BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73237)
(Xem: 62215)
(Xem: 39394)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hiện tượng bất thường ở Việt Nam: Tập làm ông chủ

23 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 988)
Hiện tượng bất thường ở Việt Nam: Tập làm ông chủ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Việt Nam là một nước có rất nhiều chuyện bất thường. Nếu có một cuộc điều tra nghiêm túc về mọi mặt như văn hóa, chính trị xã hội, kinh tế tài chính, an ninh, trật tự trị an vv.., thì sẽ tìm được rất nhiều con số ấn tượng. Có lẽ ở Việt Nam không có chuyên gì là không thể xảy ra. Một đất nước có nhiều nghịch lý đến nỗi, chuyện bất thường thì được coi là bình thường, mà chuyện bình thường lại trở nên bất thường. Bởi vậy mới có những chuyện bất thường lại mang tính tích cực. Đáng lưu ý là gần đây đang xuất hiện một trào lưu tập… làm ông chủ.

Được làm ông chủ chắc chắn là ai cũng thích, và nếu là ông chủ nhiều quyền lực thì lại càng thích hơn. Để trở thành một ông chủ hay nói chính xác hơn là một chủ nhân, người ta thường có kế hoạch để phấn đấu. Nhưng quan trọng nhất là họ phải có cái gì đó trong tay hoặc trong thẩm quyền để mà trở thành một người chủ.

Làm một ông chủ tưởng là vô cùng dễ dàng, chỉ cần có tiền bạc hay thứ mà mình có quyền định đoạt thông qua quyền sở hữu thì nghiễm nhiên họ sẽ trở thành ông chủ. Qủa có như vậy! Nhưng trong mọi thời đại, người ta vẫn cần những thứ văn bằng, khế ước, xác nhận quyền sở hữu của một chủ nhân. Nếu không, sẽ có chuyện lôn xộn xảy ra trong việc tranh giành quyền làm chủ.

Đối với đất đai, nhà, xe, vàng bạc châu báu, đồ cổ, quyền sở hữu trí tuệ vv.., thì cần có giấy chứng nhận, giấy đăng ký hoặc những loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Với những thứ tài sản hữu hình thì như vậy. Nhưng còn đối với những thứ tài sản vô hình thuộc về một người như công trạng, trình độ kiến thức, nhất là quyền sống, quyền tự do thì lại cần những thứ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu khác, đó là các văn bản pháp luật, nhằm khẳng định vai trò và thẩm quyền của người đó.

Trong một xã hội có tự do, tất cả các văn bản hiến định hay luật định đều quy định quyền lực “thuộc về nhân dân”, tức là người dân có quyền lực tối thượng làm chủ đất nước. Việt Nam hiện nay cũng như vậy, mỗi người dân cũng có đầy đủ mọi quyền lực để đồng làm “chủ nhân ông” của đất nước. Những điều khoản ghi trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay đã thể hiện rõ điều đó. Chỉ tiếc có điều, hơn 65 năm qua người dân chưa biết cách nào để làm những ông chủ. Ấy vậy mới có chuyện được cho là bất thường, khi có những công dân Việt Nam mọi lứa tuổi, từ thanh niên, học sinh sinh viên cũng có, đến các cụ già gần đất xa trời cả đời theo “cách mạng” cũng có, bỗng nhiên rủ nhau tập làm ông chủ.

Ta hãy tạm ví dụ: Làm một người chủ đất nước cũng đơn giản giống như làm chủ một phương tiện giao thông (một chiếc tàu lớn chẳng hạn), và trên thực tế có nhiều người đồng sở hữu chiếc tàu này, thủy thủ đoàn lái con tàu đó chính là những người làm công ăn lương cho những ông chủ. Những thủy thủ ấy là bộ máy vận hành nhà nước, là chính phủ và các tổ chức tham mưu cũng như thừa hành. Như vậy vấn đề nhà nước chỉ là công cụ làm thuê cho nhân dân, sẽ rất rõ ràng.

Hàng trăm ngàn các bài viết, các bản kiến nghị, yêu cầu chính phủ và các cơ quan công quyền thực thi đúng hiến pháp nói riêng, và pháp luật nói chung, đã thể hiện quyết tâm giành quyền lực của người chủ đất nước. Đặc biệt là những cuộc tụ tập biểu tình chống Trung Quốc gần đây chính là một biểu hiện nổi bật cho việc tập làm ông chủ. Có lẽ ấn tượng nhất trong tuần vừa qua là đoạn Video clip quay cảnh nhà báo Nguyễn Hữu Vinh thể hiện tư cách của một người chủ nhân đất nước, khi “đón tiếp” đoàn cán bộ hỗn hợp công quyền đến nhà anh để khuyến dụ về việc nhà nước cấm người dân biểu tình yêu nước. Đây cũng là là cách tập làm một ông chủ khá ấn tượng, và có lý (mời xem Video trong bài hoặc tại đây).





Có lẽ quyền chủ nhân thiêng liêng nhất đối với mọi ông chủ đất nước chính là quyền yêu nước. Hiện nay người dân đang chọn quyền này để bắt đầu tập dượt cho việc làm ông chủ, khẳng định quyền sở hữu đất nước thuộc về mình, và nhắc nhở cho chế độ biết rằng: Thực ra chính phủ và nhà nước chỉ là những người làm thuê cho nhân dân mà thôi. Nhân dân muốn “buộc thôi việc” chính quyền lúc nào hoàn toàn là quyền của họ. Hiến pháp là bản khế ước toàn dân, đã xác quyết điều ấy.

Như vậy ngay đến việc làm một ông chủ cũng cần phải tập. Một khi những kẻ làm thuê cho nhân dân cố ý soán quyền, không nghe lời ông chủ, họ sẽ phải bị điều chỉnh bằng sức mạnh thật sự của quyền lực từ những chủ nhân đích thực. Thật đơn giản, nếu tất cả các chủ nhân của đất nước biết sát cánh cùng nhau từ việc tập làm ông chủ, đến việc khẳng định quyền lực tối cao trong mọi vấn đề của tổ quốc. Tập làm ông chủ đang là một hiện tượng bất thường tích cực, rất đáng khích lệ! 

Lê Nguyên Hồng

22-08-2011

Theo Công Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn