BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76328)
(Xem: 63018)
(Xem: 40410)
(Xem: 32006)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân chuyện ông Dương Trung Quốc nói về thế hệ vàng và thế hệ bị “mất gốc”

04 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1456)
Nhân chuyện ông Dương Trung Quốc nói về thế hệ vàng và thế hệ bị “mất gốc”
54Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.85
Khái niệm về Chân-Thiện-Mỹ là một giá trị phương Tây trong lịch sử triết học cổ đại. Từ đó đến nay dần được khẳng định là đích ngắm của loài người trên con đường văn minh hoá ở Âu Mỹ. Chân-Thiện-Mỹ không phải là Thiên Đường, một miền cực lạc cho linh hồn một ngày nào đó của tương lai, sau khi chết. Chân-Thiện-Mỹ là hạnh phúc con người mơ ước cho cuộc sống hiện tại. Thiên Chúa giáo cũng nói đến Chân-Thiện-Mỹ nhưng nói nhiều đến Thiện Mỹ mà không đặt ở vị trí cương lĩnh vì khái niệm về Chân thời cổ đại có ít nhiều mâu thuẫn với xác tín tôn giáo và có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống niềm tin tôn giáo. Ngày nay khi đi sâu vào cái Chân tức sự thật thì sự thật trong khái niệm triết học và khoa học, không phải chỉ bao hàm cái gì chúng ta nhìn thấy được vì có những thứ tồn tại ngoài tầm nhìn thí dụ tia laser, sóng điện từ... hay chỉ là hình ảnh ảo khác hơn sự thật như đi xe không biết mình di chuyển mà thấy hàng cây chạy ngược, hay việc “trái đất quay quanh mặt trời” chứ không phải như con người nhiều ngàn năm nối tiếp cứ ngỡ “mặt trời quay quanh trái đất”.

Chân-Thiện-Mỹ cũng không định hình rõ và bất biến hay chỉ tồn tại ngoại thân như hạt kim cương quý giá con người phải dùng nó trang điểm thêm. Đạo Phật, một triết học phương Đông, nhìn Chân-Thiện-Mỹ ở khía cạnh đạo đức, bản chất, giá trị con người, cho Chân-Thiện-Mỹ ẩn tàng trong từng con người như một thứ bản chất, trong một con người có đủ những hạt giống của Chân-Thiện-Mỹ, không cần kiếm tìm cầu xin, không mặc cảm thấp kém, không phải lừa dối nhau, không cần trang điểm thêm, chỉ cần khai mở.

Người được học, được khai tâm mở trí tất có cách sống khác hơn người vô học. Nhưng cái học cũng không dễ vì phải theo đúng con đường Chân Thiện Mỹ nếu dạy điều sai (ví như kinh Q’ran dạy rằng ai không theo đạo Hồi là đáng bị trừng phạt giết bỏ, hay thế giới Cộng Sản dạy giết địa chủ là điều đúng điều thiện để xây dựng công bằng như trong Cải Cách Ruộng Đất ở VN hay CS Campuchia dạy Angka trẻ con giết trí thức giàu có xa hoa là điều thiện vì mục tiêu là xây dựng một xã hội mới công bằng ai cũng phải lao động chân tay...) thì cái học đó còn gây nhiều thảm họa.

Nội hàm của Chân-Thiện-Mỹ là nội hàm mở không có biên cương và con người từ nhiều quốc gia khó thể có được cùng một cách hiểu, khó thống nhất một cách làm. Mỗi tầng nấc văn minh sản sinh khái niệm làm nên nội hàm Chân-Thiện-Mỹ. Chân-Thiện-Mỹ có thật, nhưng thường bị bức màn vô minh che khuất hay ẩn tàng sâu kín trong con người nên không chạm đến được như trăng sao trên bầu trời. Và khi chưa khai mở nội tâm được để có “óc nhân văn, tính nhân bản” thì con người còn chưa thống nhất cách hành xử giữa con người với nhau và cả giữa con người với con vật !

Mối quan hệ này phải dựa trên sự ân cần nâng đỡ tạo ra điều hạnh phúc cho từng con người như Chủ nghĩa nhân văn lấy “Con người hạnh phúc” làm mục tiêu, hay là mối quan hệ dùng quyền lực độc tài toàn trị đặc quyền phe nhóm như VN, tranh đọat thêm quyền lực thêm đất đai như kiểu “lấn đất lấn biển” của Trung Quốc, để khai thác con người khác cho thụ hưởng cá nhân ích kỷ của mình?

Mỗi khi bị phê phán nếu không đủ lý do biện minh theo tiêu chí Chân-Thiện-Mỹ thì người ta bèn hô hoán lên là “chuyện nội bộ một quốc gia! Đó là lối ngụy biện ấu trĩ nhất.

Ngày nay, triết học mới còn đề xuất thêm ý nghĩa mới cho Chân-Thiện-Mỹ là cần có sự có liên quan với nhau giống khái niệm “Thiên Địa Nhân hợp nhất”, và con người là một tiểu vũ trụ. Với Chân-Thiện-Mỹ nếu vẻ đẹp mà hàm chứa niềm đau và nỗi chết thì không thể coi là Chân Thiện Mỹ để làm theo. Môt bài văn hay mà kêu gọi bạo hành chết chóc làm cho con người đau khổ thêm như Cộng Sản hay khủng bố Hồi giáo thì không chút gì là Chân Thiện Mỹ. Cái Mỹ cũng không được tách khỏi cái Chân vì thiếu cái Chân thì thành kiểu một hoa hậu nhờ phấn son và dao kéo giải phẩu thẩm mỹ .

Vũ trụ quan Thiên-Địa-Nhân (Trời-Đất-Người) của tư tưởng Trung Hoa không tương đồng với Chân Thiện Mỹ, khái niệm Thiên-Địa-Nhân đã khiến Trung Quốc tự xưng mình về Thiên là trung tâm vũ trụ (Thiên) và xây dựng một quốc gia đất rộng (Địa) người đông (Nhân ) như một niềm đam mê thần thánh! Vì phải có sự trợ giúp của Trời đất nên có thêm khái niệm “Thiên tử” trị vì quốc gia và con người có vận mệnh phải cam chịu số phần đã định sẵn chứ không phải khuyến khích khai tâm mở trí tự lực !

Ngày nay khái niệm này bị hạn chế nhiều như khái niệm về thiên tử (Vua là con trời) và vận mệnh. Cuộc sống dân Mỹ cho thấy không phải con nhà giàu, không phải gia đình có “truyền thống” khoa bảng, tinh thần cách mạng thì cái phẩm chất ưu việt đó được... “truyền tử lưu tôn” như CSVN làm! Nhưng cũng như tôn giáo, niềm tin này chưa bị đánh đổ hoàn toàn khi khoa học còn chưa giải thích được nhờ đâu, nhờ hội tụ yếu tố sinh học nào đã giúp một người có IQ cao, xinh đẹp, bơi nhanh hơn, nhảy cao hơn..., tức có yếu tố lợi thế để dễ thành công hơn. Và như Bill Gates nói: “Ai nắm được người có IQ cao sẽ thắng!”.

Khi chưa lý giải được về IQ thì con người vẫn nghĩ đó là do có phước được... “Trời cho !” hay Phật giáo cho rằng người thông minh vì là người đã trải qua nhiều tiền kiếp học hành rồi, tất yếu kiếp sau sẽ thông minh hơn vì như học lại bài củ sẽ dễ dàng hơn !

Tuy nhiên, nhân sinh quan phương Đông thể hiện trong ngũ thường “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” hay các lời dạy của Khổng tử sau đây có thể xem như một bài học nhập môn thực hành “Chân Thiện Mỹ”: “Tâm còn chưa Thiện, phong thủy vô ích. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích. Anh em chẳng hòa, bạn bè vô ích. Làm trái lòng người, thông minh vô ích. Chẳng giữ nguyên khí, thuốc thang vô ích. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích” (Khổng Tử).

Chân-Thiện-Mỹ ở Âu Mỹ là cái gốc bất di bất dịch, di chỉ của ký ức của từng quốc gia bộ tộc như truyền thống, bản sắc, công trình kiến trúc... khác nhau rất nhiều nhưng có thứ được chắt lọc và liệt vào di sản thế giới vì xét có tầm giá trị quy chiếu theo tiêu chí Chân-Thiện-Mỹ.

Bản sắc dân tộc chưa phải là giá trị vĩnh hằng mà chỉ mới là một dòng chảy tâm lý ngầm, một thói quen ứng xử được hình thành từ gia đình xã hội trong một bối cảnh của một thời đại. Bản sắc dù lâu đời vẫn còn ở tầm văn hoá thấp, còn phải chịu trải qua quá trình đổi thay biến chuyển thử thách... Có thứ sẽ biến thành truyền thống tốt đẹp như truyền thống hiếu học, yêu trẻ, tôn kính người già, nhưng có thứ chỉ là hủ tục như lễ hội, thờ cúng, đốt vàng mã... hay tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa...

Trong quá trình sàng lọc giá trị, học giả của các quốc gia đều lấy tiêu chí Chân-Thiện-Mỹ quy chiếu để biết rằng mình đang ở tầng nấc nào của nền văn minh.

Khi xem một cuộc thi hoa hậu rõ ràng chúng ta chỉ có thể phân biệt màu da song hoàn toàn không thể phân biệt các cô là người quốc tịch nước nào nếu các cô không mang tên nước hay mặc quốc phục.

Như vậy khi nền chính trị có được “chuẩn mực chung” để đánh giá như cuộc thi hoa hậu thì chúng ta chỉ còn bận tâm đến thứ hạng chứ không khác biệt trong khái niệm Chân-Thiện-Mỹ!

Các học giả Việt Nam bối rối chính vì khối Cộng Sản, nhất là Mao Trạch Đông, cực kỳ ảo tưởng khi muốn xoá sạch văn minh từ thế giới cổ đại, cận đại đến đương đại và kiêu ngạo vô cùng khi nghĩ sẽ thiết kế những giá trị khác cho xã hội.

Do không phù hợp nhân tính bình thường nên không thể dùng biện pháp giáo dục quy định hành chánh mà phải ép buộc bằng bạo lực và bằng các cuộc giết người với cách luận tội sơ khai theo cảm tính hay tệ hơn là theo hiềm khích cá nhân không kiểm chứng như CCRĐ hay thủ tiêu chính trị bí mật những người chống lại mình.

Thứ xã hội tạo ra sự sợ hãi mà họ cho là có “sức mạnh đoàn kết” thật ra là sợ hãi phải răm rắp tuân thủ. Ngày nay ngay khi huấn luyện thú cũng dùng phương pháp khen tặng để tạo hứng thú và khuyến khích tuân thủ. Còn Cộng sản dùng bạo lực là mô phỏng con chó dữ muốn thấy có dưới tay một lũ dân chúng an phận sợ sệt nép vào nhau mà sống trong bế tắc như bầy cừu chờ bị đưa đi giết thịt! Nhìn lại, tất thấy ra đó là đất nước trải qua bước gãy đổ của văn hoá do mất đi óc nhân văn, hình thành lại ... tính rợ của những loài súc sinh vô học, không có sự tiếp chuyển lưu truyền kế thừa văn hoá để tiến đến Chân-Thiện-Mỹ!

Hiện nay, trên con đường hội nhập, Cộng Sản đang dùng chính tiêu chí đánh giá sức mạnh kinh tế qua trữ kim của Âu Mỹ. Nhưng cách có được trữ kim này ở Âu Mỹ là sau khi cung cấp cuộc sống thoả đáng cho dân nên hoàn toàn khác hơn cách của Cộng Sản để gom trữ kim cho quốc gia! Các nước Âu Mỹ có suy thoái kinh tế thì bị buộc giảm chi tiêu lương, phải thắt lưng buộc bụng vì từng trả lương cao hơn khả năng lợi nhuận nền kinh tế đó có được. Các nước Cộng Sản như Trung Quốc thì bất cần dân còn bất hạnh thiếu thốn, và một khi có được tiền thì cũng theo quán tính bạo lực và thứ vũ trụ quan “ Trời-Đất-Người-Thiên mệnh” là lo trang bị vũ trang để gây chiến tranh biên giới xâm lược lấn chiếm mở rộng đất đai, vô cùng thiếu óc hòa bình nhân văn.

Theo khái niệm về Chân-Thiện-Mỹ đó, người Mỹ phác họa “Giấc mơ Mỹ” và nước Mỹ đã thành công, trở thành đất nước biểu tượng văn minh và hạnh phúc cho loài người. Khi con người ai cũng có quyền tiếp cận học vấn khai mở tâm trí, chỉnh đốn cách sống để con người đạt thành một đẳng cấp xã hội mình muốn và là một giá trị xã hội cũng như nhận được sự đãi ngộ tương xứng với công sức, thì con ngưới ắt là đã tìm được cuộc sống hứng thú với tự do hạnh phúc.

Một trí thức không ai còn ngu dại đến độ cống hiến hết lòng cho một thứ xã hội mà bộ chính trị nắm quyền ngân sách, nhân sự chỉ được chọn ra từ phe nhóm đảng viên và hàng ngũ “con các ông cháu các cha” chính trị như đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc! Việc dùng con cái mình cũng còn có ý nghĩa không tích cực là Cộng Sản không được hoan nghênh mà phải thụ hẹp “đảng trường”, họa hằn chỉ có con cái chúng mới bị ám thị từ cha mẹ, có mối liên hệ không tránh khỏi bởi huyết thống nên ủng hộ nhau làm điều tệ hại cho lịch sử đất nước hay bởi vì không còn con đường nào khác tiến lên khi chúng không có tài năng thực thụ !

Tháng 11. 2010, tỷ phú 46 tuổi người Trung Quốc, Jack Ma, trả lời kênh truyền hình ABC rằng chính những lý tưởng Mỹ đã khiến Hoa Kỳ giàu mạnh và ngày nay người Trung Quốc đang khá lên cũng vì dám mơ. “Khi tôi nhìn vào văn hoá Mỹ, tôi thấy đó là văn hoá đổi mới”. Ông nói người Mỹ nên giữ lấy lý tưởng của họ. "Đừng đánh mất giấc mơ Mỹ. Đây chính là giấc mơ đã kích thích chúng tôi và cả thế giới…Hãy luôn nghĩ về sứ mệnh của mình và sứ mệnh sẽ kéo chúng ta đi" ( theo BBC)

Những người Trung Quốc lạc hậu hơn, thâm nhiễm chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì cũng phải nói :” Ghét Mỹ mà cái gì cũng phải học từ Mỹ , tức thật !”

Thật không ổn khi cho rằng có nhiều nền văn minh và có va chạm văn minh này khiến nổ ra các cuộc chiến tranh của Mỹ và Trung Đông. Thật ra chỉ có một nền văn minh, và hiện thực cho thấy còn tồn tại nhiều tầng nấc văn minh khác nhau, nhiều sắc diện và giai điệu khác nhau được xem như bản sắc của từng dân tộc.

“Không gian văn hoá cồng chiêng” của người dân tộc Tây Nguyên Việt Nam được Unesco công nhận và lưu giữ như giá trị văn hoá trong nền văn minh chung của nhân loại. Cũng như Kim Tự Tháp của Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc hay Angkor của Campuchia...Đó là sự công nhận cho dù là bộ lạc lạc hậu nhất cũng có những thứ được xem là giá trị là tuyệt đỉnh tài hoa không thua những nơi được coi như chiếc nôi của văn minh !

Nếu quy chiếu theo cái gốc là Chân Thiện Mỹ này thì vì theo chủ nghĩa Cộng Sản sai lầm nên không chỉ VN mà cả Trung Quốc đang tụt xuống tầng nấc văn minh thấp và hằng ngày cứ phải dùng lý lẽ ấu trĩ: “Chuyện nội bộ của VN, các nước không được xen vào !”.

Sứ mệnh văn chương có thể biến “thuốc đắng đã tật” thành thứ ”thuốc ngọt đã tật”, học kiểu cách nói thẳng nhưng nhu nhã của các học giả ! Không thể có thứ “văn chương xu phụ” hay chỉ dám nói ...“vòng vo tam quốc” dành ưu ái cho cái sai vì sợ hãi khiến cho có lỗi với những người phải chịu thiệt hại vì sai lầm chính trị đó !

Việc hình thành thế hệ vàng là quá trình thành công của phong trào Duy Tân của hoàng gia nhà Nguyễn, thành công của phong trào Đông Du của Cụ Phan Bội Châu và Tây học của Cụ Phan Châu Trinh ! Ông Dương Trung Quốc cho thế hệ vàng là “nhờ đã tiếp thu những tinh túy của nền quốc học và văn hoá, văn minh phương Tây một cách xuất sắc” [1] là cách chúng ta thường nghĩ, nhưng không hẳn là đúng.

Để làm sáng tỏ, xin hỏi tiếp: vậy thì một người Việt Nam khoa bảng học từ VNCH nghiêng theo văn hoá Mỹ tạo thành nền văn hoá Phương Nam hiện nay vẫn chưa mất hẳn thì sao? Những người VN tốt nghiệp từ Mỹ thì ra sao? Những Việt kiều nhỏ tuổi hoàn toàn ở Mỹ, Canada, Úc thậm chí không còn nói tiếng Việt , nhưng thành công như cậu bé Nam Nguyễn 12 tuổi, sinh ở nước ngoài, vô địch trượt băng nghệ thuật ở Canada chắc chắn không còn bản sắc Việt Nam, một xứ Việt Nam còn chưa hề thấy tuyết là gì, thì đáng quý hơn không? Có phải cậu bé này là vàng ròng 24 dù không hề có “gốc VN để mất”, còn thế hệ vàng VN xưa kia chẳng qua chỉ là vàng 14 hay 18 mà thôi?

Người VN thành “vàng ròng” thế đó hay thành “em bé chăn trâu” đều nhờ nền chính trị cả, cho nên một nền chính trị chỉ lo đóng kịch biện hộ thì khó thể chấp nhận.



Ý tưởng của ông Dương Trung Quốc là một cái nhìn tích cực đáng hoan nghênh, nhưng quá thận trọng đến diễn đạt thiếu sáng tỏ và không thấy để xuất định hướng. Ông không dám vượt qua quyền lực của Ban tư tưởng Văn hoá CSVN, hay còn lần mò tìm kiếm chưa khẳng định được như nhà doanh nghiệp Trung Quốc hay sao? Ông biết sẽ không đi theo cái cũ, nhưng theo cái mới nào, sao vẫn chưa thấy quý ông Dương Trung Quốc mạnh mẽ tiết lộ! Hay quý ông còn vướng mắc cái sợ là không được “chê Tàu” hay “khen Mỹ” như cái thời miền Bắc trong cơn động kinh vừa ngu muội vừa điên khùng là thấy một quyển sách tiếng Mỹ trong nhà đã bị kết tội thân Mỹ?

Khi có học qua hai nền y học Pháp Mỹ, có thể kết luận Pháp sau Mỹ ít nữa là 5 năm ! Pháp công nhận về khoa học thua Mỹ song cho về văn học tư tưởng Pháp hơn Mỹ. Nhưng đó chỉ là biện hộ, nước Pháp nổi danh vì có thứ văn chương khá phù hợp cảm xúc nhưng khá vô dụng là văn chương lãng mạn thu hút với lối văn nhẹ nhàng nhưng ít chiều sâu tư tưởng và khá xa rời hiện thực, chỉ để các thiếu nữ mơ mộng, những cuộc ngoại tình trong tư tưởng hay những giấc mộng không thành, vô thưởng vô phạt như Francoise Sagan nổi danh! Tuy thứ văn chương này không mang tội như thứ văn chương xu phụ nuôi dưỡng hủ tục của Trung Quốc khi ca ngợi bàn chân nhỏ mà sinh ra việc phụ nữ bó chân và khiến con người mê lầm để hủ tục này kéo dài cả ngàn năm, nhưng văn chương lãng mạn không thể so bằng tư tưởng Mỹ với điện ảnh văn chương mang chất liệu phóng sự và sau khi dùng cách điển hình hoá, vô danh hoá một sự thật khá phổ biến, đã hình thành nền văn hoá hiện thực có tác dụng chỉnh sửa xã hội hiệu quả cao.

Văn hoá Mỹ theo chủ nghĩa thực dụng hay dịch đúng hơn là chủ nghĩa hành động cho rằng chủ thuyết hay luận đề chỉ đúng khi nào nó đưa tới hành động và kết quả tốt đẹp, và những chủ thuyết nào không đưa tới kết quả tốt đẹp thì phải nên bị loại bỏ. Nhờ đó đã phát triển con người căn cơ như Giấc mơ Mỹ mang đến một cuộc hiện sinh hạnh phúc!

Theo tôi không phải người VN mất gốc mà Chủ nghĩa Cộng Sản thiếu gốc nhân bản là rất sai lầm, tàn ác, phi nhân và tất nhiên cần thay đổi. Một cuộc thay đổi quá khó khăn, bởi CSVN loá mắt vì hào quang chiến thắng, cái ác thắng cái thiện, và ôm chặt đặc quyền ích kỷ vì thiếu lương tâm công bình liêm chính .

Khi bỏ Hiệp định Paris là CSVN bỏ đi cơ hội được vòng tay quốc tế giám sát che chở. Người VN được độc lập tự do quyết định cùng nhau và ra khỏi bóng ma nhớp nhúa Liên Xô, Trung Quốc ! Bây giờ phải lo đi cầu thân Mỹ để trấn áp TQ ở Biển Đông!

Cái lối cướp chánh quyền, ham giành chiến thắng và trở thành trò hề trước thế giới văn minh, chính là bản chất thiển cận thật thảm hại hiện nay của Cộng Sản VN, không chỉ mất gốc nhân bản tức mất nhân tính phi nhân mà còn mất nước, mất mạng như ngư dân!

Trần Thị Hồng Sương

[1] Dương Trung Quốc, “Nghĩ về một ‘Thế hệ Vàng’”, Báo Mới, ngày 01/02/2011.

Theo Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn