BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73233)
(Xem: 62214)
(Xem: 39392)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bài diễn văn của tổng thống Obama về Afghanistan

16 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 947)
Bài diễn văn của tổng thống Obama về Afghanistan
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55

(Đọc tại trường Võ bị West Point ngày 1 tháng 12 năm 2009)


Trần Viết Đại Hưng chuyển ngữ


Chào buổi tối ( Good evening). Thưa những học viên trường sĩ quan của Hoa kỳ, thưa các quân nhân nam và nữ quân đội và thưa quốc dân đồng bào. Tôi muốn nói với quý vị tối nay về nỗ lực của chúng ta tại Afghanistan – bản chất của sự dấn thân của chúng ta nơi đó, viễn ảnh của những quyền lợi và chiến thuật mà chính phủ của tôi sẽ theo đuổi để mang cuộc chiến đến một sự kết thúc thành công. Thật là một vinh dự cho tôi được trình bày vấn đề ở đây – trường Võ bị West Point- nơi mà nhiều người nam và nữ đã chuẩn bị đứng dậy cho nền an ninh của chúng ta, và họ là biểu hiện cho những gì tốt đẹp nhất về đất nước của chúng ta.

Để trình bày vấn đề này, điều quan trọng là phải nhắc lại là tại sao nước Mỹ và những bạn đồng minh của chúng ta phải bắt buộc chiến đấu ở Afghanistan từ lúc đầu. Chúng ta không đòi hỏi để nhảy vào cuộc chiến này. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, 19 tên không tặc cướp 4 chiếc phi cơ và dùng chúng để giết gần 3000 người . Chúng tấn công vào những trung tâm đầu não quân sự và kinh tế của chúng ta. Chúng cướp đi mạng sống của đàn ông, đàn bà, và trẻ con mà không thèm lưu ý đến niềm tin, chủng tộc hay môi trường sống của họ. Nếu không có sự can đảm của những hành khách của một trong những chuyến bay bị cướp, chúng có thể tàn phá một trong những biểu tượng tuyệt đẹp của nền dân chủ của chúng ta ở Washington và giết thêm nhiều người khác.

Như chúng ta đã biết, những tên không tặc khủng bố này thuộc về tổ chức Al- Qaida – một tổ chức của những tên cực đoan đã làm méo mó và ô uế đạo Hồi, vốn là một trong những tôn giáo tốt đẹp của thế giới, đã coi chuyện tàn sát những người vô tội là một chuyện làm chính đáng, hợp lẽ phải. Căn cứ địa hành quân của Al- Qaida nằm ở Afghanistan, nơi mà chúng được nuôi dưỡng và bảo bọc bởi phe Taliban – một phong trào lấy sự tàn bạo, áp chế làm căn bản, đã chiếm lấy sự kiểm soát quốc gia này sau nhiều năm bị tàn phá bởi những năm chiếm đóng của Liên xô và nội chiến, và sau khi sự chú ý của Mỹ và những người bạn của chúng ta quay sang chỗ khác.

Chỉ vài ngày sau biến cố 9/11, Quốc hội đã cho phép dùng sức mạnh để đối phó với bọn Al-Qaida và những kẻ dung dưỡng chúng- một sự cho phép kéo dài đến ngày hôm nay. Lá phiếu ở Thượng viện là 98 phiếu đồng ý, không phiếu chống. Lá phiếu ở Hạ viện là 420 phiếu đồng ý, 1 phiếu chống. Lần đầu tiên trong lịch sử của nó, tổà chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cho áp dụng điều khoản thứ 5 – Đó là sự giao ước nói rằng nếu có một sự tấn công vào một quốc gia hội viên là coi như tấn công vào tất cả. Và Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho chuyện dùng tất cả những bước cần thiết để đáp ứng những cuộc tấn công trong biến cố 9/11. Nước Mỹ, những đồng minh của chúng ta và thế giới đã hành động như một tổng thể duy nhất để phá hủy mạng lưới khủng bố Al-Qaida và bảo vệ nền an ninh chung của chúng ta.

Dưới bảng hiệu của sự đoàn kết nội bộ và sự hợp pháp quốc tế – và chỉ sau khi Taliban từ chối giao nạp OsamaBin Laden – chúng ta gửi quân đội vào Afghanistan. Chỉ trong vòng vài tháng, Al-Qaida bị phân tán và nhiều thành viên hoạt động của chúng bị giết. Phe Taliban bị đẩy ra khỏi quyền lực và bỏ chạy. Một nơi được biết sống trong sợ hãi nhiều thập niên giờ đây có lý do để hy vọng. Tại một cuộc hội nghị do Liên Hiệp Quốc triệu tập, một chính phủ lâm thời được thành lập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hamid Karzai. Và một sự hỗ trợ an ninh quốc tế được thiết lập để mang một nền hòa bình vĩnh cửu cho quốc gia tan nát vì chiến tranh này.

Rồi vào đầu năm 2003, quyết định tiến hành cuộc chiến tranh thứ hai ở Iraq được khai triển. Cuộc thảo luận gay go, quyết liệt về cuộc chiến tranh Iraq đã được nhiều người biết đến và không cần nhắc lại ở đây nữa. Đủ để nói rằng trong vòng 6 năm tiến hành cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh Iraq đã lấy đi thành phần chủ lực của quân đội , tiềm lực, ngoại giao và sự chú ý toàn quốc của chúng ta- và quyết định tiến hành cuộc chiến ở Iraq đã gây ra nhưng sự nứt rạn to lớn giữa nước Mỹ và phần lớn của thế giới.

Ngày hôm nay, sau những tổn phí kinh khủng, chúng ta đã đem cuộc chiến tranh Iraq đến một sự kết thúc có trách nhiệm. Chúng ta sẽ dời đi những sư đoàn chiến đấu ra khỏi Iraq vào cuối mùa hè năm sau, và tất cả quân của chúng ta vào cuối năm 2011. Những gì chúng ta đang làm là một sự chứng tỏ cho đặc điểm của những đàn ông và đàn bà trong quân phục. Cám ơn sự dũng cảm , bạo dạn và sự chịu đựng của họ, chúng ta đã cho người dân Iraq một cơ hội để tạo dựng tương lai của họ, và chúng ta thành công khi để lại nước Iraq cho người Iraq.

Nhưng trong lúc chúng ta đang gặt hái những thành quả quan trọng có được từ sự khó khăn ở Iraq, tình hình ở Afghanistan trở nên tệ hại. Sau khi trốn qua biên giới vào Pakistan vào năm 2001 và 2002, cấp lãnh đạo Al-Qaida đã thiết lập một nơi ẩn náu an toàn ở đó. Dù có một chính quyền hợp pháp được người dân Afghanistan bầu lên, nó bị trở ngại vì nạn tham nhũng, sự trao đổi ma túy, một nền kinh tế chưa phát triển và thiếu lực lượng giữ gìn an ninh. Qua vài năm qua, phe Taliban đã duy trì một mục đích chung với Al-Qaida , vì cả hai bọn chúng đều nhắm tời chuyện lật đổ chính phủ Afghanistan. Dần dần, phe Taliban bắt đầu kiểm soát những vùng của Afghanistan, trong khi đó tăng cường những hoạt động khủng bố trơ tráo và phá hoại nhắm vào nhân dân Pakistan.

Trong suốt thời kỳ này, những mức độ quân sôá của chúng ta ở Afghanistan được duy trì ở mức độ chỉ bằng một phần quân số ở Iraq. Khi tôi nhậm chức, chúng ta chỉ có chừng 32000 người Mỹ phục vụ ở Afghanistan, so sánh với 160000 quân ở Iraq vào lúc cao nhất của cuộc chiến. Những cấp chỉ huy ở Afghanistan liên tiếp yêu cầu được sự hỗ trợ để đối phó với sự tái xuất hiện của phe Taliban, nhưng những sự tái tăng cường sức mạnh đã không đến nơi. Đó là tại sao, sau khi nhậm chức, tôi chấp nhận một yêu cầu từ lâu về chuyện tăng quân. Sau khi tham khảo với những đồng minh của chúng ta, lúc ấy tôi loan báo một chiến thuật công nhận một sự liên hệ căn bản giữa nỗ lực chiến tranh của chúng ta ở Afghanistan , và những chỗ ẩn nấp an toàn của bọn cực đoan quá khích ở Pakistan. Tôi đề ra một mục tiêu được định nghĩa một cách kỹ lưỡng là phá hủy, tháo gỡ và đánh bại Al – Qaida và những đồng minh quá khích của chúng, và hứa sẽ có một sự phối hợp tốt hơn giữa nỗ lực quân sự và dân sự của chúng ta.

Từ đó, chúng ta đã có những tiến bộ trong những mục tiêu quan trọng. Những cấp lãnh đạo cao cấp của Al-Qaida và Taliban bị giết và chúng ta đã gia tăng áp lực lên tổ chức Al- Qaida toàn cầu. Tại Pakistan, lục quân của quốc gia này đã tiến hành trận tiến công lớn nhất trong những năm vừa qua. Tại Afghanistan, chúng ta và những đồng minh của chúng ta đã ngăn chận bọn Taliban ngăn trở cuộc bầu cử tổng thống và – mặc dù nó bị hư hỏng bởi sự gian lận- cuộc bầu cử này đã tạo ra một chính phủ phù hợp với những luật lệ và hiến pháp của Afghanistan.

Cho dù những thử thách to lớn vẫn còn tồn tại. Afghanistan không mất đi, nhưng trong vài năm nay nó đã đi giật lùi. Không có sự đe dọa sắp xảy ra về chuyện chính phủ bị lật đổ, nhưng phe Taliban đã thu thập được sức mạnh. Al – Qaida không tái xuất hiện ở Afghanistan với số quân giống như trước ngày 9/11, nhưng chúng duy trì được những nơi ẩn náu an toàn dọc theo biên giới. Và những lực lượng của chúng ta thiếu sự hỗ trợ đầy đủ mà họ cần đến để có thể huấn luyện một cách có hiệu quả và phối hợp với những lực lượng an ninh của Afghanistan và bảo vệ an ninh cho quần chúng tốt hơn. Vị tư lệnh quân sự mới của chúng ta ở Afghanistan là Đại tướng McChrystal – đã tường trình rằng tình trạng an ninh là nguy kịch hơn là ông tiên liệu. Nói tóm tắt : Tình trạng hiện nay là không tồn tại được.

Là những học viên quân sự, các bạn tình nguyện phục vụ trong thời gian nguy hiểm này. Một số bạn đã từng chiến đấu ở Afghanistan. Nhiều người sẽ được tới đó đóng quân. Là tổng tư lệnh tối cao, tôi tri ân các bạn về một công tác mà đã được giải thích minh bạch và xứng đáng với sự phục vụ của các bạn. Đó là tại sao, sau khi chuyện bầu cử ở Afghanistan chấm dứt, tôi nhất định có cho được một bản tóm lược hoàn hảo về chiến thuật của chúng ta. Xin cho tôi nói cho rõ ràng: Chưa bao giờ có một sự lựa chọn trước tôi kêu gọi cho những sự triển khai quân trước 2010, cho nên không có sự chậm trễ hay từ khước nguồn tài trợ cần thiết cho chuyện điều hành cuộc chiến. Thay vào đó, sự duyệt xét lại cho phép tôi hỏi những câu hỏi khó và thăm dò tất cả những sự lựa chọn khác nhau với nhóm cộng sự viên an ninh quốc gia của tôi, những cấp lãnh đạo quân sự và dân sự ở Afghanistan cùng với những người bạn chủ yếu của chúng ta. Nhìn thấy những hiểm nguy bất trắc dính líu vào , tôi tri ân rất nhiều nhân dân Mỹ và quân đội của chúng ta.

Sự duyệt xét bây giờ coi như hoàn tất. Với tư cách là một tư lệnh tối cao, tôi quyết định đó là sự ích lợi trọng yếu của quốc gia để gửi thêm 30000 quân Mỹ đến Afghanistan. Sau 18 tháng, quân đội của chúng ta sẽ về nhà. Có những nguồn tài lực mà chúng ta cần nắm lấy trong bước đầu, trong lúc xây dựng khả năng cho Afghanistan để có thể có một sự chuyển nhượng có trách nhiệm của quân đội chúng ta khi đi ra khỏi Afghanistan.

Tôi không đi đến quyết định một cách nhẹ nhàng đâu. Tôi chống cuộc chiến Iraq rõ rệt vì tôi tin rằng chúng ta phải tự chế dùng sức mạnh quân sự và luôn xem xét những thành quả lâu dài của những hành động của chúng ta. Chúng ta ở trong cuộc chiến 8 năm rồi với nhiều tổn thất lớn lao về nhân mạng và những nguồn tài trợ. Những năm tháng tranh luận về Iraq và chủ nghĩa khủng bố đã để lại sự đoàn kết về những vấn đề an ninh quốc gia vỡ ra từng mảnh và tạo nên một hậu trường phân hóa cao và chia rẻ đảng phái vì nỗ lực này. Và rút ra từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất kể từ vụ Đại Khủng hoảng ( the Great Depression) trong quá khứ, dân Mỹ đã thấu hiểu và tập trung tái xây dựng lại nền kinh tế của chúng ta và sắp đặt cho mọi người làm việc ở nơi đây tại nhà.

Hơn hết, tôi biết quyết định này sẽ đòi hỏi các bạn nhiều hơn – một quân đội đi cùng với những gia đình của các bạn, đã chịu đựng những sự nặng nề nhất của tất cả những gánh nặng. Là tổng thống, tôi đã viết thư an ủi đến từng gia đình có người Mỹ mất mạng trong những cuộc chiến tranh này. Tôi đã đọc những lá thư từ những cha mẹ và những người phối ngẫu của những người lính Mỹ lên đường chiến đấu. Tôi đã thăm viếng những chiến sĩ can đảm bị thương nằm ở Walter Reed. Tôi đã đi đến Dover để đón 18 quan tài của lính Mỹ phủ cờ trở về nhà làm nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi là người đầu tiên nhìn thấy những hậu quả khốc liệt của chiến tranh. Nếu tôi không nghĩ đến nền an ninh của nước Mỹ và sự an toàn của người Mỹ đang ở tình trạng hiểm nguy ở Afghanistan , tôi sẽ vui vẻ ra lệnh cho mỗi người lính Mỹ trở về nhà ngày mai.

Cho nên không thể có – tôi không quyết định được một cách nhẹ nhàng đâu. Tôi đưa đến quyết định này vì tôi tin là nền an ninh của chúng ta đang bị hiểm nguy ở Afghanistan và ở Pakistan. Đây là đầu não của sự bạo lực quá khích được thi hành bởi Al_Qaida. Đây là từ nơi chúng ta bị tấn công vào ngày 11 tháng 9 ( 9/11), và tại nơi đây giờ này có những cuộc tấn công mới đang được tính toán vào lúc tôi đang nói đây. Đây không phải là một sự nguy hiểm không đi đến đâu, một sự đe dọa có tính giả thuyết đâu. Chỉ trong vòng vài tháng nay, chúng ta đã bắt giữ nhiều tên quá khích trong những biên giới của chúng ta, chúng đã được gửi đến đây từ vùng biên giới của Afghanistan và Pakiatan để phạm nhiều tôi ác khủng bố mới. Sự nguy hiểm này chỉ có thể lớn mạnh nếu vùng này quay trở về tình trạng tệ hại cũ và Al –Qaida có thể hoạt động mà không bị trừng phạt. Chúng ta phải giữ áp lực đè nặng lên Al-Qaida, và để làm được như vậy, chúng ta phải tăng cường sự ổn định và khả năng của những bạn cộng tác của chúng ta trong vùng này.

Dĩ nhiên gánh nặng này chúng ta không mang lấy một mình. Đây không chỉ là cuộc chiến tranh của Mỹ. Từ biến cố 9/11, những chổ ẩn náu an toàn của Al-Qaida là nguồn cội của những cuộc tấn công nhắm vào London, Amman, và Bali. Dân chúng và chính phủ của hai nước Afghanistan và Pakistan đang bị nguy hiểm. Và nguy cơ sẽ tăng cao thêm với nước Pakistan có vũ khí nguyên tử trong tay, vì chúng ta biết Al-Qaida và những tên quá khích tìm kiếm những vũ khí nguyên tử, và chúng ta có lý do để tin rằng chúng sẽ dùng những loại vũ khí này.

Những bằng chứng này thúc dục chúng ta phải hành động song song với bạn và đồng minh của chúng ta. Mục tiêu bao quát toàn bộ của chúng ta vẫn giữ nguyên: phá hủy, tháo gở và đánh bại Al_Qaida ở Afghanistan và Pakistan, và ngăn ngừa khả năng của chúng đe dọa nước Mỹ và những đồng minh của chúng ta trong tương lai.

Để đạt được mục đích này, chúng ta phải theo đuổi những đường lối sau ở Afghanistan. Chúng ta không chấp nhận cho Al –Qaida có chỗ ẩn náu an toàn. Chúng ta phải đảo ngược sức lực của Taliban và bẻ gãy khả năng lật đổ chính phủ của chúng. Và chúng ta tăng cường sức mạnh khả năng của những lực lượng an ninh của Afghanistan, để họ có thể nắm lấy trách nhiệm cho tương lai của Afghanistan.

Chúng ta sẽ hoàn thành những mục tiêu này bằng 3 cách. Đầu tiên chúng ta sẽ theo đuổi một chiến thuật quân sự để phá vỡ sức mạnh của Taliban và tăng cường khả năng của Afghanistan trong vòng 18 tháng sắp tới.

Số quân 30000 tăng thêm tôi loan báo tối nay sẽ được lên đường vào đầu năm 2010- với mức độ nhanh nhất có thể làm- để họ có thể bình định sự nổi dậy và bảo vệ an ninh cho những trung tâm chính có dân số. Họ sẽ tăng khả năng của chúng ta để huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan một cách kiến hiệu và đồng hành chiến đấu với họ để lôi kéo thêm người A phú hãn ( Afghanistan) vào trận đấu. Và họ sẽ giúp tạo nên những điều kiện cho nước Mỹ chuyển trách nhiệm lại cho người A phú hãn.

Vì đây là một nỗ lực quốc tế, nên tôi yêu cầu sự dấn thân của chúng ta sẽ được tiếp ứng bởi nững sự đóng góp từ những bạn đồng minh của chúng ta. Một số đã cung cấp thêm quân chiến đấu, và chúng ta tin chắc rằng sẽ có thêm nhiều sự đóng góp trong những tháng ngày sắp tới. Những người bạn này cùng chiến đấu, chảy máu chết cùng chúng ta ở Afghanistan. Bây giờ chúng ta phải đến với nhau để chấm dứt cuộc chiến tranh này một cách thành công. Vì những gì hiểm nguy không chỉ đơn giản là một thử thách cho uy tín của NATO – những gì hiểm nguy là sự an ninh cho những đồng minh của chúng ta và nền an ninh chung cho cả thế giới.

Cùng làm với nhau, những binh sĩ Mỹ mới tăng quân và quân đội quốc tế sẽ cho phép chúng ta đẩy nhanh chuyện trao trả trách nhiệm cho những lực lượng A phú hãn và cho phép chúng ta bắt đầu sự chuyển dời những lực lượng của chúng ta ra khỏi A phú hãn vào tháng 7 năm 2011. Giống như chúng ta vừa làm ở Iraq, chúng ta sẽ hoàn thành sự chuyển nhượng một cách có trách nhiệm, tùy vào những điều kiện trên trận chiến. Chúng ta sẽ tiếp tục cố vấn và giúp đỡ lực lượng an ninh A phú hãn để có thể nắm chắc rằng họ có thể thành công trên đường dài. Nhưng nó sẽ rõ ràng đối với chính quyền A phú hãn – và, quan trọng hơn nữa, đối với người dân A phú hãn là cuối cùng họ sẽ mang lấy trách nhiệm cho chính quốc gia của họ.

Thứ hai, chúng ta sẽ làm việc với những người bạn của chúng ta, với Liên Hiệp Quốc, và với người dân A phú hãn để theo đuổi một chiến thuật dân sự có hiệu quả hơn, để cho chính quyền có thể nắm lấy ưu thế của nền an ninh được cải tiến.

Nỗ lực này sẽ được căn cứ trên sự thi hành . Những ngày cấp chi phiếu trống ( blank check) muốn tiêu gì thì tiêu đã qua rồi. Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Karzai đã gửi một thông diệp đúng đắn về chuyện đi theo một hướng đi mới. Và tiến về phía trước, chúng ta sẽ biết rõ những gì chúng ta kỳ vọng ở những người nhận sự viện trợ của chúng ta. Chúng ta sẽ hỗ trợ những bộ trong nội các, những tỉnh trưởng và những cấp lãnh đạo địa phương A phú hãn vốn chống lại tham nhũng và đem đồ viện trợ đến cho người dân. Chúng ta hy vọng những kẻ bất lực và tham nhũng phải chịu trách nhiệm. Và chúng ta cũng chú ý đến sự giúp đỡ của chúng ta đến những lãnh vực như nông nghiệp vốn có thể tạo ngay một sự ảnh hưởng tức thì đến cuộc sống của người A phú hãn.

Người dân A phú hãn đã chịu nhiều bạo lực qua nhiều thập niên. Họ đã phải đối diện bởi sự chiếm đóng – bởi Liên xô, và rồi bởi những tay súng Taliban người nước ngoài vốn dùng đất A phú hãn cho những mục đích riêng của bọn chúng. Cho nên tối nay tôi muốn người dân A phú hãn hiểu rằng – Mỹ muốn tìm kiếm sự chấm dứt một thời kỳ chiến tranh và đau khổ. Chúng tôi không có tham vọng xâm chiếm quốc gia của quý vị. Chúng tôi sẽ ủng hộ những nỗ lực của chính quyền A phú hãn mở vòng tay đón những người lính Taliban từ bỏ bạo lực và tôn trọng nhân quyền những đồng bào của họ. Và chúng tôi sẽ tìm kiếm sự cộng tác với những người dân A phú hãn trên căn bản tôn trọng lẫn nhau để cô lập những kẻ phá hoại, làm mạnh thêm những người xây dựng, làm cho ngày chúng tôi ra đi mau chóng thêm, và thiết lập một mối quan hệ lâu dài trong đó nước Mỹ là một người bạn chứ không phải là một người bảo hộ của các bạn.

Thứ ba, chúng tôi sẽ hành động với sự công nhận hoàn toàn rằng thành công của chúng tôi ở Afghanistan sẽ dính chặt không rời được với tình bạn của chúng tôi ở Pakistan.

Chúng tôi ở A phú hãn để ngăn chận một căn bệnh ung thư một lần nữa lan tràn ra khắp nước. Nhưng căn bệnh ung thư này cũng bắt đầu bén rễ ở vùng biên giới Pakistan. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần một chiến thuật có thể thành công ở hai bên biên giới.

Trong quá khứ, có một số người ở Pakistan tranh luận cho rằng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quá khích không phải là cuộc chiến đấu của họ, và nước Pakistan sẽ tốt hơn bằng cách làm ít hay tìm kiếm sự thích nghi với những kẻ dùng bạo lực. Nhưng trong những năm gần đây, khi có những người dân vô tội bị giết từ Karachi đến Islamabad, rõ ràng là người dân Pakistan là những người bị nguy hiểm nhiều nhất bởi chủ nghĩa khủng bố. Dư luận xã hội đã xoay chiều. Quân đội Pakistan đã tiến hành một cuộc tấn công ở vùng Swat và phía Nam Waziristan. Và không còn nghi ngờ gì nữa là Mỹ và Pakistan chia sẻ chung một kẻ thù chung.

Trong quá khứ, chúng ta thường định nghĩa mối quan hệ của chúng ta với Pakistan một cách chật hẹp. Những ngày đó qua rồi. Tiến về phía trước, chúng ta quyết tâm tạo một mối quan hệ thân hữu vói Pakistan được xây dựng trên căn bản của sự hỗ tương quyền lợi, quý trọng và tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của Pakistan để nhắm vào những nhóm đe dọa hai quốc gia của chúng ta và minh định rõ ràng là chúng ta không thể chấp nhận một chỗ ẩn náu an toàn cho những kẻ khủng bố mà nơi địa điểm đã được biết và những ý đồ của chúng đã rõ ràng. Nước Mỹ cũng cung cấp những nguồn tài trợ cụ thể để ủng hộ nền dân chủ và sự phát triển của Pakistan. Chúng ta là nguồn viện trợ quốc tế lớn nhất cho những người Pakistan bị dời chỗ ở bởi chuyện đánh nhau.Và tiến về phía trước, người dân Pakistan phải biết rằng: Nước Mỹ sẽ duy trì một sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự an ninh và thịnh vượng của Pakistan một thời gian lâu sau khi tiếng súng đã im lặng, để cho tiềm năng của con người xứ này được giải phóng.

Đó là ba yếu tố căn bản của chiến thuật của chúng ta: một nỗ lực quân sự để tạo ra những điều kiện cho một sự chuyển tiếp, một trào lưu dân sự làm tăng cường hàønh động tích cực và một sự hợp tác hữu hiệu với Pakistan.

Tôi thừa nhận có một số những quan tâm về cách tiếp cận của chúng ta. Cho phép tôi tóm tắt một vài sự thảo luận đáng chú ý mà tôi được nghe mà tôi coi là nghiêm trọng.

Đầu tiên, có những người cho rằng Afhganistan là một Việt Nam thứ hai. Họ tranh cãi rằng nó sẽ không ổn định được, cho nên chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nếu cắt bỏ những tổn thất và nhanh chóng rút lui. Cho tới bây giờ cuộc tranh luận này dựa trên một cách đọc sử sai lầm. Không giống như Việt Nam, kỳ này chúng ta được tham gia hổ trợ bởi 43 quốc gia vốn công nhận tính hợp pháp của hành động của chúng ta. Không giống như Việt Nam, chúng ta không đối diện với một sự nổi dậy rộng lớn của nhân dân bản xứ. Và quan trọng nhất là dân Mỹ không bị tấn công một cách độc ác từ Afghanistan và vẫn là một mục tiêu cho những kẻ quá khích đang âm mưu tấn công từ biên giới. Bây giờ mà bỏ rơi khu vực này – và chỉ dựa vào những nỗ lực chống lại Al- Qaida từ đằng xa- sẽ làm cản trở lớn lao đến khả năng của chúng ta đè nặng áp lực lên Ai-Qaida và tạo ra một sự nguy hiểm không thể chấp nhận được về những cuộc tấn công thêm vào quê nhà và đồng minh của chúng ta.

Thứ hai, có những người công nhận là chúng ta không thể rời Afghanistan trong tình hình hiện nay nhưng đề nghị chúng ta cứ việc tiến tới với số quân chúng ta hiện có bây giờ. Nhưng điều này chỉ đơn giản duy trì một tình trạng trong đó chúng ta lúng túng vùng vẫy và cho phép một sự suy đồi chậm chạp về những tình trạng ở đó. Cuối cùng nó sẽ chứng tỏ là sẽ trả giá đắt hơn và kéo dài thời gian ở lại của chúng ta tại Afghanistan, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể tạo ra những điều kiện cần có để huấn luyện cho những lực lượng an ninh A phú hãn và đưa cho họ khoảng cách để thay thế.

Cuối cùng có những người chống đối chuyện định ra một khung thời gian cho sự chuyển nhượng của chúng ta cho A phú hãn một cách có trách nhiệm. Thật ra, có vài lời kêu gọi sự tăng cường nỗ lực chiến tranh không giới hạn – tức là cách thức để lôi kéo chúng ta vào một kế hoạch xây dựng quốc gia kéo dài cả một thập niên. Tôi từ chối phương cách này vì nó sẽ đặt ra những mục tiêu quá xa vời với những gì chúng ta có thể thành đạt với một giá phải chăng hợp lý và những gì chúng ta cần đạt tới để bảo toàn những quyền lợi của chúng ta. Hơn nữa, sự thiếu vắng một khung thời gian cho sự chuyển nhượng sẽ ngăn chận chúng ta có bất cứ một cảm giác cấp bách gì trong chuyện làm việc với chính quyền A phú hãn. Rõ ràng là người Afghanistan phận nhận trách nhiệm cho nền an ninh của họ, và nước Mỹ không thích thú gì để chiến đấu trong một cuộc chiến không có ngày kết thúc ở Afghanistan.

Là tổng thống, tôi từ chối đặt ra những mục tiêu ngoài trách nhiệm , phương tiện hay quyền lợi của chúng ta. Và tôi phải cân nhắc tất cả mọi thử thách mà quốc gia chúng ta đối đầu. Tôi không có được sự xa xỉ để chỉ cam kết chọn một thứ. Thật ra, tôi nhớ đến những lời của Tổng thống Eisenhower – người mà – trong khi bàn luận về nền an ninh quốc gia cuả chúng ta – đã nói rằng , “ Mỗi đề nghị phải được cân nhắc lợi hại dưới ánh sáng của sự xem xét rộng rãi hơn: đó là nhu cầu duy trì sự cân bằng ở trong và giữa những chương trình quốc gia.”

Trong vài năm qua, chúng ta đã mất sự cân bằng kia và thất bại trong sự nhìn nhận sự nối kết giữa nền an ninh quốc gia và kinh tế của chúng ta. Trước sự bừng tỉnh vì khủng hoảng kinh tế , có nhiều bạn bè và láng giềng của chúng ta bị mất việc và gặp khó khăn trong chuyện trả hóa đơn ( bill), và có rất nhiều người Mỹ lo âu về tương lai đối diện với con cái chúng ta. Trong khi đó, sự cạnh tranh của kinh tế toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt dữ dội hơn. Cho nên chúng ta không thể quên đi giá cả của những cuộc chiến này.

Vào thời gian tôi nhậm chức thì được cho biết cuộc chiến ởû Iraq và Afghanistan lên gần 1000 tỷ dollars( 1 trillion). Để tiến lên, tôi cam kết nói ra những tổn phí ấy một cách công khai và thành thật. Hướng đi mới của chúng ta tại Afghanistan sẽ tốn khoảng chừng 30 tỷ dollars cho quân sự năm này, và tôi sẽ làm việc sát với Quốc Hội để đề cập đến những sự tổn phí này trong khi chúng ta làm việc hầu làm giảm sự thiếu hụt ngân sách.

Nhưng khi chúng ta chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq và chuyển tiếp sang Afghanistan một cách có trách nhiệm, chúng ta phải tái xây dựng sức mạnh của chúng ta ở nhà. Sự trù phú của chúng ta cung cấp một nền tảng cho sức mạnh của chúng ta. Nó trả tiển cho quân sự. Nó bảo đảm nền ngoại giao của chúng ta. Nó gõ nhẹ để đánh thức tiềm năng của người dân chúng ta và cho phép đầu tư vào nền kỹ nghệ mới. Và nó sẽ cho phép chúng ta cạnh tranh trong thế kỷ này một cách thành công giống như chúng ta đã làm trong thế kỷ trước. Đó là tại sao chuyện chúng ta cam kết đem quân vào Afghanistan không thể là chuyện không có sự kết thúc- vì quốc gia mà tôi thích thú để xây dựng chính là quốc gia chúng ta.

Tôi xin nói rõ ở đây: không có chuyện gì dễ dàng cả. Cuộc đấu tranh chống lại những bạo lực của chủ nghĩa quá khích ( extremism) sẽ không chấm dứt nhanh chóng, và nó sẽ mở rộng ra ngoài Afghanistan và Pakistan. Nó sẽ là một sự thách thức sự chịu đựng của xã hội tự do của chúng ta và sự lãnh đạo của chúng ta trên thế giới. Và không giống như những xung đột của những thế lực mạnh và những sự chia cắt rõ ràng hình thành nên thế kỷ 20, nỗ lực của chúng ta sẽ dính líu đến những vùng bất ổn và những quân thù lan rộng khắp nơi.

Cho nên kết quả là, Mỹ sẽ chứng minh sức mạnh của chúng ta theo cái cách mà chúng ta chấm dứt những cuộc chiến tranh và ngăn ngừa xung đột. Chúng ta phải nhanh nhẹn và chính xác trong lúc dùng sức mạnh quân sự. Nơi Al-Qaida và đồng minh của chúng muốn thiết lập một chỗ đứng – cho dù ở Somalia hay Yemen hay bất cứ đâu thì chúng sẽ phải đối diện với áp lực tăng lên và sự kết hợp mạnh mẽ.

Và chúng ta không thể dựa vào quân sự mà thôi. Chúng ta phải đầu tư vào nền an ninh nội địa, vì chúng ta không thể bắt giữ hay giết mỗi một tên quá khích bạo động ở nước ngoài. Chúng ta phải cải tiến và sắp xếp guồng máy tình báo chúng ta tốt hơn để chúng ta có thể đi trước những mạng lưới u ám.

Chúng ta phải lấy đi những vật liệu của sự tàn phá lớn. Đó là tại sao tôi chủ trương đường lối trụ cột của chính sách ngoại giao của tôi là bảo toàn những vật chất nguyên tử rời rạc khỏi bọn khủng bố, ngăn ngừa sự lan rộng của vũ khí nguyên tử và theo đuổi mục đích toàn cầu không có chúng. Bởi vì mỗi quốc gia phải hiểu rằng sự an ninh thật sự không bao giờ đến từ cuộc đua bất tận của những vũ khí ngày càng tàn phá hơn bao giờ – an ninh thật sự đến từ những ai từ khước chúng.

Chúng ta phải dùng tới đường lối ngoại giao, bởi vì không một quốc gia nào có thể đáp ứng nổi với những thử thách của một thế giới nối kết với nhau hành động riêng lẻ.. Trong năm nay tôi tìm cách tái thiết lập quan hệ với những đồng minh của chúng ta và tạo ra nhiều sự cọng tác mới. Và chúng ta đã tạo được một sự bắt đầu giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo – là thế giới công nhận quyền lợi hổ tương của chúng ta để phá vỡ cái vòng xung đột luẩn quẩn và hứa hẹn một tương lai trong đó những kẻ giết người vô tội sẽ bị cô lập bởi những người đứng dậy cho hòa bình và sự thịnh vượng cùng nhân phẩm con người.

Cuối cùng , chúng ta phải dựa vào sức mạnh của những giá trị của chúng ta- cho những thử thách mà chúng ta đối diện có thể thay đổi, nhưng những điều chúng ta tin không hề suy suyển gì. Đó là tại sao chúng ta phải nâng cao những giá trị của chúng ta bằng cách sống với chúng ở nhà – đó là tại sao tôi ngăn cấm chuyện tra tấn và sẽ đóng cửa trại tù Guatanamo Bay. Và chúng ta sẽ nói cho mọi đàn ông, đàn bà, và con nít quanh thế giới đang sống dưới đám mây đen của chính thể chuyên chế rằng nước Mỹ sẽ lên tiếng cho nhân quyền của họ, và hướng tới ánh sáng tự do , công lý, cơ hội, và tôn trọng nhân phẩm của tất cả mọi người. Điều đó nói lên chúng ta là ai. Đó là nguồn cội đạo đức của uy quyền nước Mỹ.

Từ những ngày dưới thời Tổng thống Franklin Rââoosevelt, cùng với hoạt động phục vụ và sự hy sinh của ông cha chúng ta, quốc gia chúng ta đã gánh chịu một gánh nặng đặc biệt trong những vấn đề quốc tế. Chúng ta đã có máu người Mỹ đổ trong nhiều quốc gia trên nhiều lục địa. Chúng ta đã bỏ ra sự thu nhập của mình để giúp nước khác tái xây dựng từ sự đổ nát và phát triển nền kinh tế riêng của họ. Chúng ta đã tham gia cùng chung với các nước khác để phát triển một mô hình của những cơ quan: từ Liên Hiệp Quốc tới NATO cho đến Ngân Hàng Thế Giới để cung cấp sự an ninh chung và sự thịnh vượng của con người.

Chúng ta không phải lúc nào cũng được cám ơn cho những nỗ lực này, và có những lúc chúng ta phạm những lỗi lầm. Nhưng hơn những quôác gia khác, nước Mỹ đã bảo vệ nền an ninh toàn cầu trong hơn sáu thập niên trong đó có lúc dù gặp nhiều vấn đề nhưng cũng đã nhìn thấy những bức tường đổ sụp, những thị trường mở ra, hàng tỷ con người thoát khỏi cảnh nghèo khổ, có những tiến bộ khoa học vô song và có những cải tiến những giới hạn của quyền tự do con người.

Không giống như những thế lực mạnh ngày xưa, chúng ta không tìm kiếm sự thống trị toàn cầu. Sự kết hợp của quốc gia chúng ta được thành lập trên sự phản kháng áp bức. Chúng ta không tìm kiếm sự chiếm đóng những quốc gia khác. Chúng ta không đoạt lấy tài nguyên của quốc gia khác hay săn lùng những người khác vì niềm tin hay dân tộc của họ khác với chúng ta. Những gì chúng ta chiến đấu – và sẽ tiếp tục chiến đấu cho – là một tương lai tốt hơn cho con cháu chúng ta và chúng ta tin rằng cuộc sống của chúng sẽ tốt hơn nếu con cháu những người khác có thể sống trong tự do và nắm bắt cơ hội.

Là một quốc gia chúng ta không non trẻ – và có lẽ không ngây thơ – như thời ông Roosevelt làm tổng thống . Cho dù tới nay chúng ta vẫn là kẻ thừa hưởng một cuộc đấu tranh cao cả cho tự do. Bây giờ chúng ta phải tập hợp tất cả những gì chúng ta có thể và sự thuyết phục có tính đạo đứcù để đáp ứng với những thử thách của thời đại mới.

Cuối cùng, sự an ninh và lãnh đạo của chúng ta không chỉ đến từ sức mạnh của vũ khí của chúng ta. Nó có được từ con người chúng ta- từ những người thợ và thương gia là những người tái xây dựng nền kinh tế của chúng ta; từ những nhà thầu khoán lớn đến những nhà nghiên cứu là những người đi tiên phong trong những ngành kỹ nghệ mới ; từ những thầy giáo sẽ dạy con em chúng ta và những việc làm của những người làm việc trong những cộng đồng ở nhà; từ những nhà ngoại giao và những người tình nguyện trong Đoàn thiện nguyện Hòa bình ( Peace Corps ) là những người rải niềm hy vọng ở hải ngoại; và từ những người đàn ông, đàn bà trong quân phục vốn là một phần của đường dây hy sinh không gián đoạn đã làm nên chính phủ của người dân, bởi người dân và cho người dân thành một thực thể trên trái đất này.

Số công dân to lớn và khác biệt sẽ không luôn luôn đồng ý về mỗi một vấn đề, ngay cả chúng ta cũng thế. Nhưng tôi luôn biết rằng chúng ta, vốn là một quốc gia, không thể củng cố sự lãnh đạo của chúng ta cũng như không thể lèo lái, ứng phó với những thử thách quan trọng của thời đại chúng ta nếu chúng ta để cho bản thân mình bị xâu xé ra từng mảnh bởi thù hận, sự chỉ trích chua cay và phân chia đảng phái thường có trong những thời gian gần đây làm ung độc sự bàn thảo về quốc gia của chúng ta.

Thật dễ dàng để quên đi chuyện đó khi chiến tranh khởi sự, chúng ta đoàn kết – gắn bó bên nhau bởi trí nhớ còn tươi rói về sự tấn công kinh hồn và bởi quyết định bảo vệ quê hương và những giá trị chúng ta thân thiết. Tôi bác bỏ ý tưởng cho rằng chúng ta không thể tập trung sự thống nhất đó một lần nữa. Tôi tin với tất cả đường gân thớ thịt trong ï con người của tôi rằng chúng ta – là những người Mỹ – có thể vẫn đến với nhau sau một mục đích chung. Vì những giá trị của chúng ta không chỉ là những lời viết trên giấy da- chúng là một thứ tín ngưỡng gọi chúng ta lại với nhau và đã mang đất nước và con người chúng ta đi qua những trận bão đen tối nhất .

Nước Mỹ ơi – chúng ta đang trải qua một thời gian thử thách vĩ đại. Và cái thông điệp chúng ta gửi đi giữa những cơn bão này phải rõ ràng. Rằng lý do của chúng ta là chính đáng, quyết tâm của chúng ta là không nao núng. Chúng ta sẽ tiến lên phía trước với sự tự tin rằng sự đúng đắn có thể, cùng với sự quyết tâm , tạo dựng nên một nước Mỹ an toàn hơn, một thế giới an ninh hơn, và một tương lai biểu hiện không phải là sự lo sợ sâu thẳm nhất mà là hy vọng cao nhất. Cám ơn, Thượng đế phù hộ quý vị, Thượng đế phù hộ quân đội chúng ta, và Thượng đế phù hộ nước Mỹ.

( Trần viết Đại Hưng chuyển ngữ – tháng 12 / 2009)

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn