BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73355)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kiệu Hoa, Bàn thờ Đức Mẹ

16 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1445)
Kiệu Hoa, Bàn thờ Đức Mẹ
51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42
Một hôm, tôi đọc được bản tin của ban tổ chức đón GM Chương về nhận giáo phận Hưng Hóa. Bản tin ngắn gọn, nói về một nghi thức khá lạ và đơn giản. Ngài sẽ ngồi trên lưng một con lừa nhỏ vào thành. Người dắt con lừa ấy là Vũ Văn ( sơn) Lâm em của Ngài. Nhưng sau đó ban tổ chức lại cho biết, Vũ Văn Lâm sẽ không ra Hưng Hóa để làm nghi thức này. Thú thật, lúc mới đọc bản tin, tôi bật cười vì chuyện như cải lương. Nhưng chỉ một thoáng sau, tôi lặng người đi, và hiểu ra được ý nghĩa của việc vào thành bằng một nghi thức đơn giản của vị GM này. Ngài muốn theo chân Đức Kitô, ngồi trên lưng lừa vào thành Giêrusalem xưa. Không phải là vào thành để giáo dân cởi áo mình ra trải ở trên đường cho Ngài đi qua. Cũng không phả là để cho họ cầm muôn ngành lá trên tay, vừa đi vừa hô vạn tuế đấng Nhân Danh Chúa mà đến. Nhưng chính là việc Ngài muốn theo cuộc khổ nạn của Đức Kitô trên Thánh Gía sau chuyến vào thành. Tôi mừng muốn hét lên, Hưng Hóa thật tốt phúc vì chủ chiên của họ đã quyết tự hiến mình vì đàn chiên! Bóng đêm buộc phải rời xa Hưng Hóa.
Nhưng cách đây vài năm, nhiều người, chả riêng gì người ở Hưng Hóa, rất ngạc nhiên khi thấy GM Chương là một trong những thành viên đại diện cho HĐGMVN có mặt trong phái đoàn đến thăm, gọi là xã giao, Nguyễn tấn Dũng thủ tướng Việt cộng, nhân tiện sau khóa họp của HD ở Xuân Lộc 2008. Phải thẳng thắn mà nhìn nhận rằng, cuộc thăm này đã tạo nên một vết nhơ không tài nào có thể tẩy rửa được trong lòng giáo hội VN. Bởi vì, tuy nội dung chính thức không được tiết lộ, nhưng qua câu tuyên bố của GM Nhơn trưởng đoàn, và cái đoạn kết về sau này, người ngoài có thể đoán biết nội dung chính của cuộc họp ấy là bàn cách “đẩy “ TGM Kiệt ra khỏi Hà Nội. Trước là thỏa mãn yêu cầu của nhà nước Việt cộng, sau là trao đổi việc trả công. Bởi lẽ, nếu ĐT Kiệt xăn quần lên qúa gối, đưa dân đi tìm Công Lý, tìm Sự Thật trong tinh thần Hòa Bình mà trưởng đoàn bào :” đó không phải là chủ trương của GHCGVN” thì giáo hội, dưới thời Cụ chủ tịch Nhơn có chủ trương gì? Thỏa hiệp với gian dối chăng?(cộng sản là gian dối).

Điều ấy nay đã có được câu trả lời bằng một cuộc “ra đi” trong muôn nỗi đau thương, hơn cả nước mắt, của đàn chiên dành cho Người dựng lại niềm tin cho Hà Nội. Và một chuyến “ về” đầy “ lẫy lừng”, nhưng đi không dám ngửa mặt lên nhìn trời, nhìn người của GM Nhơn. Hai vị khác thì chả còn chỗ nào để lên, để về. Ngoại trừ chữ về hưu trễ! Còn GM Chương thì sao? Việc LM Vũ Tất, người anh em chú bác của Ngài được “đôn” lên làm Gm phụ tá Hưng Hoá có phải là một phần thưởng do chiến công đưa TGM Kiệt ra khỏi Hà Nội hay không? (Tôi sẽ trở lại câu chuyện này sau.)

Rồi chẳng bao lâu sau, mọi người đều bàng hoàng để nghe, để xem đoạn phim ngắn thu hình cuộc rước kiệu Đức Mẹ trong tháng hoa tại Dị Nậu, quê hương của hai vị GM trọng nhiệm Hưng Hóa. Cuộc rước khá linh đình, nhưng không có lấy một lá cờ Hội Thánh nào dẫn đầu hay đi chung với các hội đoàn, giống như cuộc kiệu của các xứ đạo khác vẫn thường làm trong những ngày lễ như thế. Thay vào đó như cảnh diễu hề. Trên một chiếc xe không có trang trí, có kẻ ôm tượng Đức Mẹ, và kẻ khác phất cờ Việt cộng vui vẻ bóp kèn xe chạy qua các con đường làng. Sau khúc mở đầu như trò hề ấy là vào đoạn rước chính.

Nhìn cuộc kiệu, hình ảnh tôn nghiêm vẫn còn, Nhưng có lẽ, không có một người công giáo Việt Nam nào không rùng mình, rồi bàng hoàng, dợn tóc gáy lên khi nhìn thấy trên bàn thờ của Đức Mẹ, được trang hoàng khá đẹp đẽ, lại có thêm cái hình đầu lâu của Hồ Chí Minh để ở trên đó. Lạ nữa, cái đầu lâu này cũng được trang hoàng đèn với hoa, mà không phải là cái bệ đứng, bệ kê chân!* (phần phụ chú)



Trong lúc mọi người chưa hết hoang mang vì cuốn phim, khi web của HĐGMVN phỏng vấn, GM Chương đã không nhân cơ hội để giải bày sự việc này là một điều đáng tiếc. Thí dụ như, đó không phải là chủ trương của vị chánh tòa Hưng Hóa, cũng không do cấp lãnh đạo địa phương hướng dẫn. Hơn thế, chính Ngài cũng không hề hay biết chuyện này cho đến khi nhìn thấy có trên đoạn phim. Theo đó, để bảo vệ sự tôn nghiêm của các ngày lễ, để bảo vệ niềm tin của giáo dân cũng như cần biết rõ tính trung thực của vấn đề, Ngài sẽ cho lập một ủy ban độc lập, bao gồm cả giáo dân và giáo sỹ, điều tra xem tại sao lại có chuyện đó, rồi Ngài sẽ có thông báo chính thức sau. Nếu trong bài phỏng vấn, có được những lời lẽ ấy, dư luận dù chưa an, nhưng chắc chắn đủ sức vượt khó. Tiếc thay, GM Chương lại mua giây buộc mình bằng cách, đã không minh thị việc ấy không do các cấp của giáo quyền chỉ đạo. Lại còn úp mở cho thấy sự kiện như đồng thuận với lý lẽ cho rằng: Đó là loại bàn thờ vọng, tự phát, có thể do anh em lương dân làm, thì ai đặt gì lên đó cũng được.

Điểm sai là ở chỗ này đây. Cuộc rước kiệu hoa của công giáo thì làm gì có chuyện anh em lương dân đến đó mà làm bàn thờ vọng? Theo đó, bàn thờ này phải được hiểu là của một khu, một xóm của xứ đạo Dị Nậu bỏ công sức ra mà làm với mục đích, để tôn vinh Mẹ và rước Mẹ về thăm từng nhà trong thôn, khu xóm ấy. Theo đó, kẻ nào đó cho đặt cái hình đầu lâu ấy lên bàn thờ này, không thể được coi là vô tình. Nhưng chắc chăn là có nhiều mục đích rất xấu xa. Trong đó có ít nhất hai điểm chính: Phá hoại niềm tin của tôn giáo, hoặc là phỉ báng giáo hội?

Có thể do chủ quan, Ngài không thấy, hoặc không muốn thấy điểm nhạy bén của giáo dân. Nên qua phỏng vấn, GM Chương đã cho giáo dân sự thất vọng, cay đắng. Nhận cay đắng, thất vọng nên họ nghi ngờ Ngài, ít nhất, là đồng loã với kẻ đặt cái đầu lâu của HcM lên bàn thờ Đức Mẹ! Việc kết án này có thể oan ức cho Ngài. Tệ hơn, làm uy tín của Ngài tiêu tan trong lòng giáo dân mộ đạo. Tuy thế, GM Chương không có đủ lý để phiền giận, trách cứ giáo dân có tấm lòng “ ruột ngựa” như thế. Bởi vì với họ, quỷ ma không thể để lẫn lộn với Thần Thánh. Đã theo Chúa là họ dám hy sinh. Hy sinh cả mạng sống để bảo vệ niềm tin của mình.! Nếu vì Chúa mà Ngài chịu tiếng oan thì thật hồng phúc cho giáo dân. Chỉ ngại, vì cái đầu lâu ấy, mà vị chánh tòa của Hưng Hóa mang tiếng là phản lại tình yêu của Thiên Chúa thì thật sự là không đáng một chút nào!

Từ sự sai sót này, câu chuyện càng ngày càng trở thành nghiêm trọng, nặng nề vì nó lan nhanh, lan rộng. Hơn thế, là đầu đề cho mọi câu chuyện bàn tán. Nó trở thành một gương mù, gương xấu rất lớn cho lớp trẻ. Tệ hơn thế, nổi thất vọng đã tạo nên hoài nghi trong lòng người. Họ nghi ngờ thiện chí của Ngài với giáo hội. Sự nghi ngờ còn liên can đến cả việc LM Vũ Tất, em bà con của Ngài được đề bạt lên làm phụ tá Hưng Hóa, dù LM Vũ Tất rất xứng đáng để lên giữ trọng nhiệm này. Nếu sự đổi chác này là có thật, sự tàn phá niềm tin cho nhau không chỉ bấy nhiêu. Nhưng còn kéo dài mãi. Bởi vì bàn Thờ Đức Mẹ, dù là bàn thờ bái vọng ở trên đường, nhưng sự ảnh hưởng tới niềm tin của giáo dân không hề nhỏ. Bằng chứng là ở bất cứ nơi đâu, người ta cũng đều nhắc đến chuyện bàn thờ của Đức Mẹ ở Hưng Hóa. Họ nhắc đến trong tiếng nói đau thương lẫn cả tủi nhục!

Thật vậy, hôm rồi, khi tham dự tiệc cưới con của người bạn học xưa. Tôi đã nghe và chứng kiến một cuộc trao đổi rất căng từ những người ngồi chung trong bàn. Mới sau vài câu chào hỏi, người ngồi đối diện với tôi, có lẽ chủ quan vì thấy bàn tiệc hầu hết là những người quen mặt, nên đã khai chuyện bằng một câu hỏi rất nhạy bén có liên quan đến cuộc rước hoa tại Dị Nậu. Tôi cứ tưởng là chuyện cũ rích rồi, chẳng ai còn quan tâm nữa. Tôi lầm. Bởi lẽ, câu chuyện cứ nổ dòn, khởi đầu là vài người, sau là cả bàn, cho đến khi tan tiệc. Tiệc tan mà chuyện như chưa muốn hết. Mở đầu, anh ta nói:

- Các bác có xem đoạn phim ghi hình cuộc rước kiệu hoa kính Đức Mẹ tại Dị Nậu chưa? Các bác thấy thế nào? Riêng tôi, tôi tán thành sự giải thích của ĐC địa phận thông qua việc trả lời cuộc phỏng vấn do trang web của HĐGMVN thực hiên. Bời vì, các Ngài là Đấng bản Quyền, đã nhìn trước biết sau, nên không muốn cho giáo dân cầm cờ Hội Thánh trong cuộc kiệu. Hoặc gỉa, để cái tượng của Hồ Chí Minh lên trên một bàn thờ bái vọng như thế là có ý nói lên sự hài hòa giữa tôn giáo và nhà nước. Làm thế là tốt đời đẹp đạo, đôi bên đều có lợi, không căng thẳng chống đối nhau. Xét cho cùng, sống trong cảnh bị gông cùm, Ngài làm như thế cũng là phải!

Anh ta vừa dứt lời, người ngồi bên cạnh, trẻ hơn, hỏi lại ngay: Ông thấy phải ở cái chỗ nào? Ông hãy đem cái đầu lâu ấy về đặt trên bàn thờ tại nhà ông , xem cha mẹ, vợ con, anh em, hàng xóm láng giềng của ông sẽ xử trí với ông ra sao? Liệu họ có dám đến nhà ông đọc kinh Tôn Nữ Vương nữa hay không? Rồi khi bố mẹ, người thân của ông qua đời, liệu có được mấy người đến đọc kinh cho các cụ, theo lời mời của ông đây?
Bị dáng một đòn bất ngờ, anh ta chống chế: Tại sao anh có vẻ sợ cái đầu ấy đến như thế?
Rất đơn giản. Mặt tinh thần, con người chỉ tôn kính thần thánh và rất sợ ma quỷ. Diện đời sống, chả có ai mà không ngán sợ những kẻ gian ác! Đó là lý do để tôi sợ. Kế đến, tôi được sinh ra, được ơn tái sinh trong Phép Rửa. Khi lãnh nhận Phép Rửa, tôi đã tuyên hứa từ bỏ ma quỷ cùng các sự gian dối thuộc về nó. Nay tôi là người có đạo. Tôi tin Đạo. Nhưng không tuân giữ những lề luật của giáo hội, cũng không sống theo tinh thần giáo lý của Đấng “là Đường là Chân Lý và là Sự Sống”(Yn14) thì đi Đạo làm gì cho khổ? Nói cách khác, theo Đạo, nhưng không tuân giữ những lề luật của tôn giáo có khác gì kẻ dối trá. Toan tính dối gạt cả thần thánh lẫn con người chăng?

Theo đó, với bất cứ cách giải thích nào thì việc đặt cái đầu lâu của Hồ Chí Minh lên trên bàn thờ Đức Mẹ đều là việc làm sai trái. Bởi vì hành động ấy, trước hết, thể hiện tinh thần vô tôn giáo. Xúc phạm đến niềm tin của tôn giáo. Nó muốn đồng hóa thần thánh với ma qủy. Coi thần thánh của tôn giáo như một bài vị ngang hàng với những kẻ đại gian, đại ác thế tục là chủ đích của những kẻ vô tôn giáo. Bởi vì, Tôn Giáo là một tổ chức chuyên về tâm linh, trong đó có phần siêu nhiên và những lề luật, lễ nghi căn bản nhằm đưa con người hướng tời đích Chân, Thiện, Mỹ, rời xa tội lỗi. Theo đó, việc đặt ảnh tượng Thánh lên nơi cao, nơi tôn nghiêm trong nhà, hay nhà thờ là vì con người, và giúp con người hướng tới những điều lành, điều tốt đẹp hơn. Giúp con người nhìn đến những tấm gương ấy để cải thiện chính mình.

Nay đặt cái đầu lâu của kẻ vô đạo lên bàn thờ là có ý gì đây? Bỏ giáo lý chân thật, thúc dục người ta tôn thờ sự gian ác và học, làm, sống theo sự gian dối, ác độc của y chăng? Hay có ý phỉ báng tôn giáo? Ngườì Việt mình xưa nay có khi nào thờ thần ô uế và gian dối đâu? Trái lại, là một sắc dân khá đạo hạnh và có tinh thần tín ngưỡng cao. Nguờì có tín ngưỡng, theo tôn giáo nào cũng thế, chỉ tôn thờ thần thánh mà thôi. Không có thứ tôn giáo nào đi tôn thờ những kẻ gian ác. Trừ ra cái tà giáo ( thuyết) cộng sản!

- Anh có vẻ cực đoan qúa.

Đó không phải là sự cực đoan. Nhưng là Chân Lý, là sự phân minh giữa thần thánh và ma qủy! Tất cả mọi người có tín ngưỡng đều nhận biết như thế. Hãy hỏi ngay ông bà cố xem, các vị có đồng ý cho Ngài GM Chương đem cái đầu lâu ấy về đặt trên bàn thờ Đức Mẹ ở trong nhà của ông bà không? Dĩ nhiên là không! Tuy nhiên, ngay trong trường hợp ông bà cố thuận, nó cũng không vị tất, không đủ lý lẽ để Ngài cho đặt nó lên trên bàn thờ Đức Mẹ ở trên đường, trong cuộc ruớc của tôn giáo, hay trong nhà thờ. Lý do, Ngài muốn không có nghĩa là giáo dân Hưng Hóa phải theo sau! Chính trị không thê đột nhập vào đời sống tôn giáo…
Thưa GM Vũ huy Chương, Ngài thấy có lạ không? Giáo dân bây giờ lại dám có ý kiến, dám phê bình cả hàng GM!
Từ xưa, người Việt Nam ta vốn có một đức tính thật tốt lành. Đó là lòng kính trọng, vị nể những vị lớn tuổi hơn mình. Tuy thế, sự trọng vọng ấy xem ra còn thua xa sự cung kính họ dành cho những bậc tu hành. Hẳn nhiên Ngài còn nhớ, ngay khi vừa bước lên đại chủng viện, một cậu chủng sinh tuổi khoảng 18-20 đã được mọi người trong xóm làng, xứ đạo nhìn bằng đôi mắt trọng vọng. Từ ông gìa bà lão cho đến học sinh gặp “ thầy” đều thưa gửi rất trân trọng. Đến khi làm Linh mục, dù mới 27-30, các cụ gìa 70-80, đều khoanh tay cung kính, thưa gởi trình cha, xưng con rất ngọt. Cha nói gì, người nghe chỉ có một cách bẩm dạ, vâng ạ, chả có chữ nào khác. Nghĩa là, chả một ai dám nói ngược ý, hay nói động đến các Ngài, kể cả ông bà cố!

Đây là một điểm son trong giao tiếp của dân ta. Nhưng nó cũng có nhiều điều bất cập. Một trong những điều bất cập ấy là chính cá nhân của người được trọng vọng kia lại tự mặc thêm cho mình một bộ áo qúa khổ. Không cần phải nghe ai, muốn làm gì thì làm! Với hàng LM đã có sẵn tâm lý thế, nói chi đến các vị GM? Ai dám nói động, phê bình đến công việc của các Ngài?
Nhưng lúc gần đây, chắc quý Ngài đã nhìn thấy sự biểu lộ tình cảm, ý chí khá rõ rệt của giáo dân đối với vị Mục Tử của mình? Chuyện ĐTKiệt “ bị” đẩy ra khỏi Hà Nội, đi hưu non là một thí dụ điển hình. Có thể nói, từ khi có tin Ngài phải đi, không có một ai không đau lòng, hoặc rơi nước mắt (dĩ nhiên là cũng có không ít kẻ khoái chí, và cũng có nhiều người oán hận kẻ tiếp tay?). Rồi họ ngóng tin tức về Ngài từng giây từng phút. Bất cứ một mẫu tin ngắn nào về đời sống hiện tại của Ngài cũng đều được giáo dân chuyền tai nhau. Họ lộ hẳn nỗi hân hoan khi nghe tin ngài khoẻ mạnh. Họ bảo nhau cầu nguyện cho Ngài mỗi khi thấy trời chuyên mưa hay trái gío, đổi mùa. Tại sao lại như thế. Có phải vì Ngài sống vì đoàn chiên thì đàn chiên cũng sẵn sàng hy sinh vì Ngài chăng?

Trong khi đó, với người “về” giữa lòng Hà Nội lại khác. Nghe nói Cụ GM Nhơn, có lần đã phải hủy bỏ việc cử hành thánh lễ tại nhà thờ Chính Tòa như đã thông báo trước. Lý do, không có qúa mười giáo dân đến tham dự. Cụ cũng nghẹn ngào hay tủi hổ khi nhìn các cái ghế trống ư? Tại sao lại ra nông nỗi thế? Đảng và nhà nước không bắt “ giáo dân” đền nhà thờ dự thánh lễ mừng tân TGM được hay sao?

Đó là chứng từ của Sự Thật, của câu trả lời về tâm tư và cuộc sống của người công giáo Việt Nam dưới thời cộng sản. Sau 70 năm rồi, lòng họ không đổi thay. Trái lại, vẫn luôn noi theo gương của các Thánh tiền nhân tử đạo xưa kia. Vẫn trung kiên với giáo huấn của Giáo Hội và Giới Răn của Đấng là “Đường là Chân lý là Sự Thật” (Yn14). Điều đó cho thấy rằng, cuộc sống của họ dù có gặp muôn vàn khó khăn, trở ngại vì hai chữ công giáo do chế độ cộng sản tạo ra. Họ vẫn không ngại đi tìm Chân Lý và sống cho Sự Thật. Họ dẫu chết, không quy phục tà thuyết và gian dối. Theo đó, họ chỉ trông mong có được những Mục Tử trung kiên theo giáo huấn của Chúa dẫn đường. Trái lại, nếu muốn đi theo tà thuyết của cộng sản để quay lưng lại với niềm tin của mình, để hưởng lộc. Họ chả cần các GM phải mở đường, dẫn lối! Họ cần chi tỏ thái độ xa lánh khi thấy các Ngài dẫn Hồng Binh vào nhà thờ!


Phụ chú: Chuyện cái bệ đứng
Vào những năm đầu sau ngày 30-4-1975, Sài gòn có bày bán, chưng bày những cái tượng chỉ có duy nhất một cái đầu của Hồ Chí Minh với giá cũng không mắc lắm. Nhưng khi đi phố, nhìn thấy, ba tôi bảo. Tượng rả gì lại chỉ có mỗi cái đầu, thấp lè tè nom như cái bệ kê chân! Ấy thế, sau này lại có kẻ viết bài ca tụng y như cái đỉnh chói lọi!

Sở dĩ Cụ nói như thế là vì đã quen nhìn ảnh tượng của tôn giáo có nguyên hình. Có chiều cao cân đối với kích thước bề ngang. Trong khi đó, cái tưọng chỉ có cái đầu của Hồ Chí Minh có bề ngang, không có chiều cao, nom thấp như cái bệ kê chân. Chắc là Cụ chả có ý gì! Chỉ buột miệng nói thế thôi. Bởi vì, cái bệ dưới chân rất quen thuộc với Cụ. Khi ngồi trên ghế, Cụ thường để một khúc gỗ đẽo tròn kê duới chân cho đở mỏi. Chuyện ấy lâu rồi, tôi đã quên. Nay không ngờ lại xuất hiện ở Dị Nậu, Hưng Hóa?

Ai cũng biết, đặc biệt là người công giáo đã qúa quen mắt với tượng của Đức Maria đứng trên bệ đá. Duới chân Ngài, trên mặt bệ đá lại thường có cái đầu của con rắn nữa. Người không biết thì thấy lạ, chẳng hiểu tại sao lại có con rắn le lưỡi ra ở đây. Hoặc bảo, tượng khắc gì kỳ cục! Thật ra, các nhà điêu khắc ảnh tượng của người công giáo đã không tự tạo ra hình ảnh này. Nhưng lấy ý nghĩa từ chương 3 trong sách Sáng Thế Ký có đoạn đã ghi chép là: “ Thiên Chúa bảo con rắn: Vì ngươi đã gian dồi lừa người phụ nữ…. Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và Người phụ nữ… miêu duệ của người nữ sẽ đạp dập đầu ngươi và ngươi thì rình cắn gót chân Người” . Người phụ nữ trong Cựu Ước là bà Eva, nguyên tổ của loài người. Nhưng đã nghe lời ma quỷ, hiện hình là con rắn, ăn trái cấm để sự chết và tội lỗi nhập vào thế gian. Nhưng ngươi Nữ trong Tân Ước là Đức Maria. Người đã thưa Xin Vâng. Ngưòi đã sinh ra Chúa Cứu Thế, và cùng Đồng Công trong cuộc Cứu Chuộc nhân loại của Đức Kitô, là Đấng đã từ cõi chết sống lại. Khi từ cõi chết sống lại, Ngài đã tiêu diệt thần chết, tiêu diêt tội lỗi và những gian dối của chúng… Từ những ý niệm và hình ảnh trong kinh thánh, tượng Đức Maria đả được tạc đứng trên bệ đá và chân Ngài đạp lên mình con rắn. Nghĩa là gian dối, độc ác, tội lội bị đặt dưới gót chân Ngài. Nhưng chúng không thể hại Ngài.

Hình ảnh là thế. Riêng trong sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo, Đức Maria có một vị thế rất đặc biệt trong lòng giáo hội. Ngài được tuyên xưng là Mẹ của Giáo Hội. Với giáo dân, Ngài được gọi là Mẹ Hằng Cứu Giúp! Chẳng mấy ai không chạy đến cầu khấn Ngài trong những lúc gặp nguy nan hay trong lúc được bằng an. Và uy danh Ngài đã đứng vừng vàng từ đời nọ sang đời kia. Từ thế hệ này sang muôn thế hệ khác.

Trong khi dó, cái đầu lâu của Hồ Chí Minh, do kẻ nào đặt lên trên bàn thờ Đức Mẹ trong ngày kiệu hoa ở Dị Nậu thì thế nào?
Trước tiên, y mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam mấy chục năm nay. Nhưng y sớm nổi danh trên trường quốc tế vì món nghề chôm chỉa. Khi làm đầu bếp thì chôm cái tên Nguyễn Ái Quốc là tên chung của một nhóm nhà Ái Quốc Việt Nam. Khi vào tù thi y chôm cuốn Ngục Trung Thư của một người tàu, cùng bị tù với y, nhưng lại bảo là của mình. Một kẻ bán nước, cầu vinh, không ai biết đến thì tự viết sách để ca tụng mình là cha già dân tộc ( cha gìa của Việt cộng thôi, không phải của người Việt nam đâu)! Đường dâm ô thì đùm đề từ Pháp sang Nga, sang Tàu về hang Pắc Pó, nhưng lại bảo không vợ không con. Đường bò lê, quỳ gối thờ ngoại bang hơn hẳn Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung, vì thờ Tàu, thờ Nga, và thờ cả Mỹ. Việc ác độc giết dân, đố kỵ trí thức thì hơn cả Tần thuỷ Hoàng. Hiếu để thì một đời không biết đến cha mẹ mình là ai, và cả đời không đốt cho cha mẹ đẻ được một cây nhang…

Với những tội trời không tha đất không dung như thế, nhưng miêu duệ của loài rắn độc, từ mấy chuc năm qua, sau khi cướp được chính quyền từ bắc vào nam thì không ngừng bạo hành các tông giáo, rồi áp lực để đưa cái đầu lâu này vào nhà thờ nhà chùa, bắt dân coi y như bậc thần thánh. Nay nhân ngày lễ của công giáo thì đặt được cái đầu lâu ấy vào bàn thờ Đức Mẹ vọng bên đường, xem ra nhà nước rất hân hoan. Cho rằng phen này “ bác” đã một bước lên thần thánh, người công giáo đã phải cúi đầu!

Ôi! Thật là dại dột qúa. Ngày nay, người công giáo Việt Nam đã có cái nhìn vượt hẳn lên cao. Khi nhà nước muốn đặt cái đầu lâu của Hồ Chí Minh lên bàn thờ Đức Mẹ thì có khác gì công việc lấy cái đầu ấy để thay thế cái bệ đá và con rắn dưới chân Ngài?

Phải đấy, xét về vóc dáng và lòng ác độc thì nó rất xứng để thay thế cho con rắn và cái bệ đá kia. Nếu nhà nước Việt cộng có nhã ý muốn như thế, tôi tin rằng sớm muộn gì cũng có những nhà chuyên đắp tượng thực hiện hình ảnh Đức Maria đứng trên bệ đá mới. Bởi vì, Đức Maria mãi mãi, muôn ngàn ngàn đời đứng trên đỉnh vinh quang như vầng trăng sáng giữa trời, soi dọi đường cho đường Công Lý. Còn cái đầu của gian dối cộng sản thì tồn tại thêm được bao lâu nữa đây? Lenin, Stalin đâu rồi?

Phần chúng ta, hãy nhìn về Dị Nậu đi. Nhìn thật kỹ rồi hỏi xem: Phải chăng Hưng Hóa đã khai mở ra cái nhìn “bệ đứng” cho người đời từ từ quen mắt, hơn là cái nhìn bi quan, bị “ chiếm đóng” bởi cái đầu lâu vô hồn, giống như ẩn dụ vào thành trên lưng con lừa?

Bảo Giang

Theo Nữ Vương Công Lý
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn