BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giảm phát niềm tin

26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 1118)
Giảm phát niềm tin
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Hồi đầu tháng 5, sau khi “cân đối” hết cách vẫn không cứu nổi nạn dân, chính quyền Thanh Hoá buộc lòng phải có công văn khẩn cấp xin trung ương hơn 2000 tấn gạo để cứu đói 136.574 nhân khẩu. Ngoài Thanh Hoá, thiếu đói xảy ra ở Thừa Thiên Huế, thậm chí Trà Vinh, một tỉnh thuộc vựa lúa ĐBSCL. Báo cáo của Tổng cục thống kê cho biết trong tháng 4, có hơn 326,8 ngàn lượt nhân khẩu thiếu đói. Và lượng lương thực cứu trợ khẩn cấp đã lên tới gần 14 ngàn tấn. Dẫu vậy, thiếu đói không phải là một điển hình dù nạn đói không còn dừng lại ở mức độ nguy cơ nữa.

Hôm qua, nhiều tờ báo đã nói đến tình trạng công nhân các khu công nghiệp xin tăng ca chỉ với nguyên do “Để được ăn tối không mất tiền”. Nếu không được tăng ca thì bữa trưa ở công ty sẽ là bữa chính trong ngày của công nhân khu công nghiệp. Không cần phải là một nhà kinh tế học cũng có thể nhận thấy người dân đang nghèo đi sau chỉ mỗi đêm khi giá cả đang tăng vùng vụt, trong khi giá trị đồng lương, không những không tăng thêm mà đang dần bị mài mòn do lạm phát. Khi chỉ số giá tiêu dung (CPI), vừa được công bố, vẫn theo chiều mũi tên của một đồ thị chỉ có một hướng là đi lên thì không chỉ công nhân khu công nghiệp, không chỉ là người nghèo, lạm phát giờ đã đụng trực tiếp tới đời sống của gần 90 triệu dân, một cách đơn giản và lạnh lùng thông qua sự tăng giá và sự suy giảm chất lượng thực phẩm trong các bữa cơm. Lời than vãn thường xuyên của những bà nội trợ là “bão giá” chưa hề thuyên giảm kể từ sau tết âm lịch.

Điều đáng cảnh báo nhất trong các con số CPI, không phải là mức tăng 19,79% trong chỉ 12 tháng qua, mà là sự tàn nhẫn của chỉ số tăng của nhóm thực phẩm, trên 3,5%. Nếu như nhóm lương thực tăng sấp xỉ 2% khiến tình trạng thiếu đói trong thiểu số dân chúng thêm trầm trọng thì việc giá thực phẩm tăng ở mức độ kỷ lục, và tăng liên tục, đang làm nghèo thêm bữa cơm, vốn đã bị “buộc chặt” từ nhiều tháng qua.
5 tháng, mức độ lạm phát lên tới 12,07% hay 19,79% so với cùng kỳ. Con số 12,07% cũng đã chính thức đẩy lạm phát ở Việt Nam lên mức độ phi mã, đứng vào hang top không chỉ trong phạm vi Châu Á, khi vượt lên “hai con số” trong chỉ chưa đầy nửa năm. Con số này đã vượt rất xa so với chỉ tiêu 7% lạm phát của cả năm mà Quốc hội đã phê chuẩn, và vấn đề là lạm phát đã rơi vào tình trạng “không thể dự kiến được”.

Hồi cuối tháng 4, liên bộ Tài chính, Công thương đã lắc đầu với đề xuất tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như là một biện pháp kìm hãm đà tăng giá, trong khi Chính phủ vẫn kiên trì với chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công. Có thể nghị quyết 11 của Chính phủ cần có thêm thời gian nhưng ngay lúc này, người dân cần sự cứu giúp. Không phải bằng những tấn gạo cứu đói. Không phải bằng những đồng cứu trợ đột xuất mà bằng hiệu quả những việc làm của Chính phủ để giá cả bớt đẩy dân chúng vào khốn khó, vào nghèo đói bởi rõ ràng chỉ số lạm phát càng cao thì chỉ số nghèo khổ, của số đông, càng lớn.

Lạm phát và giảm phát không thể cùng lúc xảy ra trong một thời điểm nhưng rõ ràng nếu gánh nặng của lạm phát không có ai san lấp cho những người dân thì bên cạnh yếu tố lạm phát kỷ lục của nền kinh tế, rất có thể niềm tin sẽ là yếu tố đầu tiên bị “giảm phát”.

 Đào Tuấn

26-05-2011

Theo Blog Đào Tuấn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn