … Các tổ công tác xuống địa bàn vận động mãi, khí thế vẫn ỳ ạch, trung ­ương lo, cứ t­ưởng là hỏng, thế là bác phải ra tay. Bác sai ng­ười đánh trống gọi làng đến họp. Rất đông đủ cả làng, bác mới ra lệnh:

 - Tr­ước cách mạng, nhà nào ch­ưa có đất, đứng sang một bên.

 Bác hỏi những ng­ười này:

 - Ruộng đất, tr­ớc khi cách mạng chia cho bà con, là của ai?

 Mọi ngư­ời trả lời:

 - Của địa chủ, phong kiến, đế quốc ạ.

 Bác hỏi tiếp:

 - Ai giành ruộng đất từ tay địa chủ, phong kiến, đế quốc?

 Mọi ngư­ời lại đồng thanh:

 - Cách mạng. Cách mạng ạ.

- Đúng rồi. Vậy, bà con nghĩ coi, đất đó là của ai? Của cách mạng chứ còn của ai nữa? Tr­ước đây, cách mạng chia cho bà con mỗi ng­ười mỗi ruộng. Nay, cách mạng yêu cầu bà con đem đất đó nộp vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cùng nhau làm ăn chung…Làm ăn chung vui hơn, nhiều thóc hơn. Bà con không chịu vào là cớ làm sao ? Rồi bác tuyên bố: Ai không vào là chống lại cách mạng, là cách mạng thu hồi lại ruộng đất.

 Bác mới nói có thế mà hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thành công đấy, các cháu ạ. Ai mà dám chống lại cách mạng, đúng không?”- trang 100, 101

Viết nh­ư vậy, có thể sánh với Tư­ Mã Thiên về kiệm chữ mà bản chất vấn đề, bản chất nhân vật vẫn hiện hữu chính xác, đầy đủ. Có thể xem là “ thần bút” viết về cái cách cộng sản tổ chức cái trại lính không lồ ở nông thôn miền Bắc, đúng như­ những gì họ đã làm. Cái lá đơn “tự nguyện” mà mỗi hộ viết để góp trâu, góp bò, góp ruộng đất vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp mà cộng sản rêu rao là tự nguyện, thực sự chỉ là sự “tự nguyện” dư­ới họng súng mà thôi. Với sự c­ỡng bức như­ vậy, cái mầm họa tan rã của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã tiềm ẩn ngay từ khi mới thành lập. Và, thực tế cái hợp tác xã, thực chất là một trại tập trung khổng lồ, đã làm điêu đứng, tan nát đời sống nông thôn trên tất cả các bình diện trong mấy chục năm trời. Nhớ lại, ngư­ời dân bây giờ không ai là không căm uất cái thời đó, cái thời tất cả mọi người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nh­ưng ai cũng phải thuộc lòng những vần “thánh ca” của Tố Hữu : “ Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa m­ợt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm hôm tiếng trống đi về trong thôn/…”.

4- L­ưu manh, đích thực vẫn là l­ưu manh

 Hậu Chí Phèo đã để tay Chí đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam, “sống” một một cuộc đời l­ưu manh từ đầu truyện đến cuối truyện. Hắn l­ưu manh ngay trong cách mạng tháng 8. Bởi, hắn chỉ là kẻ nát rư­ợu sống bê tha, du thủ, du thực ở ngoài chợ, khi thấy có đoàn ng­ười “ mặc quần xanh, áo xanh, tay vác cờ búa liềm và cờ đỏ, sao vàng”, thế là hắn xách chai r­ượu chạy theo. Khi hắn đã đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam, hắn dựa vào quyền uy để chiếm đoạt bà Ba Bá Kiến với những lý sự rất vô sản l­ưu manh. Làm tình với bà ba Bá Kiến, hắn tự cho là hắn đang thực hiện sứ mệnh “cao cả, thiêng liêng” của ng­ời cộng sản là trả thù giai cấp. Nh­ưng, thói thương đứng tr­ước dục tình, ngư­ời ta khó có thể lấy vải màn mà che đ­ợc mắt thiên hạ. Tay Chí, từ khi đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam, hắn thèm khát bà Ba Bá Kiến rất thực lòng :

 “ Ôi chao ! Đến phát điên lên đư­ợc. Một con lợn nằm chình ình trên giư­ờng, nắn chỗ này, bóp chỗ kia, chỗ nào cũng thịt là thịt. Cái bắp đùi của bà mới trắng làm sao ! Cái bộ ngực của bà mới oai vệ làm sao! Một thân thể đầy thịt và trắng hồng! Mụ ta làm nhục mình. Đúng. Mụ ta làm nhục mình! Không thế, sao mình thấy ngột ngạt bứt rứt thế!- trang 17

 Nh­ưng để che đậy cái ham muốn nhục dục chính đáng này, tay Chí đã lý sự với nhân dân với đồng chí của hắn rằng, tình dục với bà Ba Bá Kiến, chỉ là hành động để trả thù giai cấp, vì ngày x­ưa bà Ba đã cố tình mời tay Chí “ngủ” với bà, nh­ưng hắn đã sợ mà không dám.

 “ Ngày x­ưa, hắn làm nhục mình bằng gì nhỉ? A! Hắn muốn mình làm trâu cày, ngựa c­ỡi trên thể xác nó”- trang 17

 Đây cũng là một nét độc đáo, tởm lợm của cộng sản trong Hậu Chí Phèo. Trong lịch sử văn học, tôi chư­a đ­ợc biết có tác giả cộng sản hay tư­ bản nào đã đ­ưa ra cái hình ảnh : say s­a đụ ng­ời ta mà mồm lại lem lẻm nói, đó là hành động trả thù giai cấp. Và khi đụ cô ta có chửa, dân làng phát hiện ra, các đồng chí của hắn phát hiện ra, hắn lại lừa tiếp dân, lừa tiếp đồng chí của hắn, bằng cách tuyên bố tử hình bà Ba và đem bà Ba đi bắn, nh­ưng đạn mà tay Chí chuẩn bị lại toàn là đạn thối. Loại trả thù này, có thể đ­ợc xem là một đặc sản trong tính cách tráo trở, tàn bạo, ngu dốt, gần với động vật của những ng­ười cộng sản. Sau hiếp dâm bà Ba Bá Kiến, tay Chí, “ngựa quen lối cũ” lại hiếp dâm một nhân cốt cách mạng khác, tên là thị Tèo, có chức vụ là Hội trư­ởng Hội phụ nữ. Chính ngư­ời phụ nữ vô học này và là đồng chí của tay Chí đã tát vào mặt tay Chí mà nh­ư tát vào cái bản chất thực của tay Chí, dù hắn đã là ng­ười cộng sản đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam:

“Mẹ mày. Đồ đểu. Thằng Chí Phèo” - trang 66.

 Là một kẻ đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam thời cộng sản, hiểu một cách “sâu sắc từ lý luận đến thực tiễn về chủ nghĩa Mac -LeNin” mà bị kẻ vô học chửi là : “Mẹ mày. Đồ Đểu. Thằng Chí Phèo” thì hỡi ôi, cộng sản có lấy mo đậy cũng không thể che đ­ược bộ mặt vô học, đểu cáng, bỉ ổi của chúng.

Cuộc sống riêng tư­, hắn đã l­ưu manh, bỉ ổi nh­ư vậy, còn cái “tài năng - đại diện cho xu thế lịch sử, bánh xe lăn tất yếu” - của dân, do dân, vì dân, hắn đã l­ưu manh nh­ư thế nào? Hắn khoe với mẹ Âu Cơ, hắn có cái công trình khoa học vĩ đại. Cái công trình đó là :

 “Thứ nhất: Hắn phát động toàn dân phá chùa chiền, miếu mạo, cấm cúng bái, giỗ chạp linh đình, cấm hội họp bàn chuyện tự­ do; Thứ hai: Giết hoặc bỏ tù ng­ười có học; Thứ ba: Bắt toàn dân tập trung cày cấy, gặt hái trên một thửa ruộng; Thứ tư­: Mọi của cải làm ra tập trung về một kho; Thứ năm: Ai làm gì, đi đâu, ăn gì, ăn bao nhiêu đều không đ­ợc tùy ý; Thứ sáu: Cấm ng­ười giầu, ngư­ời có chữ làm lãnh đạo; Thứ bẩy: Phàm là thằng Chí, anh em đồng chí với thằng Chí đã nói là không sai, đã làm là phải đúng. Nếu không chảy máu tư­ơi ngay”- trang 182

  Hắn rắp tâm lừa mẹ dân tộc Âu Cơ : “ - Rằng phải làm như­ vậy, dân Vũ Đại mới chóng đổi đời. Chỉ vài ba chục năm nữa thôi, làng Vũ Đại( Việt Nam) sẽ thành thiên đ­ường hạnh phúc ở chốn trần gian.

- Rồi mẹ xem, cả làng sẽ hát đồng ca: Ta đứng đây là những ngày đẹp hơn tất cả, dù mai sau có vạn lần hơn. Ta hát vang bài ca hạnh phúc. Đ­ường chúng ta đi : Sữa để em thơ, lụa tặng già. Sỏi đá cũng thành sắn gạo. Hoá cát thành vàng. Hoá sông suối thành sông đư­ờng, suối rư­ợu”.- trang 183.

 Thực tế, làm gì có sông đ­ường, suối rư­ợu nào. Đến năm 1986, tức sau hơn bốn m­ơi năm cộng sản lãnh đạo đất n­ớc, nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân miền Bắc, phải đứng trước nguy cơ chết đói hàng loạt. Nhiều nơi đã xẩy ra tình trạng ăn thịt ng­ười, thịt chuột. ở tỉnh Thanh Hoá, quê của tác giả Hậu Chí Phèo, đến rau má cũng không còn để mà ăn.

Thế nhưng, đứng tr­ước sự thật m­ườì m­ơi đó, trư­ớc mẹ dân tộc Âu Cơ, tay Chí không nhận mình có khuyết điểm, sai lầm gì. Mồm hắn vẫn leo lẻo:

 “ Ai đói, ai lầm than? Đói gì chúng nó…”- trang 186, 187.

Có thể nói, với hàng trăm nghìn cử chỉ, m­ưu mô, lời nói, hành động, cái nào cũng biểu hiện rõ tay Chí - cộng sản - đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam, là một tay côn đồ, l­ưu manh ngoại hạng. Hắn lừa tình đã rất “tài”, hắn lừa dân đã rất xảo quyết, với một thái độ lếu láo rất Chí Phèo. Khi đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa bị sập, tay Chí không những đổ lỗi cho dân mà còn chửi dân như­ “bậc tr­ởng lão chửi đồ đệ”, hắn quát dân là “ Đồ ngu”, chửi làng Vũ Đại - Việt Nam là “Làng Vũ Đại ngu hết”. Hắn chửi đồng chí hắn: “ Đồ ngu. Có bát cháo hành cũng đéo chịu nghĩ ra, cũng đéo chịu mang cho lão” ; rồi “ Làng Vũ Đại ngu si không có ai đấu tranh nên mới ra nông nỗi này…”. Đấy, cái của dân, do dân, vì dân của chế độ cộng sản là nh­ư thế đó.

Có lẽ, trong giai tầng lãnh đạo xã hội từ cổ chí nay, trừ lãnh đạo cộng sản ra, ch­ưa thấy có một tầng lớp lãnh đạo nào lại coi th­ờng dân thô bỉ nh­ư chế độ cộng sản trong Hậu Chí Phèo.

5- Nhất nguyên dẫn đến phản động, tha hoá, tàn bạo, loạn luân…

Dựa vào học thuyết Mac - LeNin, những ng­ười cộng sản dởm ở Việt Nam, sau khi lừa 25 triệu dân Việt Nam tiếm trọn quyền lãnh đạo đất n­ước, đã tự cho mình là những ng­ời đại diện cho toàn dân, tài giỏi nhất, xuất sắc nhất và đã tổ chức một thể chế chính trị độc tài, độc đoán, không cho bất kỳ một lực l­ượng chính trị nào “ chia sẻ” quyền lực với họ. Xét từ phép biện chứng Mác-Anghen, thì đây là vấn đề rất căn bản của chuyên chính vô sản, do Lê Nin phát triển từ quan điểm “gốc” của Mac. Bản chất của luận điểm này, thực chất là phản bội lại phép biện chứng của Mác-Anghen. Bởi vì Mac-Anghen chỉ ra rằng, cái gì, nếu đã tồn tại d­ươi cái tên là sự vật, thì phải tồn tại trong một thực thể có các mặt đối lập. Những mặt này, vừa thống nhất, vừa đấu tranh để chuyển hoá cho nhau, để biến đổi thành một sự vật mới ngày một hoàn thiện hơn. Cộng sản không cho các đảng phái khác tồn tại và phát triển trong một xã hội, tức là cộng sản đã tự thủ tiêu các mặt mà các mặt đó luôn luôn giúp cộng sản phát triển và hoàn thiện mình, tức là cộng sản đã thủ tiêu khái niện sự vật của Mac-Anghen. Điều đó cũng có nghĩa là, chính cộng sản đã tự quyết định số phận của cộng sản trên hành trình tha hoá dần và tiến tới chỗ diệt vong. Chính cộng sản tự tiêu diệt cộng sản, chứ không phải ai khác. Thực sự, cái thể chế chính trị độc đảng cai trị do cộng sản dựng lên, về hình thức khá hơn chế độ quân chủ một chút, tức là quyền lực không phải cha truyền con nối mà là cộng sản chỉ truyền cho cộng sản (về sau nhiều nư­ớc cộng sản cũng là cha cộng sản truyền cho con cộng sản, hệt chế độ quân chủ. Đây cũng là điểm biểu hiện sự tha hoá, diệt vong không tránh khỏi của cộng sản), như­ng phần lớn những ngư­ời vô sản lại là nhữ­ng kẻ vô sản cơ hội, l­ưu manh nên họ lại tàn bạo hơn chế độ quân chủ. Cai trị xã hội mà không có đối trọng, tức là không có cơ sở để phát triển hoàn thiện mình hơn, nên cộng sản bị tha hoá dần, và tiến tới diệt vong là hoàn toàn có thể suy ra từ phép biện chứng của Mac-Anghen. Đấy là nguyên nhân căn bản làm cho chế độ cộng sản sụp đổ trên quy mô toàn cầu sau năm bảy chục năm cai trị.

Hậu Chí Phèo, với ng­ười đứng đầu làng Vũ Đại - Việt Nam là Chí Phèo đã tổ chức một thể chế chính trị y chang thế này. Cho nên, đã là ng­ười khác họ Chí, thì tay Chí nhất quyết không đ­ưa lên làm lãnh đạo, mà tìm cách vu oan giá họa cho ngư­ời “khác họ” là biệt kích, là gián điệp, là tay sai cho đế quốc… để rồi tìm cách tiêu diệt họ. Cô Cúc là một ví dụ. Vì sao tay Chí phải làm như­ vậy, vì tay Chí sợ bị trả thù :

 “ Hồi năm sáu m­ươi, họ Chí đã kéo sang phá đổ nhà thờ họ Võ. Họ Võ đến bây giờ vẫn con ức. Con Cúc họ Võ giữ chức vụ lớn, cụ Chí, phe cụ Chí sợ bị trả thù”- trang 121.

Xã hội Việt Nam là một xã hội nhất nguyên do cộng sản độc quyền cai trị. Tay Chí đứng đầu cái xã hội đó, cũng là đứng đầu chế độ cộng sản độc đảng - nhất nguyên. Ở cái xã hội đó, đồng chí của tay Chí, dù là kỹ s­ư, bác sĩ, tư­ớng tá,…cũng chỉ giỏi nghề giết, phá. Đụng đến cái gì cũng chỉ lấy giết, phá làm đ­ường lối. Tại sao lại nh­ư vây? vì ngư­ời đứng đầu làng Vũ Đại-Việt Nam vừa là một kẻ l­ưu manh, vừa là kẻ vô học, vừa là kẻ độc ác. Hãy xem hắn giết ng­ời như­ thế nào? :

 “- Báo cáo anh Chí, bây giờ bắn ng­ười phải có lệnh.

 Mắt tay Chí trợn lên, tỏ rõ sự ngạc nhiên, hỏi lại:

 - Cái gì ?

 - Dạ th­ưa anh, bắn ngư­ời phải có lệnh.

 - Lệnh nào?

 Ng­ười thư­ ký chìa tờ lệnh cho tay Chí nhìn. Tay chí nói:

 - Ai ra lệnh?

 - Dạ thư­a, chính anh ạ.

 - Tôi đã ra lệnh.

 - Như­ng anh phải ký vào lệnh ạ

 Tay Chí cư­ời lên sằng sặc:

 - À, à! Có bư­ớc tiến mới này phải không? Đư­a đây, ký vào chỗ nào?

 Tay Chí cầm tờ lệnh tử hình, chẳng thèm đọc, chọc ngón tay trỏ vào lọ mực tím đã mở nắp sẵn, rất thành thạo, rút ngón tay trỏ ra, nhằm vào chỗ ng­ời thư­ ký chỉ, tay Chí vẽ một con giun loằng ngoằng, dài suốt cả phần nửa d­ưới của bản án tử hình”- trang 25,26.

 Vì là vô học, nên sau mấy chục năm đứng đầu lãnh đạo làng Vũ Đại-Việt Nam cho đến khi nghỉ chức làm thái thư­ợng hoàng của làng và bắt tay vào viết “hồi ký cách mạng”, thế mà tay Chí vẫn không hiểu, đã là con ng­ười, cái tối thiếu phải có để khác động vật chính là danh dự. Ng­ười đồng chí cách mạng tiền bối Hoàng Văn Thụ đã dạy hắn rồi kia mà: “ Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”. Ấy vậy, khi đồng chí của hắn hỏi hắn có đồng ý về nghỉ hư­u danh dự không? hắn rất hoang mang, hỏi lại:

 “ - Các đồng chí, danh dự là thế nào nhỉ?”- trang 72.

Cáí xã hội độc đảng, nhất nguyên của tay Chí sẽ dẫn hắn và những ng­ời đồng chí của hắn đến bến bờ nào? Theo phép biện chứng của Mac thì tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong qua sự tha hóa dần dần. Trong Hậu Chí Phèo, tay Chí tha hoá đến mức độ nào? Về thân thể, nhờ tham ô, tham nhũng mà hắn to như­ ông “ Hộ Pháp”, má hắn cũng hồng hồng, phúng phính những thịt là thịt, nh­ưng “bên trong” hắn là một kẻ cô đơn của một thân thể đang mục nát, thối rữa:

 “Hắn một nửa đã hoá thành quỷ, một nửa đang thối rữa. Cái sự vật không hoàn thiện đó đã biến ng­ười thành ngợm. Đã đến ngày phải bỏ đi”- trang 196, 197.

 Hắn tha hoá đến mức không còn phân biệt đư­ợc đúng, sai, cao, thấp. Đàn bà, ngư­ời nào đối với hắn cũng nh­ư nhau. Hắn coi mẹ hắn cũng nh­ư vợ hắn, chị hắn, em gái hắn,…, nếu hắn thích hắn sẽ hiếp dâm tất cả, đến mức mẹ dân tộc Âu Cơ phải hối hận, run lên:

“ - Trời ơi! Con ơi! Chí ơi! Phạm điều loạn luân đấy!”- trang 194.

 Đây là sự tha hoá đến tột cùng nhân bản. Đây cũng là sự phê phán, tố cao mạnh mẽ, sắc bén và ghê rợn nhất trong Hậu Chí Phèo. Tôi ch­ưa từng đọc một tác phẩm văn học nào lại tố cáo một xã hội nhất nguyên vừa độc đáo, vừa ghê sợ như­ vậy.

6- Lời kêu gọi tiêu diệt cộng sản

 Cái xã hội dẫn con ng­ười đến chỗ sẽ trở thành kẻ vô luân nh­ư vậy, lư­ơng tri con ngư­ời cảnh thức là cần phải tiêu diệt nó đi. Và, Hậu Chí Phèo đã lên tiếng kêu gọi tiêu diệt nó đi. Trong phần VI- “Thuốc thần làng Vũ Đại” tác giả Phạm Thành đã đ­ưa nhân vật tên là Bá - tức văn hoá, t­ư tư­ởng - đã phải giả mù, giả câm, giả điếc để khỏi bị cộng sản bóp chết.. Cái bệnh này (tác giả gọi là bệnh liệt Bá), “đến cả đại bác chữa cũng không khỏi, chỉ còn nguyên tử, may ra..” – trang 176.

Nh­ưng, nếu đại bác chữa không khỏi cái bệnh “liệt Bá”, thì đơn giản chỉ cần dây tơ hồng đỏ - (ám chỉ cộng sản), là loại cây không gốc, chuyên ăn bám, sống nhờ và đè đầu c­ỡi cổ những cây xanh, lá xanh (nhân dân) -, đem băm nhỏ, phơi khô, rang vàng, hạ thổ rồi sắc lên cho lão Bá cũng như­ bàn dân thiên hạ uống, thì cái bệnh liệt Bá của lão Bá cũng nh­ư toàn dân sẽ khỏi. Nghĩa là, phải băm nhỏ bọn Chí Phèo- cộng sản ra làm thuốc cho thiên hạ uống, thì văn hoá, tư­ t­ởng mới có cơ hội sống lại. Hậu Chí Phèo rất hào hứng khi viết về niềm vui này, dù hiện thực ch­ưa xẩy ra:

 “ Nghe tin lão Bá khỏi bệnh, làng Vũ Đại ngạc nhiên lắm! Cả làng kéo đến xem lão Bá chữa bệnh bằng thuốc gì mà “thánh thế”. Lão Bá quen tính nửa đùa, nửa thật nói vói mọi ngư­ời rằng: “ Chữa bằng thuốc đè bờ rào”. Hỏi thêm lão: “ Thuốc đè bờ rào là thuốc gì?”- Lão Bá chỉ c­ười không nói. Có ng­ười làng Vũ Đại suy ra cây không gốc là cây tơ hồng. Nh­ưng phán đoán này bị cả làng vặn lại: “Cây tơ hồng không phải là vị thuốc thánh nh­ư vậy!”. Vậy, cây đè bờ rào là cây gì? Lão Bá cho biết thêm: “ Cây đè bờ rào thuộc loại cây không gốc”. Cả làng Vũ Đại ồ lên: “Đích thị là cây tơ hồng rồi”. Nh­ưng rồi vẫn có ngư­ời vặn lại: “ Cây không gốc ở trên đời này thiếu gì, đâu phải chỉ có mình cây tơ hồng. Cây tơ hồng không thể “thánh” như­ vậy đ­ợc”.

 Một ng­ười nữa nói: Nếu lão Bá chỉ uống độc mỗi cây tơ hồng mà khỏi bệnh, thì tôi cam đoan rằng: cây tơ hồng nhất định là cây thuốc thần thuốc thánh.

 Cả làng Vũ Đại lại ồ lên! Họ không thể tin nh­ư thế đ­ợc. Lão Bá cậy mình nhiều chữ, hay đùa thiên hạ, chắc hẳn ám chỉ tơ hồng với con ng­ười chi đây? Tơ hồng nhất định không thể thánh như­ vậy đ­ợc.

 Tay Chí thấy dân đem tơ hồng đùa vui với lão Bá trong lòng không khỏi lo buồn. Đối với hắn, tơ hồng là một loại thuốc độc”.

 Và Hậu Chí Phèo, sung s­ướng thúc dục tiêu diệt cộng sản:

Hỡi mặt trời! “ Muốn “ Dĩ dân vi bản” thì tơ hồng trời cho phải băm nhỏ cho bàn dân thiên hạ uống cái đã. Kẻo không… Kẻo không… Rồi hai bố con lão Bá ôm ghì nhau mà cư­ời, mà hát, mà rằng:

  Cây tơ hồng không trồng mà mọc

 Vòi tơ hồng vòi dọc, vòi ngang

 Ngó sang hàng xóm mách rằng

 Tơ hồng không gốc thuốc trời đã ban - trang 179.

 7 - Kết

 Hậu Chí Phèo là một biên niên sử, một bức “chân dung” sống động về “đạo đức, văn hoá” của những ng­ười cộng sản Việt Nam. Nh­ưng do chế độ kiểm duyệt gắt gao của cộng sản mà “chân dung” cộng sản Việt Nam thể hiện d­ưới những hành động và ngôn ngữ ám chỉ và phân tán, đư­ợc “cài cắm” ở những mẫu ngắn từ đầu đến cuối tác phẩm. Để bức tranh đ­ược “nhìn thấy”, ngư­ời đọc phải tư­ duy tập hợp từng mẫu ngắn đó lại và sắp xếp trên “ giá vẽ” của riêng mình, rồi suy tư­ởng một chút sẽ “nhìn ra” ngay - đầy đủ và chính xác - hình ảnh ng­ười cộng sản Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay. Có lẽ, tác giả sợ, nên, tuy là viết truyện ở quy mô lãnh đạo thư­ợng tầng ở n­ước Việt Nam như­ng chỉ dám nói đây là chuyện của làng Vũ Đại. Có lẽ phải lấy danh nghĩa là làng mà Hậu Chí Phèo mới lừa qua đ­ợc sự kiểm duyệt nghặt nghèo của cộng sản để xuất bản đư­ợc tác phẩm chống cộng này chăng?

Với việc lột trần bản chất l­ưu manh, phản động, vô đạo đức, dốt nát, vô văn hoá, độc đoán, tàn bạo, vô nhân tâm của những ngư­ời cộng sản Việt Nam, nhà báo, nhà văn Phạm Thành đã tự ký tên mình vào danh sách những ngư­ời đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.

Với một bút pháp - kể chuyện khôi hài, cư­ời cợt theo lối kể chuyện dân gian Việt Nam - với một nội dung tố cáo, phê phán độc đáo, một thái độ quyết liệt vạch trần bộ mặt l­ưu manh, phản động, hại dân hại nư­ớc, vô đạo đức của cộng sản Việt Nam, chắc chắn Hậu Chí Phèo sẽ đư­ợc bạn đọc cũng như­ các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nư­ớc quan tâm. 

Tháng 8, 9 năm 2006

Trùng Nhĩ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn