BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư gởi chủ tịch quốc hội: Nông Đức Mạnh

20 Tháng Tư 199812:00 SA(Xem: 974)
Thư gởi chủ tịch quốc hội: Nông Đức Mạnh
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1998

Kính gửi: Anh Nông Đức Mạnh



Tôi vừa nhận được văn thư trả lời của anh về việc con dâu tôi.Trước hết, tôi xin hết sức hoan nghênh và cám ơn anh đã chu đáo, vừa trả lời là đã nhận được thư kháng cáo lại vừa trả lời kết quả xem xét sự việc. Tôi rất vui lòng và mong rằng bất cứ người nào có việc kháng cáo, khiếu nại cũng được các cơ quan của Đảng và Nhà nước chu đáo như thế.

Một lần nữa, xin hoan nghênh và cám ơn anh.

Nhân dịp này và sự việc này, tôi muốn được thân tình trao đổi với anh một số ý kiến để anh tham khảo rộng rãi hơn trong cương vị và trọng trách của mình. Tôi tự cho phép tôi được "thân tình" với anh dựa trên cơ sở tôi được quen biết anh hàng chục năm nay từ thủa anh là chủ tịch tỉnh Bắc Thái và hết sức nhiệt tình đưa tôi đi thăm Hồ Núi Cốc, trên cơ sở cương vị và trọng trách của anh. Hiện nay, tôi muốn có chút gì giúp ích cho anh.

Tôi cám ơn anh đã cho tôi biết kết quả việc xem xét của anh và qua đó, tôi hiểu được cách nhìn nhận sự việc của một cơ quan pháp luật "Bộ Nội vụ", tôi tôn trọng cách nhìn ấy và sự ứng xử theo cách nhìn đó nhưng tôi phải trao đổi với anh mấy điểm.

1.- Đối với cơ quan pháp luật, đó là một việc rất nhỏ và giản đơn, nhưng đối với một người dân (người dân đó là con dâu tôi) thì là cả một sự xáo trộn cuộc sống. Tôi sẽ nói với con tôi như thư anh trả lời tôi\. Nhưng tôi cũng muốn anh biết cho rằng: Trong mấy tuần cháu bị thẩm vấn, thỉnh thoảng cháu có gọi điện cho tôi, vừa nói vừa khóc là: Có lẽ cháu sẽ không được làm việc để kiếm sống nữa, cháu lo cho cuộc sống, cho việc nuôi chồng, nuôi con. Tô i nghĩ là cơ quan pháp luật nên hiểu tâm trạng đó và mặt đó ở phía người dân. Anh có thể thấy thêm điểm này ở thư Bùi Minh Quốc (BMQ), tôi gửi kèm đây.

2.- Bộ Nội vụ cho rằng ông BMQ đã vi phạm điều 16 của Nghị Định 31/CP. Tôi đã đọc lại điều này. Thì ra, thế là ông Quốc "vi phạm pháp luật trong khi bị quản chế, vì ông Quốc đã làm thơ và gửi thơ tặng bạn". Ta có thể thấy Bác Hồ cũng đã làm thơ trong tù. Tố Hữu cũng có bài thơ "Tâm tư trong tù" và Lê Đức Thọ cũng có bài thơ "Hận Sơn La". Thế mà Bùi Minh Quốc, trong khi bị quản chế mà làm thơ lại là vi phạm pháp luật? Nhà thơ lúc nào cũng có cảm xúc và những cảm khái cuộc đời\. Nhà thơ làm thơ mà là vi phạm pháp luật thì thật khó hiểu!

3.- Còn như cho rằng anh Quốc làm những bài thơ ấy "xâm phạm đến an ninh của đất nước" hoặc "không có lợi cho đất nước" như anh Quốc và con dâu tôi phát biểu thì tôi tin chắc rằng anh Quốc và con dâu tôi bị thẩm vấn, dồn đến chỗ buộc phải nói như thế.

Tôi có đọc cả tập thơ của Quốc (có độ 10-20 bài) với tinh thần của một cựu chiến sĩ bảo vệ tổ quốc, tôi không hề thấy có gì "hại cho đất nước", xâm phạm an ninh của đất nước. Tôi đã tiếp xúc với các nhà thơ và các bài thơ cảm khái, ví dụ Chế Lan Viên nói đến "Bánh vẽ" và "Trừ đi" anh ấy thấy anh làm thơ mà cứ phải "trừ bớt đi": trừ thịt đi, trừ ước mơ đi, thơ chỉ còn là những khúc xương khô. Tôi đã hủy tập thơ của Quốc, vì tôi thấy nó phiền cho con tôi và tôi, nhưng tôi vẫn chép lại ba bài vào sổ tay. Đó là bài: 1- "Thơ tặng vợ hiền", 2- "Thơ viết từ xó bếp" và 3- "Cay đắng thay!". Đó là những cảm khái rất đáng yêu. Bài "Cay đắng thay" có 2 câu dữ dội:

Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt

Lại đúc nên chính cỗ máy này.

Hai câu này nói hộ cho tâm trạng nhiều cựu chiến binh chống Pháp và chống Mỹ. Đó là tâm trạng "không yên" với những tệ nạn và bệnh hoạn của xã hội hiện nay. Nó quyết không thể là hại cho an ninh quốc gia! Tập thơ có vài ba bài như vậy, còn đa số là "Thơ vợ", "Thơ bếp". Nói là nó vi phạm an ninh thì chỉ là cách nói của một cách nhìn!.

4.- Tôi xin cung cấp cho anh một thông tin: ở Đà Lạt hiện có 3 trí thức nghèo (một nhà thơ chiến sĩ, một nhà văn chiến sĩ, một trí thức khoa học) đang bị quản chế hành chính và giám sát chặt chẽ. Tôi rất quen biết ba người này, rất yêu mến và quý trọng. Trong đó Bùi Minh Quốc đã cùng vợ là nhà thơ Dương Thị Xuân Quý đi B. Chị Quý đã hy sinh ở Quảng Nam. Bùi Minh Quốc viết nhiều văn thơ. Đó là của quý của đất nước. Nếu cơ quan lãnh đạo và quản lý đất nước không bị một định kiến gì chi phối mà có thái độ và chính sách khoan dung tôn trọng những tấm lòng và tài năng đó, thì đất nước có lợ i hơn nhiều\. Còn nếu cứ ngặt nghèo cảnh giác th ì đẩy mất nhiều trí thức ra xa mãi với Đảng và Nhà nước, và như thế là thật sự có hại cho đất nước. Mà tôi đã nhiều lần chính thức báo với Đảng là trí thức văn nghệ sĩ của ta tuyệt đại đa số là "đáng tin cậy".

Thực ra cứ cảnh giác cao độ thì lợi ích thu được chỉ nhỏ gấp 100, 1000 lần lợi ích thu được nếu ta tạo không khí hồ hởi vui vẻ khoan dung và tin cậy các lớp trí thức (trong đó có văn nghệ sĩ). Đây là một vấn đề tinh thần, chính sách có ý nghĩa quốc gia, chứ không phải chỉ là nột số ứng xử cụ thể, nó ảnh hưởng lớn đến uy tín, tình cảm và bộ mặt của cơ quan lãnh đạo và Nhà nước.

Tôi rất thương 3 hàn sĩ ở Đà Lạt mà tôi biết là cuộc sống rất nghèo khó, khổ sở, nhất là BMQ. Tôi rất lo và không biết tin tức gì của Quốc.

Về điểm này tôi nói riêng thêm với anh và với tinh thần tự phê bình. Vì Đảng này là của tôi. Nhà nước này cũng là của tôi.

Ta thường nói "xã hội văn minh". Thái độ và chính sách đối với trí thức và văn hóa là một điểm văn minh đấy.

Ta cứ giám sát chặt chẽ, cảnh giác, cắt điện thoại, theo dõi và ngăn chận họ. Bộ Nội vụ lại có A.25 là một bóng dáng khủng bố đối với trí thức và văn hóa. Thế là thô bạo là không văn minh là hại cho đất nước. Ta làm ngược lại thì bộ mặt xã hội ta văn minh hơn, ta xứng đáng hơn khi đối mặt với loài người đang phát triển văn minh hơn, có lợi cho đất nước ta hơn, ta nên xây dựng và tăng cườn g các văn hóa an ninh, mà không nên tăng cường các an ninh văn hóa.

Tôi đề nghị, nếu anh thấy phải thì anh tìm cách trao đổi thêm với các anh trong Thường vụ Bộ chính trị mà điều chỉnh dần thái độ và chính sách. Còn một vài cuộc đi thăm thì ý nghĩa cũng ít.

5.- Vấn đề quản chế hành chính, tôi đề nghị anh xem lại.

"Điều 72 của Hiếp pháp ghi: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án xét tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật".

Thế mà quản chế hành chính là một hình phạt và người quyết định hình phạt không phải là tòa án.

Cả pháp lệnh tháng 7/1995 và Nghị định 31/CP tháng 4 năm 1997 đều không sáng rõ được điều 72 của Hiến Pháp, là không phù hợp với tinh thần điều 72.

Tôi đề nghị cần phân biệt và xác định:

Có những lỗi hành chính, là lỗi (không phải tội) hành chính cho nên chỉ có phạt hành chính, tức là phê bình cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền.

Còn vi phạm luật hình sự thì nhất thiết phải theo luật tố tụng hình sự, và tùy theo sự kết tội nặng nhẹ của tòa án mà xử phạt nặng nhẹ, phạt hành chính không được xâm phạm đến tự do sinh sống và lao động. Nên sửa chữa ngay Pháp lệnh và yêu cầu chính phủ hủy bỏ hoặc sửa chữa Nghị định 31/CP. Việc này, tôi chắc được hoan nghênh.

Tôi biết đã có một cựu chiến binh tên là Phạm Vũ Sơn có thư cho anh, nói về vấn đề này rồi.

6.- Gần đây rộ lên những sự việc như Hồi Ký Trần Quỳnh, hoạt động của Đặng Đình Loan, các bài của "một Đảng viên" của ông TA đợt phê phán các "quan điểm" rầm rộ ở các báo mà nhiều người biết đó là những "quan điểm" của Trần Độ bị trích dẫn cắt xén có dụng ý vu cáo xuyên tạc - và các bài ý kiến của Phan Đình Diệu, Hoàng Hữu Nhân, Thanh Giang, Hoàng Tiến v...v. và v.v.... Tôi có được xem mấy chục bài ý kiến: hưởng ứng hoặc bác bỏ nhau rất lộn xộn.

Tình hình này là không thể dẹp yên. Có tình hình đó là vì không có tự do ngôn luận. Nếu có một vài tờ báo độc lập đăng tải các loại ý kiến, những người có ý kiến có nơi để phát biểu và được phát biểu (tôi theo dõi thì thấy các lớp người "Lão thành", "Cựu chiến binh" và "Trí thức" là có nhiều ý kiến) thì sẽ bớt đi, hoặc hết hẳn hiện tượng lộn xộn trên để bọn cơ hội mất điều kiệ n ném đá giấu tay, làm mất trật tự. Đây cũng là 1 chính sách lớn, chứ không phải là cách đối phó vặt.

Tình hình năm 1987, sau Đại hội VI và NQ 05 của BCT bớt hẳn những hiện tượng tiếu lâm, ca dao, hò vè đã chứng thực điều đó.

Tóm lại nhân dịp này tôi muốn trao đổi với anh mấy ý kiến liên quan đến 2 vấn đề chung mà tôi quan tâm và có hiểu biết ít nhiều.

- Thái độ và chính sách văn hóa đối với trí thức văn nghệ sĩ.

- Vấn đề xử phạt hành chính.

Anh đọc và suy nghĩ, nếu có điều kiện anh lại cho tôi biết thêm về ý kiến của anh. Viết riêng cho anh thì nói được một ít ý kiến cụ thể.

Chúc anh khỏe.

Thân ái

(ký tên)

Trần Độ

97 Trần Hưng Đạo

ĐT: 8.264673
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn