BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73312)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Marx bàn về "tự do báo chí"

04 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 1533)
Marx bàn về "tự do báo chí"
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57



Lời tựa: Nhân dịp 193 năm ngày sinh Karl Marx (05/05/1818-05/052011), một người đã, đang và sẽ còn khiến nhân loại tốn nhiều giấy mực, xin phép gửi tới độc giả Dân Luận bản lược dịch một bài báo của Marx về “tự do báo chí”. Đó là bài báo của Marx lúc trẻ, và mặc dù sau này chính ông đã thừa nhận rằng mình viết nó khi mà “thiện ý muốn “tiến lên” thường vượt quá sự hiểu biết vấn đề” thì có lẽ nó vẫn nhận được nhiều sự đồng tình. Vì là “lược dịch” cho nên ở một vài chỗ độc giả có thể thấy khó hiểu. Những chỗ có dấu “ba chấm” là những chỗ mà người lược dịch bỏ qua. Mời những ai quan tâm tìm hiểu đầy đủ bài báo tại: http://www.marxists.org/archive/marx/works/1842/free-press/index.htm


Anh muốn người khác đối xử với anh như thế nào thì anh hãy đối xử với họ như vậy...

Tự do báo chí cũng vốn có cái vẻ đẹp của nó... và cần phải yêu nó để có thể bênh vực nó. Nếu tôi yêu một thứ gì đó thật sự thì tôi cảm thấy không thể thiếu sự tồn tại của nó được, không có nó thì sự tồn tại của tôi không thể trọn vẹn, thỏa mãn, hoàn thiện...

Tự do báo chí, cũng giống như người thầy thuốc, không hứa hẹn sự hoàn thiện cho mỗi dân tộc cũng như cho toàn thể nhân loại... Dĩ nhiên, nếu tự do báo chí là tất cả thì nó sẽ làm cho mọi chức năng khác của dân tộc, thậm chí cả bản thân dân tộc nữa, trở nên thừa...

Nếu sự chưa trưởng thành của loài người là lý do thần bí chống lại tự do báo chí, thì kiểm duyệt là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại sự trưởng thành của loài người...

Sự giáo dục thật sự không phải là bắt con người suốt đời nằm trong tã lót... Nếu tất cả chúng ta nằm trong tã lót thì ai sẽ quấn tã lót cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong nôi thì ai sẽ đưa nôi cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong tù thì ai sẽ là người coi tù?...

Cách suy nghĩ thấp hèn, những chuyện cãi vã riêng tư, những việc làm đê tiện đều có thể xuất hiện trong báo chí bị kiểm duyệt cũng lẫn trong báo chí tự do... Vấn đề là cái bản chất làm cho báo chí tự do khác báo chí bị kiểm duyệt. Báo chí tự do mà xấu thì không phù hợp với bản chất của nó. Còn báo chí bị kiểm duyệt, với sự giả dối của nó, với cái ngôn ngữ của gã hoạn quan của nó, với cái đuôi chó ve vẩy của nó thì chỉ bộc lộ cái bản chất của nó mà thôi... Gã thái giám không còn là đàn ông mặc cho hắn ta có giọng nói tốt đến đâu đi chăng nữa. Còn báo chí tự do vẫn tốt ngay cả khi nó mang lại những kết quả xấu, bởi vì những kết quả xấu ấy chỉ là những cái đi chệch bản chất của báo chí tự do. Thiên nhiên vẫn tốt ngay cả khi nó sinh ra những quái vật. Bản chất của báo chí tự do là bản chất đạo đức, cá tính, có lý tính của sự tự do. Bản chất của báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật không có cá tính của sự thiếu tự do, là con quái vật được văn minh hóa, là cái quái thai được tắm nước hoa...

Sự kiểm duyệt chân chính, bắt nguồn từ bản chất cảu báo chí tự do, là sự phê bình. Sự kiểm duyệt của nhà nước là sự phê bình độc quyền của chính phủ...Khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân lại trở thành một đảng phái, khi sự phê bình không phải là lưỡi dao sắc bén của lý tính mà là lưỡi kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự phê bình,... coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, - khi đó lẽ nào sự phê bình không đánh mất sự hợp lý tính của mình?...

Ở một nước có sự kiểm duyệt thì bất cứ tập sách nào không qua kiểm duyệt mà được xuất bản thì đều là một sự biến. Tập sách ấy được coi là kẻ tử vì đạo, mà kẻ tử vì đạo thì không thể thiếu vầng hào quang và những tín đồ bao quanh nó...

Không thể lợi dụng được những ưu điểm của báo chí tự do nếu không đối xử độ lượng với những bất tiện của nó. Hồng nào mà chẳng có gai! Nhưng quý vị hãy thử nghĩ xem quý vị mất gì cho báo chí tự do!?...

Báo chí tự do là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân của sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là sợi dây liên hệ biết nói, nối liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới...Báo chí tự do là tấm gương tinh thần mà trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, là tinh thần nhà nước mà mỗi túp lều tranh đều có thể có được với chi phí thấp hơn chi phí dành cho phương tiện thắp sáng...Báo chí tự do là thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ hiện thực rồi lại chảy về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí, dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào...

Chỉ có báo chí bị kiểm duyệt mới có tác dụng làm suy đồi đạo đức. Đạo đức giả, đó là tệ lớn nhất của nó... Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,... Còn nhân dân thì một phần rơi vào mê tín chính trị, một phần rơi vào ngờ vực chính trị, và một phần thì hoàn toàn quay lưng lại đời sống dân tộc và chỉ sống với cuộc sống riêng tư...

Cũng vì nhân dân buộc phải coi những tác phẩm tự do của tư tưởng là những tác phẩm phạm pháp, cho nên họ quen coi cái phạm pháp là tự do, coi cái tự do là phạm pháp, coi cái hợp pháp là không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần nhà nước như thế đấy!...

Kẻ nào có lưỡi mà im lặng, hoặc có kiếm mà không đâm, kẻ đó sống chỉ vô ích!...

Tinh thần con người phải được phát triển một cách tự do theo quy luật vốn có của nó và phải được quyền thông báo cho người khác biết điều mà họ đã đạt được. Nếu không như thế thì những dòng suối mát sẽ biến thành những bãi lầy hôi thối... Nếu như một người không có quyền chỉ trích thì cả lời khen của người ấy cũng vô nghĩa...

Karl Marx, 04/1842
Tháng Chạp chuyển ngữ và giới thiệu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn