BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72827)
(Xem: 62104)
(Xem: 39203)
(Xem: 31058)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đấu tranh hay không đấu tranh

02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1384)
Đấu tranh hay không đấu tranh
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Xem trên youtube, thấy cảnh một đàn trâu chiến đấu với cả bầy đàn sư sử  để cứu 1 con nghé.


Đàn trâu chiến đấu với bầy sư tử để cứu nghé con.


Loài trâu ngu si còn biết làm như thế: vừa biết đấu tranh sinh tồn cho bản thân, nhưng cũng biết đấu tranh vì đồng loại.

Loài người có được như loài trâu đó không?

Để có được cuộc sống như hôm nay, mọi người Việt Nam cần phải cảm ơn các thế hệ đi trước đã dày công đấu tranh góp phần dựng nước và giữ nước. Đó là những thế hệ anh hùng, những thương binh liệt sĩ, những người dấn thân đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước từ ngàn xưa tới nay.

Đất nước còn tồn tại nhiều bất cập. Không thể bằng lòng và làm ngơ để các vấn đề bất cập đó tồn tại. Phải tiếp tục đấu tranh với nó.

Triết học Mác-Lê nói đấu tranh là động lực phát triển xã hội.

Đồng thuận 1 cách giả dối thì đó là tai họa. Giả mù-điếc-câm trước cái xấu đó là sống hèn. Đảng CS cũng khuyến khích đấu tranh phê bình và tự phê bình đó thôi.

Xã hội càng nhiễu nhương thì đấu tranh càng phải quyết liệt.

Trên thực tế đấu tranh luôn hiện hữu trên mọi mặt trận kinh tế- xã hội- chính trị. Tra trên google hai chữ đấu tranh, thấy xuất hiện 48 triệu kết quả tìm kiếm, đủ thấy lĩnh vực đấu tranh là rất rộng.

Từ đấu tranh với những thói hư tật xấu nhỏ nhặt đến những vấn đề chính trị xã hội to tát như làm cách mạng kiểu Tuy-ni-di hay Aicập.

Bất cứ thời đại nào thì giới trí thức cũng là tiên phong trong đấu tranh. Quan chức có tâm thời nào cũng đấu tranh. Công dân yêu nước cũng đấu tranh. Đấu tranh bằng mọi kế sách có và không có trong binh pháp Tôn Tử, từ đấu tranh không công khai đến đấu tranh công khai trực diện.

Nhà báo nhà văn và giới bloger thì đấu tranh bằng ngòi bút. Giới này có nhiều người viết rất thâm sâu. Họ viết đủ kiểu mức độ nặng nhẹ nói khéo hay quết liệt thẳng thừng. Có anh muốn mắng Ta, nhưng lại mượn Tây mượn Tàu để mắng. Người đọc đủ khôn để hiểu. Báo chính thống không làm được thì có blog, có diễn đàn.

Quèn như anh thư ký, hễ quan mà đưa ra văn bản gì gì là phô tô dư vài tờ để...dành. Muốn công khai tên nào hủ hóa trong 1 bản danh sách đen nào đó, họ gửi tứ xứ tới đủ các cấp lãnh đạo, rồi đưa ngay lên mạng. Tài thánh mà truy tìm được ai đưa lên. Có bài, chỉ cần có mặt trên báo mạng 5 phút thôi (rồi phải gỡ xuống) cũng là thành công. Nội bộ quan chức cũng có đấu tranh, có điều người ta thích dùng chữ đồng thuận để phủ nhận nó.

Cuộc đấu tranh có thể tự phát hay không tự phát. Có thể thành công hay thất bại. Có thể có tác dụng nhiều hay ít.

Ngược lại cũng có phe phản đấu tranh. Phe này ngoài đám thường dân với những thói hư tật xấu bị phê phán thì đa số là những kẻ có quyền và tiền với đủ căn bệnh đục khoét tham nhũng, dối trá lộng hành, đội trên đạp dưới, bán nước hại dân. Theo đuôi là đám nịnh bợ, cổ vũ, tán tụng chúng để cầu lợi.

Để vô hiệu hóa đấu tranh, chúng sử dụng mọi công cụ, mọi thủ đoạn từ tinh vi đến dối trá trắng trợn, tìm mọi cách bịt mồm, ngăn chặn dân chủ, hoặc sử dụng vũ lực. Chúng sẵn sàng kiếm cớ bỏ tù những kẻ mạnh mồm dám nói sự thật. Vì vậy nhiều thế hệ đấu tranh đã phải trả giá đắt bằng tù đày.

Ngẫm lại các thế hệ cách mạng tiền bối như Phan Chu Trinh, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Lê Hồng Phong,... hay Che Guevara ở Cu Ba.. chúng ta mãi nhớ ơn họ và thán phục tinh thần bất khuất của họ. Họ đấu tranh không màng lợi ích, bị bắt nhất định không khai báo. Không như vài anh "dân chủ", vừa bị giam đã thấy xin khoan hồng, xin nhận tội.
Ở giữa phe đấu tranh và phản đấu tranh (Không kể người dân đen bận mưu sinh) là nhóm người mà "gió chiều nào theo chiều ấy". Nhóm này luôn luôn được lợi từ cả hai phía: Nếu phe đấu tranh thành công thì họ cũng được hưởng dân chủ công bằng. Nếu không thì vẫn được lòng phe phản đấu tranh. Thậm chí sẽ vinh thân phì gia, công danh đầy nhà là đằng khác. Đáng tiếc, nhóm này ngày càng đông và khối người muốn học theo vì coi đó là cách sống khôn.

Thường thì cái tốt, cái thiện thắng thế. Khi cái xấu nó cực điểm, nó thắng thế thì đó là thời loạn. Lúc đó cách mạng sẽ bùng nổ .

Một nhà nước mà biết khuyến khích người dân đấu tranh hiệu quả thì đất nước phát triển, chế độ sẽ tồn tại bền vững, xứng đáng để hô "muôn năm". Ngược lại mà bịt mồm, đàn áp, bảo kê cho cái xấu thì sẽ cản trở sự phát triển, gây mất dân chủ, làm bùng nổ tệ nạn.
Khi đó sẽ ngày càng nhiều người muốn đấu tranh, muốn làm cách mạng.

Đỗ Việt Khoa

30-01-2011

Theo Blog Đỗ Việt Khoa

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn