BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trở về lại cuộc chiến

16 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 988)
Trở về lại cuộc chiến
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

Pierre Brocheux
Trần viết Đại Hưng chuyển ngữ


Phong trào “ Trăm hoa đua nở “ của Việt Nam bắt đầu nở rộ đúng vào lúc thống nhất đất nước – đó là chương trình nghị sự của Cộng sản kể từ tháng 7 năm 1954- đã bắt đầu hình thành , nhưng dưới những tên khác với những điều quy định tại Geneva.
 
Thật ra bản chất tạm thời của chuyện chia cắt đất nước đã dần dần nhường chỗ cho sự thiết lập hai vùng lãnh thổ độc lập, được lãnh đạo bởi hai chế độ hoàn toàn đối nghịch nhau: chế độ Dân chủ nhân dân ở miền Bắc và chế độ Cộng Hoà , đặt trên căn bản cấp tiến và dân chủ ở miền Nam. Miền Nam được cai trị bởi một chính phủ tổng thống trị nằm trong tay gia đình họ Ngô. Viên quan lại Ngô đình Diệm là người được Hồ chí Minh thả từ nhà ++tù trung tâm ở Hà Nội năm 1945, giờ đây là người nhận thấy ông ta là người đối diện với người “ giải phóng “ ông ta như là một người cuả thế giới tự do chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Ông coi như nắm quyền tổng thống Nam Việt Nam vào tháng 10 năm 1955 sau khi ông truất phế vua Bảo Đaị ra khỏi quyền lực và chấm dứt sự tái lập chế độ quân chủ. Diệm được hỗ trợ bởi gia đình ông ta: người em Ngô đình Nhu và bà vợ linh hoạt của ông ta; người em út Ngô đình Cẩn làm lãnh chúa miền Trung, và người anh là Đức cha Ngô đình Thục , người mang trách nhiệm uy quyền đạo đức trong chức vụ tổng giám muc cuả giáo hội Thiên chuá giáo.
 
Năm 1956, Ngô đình Diệm, vốn không ký vào Hiệp Định Geneva, công khai bác bỏ ý tưởng về một cuộc tổng tuyển cử toàn quốc. Được nung nấu bởi khát vọng tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản và thiết lập một chế độ quốc gia nằm ở phiá Nam vĩ tuyến 17, ông cai trị với một phong cách độc tài, đàn áp ngay cả sức lực yếu ớt nhất của phe đối lập không cộng sản, từ những đảng phái truyền thống cho đến những giáo phái chính trị như Cao Đaì và Hoà Hảo và nhóm Phật giáo. Chính quyền dùng đến những biện pháp đặc biệt và ép buộc , giống như những biện pháp mà Cộng sản dùng ở miền Bắc. Ở vùng quê, những tòa án được lập ra để tố cáo vạch mặt Cộng sản ( mà từ nay gọi là Việt Cộng ), và bản án được thi hành ngay tại chỗ. Quần chúng tự họ đầu tiên tái nhóm thành vùng định cư ở nông thôn gọi là “ vùng nông thôn “ rồi đến “ Ấp chiến lược “ ( 1962- 1963) . Diệm gửi 800 đến 900 ngàn người tỵ nạn từ miền Bắc vào vùng châu thổ sông Cửu Long và lên vùng Cao Nguyên . Đa số là người Thiên chúa giáo. Họ tìm ra những khu định cư vốn đóng một vai trò chiến lược và thay đổi chủng tộc , chính trị, và kinh tế đất trồng ở những vùng này.
 
Ở những thành phố, chính phủ bắt đầu cho ghi danh những gia đình trong mỗi khu hàng xóm, và họ kiểm duyệt báo chí cùng giam cầm những người đối lập. Cùng lúc đó, họ cố gắng phổ biến một ý thức hệ chính thức lấy từ chủ nghĩa nhân vị của Thiên chúa giáo , vốn được dạy trong những khóa dành cho công chức nhà nước. Họ tổ chức quần chúng thành những nhóm như Thanh niên Cộng Hòa, trong đó những viên chức nhà nước cũng được kêu gọi tham gia. Hơn thế nưã,bà Ngô đình Nhu, một thời gian ngắn trước khi bị hạ bệ, đặt ra chuyện kiểm tra đạo đức. Bà ra lệnh cấm tiệc tùng có nhảy đầm và loại nhạc “ có bản chất phục vụ cho sự tuyên truyền của Cộng sản, và những loại nhạc trái với đạo đức tốt lành hay cổ võ cho chuyện đạo đức xuống cấp, cũng như loại nhạc có bản chất lãng mạn.” . Nêáu ông anh chồng là Tổng thống Diệm không bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963, bà Nhu có thể tiến tới chuyện thiết lập một thứ trật tự đạo đức.
 
Nhưng chế độ Diệm cuối cùng sụp đổ. Nó chạm trán với sức mạnh của phong trào Phật giáo ở miền Trung , chủ yếu là ở Huế, trong khi ở vùng thôn quê nó phải đối diện với sự tăng trưởng liên tục của cuộc đấu tranh võ trang được lãnh đạo bởi những người Cộng sản ( được núp dưới mặt nạ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam). Quân đội của Diệm , với sự đồng ý của Mỹ, cuối cùng rơi vào phe đối lập. Ngoài một thời gian ngắn bị chính phủ dân sự kiểm soát, những tướng lãnh miền Nam nắm giữ quyền lực cho đến năm 1975; vị tướng cuối cùng là Nguyễn văn Thiệu, làm tổng thống từ năm 1965 đến 1975.
 
Chừng một năm sau khi ký Hiệp Định Geneva vào năm 1954, người dân có thể tự do đi lại giữa Bắc và Nam; những gia đình vẫn thăm viếng nhau, và ngay cả thư từ cũng được giao băng qua biên giới . Mặt khác, di dân từ miền Bắc xuống miền Nam bị ngăn chận kịch liệt, đặc biệt là đối với người Thiên chuá giáo. Vị đại sứ Ba lan trong uỷ hội đình chiến quốc tế là Mieczyslaw Maneli báo cáo là vào đầu năm 1955, những chỉ thị của chính phủ không ai thèm chú ý đến và ngay cả bị phá hoại ở mức độ điạ phương. Những bộ trưởng và những uỷ viên trung ương Đảng được gửi xuống chính quyền địa phương để bảo đảm chuyện cho những người Thiên chuá giáo được ra đi- chính phủ cho phép họ di dân vào miền Nam- nhưng vô hiệu. Trong cố gắng cuối cùng, chính phủ phải gửi một phái đoàn đặc biệt đến những tỉnh lỵ và những khu vực để giải thích rằng Việt Nam phải tôn trọng và thi hành những nghĩa vụ quốc tế.
 
Khi thời hạn cuộc tổng tuyển cử đến gần kề, tuy nhiên có bằng chứng rõ ràng cho thấy nó sẽ không xảy ra, và cả hai bên đóng lại “ những vùng tái phối trí “ để bắt đầu dần dần biến thành hai vùng đối nghịch nhau, đồng thời định rõ vị trí của chính họ nằm ở một trong hai trại đối nghịch nhau đang chuyển sang thế tấn công hay phòng ngự trước con mắt quan sát quốc tế. Hồ chí Minh vẫn nuôi hy vọng là cuộc tổng tuyển cử sẽ xảy ra và tránh được cuộc chiến tranh. Ông ta có thực sự tin vào điêù này hay ông ta chỉ nói rằng nó chỉ là vấn đề hình thức ? Vào năm 1963, Hồ và Ngô đình Diệm bắt đầu liên lạc với nhau ( qua trung gian ông Maneli), tính toán một kế hoạch trung lập và cùng tồn tại giưã hai miền –một kế hoạch mà Đại sứ Pháp Roger Lalouette đã đề nghị trong những cuộc bàn luận với ông Maneli. Dĩ nhiên Hồ rất hoan hỉ dàn xếp câu hỏi này trong cung cách ngoại giao. Không có gì xảy ra sau đó, nhưng sự thảo luận khởi đầu đã làm cho những viên chức Mỹ lo ngại, và không còn nghi ngờ gì nữa nó đã thuyết phục Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge , Jr chấp thuận chuyện latä đổ Ngô đình Diệm bằng quân đội Nam Việt Nam.
 
Trong những cấp lãnh đaọ trung ương Đảng miền Bắc , có một phe tán thành và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh ở miền Nam, nó được cầm đầu bởi Tổng bí thư Lê Duẩn và được ủng hộ bởi Trưởng ban tổ chức trung ương Lê đức Thọ, cũng như cuả tưóng Nguyễn chí Thanh là chính uỷ tư lệnh miền Nam. Hồ chí Minh bày tỏ sự chống đối chuyện đưa đất nước trở lại chiến tranh, ông lo ngại sự can thiệp mạnh mẽ cuả Mỹ và hậu qủa trực tiếp liên hệ đến dân chúng. Nhưng Lê Duẩn, có biệt danh là “ con mắt Hà nội”. là nguời chỉ đạo chiến tranh chống Pháp ở miền Nam và là đại diện Đảng trong ủy ban kháng chiến Nam bộ, nói với ông, “ Bác đừng sợ. Tôi đã tiên liệu và lo lắng hết mọi chuyện.” . Thật ra, hai năm sau Hiệp định Geneva, Lê Duẩn không rời chức vụ và bản doanh của ông ta ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và không bay đến sân bay Gia Lâm ( Hà Nội ) cho đến ngày 6 tháng 6 năm 1957, sau khi dừng chân ngắn ở Phnom Penh và Quảng Đông.
 
Năm 1958, Lê Duẩn có đi một chuyến bí mật vào miền Nam để đánh giá tình hình, sau đó ông ta viết một bản báo cáo nhan đề “ Con đường cách mạng ở miền Nam. Theo sự góp ý của Duẩn, phải gửi sự giúp đỡ cho những đồng chí ở miền Nam, là những người đang bị săn lùng và giết bởi cảnh sát của Diệm và quân đội. Ngày 15 tháng 5 năm 1959, tướng Võ Bầm được bổ nhiệm để nắm “ nhóm 759” theo yêu cầu của bộ chính trị để mở một con đường vào miền Nam hầu đưa bộ đội và tiếp liệu vào. Đường mòn Hồ chí Minh coi như được khai sinh, một đường tiếp liệu bằng biển tương đương được xây dựng trong cùng năm bởi nhóm “ 759” , mở ra một đường dây liên lạc bằng biển cho sự liên lạc hậu cần giữa miền Bắc và miền Nam. Vào năm sau, quân tham chiến từ ø miền Nam, là những người tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneva, theo con đường mòn này về lại miền Nam để kết hợp với lực lượng cách mạng vẫn còn ở lại đó. Sau này khi Mỹ bắt đầu can thiệp mạnh mẽ, những đơn vị của quân đội Bắc Việt Nam tiến quân vào Nam dọc theo đường mòn này.
 
Hiệp định Geneva chỉ rõ rằng quân đội Pháp và Bảo Đại sẽ di chuyển khỏi khu vực phiá Bắc vĩ tuyến 17, trong khi quân của Việt Minh sẽ di tản ra khỏi miền Nam. Tuy nhiên có một số quân Việt Minh vẫn ở lại miền Nam. Một số gia nhập vào chính phủ Diệm( một số họ là “ hạt nhân “ , rất hưũ hiệu khi tấn công vào trung tâm điểm pháo đài kẻ thù; một số khác chỉ muốn trở về đời sống dân sự. Một số khác nưã nhận được chỉ thị sống ẩn dật , đợi “ thời cơ đúng lúc “ ( Họ là những lực lượng “ ngủ chìm” dùng cho những công tác bí mật ). Những hàng quán và vũ khí , đạn dược đưọc tích trữ chuẩn bị cho ngày “ D”.
 
Năm 1960 chiến sự bắt đầu xảy ra khi lực lượng vũ trang tấn công thành công vài vị trí quân sự quan trọng, trụ sở công quyền, và những mục tiêu kinh tế. Vào ngày 20 tháng 12 Đảng Lao Động chính thức thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cũng giống như 19 năm trước đây, Hồ chí Minh thành lập Việt Minh. Quân du kích Cộng sản dàn trải ra và đối đầu với quân đội Cộng Hoà. Năm 1964, Việt Cộng chiến thắng ở Bình Gĩa, nằm phiá Đông Bắc Sài gòn, với kết quả là chính phủ Mỹ bắt buộc phải áp dụng phương cách can thiệp trực tiếp thay vì hạn chế chỉ gửi cố vấn quân sự và lực lượng đặc biệt ( lính mũ xanh). Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, trong đó hai tàu Khu trục hạm của Mỹ bị lôi kéo vào chuyện gây hấn với hải quân Bắc Việt Nam, rõ ràng là một sự khiêu khích hay là một cuộc tập diễn của hải quân Mỹ( chúng ta cứ cho rằng chuyện thao diễn là khá mơ hồ). Nó cung cấp một lý do để cho Mỹ can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp bằng đất liền, biển và không phận , đó là chính xác những gì mà Hồ chí Minh đã lo ngại. Người Mỹ tự ý giải quyết vấn đề một mình, đó là một quyết định làm tinh thần quân đội Nam Việt Nam suy sụp. Nó còn giúp cho sự tuyên truyền của Cộng sản, vốn kêu gọi giải phóng Nam Việt Nam khỏi “ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai miền Nam “
 
Cuộc chiến này , cũng giống như cuộc chiến trước nó, lan tới hai nước láng giềng Cambodia và Lào, mà hai người lãnh đạo là ( Norodom Sihanouk và Souvanna Phouma) tìm đủ mọi cách để duy trì sự trung lập. Kết quả là, những gì người Mỹ gọi là “ cuộc chiến tranh Việt Nam “ , thực ra là cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai. Bắc Việt Nam tổ chức mọi kế hoạch , bao gồm cả hai miền Việt Nam cũng như lãnh thổ cuả quốc gia láng giềng, và kéo về phe của họ những người Lào và Khmer thân cộng cùng hội cùng thuyền với họ.
 
Khi những nhà lãnh đạo Mỹ ý thức được rằng chiến lược của họ thất bại, họ quay về với những gì mà họ gọi là “ Việt Nam hoá chiến tranh “ . Trong khi vẫn tiếp tục viện trợ cho miền Nam, họ đàm phán với miền Bắc năm 1968 và rồi rút quân ra, theo sau Hiệp Định Paris năm 1973. Nhưng cuộc nội chiến Việt Nam chấm dứt khi miền Nam sụp đổ vào tháng 4 năm 1975, cùng năm này nền Cộng hoà Cambodia cũng tan đổ ( dưới sự lãnh đạo của tướng Lon Nol là người đã lật đổ Shianouk năm 1970) và vương triều Lào cũng cùng chung số phận tang thương.
 
Hồ chí Minh rõ ràng là mơ đến “ một Đông Dương đỏ” , mong lập lại những ngày vàng son của Quốc tế Cộng sản ( Liên hiệp sô viết cộng hoà Đông Dương? ) nhưng ông chết vào tháng 9 năm 1969, cho nên không bao giờ nhìn thấy nó thành sự thật. Ông không bao giờ nhìn thấy đất nước thống nhất và độc lập, nhưng ít nhất ông không dính dáng vào chuyện tan vỡ của những nước theo Cộng sản ở Á châu, trong đó Việt Nam đánh nhau với Khmer đỏ và với Trung Cộng. Cuối cùng , giai đoạn lên ngôi huy hoàng cuả kế hoạch Cộng sản ở Đông Dương chỉ là ngắn ngủi mà thôi.
 
Một số nhà phân tích chính trị kết luận trong thời kỳ này Hồ chí Minh và cánh tay phải của ông là Đại tướng Võ nguyên Giáp bị đẩy ra rìa. Người Việt Nam hy vọng Giáp sẽ được bầu đứng đầu Đảng Lao Động thay thế Hồ, người đã tạm thời đảm trách chức vụ này sau khi Trường Chinh bị bãi nhiệm năm 1956. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Giáp bị phê phán là chưa bao giờ bị người Pháp bỏ tù và đặc biệt có hoc trừơng trung hoc và đại học Pháp. Hơn thế nưã, ông ta con bị nghi ngờ là thân Liên xô, ông có biệt danh là “ xô viết “ . Trong thời gian cuối thập niên 1950, là người Liên xô hay thân Liên xô đều bị coi là theo “ chủ nghĩa xét lại” , có nghĩa là, lên án cuộc cách mạng và theo con đường đổi mới, có nghĩa là phản lại chủ nghĩa Lê nin.
 
Vào năm 1960, Đại hội 3 của Đảng Lao Động chính thức bầu Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất ( giống như Liên xô, Việt Nam không dùng từ tổng bí thư nữa). Lê Duẩn và Lê đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương đảng, làm việc nhịp nhàng để độc quyền nắm quyền lực cai trị, ngay cả trước khi Hồ chí Minh qua đời. Tướng Nguyễn chí Thanh, người nắm chức vụ then chốt trong chính uỷ chính trị của quân đội nhân dân , có cấp bậc đại tướng ngang với Võ nguyên Giáp , gia nhập vào Bộ chính trị .Thực chất nhóm 3 người này kiểm soát chính sách của Việt Nam và áp đặt những kế hoạch của họ cho cuộc chiến toàn diện ở miền Nam bằng cách tấn công trực tiếp vào quân Mỹ ( điều này khác với Hồ, theo lời kể lại của Maneli, Hồ không muốn tấn công quân Mỹ trực tiếp bằng những cuộc đụng độ bùng nổ ở miền Nam). Kể từ đó, bộ ba lãnh đạo Duẩn, Thọ, Thanh, cùng với một số đông trong bộ chính trị, quyết định cho Hồ chỉ còn đóng vai trò ngoại giao và biểu tượng mà thôi .
 
(Trích từ chương “ Off back to war” trang 164- 170 trong-cuốn sách “ Hồ chí Minh“ bản Anh ngữ do dịch gỉa Claire Duiker dịch từ bản tiếng Pháp cuốn sách “ Hồ chí Minh “ của sử gia Pierre Brocheux)

Trần viết Đại Hưng chuyển ngữ (tháng 1 năm 2010)
Email: dalatogo@yahoo.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn