BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73318)
(Xem: 62233)
(Xem: 39420)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những ngày cuối của nhà 'độc tài điên' bên bờ Địa Trung Hải

24 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 870)
Những ngày cuối của nhà 'độc tài điên' bên bờ Địa Trung Hải
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51


Moammar Khaddafi, nhân vật đứng đầu nước độc tài Libya suốt 42 năm nay, theo nhận định của các nhà quan sát tại chỗ, đang sống những ngày cầm quyền cuối cùng. Báo Pháp Le Nouvel Observateur - Người Quan sát mới – còn nói đến « những giờ cuối cùng của tên độc tài điên bên bờ Điạ Trung Hải đã điểm».

Chế độ độc tài Khaddafi cố kéo dài cuộc hấp hối khởi đầu từ giữa tháng 2 -2011, sau khi 2 chế độ độc tài láng giềng ở Tunisia và Ê-gýp sụp đổ nối tiếp.

Tại sao công luận thế giới gọi M. Khaddafi là một người điên?

Quả thật M. Khaddafi là một hiện tượng khác thường, thật không giống ai.

Ông ta lên nắm chính quyền sau khi lật đổ Hoàng tộc Idris ngày 1-9-1969, khi là đại tá, 27 tuổi. M. Khaddafi không tự phong là tổng thống, là thủ tướng, là chủ tịch, là tướng, là tổng tư lệnh, ông không có một chức vị chính quyền nào. Ông tự nhận và tự phong là «Người Dẫn đường» - le Guide -, là «Người Anh Cả của Cách mạng» - le Frère de la Révolution.

Tên của Nước Libya được ông đổi là: Nước Jamahiriya Đại Libya, nghĩa là nước Libya vĩ đại của nhân dân, với chế độ chính trị vừa nhân dân vừa xã hội chủ nghĩa Hồi giáo.

Sau khi giành được chính quyền, ông chủ trương liên minh với Liên Xô và phe Xã hội chủ nghĩa Mác-xít, thực hiện một chế độ toàn trị sắt máu, một chế độ sùng bái cá nhân triệt để, với cuốn Sách xanh lá cây – Livre Vert - do ông viết ra, coi như kinh thánh cho toàn dân luôn cầm tay và học thuộc. Ông cấm tuyệt đối các cuộc biểu tình, chỉ trừ những cuộc biểu tình để ủng hộ, ca ngợi ông.

Bệnh điên của M. Khaddafi còn có nhiều biểu hiện. Ông tự nhận làLãnh tụ của toàn châu Phi, có sứ mệnh hợp nhất châu Phi, rồi tự nhận là Lãnh tụ của toàn khối Ả Rập.

Ông đã bàn chuyện hợp nhất Libya với Egypt, với Syria rồi với Tunisia, nhưng đều thất bại.

Những cơn điên nguy hiểm nhất là khi ông chủ trương những hành động khủng bố, trong đó có 3 cuộc khủng bố tệ hại nhất. Tháng 4-1986, ông ra lệnh cho bộ hạ đặt bom tại một phòng nghe nhạc dành cho binh sỹ Hoa Kỳ ở thủ đô Berlin – CHLB Đức, giết một số binh sỹ Hoa Kỳ; ngày 15-4-1986 tổng thống Hoa Kỳ R. Reagan ra lệnh cho không quân Mỹ ném bom trừng phạt và cảnh cáo xuống thủ đô Tripoli, làm M. Khaddafi bị thương.

Năm 1988, M. Khaddafi thuê người đặt bom trên máy bay của hãng Panam – Hoa Kỳ, máy bay nổ tung trên vùng Lockerbie thuộc Scotland, làm 270 người thiệt mạng.

Năm 1989, M. Khaddafi lại thuê người đặt bom trên máy bay Pháp DC10 - 772 UTA từ Brazzaville đi Paris, máy bay nổ tung trên bàu trời Nigeria, làm 170 người thiệt mạng.

Ngay sau đó, Libye bị cộng đồng thế giới trừng phạt nặng nề, bị phong toả, tẩy chay kinh tế, bị cô lập. Năm 1991 Liên Xô tan rã, Libya mất hẳn chỗ dựa về quân sự, kinh tế, ngoại giao.

M. Khaddafi buộc phải lùi bước để tồn tại. Năm 1994, Khaddafi buộc phải nộp bọn tội phạm gây ra vụ Lockerbie cho Scotland xử tội và phải bỏ ra 2,16 tỷ đôla để bồi thường cho nạn nhân.

Trong cuộc sống M. Khaddafi càng điên và lập dị một cách oái oăm. Ông ta cấm nạn đa thê, nhưng toàn bộ người phục vụ và bảo vệ gần đều là phụ nữ. Khaddafi đi công du đâu cũng mang theo chiếc tăng lớn làm bằng da lạc đà để ngủ trong đó với người hầu cận toàn là phụ nữ trẻ; từng đoàn lạc đà đi theo cung cấp sữa tươi cho lãnh tụ.

Khi cuộc xuống đường ngày 15-2 -2011 nổ ra, M.Khaddafi tự tin sẽ dẹp tan sự chống đối vì mọi tổ chức chính trị đều bị cấm, người nổi dậy tay không, chỉ những người trung thành với ông ta được cầm súng; ông ta còn có quân đội, với nhiều lữ đoàn bộ binh, 300 máy bay chiến đấu, hàng trăm trực thăng, 40 ụ tên lửa, phần lớn mua từ Liên Xô cũ. Nòng cốt bảo vệ M. Khaddafi là 3.000 lính đánh thuê khát máu người Tchad, Nigeria được lương rất cao.

Nhưng tình hình đã biến chuyển mau lẹ trong 6 tháng qua. Yêu tố cơ bản nhất là sự nổi dậy của quần chúng đông đảo đầy căm phẫn đối với kẻ độc tài hay lên cơn điên.

Tháng-3-2011 Hội đồng quốc gia chuyển tiếp thành lập do nguyên bộ trưởng tư pháp Mostafa Abduljahil cầm đầu, được Liên Hợp Quốc và nhiều nước công nhận, thúc đẩy cuộc vũ trang nhân dân, tổ chức gấp hệ thống chính quyền tự quản, đến nay đã kiểm soát được hơn 2/3 số dân toàn quốc.

Ngày 26-3- 2011 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc quyết định trừng phạt chính quyền độc tài khủng bố dân thường, kiểm soát chặt vùng trời Libya, dùng không quân của NATO hạ máy bay, xe tăng, ụ pháo, sở chỉ huy, trạm thông tin của bọn độc tài, tạo nên thế chủ động cho quân nổi dậy.

Ngày 27-6-2011 Tòa án hình sự quốc tế - International Criminal Court ICC ra quyết định truy tố và truy nã M. Khaddafi và con trai ông ta Saif al-Islam về tội diệt chủng chống nhân loại.

Đến tháng 8-2011, vòng vây của quân nổi dậy ngày càng khép chặt quanh thủ đô Tripoli có 1,7 triệu dân, trong 6 triệu dân cả nước, việc tiếp tế vào thành phố bị cắt đứt. Thành phố Brega ở phía Đông có ống dẫn dầu lớn đã nằm trong tay quân nổi dậy. Ở phía Tây Tripoli, thành phố cảng Zawyia cơ sở xuất khẩu dầu sau khi dành đi giật lại đã nằm chắc trong tay quân khởi nghĩa. Hai ngày 19 và 20 -8 dân Tripoli chạy ra ngoài thủ đô theo mọi hướng, mặc cho M. Khaddafi kêu gọi toàn dân cầm súng sống chết với ông ta.

Đúng vào lúc tình hình tuyệt vọng, nhân vật vẫn được coi là số 2 của chế độ độc tài là Abdessalem Jalloud, từng là bộ trưởng, tổng giám đốc cơ quan an ninh, rồi thủ tướng, cánh tay phải của M. Khaddafi, vừa bí mật từ giã ông ta ngày 18-8 vừa qua, lánh nạn sang Tunisia.

Ngày 21-8-2011, trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Pháp RFI, ông Oman Aboukraa, từng là bộ trưởng dầu hỏa đầy thế lực một thời của M. Khaddafi, mới bỏ chạy sang Tunisia và Ý nhận xét rằng «tình hình Libya đang đi đến kết thúc; chúng tôi đang nghĩ đến thời kỳ hậu Khaddafi ; số phận của nhà độc tài đang được quyết định theo từng ngày».

Một truyền đơn của lực lựơng nổi dậy đang được tán phát quanh thủ đô Tripoli, ghi rõ: «Hãy nổi dậy lật đổ cường quyền của tên đao phủ điên bên Địa Trung Hải, kết thúc triều đại đen tối này trước khi những ngày lễ hội Hồi giáo Ramadan kết thúc». Năm nay, lễ Ramadan khởi đầu ngày thứ hai 1-8 và kết thúc ngày thứ hai 29-8-2011.

Bùi Tín

23-08-2011

Theo Blog Bùi Tín
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn