BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39390)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Có phải đã trở thành là văn hóa?

29 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 1255)
Có phải đã trở thành là văn hóa?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trên bản đồ đấm bốc (boxing) thế giới, Việt Nam gần như không có thứ hạng nào, nhưng nói về chuyện đấm nhau, thì thật nổi trội - và có vẻ như, ngày càng nổi trội hơn.

 

Theo công bố của bà Trần Thị Hằng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam, hồi 25/11/2010, thì có tới 58% phụ nữ Việt cho biết mình từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Với con số này, những ai đã quen với việc make up (điểm trang) của các cơ quan thống kê tại Việt Nam, có thể biết con số thực tế phải đến 68%, hoặc cao hơn nữa.

 

Tuy nhiên, căn nguyên nào để dẫn đến hở cái là đấm/đâm nhau, chắc chắn phải bắt nguồn từ cội nguồn tâm lý và văn hóa.

 

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, đang theo đuổi thói hư tật xấu của người Việt, từng nhận xét: “Tôi nhớ, trong một bài báo gần đây, ông Trần Ngọc Thêm có nói: Đặc điểm tính cách, người Tây là duy lý, người Tàu là duy ý chí còn người Việt là duy tình. Chữ tình, nói theo chữ của ông Thêm, là lối sống giàu tình cảm, trọng tình nghĩa của người Việt.

 

Nhiều người cũng nghĩ như ông Thêm. Phần tôi, tôi cho rằng chỉ nên nói đặc điểm người Việt là tính tự phát rất lớn, thường là những cơn xúc cảm bùng lên, song không trải qua những suy ngẫm nên sẽ qua đi nhanh. Tức, tôi không coi duy tình là một niềm tự hào. Trái lại, ta phải tính để vượt lên một trình độ sống khác.

 

Cái sự kém duy lý (vận dụng đến cùng trí tuệ) và kém duy ý chí (sự thôi thúc của tham vọng) đều góp phần kìm hãm sự phát triển của chúng ta. Kém lý trí dẫn đến nông nổi, cạn nghĩ. Kém ý chí dẫn đến ngắn hơi, ăn xổi. Cái gọi là duy tình rút lại là đồng nghĩa với bột phát, tùy tiện, lúc thế này lúc thế khác, và thường không dẫn đến sự sáng suốt cùng những quyết sách hợp lý, nhất là trong xã hội hiện đại”.

 

Trong bài Học trò đời xưa với quốc sự (viết năm 1928), Phan Khôi nhận xét: “Không ai có thể lấy ý riêng hoặc quyền riêng mà xui giục học trò nhúng vào quốc sự hay là cấm đoán học trò phải tránh xa quốc sự. Điều đó chỉ nhờ có lịch sử làm chứng. Cứ theo lịch sử thì học trò với quốc sự dường như có quan hệ một cách riêng. Đương khi trong nước thái bình, trăm việc đâu ra đó, thì học trò chỉ biết một sự học; đến khi nước lắm việc, chánh phủ đổ đốn, trong quốc dân lại không có cái cơ quan gì chánh đáng để xét nét chánh phủ, thì bấy giờ đám học trò thường hay giấn thân mà can thiệp vào. Sự can thiệp ấy luôn luôn là hại cho học trò, và cũng là một điều bất hạnh cho nước. Vì trong những cơn như vậy, thế nào học trò cũng bị tù bị giết, và sau đó, chẳng kíp thì chầy nước cũng phải mất hay là chánh phủ cũng phải đổ. Coi như vậy thì sự học trò can thiệp đến việc nước là sự bất đắc dĩ, mà cũng là sự tự nhiên. Đã là bất đắc dĩ và tự nhiên, thì còn ai xui giục hay là ngăn cấm được ư?”

 

Cho nên, khi mà năng lượng và ẩn ức trong giới trẻ, trong những người dân đô thị đa dần thừa thải mà xã hội thì không có gì để cho họ ứng dụng, hẳn sẽ gây nên bực bội và manh động.

 

Về văn hóa thì ngày càng thưa vắng các lễ hội cộng đồng, nên cộng đồng chẳng biết làm gì để góp sức cùng nhau. Về giáo dục thì trĩu nặng giáo trình nhưng không kích thích tư duy, dạy theo hướng ngu dân, nên biến học trò thành “tù nhân trá hình”.

 

Nước Việt Nam có một điều trái mỏ ngỗng, đó là khi đất nước hòa bình được một chút, thì chính quyền bắt đầu đổ đốn, văn hóa thối nát, và sau đó là bị xâm lăng. Nhìn lại lịch sử, chưa bao giờ có được 75 năm yên bình. Chỉ khi bị thế chó cùng thúc giậu, thì người Việt mới đoàn kết và gia tăng sức mạnh. Kết quả các cuộc giành độc lập đều như vậy.

 

Nay, đời sống đang chịu nhiều o ép, mà không có lối xả, nên ra đường, ra xã hội, đụng cái là thượng cảng chân hạ cẳng tay.

 

Định luật bảo toàn năng lượng cũng cho thấy rồi, nó phải được chuyển hóa - một đời sống mà không có nơi để chuyển hóa, người ta phải xừng cồ và đá nhau thôi.

 

Một khảo sát học đường do báo Pháp luật TP.HCM thực hiện năm 2010 cho thấy cái “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã không đủ sức cầm cự trước văn hóa phẩm xấu. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ phân tâm, thì cái tiềm thức “sống hèn và không sợ máu” vẫn là bản sắc, nên khi cần là đốt cháy rất nhanh.

Tuy ít chuộng lối sống cá nhân, nhưng người Việt có vẻ vị kỷ hơn vị tha, nên khi gặp chuyện là vung tay đấm, vung dao đâm. Với đời sống ngày càng ngột ngạt như ở Việt Nam hiện nay thì chuyện đâm/đấm sẽ còn được mùa để nở rộ.



29-04-2011

VietVoiNhau

Theo Blog VietVoiNhau

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn