BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói gì về Điều 4 Hiến pháp?

30 Tháng Tám 200712:00 SA(Xem: 952)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói gì về Điều 4 Hiến pháp?
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
 Bản tin thời sự trên kênh truyền hình VTV3 lúc 7 giờ tối ngày Thứ Hai 27/8/2007 tại Hà nội cho biết trong ngày chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến công tác tại Tổng Cục Chính Trị quân đội. Nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên chức quốc phòng của Tổng cục chính trị ông Nguyễn Minh Triết nhắc lại nguyên tắc quân đội và các lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ đảng cộng sản Việt Nam và nhấn mạnh đó là con đường bảo vệ tổ quốc Việt Nam xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Ông Triết nói:

“[Tôi] Khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát, cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng…”


 Nói đến củng cố quân đội, xây dựng đảng, củng cố công tác chính trị tư tưởng trong quân đội thì không có gì mới lạ. Không một cán bộ cấp trung ương nào của đảng khi có dịp nói chuyện với các sĩ quan và tướng lãnh quân đội cộng sản Việt Nam mà không nhắc đi nhắc lại điều đó.


 Điều lạ là chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói với quân đội như trích ở trên rằng: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát,”.


Điều 4 Hiến pháp nói gì mà ông Triết và đảng cộng sản của ông sợ hải như vậy? Điều 4 trong bản Hiến pháp (gồm 147 điều) do quốc hội thông qua năm 1992 (và sửa đổi thêm bớt bởi Nghị quyết do ông chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày 7/1/2002, trong đó Điều 4 vẫn được giữ y nguyên) ghi rằng:


Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.


Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”


 Như vậy Điều 4 Hiến pháp minh định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là luật tối thượng của quốc gia, dựa vào đó đảng cộng sản Việt Nam thu tóm mọi quyền hành trong tay, từ quyền hành chánh, quyền làm luật, quyền xử án, quyền biến tài sản quốc gia thành tài sản riêng của đảng, và quyền biến quân đội thành lực lượng vũ trang để bảo vệ đảng bám lấy quyền hành chính trị (chứ không phải là lực lượng bảo vệ sinh mạng của nhân dân và sự an toàn của đất nước như một nguyên tắc được thế giới văn minh công nhận). Và đó là nguyên nhân tạo ra suy đồi xã hội từ đạo đức đến văn hóa, giáo dục, y tế, cũng như nạn tham nhũng cửa quyền trở thành quốc nạn không thuốc chữa. Và nhất là an ninh quốc gia đang bị đe dọa bởi người anh em “môi hở răng lạnh” phương bắc mà đảng cộng sản Việt Nam do sự cai trị độc tôn không tạo được sự đoàn kết dân tộc để cùng đồng tâm hiệp lực chuẩn bị biện pháp đối phó.


Ngoài việc nhượng đất, nhượng biển, ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung quốc bắn giết, sự mất chủ quyền đối với Trung quốc còn được thấy rõ qua sự việc đầu tháng 8/07 bộ ngoại giao Trung quốc đã cho triệu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Trần Văn Luật đến bộ để khiển trách về việc báo chí Việt Nam đã làm ầm ỉ việc thực phẩm chế biến tại Trung quốc bị nhiễm độc mà theo bộ ngoại giao Trung quốc đáng lẽ truyền thông do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát nên im lặng để khỏi ảnh hưởng đến việc mua bán thực phẩm của Trung quốc. Trước đó, trong tháng 7/07 trước áp lực của Trung quốc, Việt Nam đã rút lại một chiếu khán nhập cảnh Việt Nam cấp cho một viên chức cao cấp thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party), đảng đang cầm quyền tại Đài Loan. (1)


 Giới đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong nhiều năm qua đã thấy Điều 4 Hiến pháp là tảng đá làm nghẽn lối xây dựng dân chủ tại Việt Nam nên đã đặt vấn đề hủy bỏ điều 4 Hiến pháp như điều tiên quyết để giải quyết bế tắc Việt Nam. Một số đảng viên cao cấp đảng cộng sản như cố trung tướng Trần Độ, ông Lê Hồng Hà sau khi hồi hưu và bị trục xuất ra khỏi đảng cũng từng lên tiếng đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp.


 Nhưng một cách chính thức bộ máy cầm quyền của đảng chưa bao giờ lên tiếng về Điều 4 Hiến pháp. Lần này chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ chính trị, đến nói chuyện với Tổng Cục Chính Trị quân đội về Điều 4 và cảnh giác rằng “bỏ Điều 4 là tự sát” hẳn phải có một lý do quan trọng.


 Tiền lệ làm việc của đảng cộng sản Việt Nam cho thấy đảng chỉ chính thức lên tiếng cảnh giác về một vấn đề khi vấn đề đó đang ngấm ngầm trở thành một đe dọa trong nội bộ đảng. Việc chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cảnh giác về sự hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp cho thấy rằng nội bộ quân đội và các lực lượng vũ trang khác đã có sự thúc bách đảng bỏ Điều 4 Hiến pháp, và đòi hỏi này đã làm cho giới lãnh đạo lo sợ.


Người ta còn nhớ, tháng 11/2006 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ra lệnh các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung thực hiện nghiêm chỉnh quyết định của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Đầu năm 2007, tại hội nghị báo chí toàn quốc, ông Trương Tấn Sang ủy viên Bộ Chính trị và là thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vì thời gian qua, hoạt động báo chí còn có những hạn chế, khuyết điểm, cần được tăng cường lãnh đạo, quản lý.


Việc này là dấu hiệu có một số tờ báo (trong đó có tờ Tuổi Trẻ tại Sài gòn) đi theo những huynh hướng khác trong đảng (chứ chưa phải là đòi tự do ngôn luận để phục vụ quyền lợi lâu dài của đất nước) làm đảng cộng sản lo ngại. Mới đây đảng cộng sản Việt Nam đã thuyên chuyển hai phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ để thay thế bằng những nhân vật dễ bảo hơn là một bằng chứng.


 Nếu buổi nói chuyện của ông Nguyễn Minh Triết là để cảnh giác đòi hỏi của giới quân nhân nên thay đổi Điều 4 Hiến pháp thì đây là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ rằng lương tri của giới quân nhân đã sống dậy và họ đã nhận ra nguyên nhân của vấn nạn quốc gia ở đâu. Sau bao nhiêu năm bị nhồi nhét quan niệm “quân đội và các lực lượng vũ trang là của đảng và nhiệm vụ chính là nếu cần có thể bắn giết nhân dân để bảo vệ đảng” là một giáo điều phi lý bất chấp lẽ phải và lương tri của bất cứ ai còn có chút khả năng suy nghĩ.


 Mục đích buổi giáo dục và răn đe những người đang nắm quân đội của ông Nguyễn Minh Triết là vậy. Ông ta và tập đoàn nắm quyền lực tại Việt Nam sẽ không thành công vì họ đang muốn kéo lùi bánh xe lịch sử.


Quy luật là, không ai có thể kéo lùi bánh xe lịch sử. 


 Trần Bình Nam


August 30, 2007


binhnam@sbcglobal.net


http://www.tranbinhnam.com/


 (1) Theo bài báo “Sino-Viet ties sour over reports on food scandal” của ký giả Roger Milton đăng trên tờ báo Strait Times tại Singapore số ngày 28/8/2007.


 “HANOI – Vietnam’s ambassador in China was called in by the Foreign Ministry earlier this month and lectured about Beijing's unhappiness over how the Vietnamese media has highlighted the furore over tainted food and counterfeit goods from China.


The testiness of the exchange reflected the recent escalation of ill feelings between the two neighbours.


As a fraternal socialist neighbour, Beijing felt that Vietnam should


direct its state-controlled press to downplay the issue and not sow seeds of doubt among Vietnamese buyers.


Bilateral trade between China and Vietnam is expected to exceed US$10 billion (S$15 billion) this year - and it is heavily in China's favour.


Diplomatic sources say Vietnam's Ambassador Tran Van Luat replied that his nation's media reported the tainted food and forged products scandal objectively without maligning China.


But Beijing disagreed and indicated that any recurrence could lead to Vietnam's exports encountering problems at the Chinese border.


In recent months, the two countries have locked horns over several


issues.


Last month, Vietnam gave a visa to a senior member of Taiwan's ruling Democratic Progressive Party, which favours independence for the island which China views as its province.


That created anger in China, although Vietnam has a good reason for being friendly with Taiwan.


Taiwan last year invested more than US$8 billion in Vietnam, while China lagged with investments worth only US$1 billion.


So, while Vietnam officially adheres to a 'one China' policy, its ties with Taiwan remain excellent. But when Beijing vigorously protested against the planned visit of the Taiwanese leader, Hanoi rescinded the visa.


Said Professor Carlyle Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defence Force Academy: 'Vietnam has diplomatic egg on its face for its clumsy handling of this matter, first issuing a visa and then cancelling it.'


In April and July, there were skirmishes at sea when the Chinese navy took action against Vietnamese fishing boats in waters claimed by both nations.


To bolster its right to the disputed offshore region, which has rich oil and gas deposits, Hanoi announced last week that it will map the seabed using state-of-the-art techniques.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn