BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73344)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xin hãy bắt đầu bằng những điều bình thường

03 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 1095)
Xin hãy bắt đầu bằng những điều bình thường
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Chỉ ít ngày trước khi Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về nhân sự Chính phủ, đã xảy ra nhưng rắc rối không nhỏ liên quan đến 2, thực chất là 3 vị bộ trưởng.

Đầu tiêu là phản ứng quyết liệt của TS Đặng Hùng Võ, một chuyên gia về đất đai một thời từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quanh chuyện Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân và Ngân hàng Nhà nước định "giải cứu thị trường bất động sản". "Tất cả những chuyện đó là thiếu hiểu biết. Bởi nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là kiềm chế lạm phát"- ông Võ nói. Hồi tháng 2, trước áp lực của lạm phát, Chính phủ đã có nghị quyết 11, trong đó giấy trắng mực đen rất rõ ràng là "siết tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất". Cả Bộ trưởng Quân và Thống đốc Giàu đều là thành viên của Chính phủ thì không thể không biết đến nghị quyết 11. “Cơn cớ gì Bộ trưởng xây dựng đi kêu cứu và định làm cuộc đối thoại với Ngân hàng"?- TS Đặng Hùng Võ đặt câu hỏi, và sau đó ông cũng tự trả lời “Làm như thế là anh có trách nhiệm với doanh nghiệp của mình, nhưng lại không có trách nhiệm với người dân.” “Bởi vấn đề quyền lợi người dân quan tâm là giá nhà họ có thể tiếp cận chứ không phải mức giá ngất ngưởng mà các doanh nghiệp đang giữ. Và như thế, là đứng sau một nhóm lợi ích”.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến những con số O. Trả lời Tuổi trẻ xung quanh việc việc hàng ngàn học sinh bị điểm 0 môn Sử, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Phạm Vũ Luận cho rằng "Hàng ngàn điểm 0 là bình thường". Cẫn phải mở ngoặc về sự "bình thường" này là hàng ngàn điểm 0 trong bối cảnh 98% thí sinh có điểm sử dưới trung bình. Có thể điểm 0 là bình thường với thực tế việc dạy môn sử trong nhà trường, từ hàng chục năm nay vốn nổi tiếng là khô như ngói. Và cũng có thể là bình thường đối với Bộ trưởng Luận, người ngay trong hôm nhậm chức đã tuyên bố "Không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân". Chẳng lẽ đã đến thời phải chấp nhận việc một Bộ trưởng với những tuyên bố bất bình thường là bình thường? Để bình luận, có lẽ không gì xúc tích và chính xác, và chua sót hơn một câu của nhà văn Nguyễn Quang Lập: Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng".

Môn sử, tuy chỉ được coi là môn học phụ, nhưng những điểm 0, chính xác hơn là những tuyên bố của ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho thấy vấn đề chí tử của nền giáo dục là dạy cứ dạy mà không quan tâm đến kết quả hoặc chỉ quan tâm đến kết quả thi đua, kết quả về mặt thành tích. Đó là chưa nói tới những hứa hẹn, kêu gọi của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, vừa tái cử Phó Thủ tướng khóa mới về việc "Từ 2010 giáo viên sẽ sống được bằng nghề" và sự "Chống bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử".

Tại sao phải nói lại chuyện Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo? Là bởi ngay ngày mai, các vị sẽ trở thành tư lệnh những ngành "đột phá". Khi 2 trong 3 đột phá của Chính phủ nhiệm kỳ mới là các đột phá về nguồn nhân lực và "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn".

Bộ trưởng Quân giờ đã là cựu, và người ta có quyền hy vọng ở những luồng gió mới. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nguyên là một vị thứ trưởng, có lẽ không thiếu kinh nghiệm. Trong khi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vài năm nay nổi tiếng là người trẻ (51 tuổi), năng động, quyết đoán và với một lợi thế không thể chối cãi là sự xuất thân từ giới doanh nhân trong đó có thời làm chủ tịch một Tổng công ty chuyên về xây dựng (Sông Đà). Một nhân vật đáng chú ý khác sẽ đóng vai trò kiến trúc sư trong các chiến thuật thực hiện "đột phá" là Bộ trưởng Bộ KH và ĐT Bùi Quang Vinh, người đi thẳng từ địa phương- một khu vực kinh tế năng động và phát triển là Lào Cai- lên thẳng ghế Bộ trưởng. Nhưng rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với các vị tân Bộ trưởng không đơn thuần chỉ là "giải cứu thị trường BĐS". Có quá nhiều thị trường cần giải cứu. Có quá nhiều ảnh hưởng thiết thân tới cả chục triệu người cần quan tâm hơn là lợi ích của vài ngàn nhà đầu tư, vài trăm doanh nghiệp xây dựng, chứng khoán. Lạm phát sau 6 tháng đã vượt lên 22% so với cùng kỳ, một thứ lạm phát siêu mã hàng đầu thế giới. Thâm thủng mậu dịch với những con số nhập siêu ngày càng cao. Đầu tư công kém hiệu quả. Nợ nước ngoài gia tăng. Và sự thiếu hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng thách thức này là cực lớn. Liệu có cớ để hy vọng vào một sự thay đổi? Khi ông Vũ Văn Ninh, lúc còn đương chức Bộ trưởng Bộ Tài chính đã cam kết "Sang năm, lạm phát sẽ giảm xuống một con số. Sẽ thấp hơn tốc độ phát triển GDP". Trong phát biểu nhậm chức sáng qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đã cam kết một cách cụ thể "Phải tập trung sức thực hiện quyết liệt và có hiệu quả nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nhất là chăm lo giảm bớt khó khăn cho người nghèo, người có thu nhập thấp và cải thiện đời sống của nhân dân".

Đây là bài phát biểu nhậm chức không né tránh thực tế và hàm chứa một cam kết mạnh mẽ dù giữa cam kết và thực tế không phải lúc nào cũng giống nhau.

TS Phạm Vũ Luận, xuất thân dòng dõi, khoa bảng, sẽ tiếp tục tái cử Bộ trưởng và nhiệm vụ của ông ngày càng nặng nề hơn khi đột phá về nguồn nhân lực là một tiền đề tối quan trọng để giải quyết tất cả những đột phá khác.

Các vị Bộ trưởng! xin hãy bắt đầu đơn giản bằng việc giải quyết những nỗi bức xúc bình thường của dân chúng. Giá cả quá cao; Điểm 0 môn Sử chẳng hạn.

Xin các vị hãy bắt đầu bằng những điều bình thường khi đặt những điều bất thường đúng vị trí của nó.

Đào Tuấn

03-08-2011

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn