BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73343)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mạt vận từ đường!

24 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1005)
Mạt vận từ đường!
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53


Hiện nay theo các điều tra riêng lẻ của báo chí và các tổ chức chính phủ, cũng như "phi" chính phủ. Trung Quốc là một trong những nhà thầu lớn của Việt Nam trong hầu hết các công trình liên quan đến an ninh quốc gia như khí, điện, đạm, hóa chất, cơ sở hạ tầng,..chiếm khoảng 90 % các hợp đồng lớn mà họ đã thắng thầu. Lý giải cho nguyên nhân vì sao TQ dễ dàng thắng thầu trong các hợp đồng đấu thầu quốc tế này cũng đã có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra bởi báo chí lề phải. Nào là các nhà thầu nội trong nước không đủ năng lực đấu thầu như kinh nghiệm, vốn liếng,..Tuy nhiên điều đặc biệt quan ngại, phần lớn các gói thầu lớn hay tổng thầu EPC thường là TQ thắng đậm các hợp đồng béo bở. Vậy EPC là gì, và vì sao đây là gói thầu được nhà thầu TQ quan tâm và gần như họ đảm nhận 90% các gói thầu như thế ở VN?

EPC là chữ viết tắt của ba từ tiếng anh: Engineering /Procurement / Construction, tên gọi này đã được Luật Xây dựng Việt Nam sử dụng. Đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư. Hợp đồng EPC hay còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay

Nhà đầu tư giao toàn bộ trách nhiệm từ A đến Z cho nhà thầu đảm trách. Hiện nay con số ước tính 90% các gói thầu xây lắp dạng EPC của VN là do các công ty Trung Quốc thắng thầu không khỏi khiến chúng ta giật mình? Và quan trọng hơn nữa, phần lớn những dự án Trung Quốc dành được lại là những dự án khai thác năng lượng, luyện kim và hoá chất,...tức là những công trình liên quan đến an ninh và môi trường quốc gia

Điểm sơ qua các công trình xây dựng do TQ đảm nhận theo hình thức EPC gồm có: nhà máy phân đạm Đình Vũ Hải Phòng, toàn bộ khu liên hợp Bô xít nhôm Tân Rai Bảo Lộc Lâm Đồng, nhà máy bôxit ở Nhân Cơ Đăk Lăk, nhà máy phân đạm Cà Mau, công trình thủy điện sông Bung, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1, nhà máy đạm Ninh Bình...Theo hình thức EPC thì toàn bộ những nhà máy này sẽ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt hoàn toàn gần như 100% là các thiết bị được sản xuất từ Trung Quốc. Một phần nữa không thể không nói đến là do vin vào EPC nên việc thiết kế, lắp đặt và xây dựng này phải đòi hỏi công nhân,kỷ thuật có chuyên môn và tay nghề, nên họ dễ dàng đưa một bộ phận lớn công nhân lao động phổ thông thất nghiệp từ các vùng sâu vùng xa của chúng ồ ạt sang VN làm lao động dưới danh nghĩa là chuyên gia cao cấp với đồng lương cao gấp ba, gấp bốn lần đồng lương mà họ thực nhận tại quê nhà với công việc tương đương như xây hồ, đào cống, bẻ sắt,.

Biết đâu nó cũng giống như ta là khi các nhà thầu lớn thắng thầu thì bán lại cho các nhà thầu phụ nhỏ ở các địa phương TQ, nên làm việc trong môi trường quốc tế với tiếng anh là trở ngại lớn, vì vậy chúng thích thuê lao động đồng hương cho tiện, dễ sai, dễ bảo. Trong khi không ít lao động phổ thông không tay nghề của ta học vấn thấp, thái độ làm việc thiếu tính kỷ luật cũng là lực cản?

Phần lớn các công trình xây dựng theo tổng thầu EPC do TQ đảm nhận đều có vấn đề về chất lượng công trình sau khi nghiệm thu, thời gian thi công kéo dài, và giá thầu cũng là vấn đề gây lo ngại. Điển hình trong số này có nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 xây dựng kéo dài và gặp rất nhiều sự cố trong quá trình xây dựng. Nhiệt điện Sơn Động, Nông Sơn, Cẩm Phả, đạm Ninh Bình...đều chậm tiến độ đến nay chưa thể bàn giao. Nhà máy phân đạm Đình Vũ tại khu công nghiệp Đình Vũ Hải Phòng, chất lượng sản phẩm sau khi bàn giao không đạt yêu cầu như mục tiêu đề ra, công suất sản phẩm chỉ đạt 30% công suất thiết kế của nhà máy? Khi nhà máy hoạt động thải ra nhiều chất thải độc hại như So2, mù acid sulfuric,.. có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,...Hay cả ba nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2, 3 sử dụng than đá đều đo TQ làm tổng thầu EPC, riêng Duyên Hải 2 được tài trợ 1,5 tỉ USD bởi công ty Huadian Engineering cho tập đoàn Janakasa Malaysia xây dựng. Điều đó có nghĩa là vật tư thiết bị lắp đặt cũng của TQ nốt!

Lý giải nguyên nhân vì sao TQ dễ dàng thắng các hợp đồng thầu EPC có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung nguyên nhân chính là VN với cơ chế đấu thầu chỉ tập trung về giá. Ai bỏ giá thấp đương nhiên thắng thầu. Nguồn gốc thiết bị ra sao không được quy định cụ thể trong luật đấu thầu, tiêu chuẩn đáp ứng môi trường của nhà máy thiết bị phải theo tiêu chuẩn nào, bắt buộc ra sao,...cũng chả thấy nói tới!

Về việc này cho thấy TQ có nhiều ưu điểm vượt trội. Phần là hầu hết các thiết bị nhà máy này đều được sản xuất tại TQ, thậm chí các nhà máy cũ trong thập niên 50- 60 công nghiệp hóa ồ ạt của họ nay lỗi thời, gây ô nhiễm không còn đất dụng võ, cần thanh lý, do vậy VN như là điểm đến lý tưởng để đổ rác thải thông qua đấu thầu hợp pháp...? Hơn nữa TQ không có luật chống hối lộ quan chức nước ngoài mà cụ thể đây là các chủ đầu tư gọi thầu như các quốc gia tư bản Mỹ hay Đức chẳng hạn. Vịêc hai anh tham nhũng "bậc thầy" chơi nhau để loại các tay chơi minh bạch khác nhầm thắng thầu có lẽ cũng là điều dễ hiểu. Còn riêng các nhà thầu nội địa thì việc thua thầu trong các gói thầu EPC cũng không có gì khó hiểu. Thứ nhất là họ phải đặt mua thiết bị từ bên ngoài nếu thắng thầu, do chưa có được ngành cơ khí chế tạo công nghiệp nặng phát triển trong nước. Còn nếu như muốn mua thiết bị rẻ từ TQ để tham gia đấu thầu cùng cạnh tranh với TQ, biết đâu trong thời điểm đó các tay dự thầu ma sói TQ tác động lên các nhà sản xuất thiết bị của chính họ không bán cho các công ty lắp máy VN. Hoặc, vả có bán thiết bị đi chăng nữa thì giá cả chẳng dễ chịu gì. Chất lượng chẳng biết đâu mà lần. Do đó để đảm bảo có thiết bị tham gia thiết kế lắp đặt xây dựng thì họ buộc phải quay ra tìm kiếm các nhà cung cấp từ các nước phát triển, đáp ứng tốt các tiêu chí về chất lượng, môi trường,..Tuy nhiên giá cả luôn đồng hành cùng chất lượng! Từ đó dẫn đến giá thầu không thể bỏ rẻ như tiêu chi của nhà đầu tư.

Việc có quá nhiều công trình theo hình thức EPC do TQ thực hiện sẽ là một tai họa cho VN, khi một lúc nào đó quan hệ cấp nhà nước cơm không lành, canh không ngọt trong tương lai. Họ sẽ vin vào cớ bất ổn chính trị để ngừng cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế, hay sửa chữa gì đó chẳng hạn,.. lúc đó VN lấy đâu ra thiết bị để thay thế. Đó là chưa nói chất lượng các máy móc lắp đặt các công trình này không được giám sát độc lập,thiếu minh bạch, chứng nhận quốc tế về chất lượng cũng khiến tính ổn định của nhà máy kém, dẫn đến việc hỏng hóc và sữa chữa liên tục làm sản lượng sản xuất bị giảm, đội chi phí giá thành.Thậm chí chất lượng sản phảm đưa ra thị trường không đạt cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa, làm phí tổn sản xuất gia tăng các ngành, nghề liên quan. Cụ thể như nhà máy phân bón DAP Đình Vũ Hải Phòng,phân DAP từ nhà máy Đình Vũ không đạt yêu cầu về hàm lượng theo chuẩn qui định!

Trước mắt có thể ta có được một công trình EPC giá rẻ nhưng khi tính đúng, tính đủ và những chi phí phát sinh từ công trình của nợ ấy thì thực tế chẳng rẻ chút nào! Thậm chí phải trả một cái giá vô cùng đắt đỏ.

Nhìn lại tổng thể về triết lý phát triển kinh tế của VN thấy có gì đó không ổn. Khi ta cứ vin mãi vịêc tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Nó cũng giống như việc làm sao để chở hết 100 người đến một điểm nào đó nhưng ta chỉ có duy nhất phương tiện an toàn. Thay vì phải chờ đợi lâu để giải quyết nốt số lượng hành khách có nhu cầu,lại tận dụng bất cứ phương tiện nào để chuyên chở cho dù ngưỡng an toàn bằng không cũng mặc. Và hậu quả tất yếu là gì ai cũng thừa hiểu.

Quản lý nhà nước minh bạch là hết sức cần thiết trong lúc này. Muốn có được điều đó chỉ còn duy nhất là đảng thôi đóng vai trò lãnh đạo toàn diện và triệt để trong mọi lĩnh vực. Đừng để cho ai đó hoặc nhóm quản lý nào đó nhìn thấy cơ hội hái ra tiền khi được phân công nhiệm vụ vào lĩnh vực bất kỳ, không dựa vào tài năng và đức độ, mà thay vào đó vì lý lịch và truyền thống thân hữu!

Đất nước còn mãi những kẻ quản lý cơ hội, tầm nhìn ngắn và tham nhũng khủng khiếp như hiện tại, thì việc TQ ngày càng ảnh hưởng sâu rộng vào nền kinh tế VN là điều tất yếu. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến nhiều hình ảnh khó hiểu về việc thương nhân TQ thu mua nông lâm sản tràn lan, lao động TQ gần cả sư đoàn trải dài từ bắc vô nam, thắng thầu EPC hàng loạt các công trình nhại cảm liên quan đến xương sống nền kinh tế. Hay gần đây CP TQ mua 70% cổ phần của CP Việt Nam, 90% nguyên phụ liệu sản xuất nhập từ... TQ,...là những tín hiệu đáng lo ngại cho một tương lai kinh tế VN hoàn toàn bất ổn khi anh bạn "dàng khè" đỏng đảnh. Suy cho cùng, TQ cũng chỉ thích giao du với các quốc gia độc tài, bất ổn chính trị và nghèo đói nhưng giàu tài nguyên. Gần thì có VN, Lào , Myanmar, Campuchia, BTT,... Xa thì có các nước Somali, Sudan, Nigieria, Zimbawue, Venezuela,...

Đào Hữu Nghĩa Nhân

15-08-2011

Theo NghiaNhan's Site



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn