Đối diện với bản tin “Việt Nam kêu gọi quốc tế hỗ trợ sơ tán lao động Việt tại Lybia”, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau đưa ra. Người thì cho rằng đây là một hành động hoàn toàn có thể chấp nhận được, người khác lại cho rằng việc bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam lao động tại nước ngoài là trách nhiệm của chính phủ khi có những kế hoạch chi tiêu, “giải ngân” ngân sách cho các dịp lễ hội vô tội vạ.
Riêng tôi, muốn đặt ra một câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người đang tự vấn: “Người lao động (NLĐ) Việt Nam thực sự có những quyền lợi gì và ai sẽ bảo vệ quyền lợi của họ?”, bởi bản chất của nhà nước hiện tại không hề bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Đối với lực lượng lao động trong nước, có lẽ là Liên đoàn Lao Động, và các tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động: “để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động”.
Lý thuyết là như vậy, còn thực tế ra sao?
Thực tế, những người làm công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động lại là “kiêm nhiệm” mà không phải là chuyên trách hoặc không do người lao động thực sự cử ra để đại diện. Sự nhập nhằng lãnh đạo này dẫn đến NLĐ có nhiều thiệt thòi. Khi người lao động không được tăng lương tối thiểu - phải nhận đồng lương không đúng sức lao động, nhiều quyền lợi hợp pháp khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp... cũng bị thiệt hại vì tất cả đều căn cứ theo lương. Chưa kể đến trường hợp họ thường xuyên bị vắt kiệt sức vì tăng ca quá mức, vì chế độ ăn uống không bảo đảm…
Khi NLĐ có được một công việc để bảo đảm sự sống của bản thân họ, gia đình họ , làm ra của cải vật chất cho xã hội như giáo trình trong các nhà trường nêu khái niệm, thực tế họ phải thỏa thuận với bên sử dụng lao động bằng một loại giấy tờ văn bản mà ta hiểu đó là hợp đồng lao động.
Để được làm việc, NLĐ lại phải ký hoặc buộc tuân thủ không điều kiện một thứ văn bản nữa được xây dựng trên cơ sở luật lao động gọi là thỏa ước lao động tập thể.
Mặt tích cực của loại văn bản này ai cũng rõ, bên cạnh đó nó có “tác dụng” khống chế thái độ của người lao động, hiểu theo nghĩa rộng. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể là những điều khoản ràng buộc do giới chủ đưa ra, không hề có sự đóng góp ý kiến của NLĐ.
Ví dụ, thỏa ước ghi: “Người lao động có quyền từ chối làm việc ở chỗ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe… hoặc không bảo đảm an toàn, thiếu thiết bị bảo hộ…” Nhưng trên thực tế khi nhận việc, NLĐ thử từ chối xem, mất việc, hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay. Khi có tranh chấp, hay mâu thuẫn giữa các bên, giới chủ lại vin vào cái gọi là pháp luật bảo hộ… mà thực chất là chân lý của kẻ mạnh để trấn áp người lao động.
Ai sẽ kiểm tra, giám sát tới nơi tới chốn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động?
Tất nhiên, không chỉ có tổ chức công đoàn cơ sở, mà các cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống pháp luật Việt Nam phải thực hiện vai trò này. Đáng tiếc là trên thực tế người lao động cũng không mấy trông mong vào việc được bảo đảm quyền lợi bởi thực chất nhiều công đoàn cơ sở gần như chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong cơ chế hoạt động như hiện nay. Còn các tổ chức công đoàn cấp trên lại quá xa xôi và thường chỉ có mặt khi sự việc đã rồi. Bởi một thực tế tréo ngoe ở Việt Nam, công đoàn là một bộ phận của bên sử dụng lao động, hay nói khác đi là của giới chủ nên người lao động đành phải sử dụng “vũ khí” cuối cùng đó là đình công. Bản chất của đình công hay lãn công ở đây không phải họ muốn thay đổi thỏa hiệp trước đó với “giới chủ” mà họ đòi “giới chủ” thực hiện nghiêm túc thỏa hiệp trước công việc của mình.
Tuy nhiên khi đối mặt để giải quyết vấn đề với người lao động lúc đình công xảy ra, người sử dụng lao động và công đoàn thay vì giải quyết tận gốc vấn đề, họ lại thường tìm cách trấn an xoa dịu, bên cạnh đó còn ráo riết truy tìm những người dũng cảm bảo vệ quyền lợi của người lao động không nằm trong các tổ chức công đoàn để truy ép và xử lý với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”. (1)
Rõ ràng người lao động là nguồn tài nguyên lớn nhất của mỗi doanh nghiệp (DN), kỳ vọng của họ là được hưởng mức lương xứng đáng với chính công sức bỏ ra. Nếu DN biết chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, chắc chắn họ sẽ làm việc hết mình, từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Khi có vấn đề giữa người sử dụng lao động và NLĐ xảy ra, các cơ quan chức năng và các cơ quan chủ quản làm gì để bảo vệ quyền lợi của NLĐ và giải quyết vấn đề một cách rốt ráo????
Đối với những lao động Việt Nam tại nước ngoài, ngoài Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ( LĐ-TB&XH) là cơ quan quản lý và cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), còn có Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Uỷ ban của các vấn đề và xã hội cùng các Lãnh sự ngoài nước trực thuộc Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao.
Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng thực tập;
4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. (2)
Thực tế thì sao?
Bài “Bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài” trên báo Công an nhân dân có đoạn viết:
Nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, bản thân NLĐ cũng như người thân của họ ở quê nhà đều không biết tìm kiếm sự hỗ trợ của cơ quan nào, trong khi Chính phủ đã xây dựng cả một hệ thống bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. (3)
Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng “Các cơ quan chức năng còn thiếu sự phối hợp” (3)
Một khi đã chấp nhận xa quê hương mưu sinh, NLĐ Việt Nam đã tin tưởng vào sự trợ giúp của doanh nghiệp XKLĐ, các ban ngành có liên quan, hẳn không ai nghĩ rằng, khi sự cố xảy ra, số phận của họ tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan chức năng, mà ở Việt Nam còn đang nặng về cơ chế quản lý hành chính.
Phóng sự “Công nhân Việt ở Malaysia: Môi giới Mã xử tệ, môi giới Việt Nam bỏ mặc” của đài Á Châu Tự Do là một ví dụ chỉ ra thực tế rằng, quyền lợi hợp pháp của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài thực sự bị bỏ ngỏ. (4)
Bên cạnh việc kết luận các vấn đề xảy ra đối với NLĐ Việt Nam tại nước ngoài “lỗi chính thuộc về doanh nghiệp” (5) thì các cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản đã làm gì ngoài việc phủ nhận trách nhiệm, đổ lỗi cho doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng “tuyên truyền, cảnh báo, điểm mặt một số tổ chức phản động mà lao động Việt Nam ở nước ngoài không nên tìm đến” (5)
Trường hợp lao động Việt Nam ở nước ngoài gặp biến cố chính trị ở nước sở tại như Libya, thực tế là trường hợp bất khả kháng. Nhà nước Việt Nam phải tức tốc thi hành những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ công dân của mình. Từ đó, nếu có muốn kêu gọi bất kỳ một tổ chức quốc tế nào, họ cũng sẵn sàng. Chứ như tình trạng hiện nay, liệu sự kêu gọi của “đại diện” nhân dân Việt Nam với quốc tế có “thấu” hay không? Câu trả lời nằm ở thái độ của người có “đòn cân” tức quyền, người có “quả cân” tức hành.
Người lao động Việt Nam thực sự có những quyền lợi nào?
Ai giúp người lao động biết cách đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp, chính đáng để không xảy ra những sự cố đáng tiếc?
Bạn và tôi đã có câu trả lời thoả đáng hay chưa?
Mẹ Nấm
04-01-2011
Theo Blog Mẹ Nấm
Bài viết riêng cho DCVOnline.
(1) http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-jails-3-young-activists-106543693.html
(2) http://vieclam.nld.com.vn/?view=lawdocs&id=8
(3) http://cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2009/5/138964.cand
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-workers-to-malaysia-face-difficulties-with-go-between-agencies-02222011080246.html?searchterm=None
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-female-workers-return-home-waiting-for-compensation-TTru-08282008090941.html
(5) http://vieclam.nld.com.vn/?view=labourexports&id=459
Riêng tôi, muốn đặt ra một câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người đang tự vấn: “Người lao động (NLĐ) Việt Nam thực sự có những quyền lợi gì và ai sẽ bảo vệ quyền lợi của họ?”, bởi bản chất của nhà nước hiện tại không hề bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Đối với lực lượng lao động trong nước, có lẽ là Liên đoàn Lao Động, và các tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động: “để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động”.
Lý thuyết là như vậy, còn thực tế ra sao?
Thực tế, những người làm công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động lại là “kiêm nhiệm” mà không phải là chuyên trách hoặc không do người lao động thực sự cử ra để đại diện. Sự nhập nhằng lãnh đạo này dẫn đến NLĐ có nhiều thiệt thòi. Khi người lao động không được tăng lương tối thiểu - phải nhận đồng lương không đúng sức lao động, nhiều quyền lợi hợp pháp khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp... cũng bị thiệt hại vì tất cả đều căn cứ theo lương. Chưa kể đến trường hợp họ thường xuyên bị vắt kiệt sức vì tăng ca quá mức, vì chế độ ăn uống không bảo đảm…
Khi NLĐ có được một công việc để bảo đảm sự sống của bản thân họ, gia đình họ , làm ra của cải vật chất cho xã hội như giáo trình trong các nhà trường nêu khái niệm, thực tế họ phải thỏa thuận với bên sử dụng lao động bằng một loại giấy tờ văn bản mà ta hiểu đó là hợp đồng lao động.
Để được làm việc, NLĐ lại phải ký hoặc buộc tuân thủ không điều kiện một thứ văn bản nữa được xây dựng trên cơ sở luật lao động gọi là thỏa ước lao động tập thể.
Mặt tích cực của loại văn bản này ai cũng rõ, bên cạnh đó nó có “tác dụng” khống chế thái độ của người lao động, hiểu theo nghĩa rộng. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể là những điều khoản ràng buộc do giới chủ đưa ra, không hề có sự đóng góp ý kiến của NLĐ.
Ví dụ, thỏa ước ghi: “Người lao động có quyền từ chối làm việc ở chỗ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe… hoặc không bảo đảm an toàn, thiếu thiết bị bảo hộ…” Nhưng trên thực tế khi nhận việc, NLĐ thử từ chối xem, mất việc, hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay. Khi có tranh chấp, hay mâu thuẫn giữa các bên, giới chủ lại vin vào cái gọi là pháp luật bảo hộ… mà thực chất là chân lý của kẻ mạnh để trấn áp người lao động.
Ai sẽ kiểm tra, giám sát tới nơi tới chốn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động?
Tất nhiên, không chỉ có tổ chức công đoàn cơ sở, mà các cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống pháp luật Việt Nam phải thực hiện vai trò này. Đáng tiếc là trên thực tế người lao động cũng không mấy trông mong vào việc được bảo đảm quyền lợi bởi thực chất nhiều công đoàn cơ sở gần như chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong cơ chế hoạt động như hiện nay. Còn các tổ chức công đoàn cấp trên lại quá xa xôi và thường chỉ có mặt khi sự việc đã rồi. Bởi một thực tế tréo ngoe ở Việt Nam, công đoàn là một bộ phận của bên sử dụng lao động, hay nói khác đi là của giới chủ nên người lao động đành phải sử dụng “vũ khí” cuối cùng đó là đình công. Bản chất của đình công hay lãn công ở đây không phải họ muốn thay đổi thỏa hiệp trước đó với “giới chủ” mà họ đòi “giới chủ” thực hiện nghiêm túc thỏa hiệp trước công việc của mình.
Tuy nhiên khi đối mặt để giải quyết vấn đề với người lao động lúc đình công xảy ra, người sử dụng lao động và công đoàn thay vì giải quyết tận gốc vấn đề, họ lại thường tìm cách trấn an xoa dịu, bên cạnh đó còn ráo riết truy tìm những người dũng cảm bảo vệ quyền lợi của người lao động không nằm trong các tổ chức công đoàn để truy ép và xử lý với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”. (1)
Rõ ràng người lao động là nguồn tài nguyên lớn nhất của mỗi doanh nghiệp (DN), kỳ vọng của họ là được hưởng mức lương xứng đáng với chính công sức bỏ ra. Nếu DN biết chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, chắc chắn họ sẽ làm việc hết mình, từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Khi có vấn đề giữa người sử dụng lao động và NLĐ xảy ra, các cơ quan chức năng và các cơ quan chủ quản làm gì để bảo vệ quyền lợi của NLĐ và giải quyết vấn đề một cách rốt ráo????
Đối với những lao động Việt Nam tại nước ngoài, ngoài Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ( LĐ-TB&XH) là cơ quan quản lý và cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), còn có Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Uỷ ban của các vấn đề và xã hội cùng các Lãnh sự ngoài nước trực thuộc Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao.
Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;
3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng thực tập;
4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. (2)
Thực tế thì sao?
Bài “Bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài” trên báo Công an nhân dân có đoạn viết:
Nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, bản thân NLĐ cũng như người thân của họ ở quê nhà đều không biết tìm kiếm sự hỗ trợ của cơ quan nào, trong khi Chính phủ đã xây dựng cả một hệ thống bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. (3)
Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng “Các cơ quan chức năng còn thiếu sự phối hợp” (3)
Một khi đã chấp nhận xa quê hương mưu sinh, NLĐ Việt Nam đã tin tưởng vào sự trợ giúp của doanh nghiệp XKLĐ, các ban ngành có liên quan, hẳn không ai nghĩ rằng, khi sự cố xảy ra, số phận của họ tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan chức năng, mà ở Việt Nam còn đang nặng về cơ chế quản lý hành chính.
Phóng sự “Công nhân Việt ở Malaysia: Môi giới Mã xử tệ, môi giới Việt Nam bỏ mặc” của đài Á Châu Tự Do là một ví dụ chỉ ra thực tế rằng, quyền lợi hợp pháp của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài thực sự bị bỏ ngỏ. (4)
Bên cạnh việc kết luận các vấn đề xảy ra đối với NLĐ Việt Nam tại nước ngoài “lỗi chính thuộc về doanh nghiệp” (5) thì các cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản đã làm gì ngoài việc phủ nhận trách nhiệm, đổ lỗi cho doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng “tuyên truyền, cảnh báo, điểm mặt một số tổ chức phản động mà lao động Việt Nam ở nước ngoài không nên tìm đến” (5)
Trường hợp lao động Việt Nam ở nước ngoài gặp biến cố chính trị ở nước sở tại như Libya, thực tế là trường hợp bất khả kháng. Nhà nước Việt Nam phải tức tốc thi hành những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ công dân của mình. Từ đó, nếu có muốn kêu gọi bất kỳ một tổ chức quốc tế nào, họ cũng sẵn sàng. Chứ như tình trạng hiện nay, liệu sự kêu gọi của “đại diện” nhân dân Việt Nam với quốc tế có “thấu” hay không? Câu trả lời nằm ở thái độ của người có “đòn cân” tức quyền, người có “quả cân” tức hành.
Người lao động Việt Nam thực sự có những quyền lợi nào?
Ai giúp người lao động biết cách đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp, chính đáng để không xảy ra những sự cố đáng tiếc?
Bạn và tôi đã có câu trả lời thoả đáng hay chưa?
Mẹ Nấm
04-01-2011
Theo Blog Mẹ Nấm
Bài viết riêng cho DCVOnline.
(1) http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-jails-3-young-activists-106543693.html
(2) http://vieclam.nld.com.vn/?view=lawdocs&id=8
(3) http://cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2009/5/138964.cand
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Viet-workers-to-malaysia-face-difficulties-with-go-between-agencies-02222011080246.html?searchterm=None
(4) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-female-workers-return-home-waiting-for-compensation-TTru-08282008090941.html
(5) http://vieclam.nld.com.vn/?view=labourexports&id=459
Gửi ý kiến của bạn