BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73182)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của ông

31 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 1778)
Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của ông
512Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
512

Hồ Chí Minh và người vợ Trung Quốc
Tăng Tuyết Minh của ông
 


(Hồ Chí Minh hoà tha đích Trung Quốc phu nhân Tăng Tuyết Minh)
Website Trung Hoa (http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm)
nói về bà Tăng Tuyết Minh.


Khổng Khả Lập
NST ghi phỏng theo lời khẩu dịch của ZYX




Một lần nữa được xin cám ơn Quý ông về những lần giải đáp và hướng dẫn chu đáo, cặn kẽ để cho chúng tôi được theo dõi hungviet, bán nguyệt san Tự do Ngôn luận một cách đều đặn.

Hôm nay xin được trình bày một việc sau:

Trên hungviet chúng tôi đã được đọc bài Website Trung Hoa nói về bà Tăng Tuyết Minh. Nguyên văn bản chữ Hán đã được đưa lại đúng như bài theo đường link đã nêu ra: http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm. Tuy nhiên khi đọc phần tiếng Việt, chúng tôi thấy không khớp với bản chữ Hán của tác giả Khổng Khả Lập, người có vợ gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô thứ 10 (thập cô bà).

Trong nhóm bạn hữu chúng tôi có anh rành chữ Hán. Chỉ tiếc rằng anh quá yếu, chỉ có thể đọc rồi khẩu dịch, chúng tôi đã ghi lại. Việc làm này được làm đi làm lại nhiều lần đến mức người dịch không thể làm thêm mới thôi. Người dịch chưa hoàn toàn bằng lòng với bản ghi, mong được sự chỉ giáo thêm của các bậc cao minh. Mặc dầu thông tin tác giả đưa ra có điều không hoàn toàn giống với các tác giả khác từng nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cũng có ít nhiều thông tin mới (ít nhất là đối với chúng tôi), có cả một vài ý kiến kín đáo thật hay của tác giả, hơn nữa tác giả lại là người trong nhà bà Tăng Tuyết Minh. Với quan niệm thông tin nhiều chiều và nhận xét trên, hôm nay xin gửi tới Quý ông bản dịch bài viết trên Website Trung Hoa, để nếu Quý ông thấy sử dụng được thì xin đưa lên mạng để mọi người cùng xem.

Xin cám ơn Quý ông đã dành thời gian đọc thư này.

Xin gửi tới Quý ông lời chào trân trọng.
Nguyễn Văn – Hà Nội












Nhất Nghiệp ghi chú: (Bài này có ảnh đi kèm) nguyên đăng tải trên tập Vũ Hán Văn Sử Tư Liệu số 1 năm 2001 do Từ Song Minh biên tập, trong bài có phê chú để trong ngoặc vuông là của tôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh là… 1… trong con mắt của người đời, Hồ Chí Minh suốt đời không lấy vợ (chung sinh vị hôn), không có vợ, không con cái; chưa từng trải qua lạc thú ở đời (một hữu thể nghiệm thiên luân chi lạc) và niềm vui cuộc sống gia đình yên ấm. Ông chỉ là người cha của nhân dân Việt Nam (nhân dân chi phụ), là lãnh tụ tạo dựng nên nước cộng hoà, là tượng trưng niềm tin, hy vọng, ý chí dũng cảm, hạnh phúc và tự do của nhân dân Việt Nam. Ở đây, chúng tôi tưởng niệm nhân vật lịch sử được hậu thế tôn kính, đồng thời hé lộ cho người đời một đoạn trong mật sử về đời tư, về cuộc sống vợ chồng của Hồ Chí Minh có nhiều nỗi niềm khiến cho người ta phải rơi nước mắt. Nhân vật chính của bài viết này là người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh của Hồ Chí Minh.

 


[Lời người kể chuyện – ông Khổng Khả Lập]: 2

Bố vợ tôi ông Tăng Trụ Vân sinh năm 1916 ở Quảng Châu. Năm 1994 từ trần ở Vũ Hán. Lúc còn sống ông là một Tổng công trình sư đường sắt. Ông vợ tôi là ông Tăng Cẩm Tương sinh năm Canh Thìn Quang Tự năm thứ sáu đời Thanh (1880). Ông Cẩm Tương có 10 anh em. Người em gái út gả cho Lý Thuỵ là phiên dịch người Việt Nam của Borodin 3 (Bảo La Đình), là đại biểu cho Quốc tế cộng sản, cố vấn chính trị của Liên Xô bên cạnh Tôn Trung Sơn. Lý Thuỵ về sau là chủ tịch Hồ Chí Minh, người tạo dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tăng Tuyết Minh sinh tháng 10/1905 ở Quảng Châu, nguyên quán (nguyên tịch) ở huyện Mai, trấn Tùng Khẩu, Quảng Châu.

Bố bà là Tăng Khai Hoa, một người làm ăn lâu năm ở Honolulu (Đàn Hương Sơn) bên Mỹ nên cả gia đình theo Cơ đốc giáo rất sùng mộ. Đó là một gia đình rất chất phác, đôn hậu. Ông Tăng Khai Hoa lấy 2 đời vợ. Người vợ trước họ Phan, sinh được 2 trai 1 gái, về sau bà này bị bệnh mất. Người con thứ hai còn lại là Tăng Cẩm Tương. Ông Tăng Khai Hoa tục huyền lấy bà họ Lương sinh được 7 gái,

Tăng Tuyết Minh là người con gái bé nhất.

Tăng Tuyết Minh từ 1912 đến 1917 học trường tư thục ở Quảng Châu, trước sau học trường Chân Quang, là trường quốc dân tiểu học số 14. Năm 1915 khi Tăng Tuyết Minh 10 tuổi, bố là ông Tăng Khai Hoa 76 tuổi từ trần ở Hương Cảng. Từ 1918 đến 1921 chị bà mở một Sở y vụ, và bà đã đến đó học việc trợ sản hộ lý. Từ 1921 đến 1922 bà lại theo chị là Tuyết Thanh đến làm hộ lý (hộ sĩ) ở Viện Dục Anh Đông Sơn Quảng Châu. Mùa xuân năm 1923, người chị là Tuyết Thanh trợ cấp cho Tăng Tuyết Minh tới học ở trường cao tiểu Phiên Ngung. Tháng 6 năm sau không may người chị qua đời. Tăng Tuyết Minh đổi sang học ở trường Trợ sản Quảng Châu. Năm 1925 tốt nghiệp, được bà hiệu trưởng Hoàng Ngọc Anh giới thiệu đến phòng khám của La Tú Vân làm trợ sản hộ sĩ. Thời gian này Tăng Tuyết Minh vừa tròn 20 tuổi.

Lúc đó, Quảng Châu là trung tâm cách mạng Trung Quốc. Hà Hương Ngưng, Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng thành lập tổ chức phụ nữ gọi là "Phụ nữ vận động diễn tập sở". Tổ chức này chịu ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng. Tăng Tuyết Minh thường đến đó nghe giảng, hoạt động và kết thân với Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng thành những người bạn tốt với nhau.

Lúc này Hồ Chí Minh đã tốt nghiệp trường Đông Phương đại học Mạc Tư Khoa, được Quốc tế cộng sản phái tới làm phiên dịch cho Borodin, cố vấn Quốc tế cộng sản ở Trung Quốc. Tháng 11/1924 ông tới Quảng Châu, lấy tên (hoá danh) là Lý Thuỵ.

Một ngày trong năm 1925, khi Tăng Tuyết Minh tới sở "Phụ nữ vận động diễn tập" tìm Thái Sướng, lúc đi xuống thang gác, ở chỗ rẽ thì vừa hay gặp Lý Thuỵ lên lầu. Vô tình, vẻ khiêm tốn của cô khi 2 người nhìn nhau, với dáng vẻ thanh xuân tràn đầy cùng với thân hình thanh nhã tuyệt vời của cô khiến Lý Thuỵ bị hấp dẫn sâu sắc. Lên đến lầu, Lý Thuỵ hỏi Thái Sướng:

- Người thiếu nữ vừa rồi tên là gì? Và quan hệ thế nào?

Thái Sướng hiểu là Lý Thuỵ đã yêu (độc chung = yêu một mình) và đã nói chuyện về Tăng Tuyết Minh với Lý Thuỵ, rồi cùng Đặng Dĩnh Siêu giới thiệu cho 2 ngưòi quan hệ với nhau. Lúc đó Tăng Tuyết Minh chỉ biết Lý Thuỵ là nhà cách mạng Việt Nam, là phiên dịch của Borodin.

Ở Trung Quốc cũ, hệ ý thức phong kiến nặng nề, phụ nữ không được tự do luyến ái. Lý Thuỵ lại là ngưòi Việt Nam, 35 tuổi, chưa vợ; tuổi tác không còn phải là nhỏ, nhà họ Tăng liệu có đồng ý cuộc hôn nhân này?

Cũng may, gia đình nhà họ Tăng tiến bộ và có học nên rất cởi mở. Để tìm hiểu con người và học vấn của Lý Thuỵ, ông vợ tôi (tức ông Tăng Cẩm Tương hồi trẻ học ở Mỹ, là chỗ quen biết cũ với Tôn Trung Sơn, tinh thông 5 ngoại ngữ, văn bút tinh tuyệt, đã từng giúp Tôn Trung Sơn thảo văn kiện nhưng ông không tham gia chính trị, từ chối việc Tôn Trung Sơn mời ra làm việc, chỉ lấy việc dạy đại học làm kế sinh nhai, và tới năm 73 tuổi thì từ trần) đã đặc cách mời Lý Thuỵ đến nói chuyện rất lâu (trường đàm). Thấy Lý Thuỵ là người khiêm tốn, tự tin, thành thực, nhìn xa biết rộng, có tinh thần hiến thân, từng trải phong phú, thành thạo ngoại ngữ, có năng lực biểu đạt, đã khiến ông bị thuyết phục. Ông thay mặt toàn gia họ Tăng đồng ý việc hôn nhân với người nước ngoài này.

Năm 1926 Tăng Tuyết Minh và Lý Thuỵ cử hành hôn lễ chính thức ở Quảng Châu 4. Đặng Dĩnh Siêu, Thái Sướng là người làm mối, chứng hôn, chủ trì hôn lễ. Borodin cố vấn Liên Xô, trợ lý cố vấn Trương Thái Lôi cũng tới chúc mừng. Tôn Trung Sơn cũng cử phái viên tới chúc mừng [việc này có sự lầm lẫn vì Tôn Trung Sơn đã mất năm 1925]. Hôn lễ rất long trọng, vui vẻ. Cuộc sống sau hôn nhân rất hạnh phúc, ngọt ngào. Đây cũng chính là giai đoạn duy nhất không ghi bằng chữ nghĩa trong niên phổ của Hồ Chí Minh - thời gian để trắng (không bạch) gần 1 năm.

Đoạn thời gian ngắn ngủi không đến một năm này, Tăng Tuyết Minh và Lý Thuỵ đắm mình trong hạnh phúc, đồng thời Lý Thuỵ đem tư tưởng cách mạng không ngừng giáo dục Tăng Tuyết Minh.

Năm 1926, tháng Sáu đến tháng Mười hai, vợ Lý Thuỵ là Tăng Tuyết Minh đã học tập đúng nửa năm ở sở "Giảng tập vận động phụ nữ" do Hà Hương Ngưng sáng lập; thông qua học viên lớp giảng tập là Trịnh Phúc Như giới thiệu, đã gia nhập Đoàn Thanh niên cộng sản chủ nghĩa Trung Quốc.

Cuối năm 1926 Tăng Tuyết Minh có mang, đó chính là cốt nhục (xương thịt) của Hồ Chí Minh. Lý Thuỵ vui mừng tỏ rõ ra ngoài (hỉ xuất vọng ngoại), rất là mong muốn mau được làm bố. Nhưng, mẹ Tăng Tuyết Minh là bà họ Lương, sau khi biết được tin này rất sợ con gái mình sau khi sinh cháu sẽ theo chồng rời xa [mình], hết sức khuyên con gái phá thai (đoạ thai) vì rằng lúc đó Tăng Tuyết Minh có 10 anh chị em, trừ anh hai là Tăng Cẩm Tương (tức ông nội vợ tôi), đều đã kế tiếp nhau rời xa (ly tán).

Bà họ Lương sinh được 7 người con gái đều đã chết vì bệnh tật, [đến lúc đó] chỉ còn một cô con gái là Tăng Tuyết Minh ở bên mình. Bố chết sớm, mẹ cuối đời cô quả một mình, Tăng Tuyết Minh khó chối từ lệnh mẹ (mẫu lệnh nan vi), hết lòng vì đạo hiếu mặc dầu chồng Lý Thuỵ hết sức van xin, đành đau đớn nuốt hết nước mắt làm thủ thuật phá thai để lại mối tiếc thương suốt đời 5. Lúc này chỉ cách hôn lễ chưa tới một năm.

Tình thế cách mạng Trung Quốc biến chuyển rất gấp.

Ngày 12/04/1927, Tưởng Giới Thạch bày ra sự kiện chiến hạm Trung Sơn, triệt để phản bội cách mạng, điên cuồng tiêu diệt các đảng viên cộng sản, khủng bố trắng, chém giết làm cả thế giới kinh sợ. Trong tình trạng nghiêm trọng như vậy, Lý Thuỵ theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản không có cách nào để đem gia quyến đành phải theo phái đoàn cố vấn Liên Xô qua Vũ Hán, chuyển lên Thượng Hải, rồi đến Hải Sâm Uy. Thế là vợ chồng phân ly mỗi người mỗi phương. Do các chí sĩ cách mạng mà Tăng Tuyết Minh quen biết bị bắt hoặc di chuyển đi nơi khác nên không có cách nào liên hệ với Lý Thuỵ. Buồn thương tuyệt vọng vô cùng! Bà chỉ đành sống bên mẹ mà làm hộ sĩ trợ sản ở Dư gia viên, huyện Thuận Đức.

Không lâu sau đó, do mẹ bị bệnh, Tăng Tuyết Minh đã từ chức, quay về nhà ở với mẹ già; trông nom mẹ cho đến lúc khỏi bệnh thì mới lại chuyển tới làm cô đỡ ở Dư gia viên Lặc Lưu huyện Thuận Đức.

Có một lần, được nghỉ phép về nhà mẹ vừa lúc gặp vị nữ giáo sư Hoàng Nhã Hùng 6. Nữ sĩ họ Hoàng nói cho Tăng Tuyết Minh biết chồng cô là Lý Thuỵ từ Thượng Hải đã gửi một phong thư tới Dư gia viên. Nhận thay thư này là một người tên là Dư Bác Văn. Anh ta không những không chuyển bức thư này, mà trái lại tự ý xé trộm phong bì, đọc xong tiện tay đưa cho người có mặt là cô Hoàng Nhã Hùng chuyền tay nhau xem. Về sau Dư Bác Văn đem thư Lý Thuỵ gửi cho Tăng Tuyết Minh xé và vứt đi. Thời đó giao thông lạc hậu, chiến tranh liên miên, bưu cục vận chuyển rất khó khăn, nhận được lá thư chuyển tới đâu có phải chuyện dễ. Vậy mà Tăng Tuyết Minh đã không được đọc lá thư có quan hệ đến cả cuộc đời mình!

Hoàng Nhã Hùng nói rằng theo như cô nhớ lại, Lý Thuỵ nói với Tăng Tuyết Minh rằng anh đang ở Thượng Hải, được bình an vô sự, hẹn ước ngày tháng yêu cầu vợ là Tăng Tuyết Minh lên ngay Thượng Hải để cùng anh đi ra nước ngoài. Nếu không làm được như đã hẹn ước thì sẽ không có cách nào để đợi chờ và đành ra nước ngoài một mình… Nhưng mà lúc này cũng đã xa thời gian Lý Thuỵ hẹn ước rất lâu, Tăng Tuyết Minh đành ngửa mặt kêu trời, nuốt lệ vào trong!

Tháng 12/1929, Lý Thuỵ tới Hương Cảng và đổi tên là Tống Văn Sơ.

Tháng 02/1930 theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản ông tự tới Cửu Long (Kowlon) – Hương Cảng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam.

Tháng 06/1931 Tống Văn Sơ bị chính phủ Hương Cảng bắt tại Hương Cảng, giam vào nhà ngục Victoria (Duy Đa Lợi Á). Để theo vụ kiện cáo này, Tống Văn Sơ (tức Hồ Chí Minh) đã tìm tới chị Quần của Tăng Tuyết Minh, được chị Quần (Quần thư) nhiệt tình giúp đỡ 7. Chị Quần đã mời luật sư giúp Tống Văn Sơ thắng vụ kiện này. Từ chị Quần, Tăng Tuyết Minh biết được Tống Văn Sơ chính là Lý Thuỵ, là chồng mình lúc đó, liền tới nhà giam Hương Cảng thăm nuôi nhưng không được gặp mặt, rất đau lòng, và quay về. Về sau, khi chị Quần gặp lúc khó khăn, Tăng Tuyết Minh vì cảm kích tấm lòng nghĩa hiệp của chị đã cứu giúp chồng mình nên cũng dốc túi giúp đỡ. Tăng Tuyết Minh làm hộ sĩ trợ sản ở Quần An y xã mãi tới năm 1932, khi bà mẹ họ Lương từ trần. Về sau đến làm trợ sản ở Quần An y xã huyện Đông Hoàn; Y xã này cũng là một chi nhánh của Quần An y xã ở Thuận Đức. Tăng Tuyết Minh một mình sống đơn côi tới năm 1934 mới quay về Quảng Châu, thì gặp thày thuốc Trương Tố Hoa vốn là thày học cũ ở trường học trợ sản. Trương Tố Hoa ân cần giới thiệu Tăng Tuyết Minh làm hộ sĩ trợ sản ở phòng khám của cô. Từ đó, Tăng Tuyết Minh quay về Quảng Châu định cư, và hạ quyết tâm “thủ tiết như ngọc” (giữ tiết hạnh như giữ ngọc quý) đến suốt đời (tòng nhất nhi chung). Bà mơ hồ mong ước sẽ có một ngày vợ chồng gặp lại nhau, đoàn viên sum họp.

Ngày tháng thoi đưa, chớp mắt đã tới ngày thành lập nước Trung Hoa mới. Năm 1953, Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã từ phòng khám Trương Tố Hoa tới công tác ở Trạm bảo vệ sức khoẻ số 8 khu Tây, Quảng Châu. Năm 1958 vào trạm Đại liên minh khu Tây Quảng Châu tiếp tục nhận chức thày thuốc sản khoa (sản khoa y sinh) cho tới lúc về hưu. Một mình một bóng (cô thân nhất nhân) cho tới năm 1991 nuối tiếc mà qua đời, hưởng thọ 86 tuổi.

* * *

Hồ Chí Minh năm 1912 đến nước Pháp, tự mình lấy tên là anh Ba (A Tam) làm tạp vụ trên tàu Pháp 6 năm, trải qua Thế chiến I. Sau chiến tranh, rời tàu định cư tại nước Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, dấn thân tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam, chống Pháp, chống phát xít thực dân thống trị, đã tới Hội nghị hoà bình Versailles đưa ra bị vong lục thỉnh nguyện 8 điều của nhân dân Việt Nam, tổ chức Liên hiệp các nước thuộc địa, sáng lập Tuần báo Paris, chủ nhiệm báo Paria – Người cùng khổ. Năm 1922 ở Paris, kết thân với Chu Ân Lai, Thái Sướng, Triệu Thế Viêm, Lý Phú Xuân, Tiêu Tam đã tới Pháp trong phong trào “Cần công kiêm học”. Tháng 09/1923 Hồ Chí Minh giới thiệu Triệu Thế Viêm, Trần Diên Niên, Trần Kiều Niên, Vương Nhược Phi, Tiêu Tam gia nhập đảng cộng sản Pháp. Tháng 10 [năm đó] đi Mạc Tư Khoa học tập lý luận cách mạng ở trường đại học Đông Phương. Các bạn cùng học có Trương Thái Lôi và 4 vị đã gia nhập đảng cộng sản Pháp.

Ngày 01/11/1924 đổi tên là Lý Thuỵ, biệt phái sang Trung Quốc làm phiên dịch cho Borodin - cố vấn chính trị của Đại tổng thống Tôn Trung Sơn. Khi ở Quảng Châu, một mặt ông giúp đỡ cách mạng Trung Quốc, một mặt tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội, sáng lập ra tờ báo Thanh Niên xuất bản ở Quảng Châu được 88 số (kỳ), huấn luyện một số lớn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Từ khi ông kết hôn với người phụ nữ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh thì vẫn luôn dùng tên là Lý Thuỵ.

Năm 1929 ở Mạc Tư Khoa ông đổi tên là Tống Văn Sơ. Tháng 06/1931 khi Tống Văn Sơn tới Hương Cảng hoạt động, tổ chức cách mạng thì bị nhà đương cục Hương Cảng bắt giữ.

Năm 1933, lúc mới ra khỏi nhà giam, được sự giúp đỡ của Tống Khánh Linh và Quốc tế cộng sản Liên Xô, bắt được liên lạc [với tổ chức] ở Hương Cảng, rồi đi Thượng Hải, qua đường Hải Sâm Uy tới Mạc Tư Khoa.

Năm 1938 được Quốc tế cộng sản phái ông quay trở lại Trung Quốc với Diệp Kiếm Anh cùng một lúc. Lúc này ông đổi tên là Hồ Chí Minh và từ đó về sau không thay đổi nữa. Theo sử liệu thì 3 chữ Hồ Chí Minh chưa từng xuất hiện trong suốt quãng đời 52 năm trước của ông. Phải chăng là vì Hồ nghĩ đến vợ yêu là Tăng Tuyết Minh mà ghi nhớ (Chí Minh = ghi nhớ Minh) chăng? Cái việc định danh Hồ Chí Minh chỉ có ông mới giải đáp được. Còn chúng ta chỉ có thể đoán mò mà thôi 8.

Ngày 27/08/1942 Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây, bị giam trong ngục 14 tháng, chịu nhiều khổ sở trong ngục; Hồ Chí Minh đã viết 133 bài thơ bằng Trung văn. Nay xin tạm trích 3 bài như sau:

1/. Dạ lãnh (Đêm lạnh)9
2/. Ngục đinh… (Lính canh nhục rình ăn cắp chiếc gậy của ta).
3/. Nạn hữu chi thê… (Vợ người bạn tù tới thăm ngục).

Tháng 09/1943 Hồ Chí Minh ra tù. Năm 1945 giặc Nhật đầu hàng, Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam phát động cách mạng tháng Tám cướp chính quyền (đoạt thủ). Ngày 02/09/1945 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, tuyên bố thành lập nước VNDCCH. Ngày 03/02/1946 Hồ Chí Minh chính thức được chọn giữ chức chủ tịch đầu tiên của VNDCCH.

* * *

Hồ Chí Minh sau khi trải qua cuộc hôn nhân đầy khó khăn gian khổ với Tăng Tuyết Minh, do liên lạc bị gián đoạn, đã một lòng vì nước (nhất tâm báo quốc) và giữ mình (độc thủ) trọn đời không tái hôn nữa. Năm qua tháng lại, trong bức màn che phủ cuộc hôn nhân quốc tế tới lúc chết cũng không thoả nguyện này đã bị cát bụi thời gian vùi lấp hết, mà người hiểu rõ sự tình thì hiếm hoi như sao buổi sớm (thần tinh), Tăng Tuyết Minh cho tới khi kết hôn chỉ biết chồng mình là một chí sĩ cách mạng Việt Nam đại danh là Lý Thuỵ làm phiên dịch cho Borodin cố vấn Liên Xô chứ không biết Lý Thuỵ chỉ là bí danh, càng không thể tưởng tượng được chồng mình về sau là lãnh tụ đã tạo dựng nên nước VNDCCH.

Mãi đến ngày 19/05/1950, Tăng Tuyết Minh thấy trên tờ Văn Hối báo có hình ảnh của Hồ Chí Minh và điện chúc mừng đại thọ 60 tuổi của chủ tịch Mao Trạch Đông gửi chủ tịch Hồ Chí Minh của nước VNDCCH cùng với bài văn nói tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh; lúc đó bà mới ý thức được rằng người chồng mà bà bao nhiêu năm tưởng nhớ chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh đã tìm đủ mọi cách để liên hệ với Hồ Chí Minh nhưng đều không được như ý muốn. 10








Năm 1958 ngành Y tế Quảng Châu tiến hành chỉnh phong, đại minh đại phóng, đồng nghiệp có người vạch ra rằng Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh (Lý Thuỵ) có quan hệ hôn nhân là bất minh, làm kinh động đến cả giới lãnh đạo ngành y tế. Nhiều lần chất vấn, người ta nói ra rằng “Người có người cùng tên, việc có việc lầm lẫn” và việc hôn nhân quốc tế này không thể tin là có thực được, nên càng chê trách bà nặng nề. Tăng Tuyết Minh lại yêu cầu phải làm rõ sự thật, vì thế việc này càng thêm to chuyện!Bộ môn Y tế gửi thư tới chủ tịch Hội phụ nữ toàn quốc là đồng chí Thái Sướng. Chẳng bao lâu đồng chí Thái Sướng trả lời thư, gửi cho tỉnh uỷ Quảng Đông, khẳng định Lý Thuỵ là bí danh của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng chứng thực quan hệ hôn nhân giữa Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh. Lúc đó bí thư tỉnh uỷ Quảng Đông là Khu Mộng Giác thân lãnh đạo 2 vị cán bộ trong Liêp hiệp phụ nữ tới gặp Tăng Tuyết Minh. Bộ phận liên lạc đối ngoại của trung ương ĐCSTQ cũng từng cử người tới Quảng Châu thăm hỏi (bái hội) Tăng Tuyết Minh. Nhưng việc này cuối cùng liên quan tới quan hệ giữa 2 nước. Hồ Chí Minh có biết rằng vợ là Tăng Tuyết Minh còn ở trên đời này hay không? Tại sao ông không thông qua trung ương ĐCSTQ để tìm người vợ yêu nhiều năm bị thất lạc thì không thể biết được rồi! (tựu bất đắc nhi tri liễu) 11. Cuộc đời bể dâu biến đổi khôn lường. Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh đều đã thành người thiên cổ! Tôi buồn thưong mà chúc nguyện cho 2 vị lão nhân ở dưới chín suối (cửu tuyền) có thể ôn lại giấc mộng cũ, lại sum họp cùng nhau (tái độ đoàn viên)! Người chết thì đã chết rồi. Nhưng phải trả lại cho sự thật lịch sử cái bộ mặt vốn có (bản lai diện mục) của nó!

 


Đối với vợ tôi thì bà Tăng Tuyết Minh được gọi là bà cô thứ 10 (thập cô bà). Một đời bà 86 năm chỉ cứ ở Quảng Châu, trên mảnh đất luôn luôn gợi cho bà nhớ lại mộng yêu đương thuở trước. Bà là người sùng mộ theo đạo Cơ đốc nên suốt đêm ngày cầu nguyện mong sao cho Lý Thuỵ được bình an.

* * *

Tôi và nhà tôi năm 1988 đến Quảng Châu thăm bà cô thứ 10 Tăng Tuyết Minh. Bà vẫn còn luôn tưởng nhớ đến (điếm niệm) người chồng đã chia ly và đi xa trước mình là Hồ Chí Minh. Bà cặn kẽ kể với chúng tôi về Hồ Chí Minh từ khi họ mới biết nhau, hiểu nhau, thương yêu nhau rồi đi tới làm lễ kết hôn trước thánh đường; lại còn đem những bức ảnh quí của bà và thư từ bà viết cho Hồ Chí Minh giao cho chúng tôi giữ gìn. Hiện trong tay vợ tôi còn giữ được tặng vật của Hồ Chí Minh, tặng Tăng Tuyết Minh là chiếc nhẫn đính hôn bằng hồng ngọc (rubi); và một bức rèm cửa sổ không hoa (không hoa song liêm) của ông Borodin gửi tặng đám cưới. Những vật phẩm kỷ niệm này đã trở thành báu vật gia truyền mà 2 vị lão nhân kính yêu để lại.

Đúng lúc kỷ niệm lần thứ 111 ngày sinh Hồ Chí Minh, kỷ niệm lần thứ 96 ngày sinh của Tăng Tuyết Minh, kẻ cầm bút viết này đang công tác tại Sở nghiên cứu Văn Sử tỉnh Vũ Hán, là uỷ viên Chính hiệp tỉnh, nhà thư pháp nghệ thuật cảm thấy sâu sắc có trách nhiệm và nghĩa vụ phải viết bài này để ghi nhớ, tưởng niệm bà cô thứ 10, người đã không đổi rời chí khí, đã chịu đủ điều khốn cùng, gian nan, và đã ở vậy một mình suốt đời; và Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ đã hiến thân cho Tổ quốc mình, cho cách mạng Trung Quốc và sự nghiệp hoà bình thế giới và, cho đến cuối đời người đã vẫn không tái hôn. Tình yêu của họ đã bền vững không rời đổi, vĩnh viễn ghi trong sử xanh (vĩnh thuỳ thanh sử)./.

NST ghi phỏng theo lời khẩu dịch của ZYX


1 Đoạn này giới thiệu ngày tháng năm sinh, quê quán… của ông Hồ gần như sử chính thống của ĐCSVN. Chúng tôi (người khẩu dịch và người ghi chép) xin được lược bỏ.

2 Chú của người khẩu dịch và người ghi chép.

3 Mikhail Markovich Borodin, cố vấn thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn – NST

4 Tại nhà hàng Thái Bình, đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm. Và, theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography thì một số đồng sự của Lý Thụy (lúc đó) như Nguyễn Hải Thần và Lê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân. Mặt khác thì, trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa. Nhưng, vẫn theo theo sử gia Pierre Brocheux, lý do thực dụng mà ông đã dùng để giải thích cho các đồng sự về việc cưới Tăng Tuyết Minh đã bị bức thư mà ông gửi cho Tăng Tuyết Minh phản lại. Khi ở Thái Lan, ông đã viết một lá thư bằng chữ Hán với nội dung như sau:
Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.

 

 

 

 



Dịch nghĩa: "Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy".

Bản dịch của N.H.Thành:
Cùng em xa cách,
Đã hơn một năm,
Thương nhớ tình thâm,
Không nói cũng rõ. Cánh hồng thuận gió,
Vắn tắt vài dòng,
Để em an lòng,
Ấy anh ngưỡng vọng.
Và xin kính chúc,
Nhạc mẫu vạn phúc.
Anh ngu vụng: Thụy

 

 

 

 



Bức thư này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Nguồn: Daniel Hémery, HO CHI MINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145. Hình chụp bức thư này bạn đọc có thể xem ở cuối bài dịch này. – NST

5 Vậy thông tin này có thể đính chính lời sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life đã nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái (ông dẫn thông tin này từ cuốn Vision Accomplished? của tác giả Nguyễn Khắc Huyên) hay không? – NST

6 Theo bản dịch Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh. của tác giả Hoàng Tranh do Minh Thắng dịch thì là bà Hoàng Nhã Hồng. Ở đây, theo bản chữ Hán là Hùng không phải Hồng – Người dịch chú.

7 Liệu chị Quần nói ở đây có phải Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ (một đ/c của HCM khi đó, và sau này bị VM giết sau khi VM cướp chính quyền năm 1945 ở Thái Bình, mà nhiều người nói là sợ Lâm nói ra nhiều điều mờ ám của Hồ khi hoạt động tại TQ, trong đó có vụ bán đứng (?) cụ Phan Bội Châu)? (Xem thêm Những người vợ và những người đàn bà liên quan đến HCM, phần Phụ lục) – NST

8 Có 2 chữ chí đồng âm, 1 là chí hướng, chí nguyện, chữ này viết: trên là chữ sỹ dưới là chí tâm [志], , chữ chí trong tên của Hồ Chí Minh là chữ này. Chữ chí đồng âm kia có thêm bộ chữ ngôn bên trái, và nghĩa là ghi nhớ (ký). Đến thời… bác Mao, để công nông dễ học người ta cho phép viết 2 chữ này thành 1 chữ: trên chữ sỹ dưới chữ tâm. – Người dịch chú.

9 Chúng tôi xin không ghi nội dung 3 bài thơ này ở đây. Muốn xem xin mời tìm đọc cuốn Ngục trung nhật ký mà CSVN vẫn cho là của HCM. Để biết sự phản bác lại chuyện này, xin tìm đọc một cuốn sách của tác giả Lê Hữu Mục bàn về đề tài này (mà NST chưa tìm kiếm được để hầu bạn hữu). – NST

10 Theo bài Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. !? – NST

11 Cũng theo Hoàng Tranh (sđd) Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. !? – NST
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn