BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bị gia súc hoá. Hình ảnh chính xác của nỗi đau và bi kịch!

18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 928)
Bị gia súc hoá. Hình ảnh chính xác của nỗi đau và bi kịch!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Hãng tin Reuters cho hay, trong ngày thứ Tư, 16 tháng 2 năm 2011, dân chúng Bắc Triều Tiên kỷ niệm ngày sinh của nhà lãnh đạo Kim Jong Il (Kim Chính Nhật).

 





Về mặt chính thức Kim Chính Nhật kết thúc tuổi 69 vào ngày này, nhưng trong thực tế, có thể là tuổi 70.


 

Cả nước Bắc Triều Tiên đã tổ chức vô số cuộc diễn hành, các cuộc mít tinh chào mừng, biểu thị lòng trung thành với nhà lãnh đạo. Một trong những ví dụ là cảnh cả rừng người ở Bình Nhưỡng, ai cũng cầm trong tay một bông hoa giống nhau (?) ào ạt (như chạy) đến đặt dưới tượng đài người cha của Kim Chính Nhật là Kim Nhật Thành.

 



Đài truyền hình quốc gia phát lại diễn tiến đại hội các nhà hoạt động của đảng bên dưới núi Paektu, trong đó người ta đổi mới các lời tuyên thệ chính thức trung thành với gia tộc họ Kim. Có cả bắn pháo hoa, trình diễn thể thao và đọc thơ ca tụng lãnh đạo. Nhưng trên hết, người ta nói về một điều kỳ diệu xảy ra!


 

Hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan tin xuất hiện một hiện tượng tự nhiên huyền bí trong ngày sinh của vị lãnh tụ.

 



Mặt trời mọc và chiếu những tia sáng rực rỡ [trên khu nghỉ mát dành riêng cho quan chức cao cấp nhà nước và tướng lĩnh quân đội trên núi Paektu] và rồi một vầng sáng lớn tạo nên hình ảnh quyến rũ của mùa xuân trên đỉnh Chính Nhật [đỉnh núi được đặt tên vinh danh vị lãnh tụ] chính xác vào lúc 09 giờ 30 phút - Hãng thông tấn tường thuật. Trẻ em Bắc Triều Tiên ở trường học được dạy dỗ rằng, lãnh tụ Kim Chính Nhật đã được sinh ra ở trên sườn núi Paektu trong một trại du kích. Trong thực tế, ông ta sinh ra tại Liên Xô, nơi cha ông đã trải qua đào tạo chiến đấu du kích.


 

Tuyên truyền lố bịch của Bắc Triều Tiên về hiện tượng kỳ diệu của trời đất đối với vị lãnh tụ trong ngày sinh nhật làm tôi nhớ lại những ngày của cuộc Các mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Từ ga Bằng Tường đến Bắc Kinh, tôi thấy lớp lớp người quần áo đồng phục màu xanh, nhảy múa, tay vẫy quyển Mao tuyển đỏ chói, miệng hô lớn: “Mao Trạch Đông Muôn năm”, “Người cầm lái vĩ đại muôn năm!”.

 

Đâu đâu cũng vang bài ca “Đông Phương Hồng” (thưở còn bé tý ở Việt Nam học sinh chúng tôi cũng đã được thầy giáo tiếng Trung dạy cho bài này):

 

Đông Phương Hồng,

Mặt trời lên

Trung Quốc có Mao Trạch Đông!”...

 

Chính sách thần thánh hoá lãnh tụ ở các nước cộng sản đã được nhồi nhét ngay từ lúc tuổi thơ.

 

Trong những năm 60, người lớn thường nói với nhau: “Đụn sơn phân dái – Hòn Đái thất thanh – Nam Đàn sinh Thánh – Đông Thành sinh tướng” (chỉ ông Hồ Chí Minh và Tướng Võ Nguyên Giáp).

 

Mỗi ngày trước khi vào lớp, chúng tôi tập trung ở sân trường hát quốc ca và lãnh tụ ca, trong đó có câu “Hồ Chí Minh dắt dìu dân nước ta...”.

 

Giờ đây ngẫm nghĩ mới thấy ngớ ngẩn, cay đắng làm sao! Hàng triệu người trên miền Bắc một thời đã say sưa ca như thế! Trong khi đó, câu hát trên đồng nghĩa với cả dân tộc được ví như một đàn gia súc để ông Hồ Chí Minh dắt đi!

 

Nhưng đó là chuyện của thế kỷ trước, kỷ nguyên của lớp người bị nhốt trong cũi và được huấn luyện nghe, nhìn, nói, ăn, uống, ngủ, đi lại, thậm chí yêu đương, tất cả phải nhất nhất tuân theo tiêu chuẩn do đảng đặt ra. Một kỷ nguyên không có cơ hội tiếp nhận bất cứ nguồn thông tin nào khác ngoài bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản.

 

Còn hôm nay, đã bước qua thập niên thứ hai của thế kỷ 21, kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Vậy mà người ta vẫn bịa ra cái vụ vầng hào quang trên đỉnh núi Chính Nhật ở Bắc Triều Tiên, hay vẫn bắt mọi người học tập tư tưởng Hồ Chí Minh (bỗng dưng được “sáng tác” vào thập niên 90, mặc dù chính Hồ Chí Minh đã nói ông chẳng có tư tưởng nào khác ngoài tư tưởng Marx-Lenin), thì quả thật kỳ lạ!

 

Một sự sùng bái cá nhân như trên chỉ có thể có ở các chế độ độc tài mà vũ khí bảo vệ sự tồn tại của nó là chính sách ngu dân đến tận cùng, cộng với sự dối trá và đàn áp bạo lực, nhấn chìm xã hội trong sự sợ hãi triền miên.

 

Tôi lại chợt nghĩ đến bài “Xã hội đèn dầu” của nhà văn Đào Hiếu, một trí thức đang sống trong nước. Tôi đã đọc nhiều lần, suy ngẫm, rồi ưu tư, có lúc ngẩn ngơ và chua xót với những dòng dưới đây: 

 

Hãy tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con kêu: “cạc cạc!”, rồi con thứ hai cũng kêu “cạc, cạc”, con thứ ba, thứ tư, con thứ mười đều kêu “cạc, cạc”. Rồi tất cả đồng loạt kêu “cạc cạc”… Ta sẽ thấy rất buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc. Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo… vừa đi vừa kêu “cạc cạc” như thế thì sẽ ra sao? Đó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy đàn".

 

Rất may là đã có một thành phần dám nói sự thật. Đó là những trang web kiểu như talawas, Bauxite… những blog cá nhân kiểu như Osin, Mẹ Nấm, Lề Bên Trái, Người Buôn Gió… Họ đã lần lượt bị bắt nhốt, bị đe dọa, bị đóng cửa. Họ là những tập thể, những cá nhân đã tỏa sáng và đang bị dập tắt”.

 

Xã hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại".

 

Ôi! Bị gia súc hoá. Hình ảnh chính xác của nỗi đau và bi kịch! Ở Bắc Triều Tiên. Ở Việt Nam. Giống nhau hoàn toàn về bản chất, chỉ khác ở mức độ.

 

Lê Diễn Đức

18-02-2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn