BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73238)
(Xem: 62215)
(Xem: 39395)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phải nói lên Lời Thật!

29 Tháng Giêng 200412:00 SA(Xem: 1267)
Phải nói lên Lời Thật!
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
"..Những điều bất cận nhân tình, vô nghĩa lý kia không bao giờ có thể nói ra, nếu như còn có Thượng Đế": Rabindranath Tagore- SÃDHANÃ- The Realization of Life. 

Dẫn Nhập. Bài viết dưới đây căn cứ trên bản văn của các tác giả: Nam Dao, O Ninh, quá khứ và hiện tại, Thời Báo Số 141 Tháng 1/2005, Denver, Corlorado; Tôn Nữ Như Không, Tâm Dao Găm lấy từ hệ thống NET; và Vann Phan, Nguyễn Cao Kỳ nói xấu tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, Người Việt, Chủ Nhật, 23 Tháng 1, 2005 Little Saigon, Cali, USA. 

Trước khi trình bày ý kiến cá nhân về những nhân sự mà các tác giả nêu trên đã đề cập qua những văn bản trình bày rõ ràng, khách quan, trung trực danh tính, hành vi, tiếng lời của mỗi người - Chúng tôi TIN như thế vì đấy là những nội dung xác thực, văn phong chuẩn mực, luận lý đúng đắn của những người cầm bút hiểu rõ trách nhiệm đối với những giòng chữ viết nên, từ, với lương tâm trung hậu - Người viết cũng cần nói rõ thêm yếu tố: Bản thân cá nhân hoàn toàn không có tương quan, liên hệ trên bất cứ lãnh vực nào đối với những đối tượng đang nói đến, ngoài hiểu biết căn cứ trên hành vi thực hiện, tiếng lời nói ra, chữ, nghĩa viết nên phát xuất từ những con người ấy. Đấy là những hành vi, tiếng lời, chữ viết sẵn tính toán, có mục đích lăng mạ, xỉ nhục, dày xéo lên Nỗi Đau của một cộng đồng đông đảo - Những Người Lính và Dân của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 (cũng của cả nước trong hiện tại) - Một quốc gia đã thất trận ba-mươi năm trước, hiện nay tiếp tục bị xuyên tạc, lấm nhục bởi phe đoạt thắng: Người và Đảng Cộng Sản đang cầm quyền ở Việt Nam được phối hợp, thêm sức, cổ vũ bởi những nhân sự đồng mục tiêu, chung quyền lợi. Cay đắng và mĩa mai thay, đấy lại là những con người xuất thân từ quốc gia bị thất trận kia hằng mang căn cước, danh xưng Công Dân Việt Nam Cộng Hòa, ra khỏi nước từ cửa khẩu Sài Gòn. Và hơn thế nữa, đấy lại là những cá nhân thủ đắt vị thế lãnh đạo, hành xử nhiệm vụ hướng dẫn tâm linh, khai phóng văn hóa cho người và chế độ của miền Nam vĩ tuyến 17 mà hôm nay họ đang ra sức chối từ, cố công lăng nhục. 

Ngoài ra, phần sắp trình bày e sẽ có những thiếu sót kỹ thuật do bản thân đang ở tình trạng hậu giải phẫu, xa nơi thường trú, nên không sẵn những hồ sơ, tài liệu gồm chứa những yếu tố chính xác, cụ thể về người, việc, niên hiệu, số liệu.. của những trích dẫn cần nêu ra (ngoài ba văn bản kể trên). Nhưng chắc rằng nội dung đại cương luôn được trân trọng trình bày, dẫn chứng đích xác. Mọi thương xác cần thiết sẽ được bổå túc nếu trường hợp có bạn đọc nêu thắc mắc, cần thảo luận. 

Một. Tôn Nữ Thị Ninh: Một Tôn Nữ không biết tôn trọng phẩm giá Người Nữ. 

Người đề cập đầu tiên là Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Trưởng Ban Đối Ngoại của Quốc Hội do, của đảng, nhà nước cộng sản dựng nên hiện tại ở Việt Nam (không là một quốc hội dân cử như danh xưng, chức năng ở những chế độ dân chủ định nghĩa, xác lập). Bài viết của Nam Dao, người nữ thuộc thế hệ người Việt lớn lên và xử dụng ngòi bút sau 1975 nơi hải ngoại. Nam Dao là Bạn Đời của nhạc sĩ Phan Văn Hưng, tác giả những ca khúc, Khát, Thằng Bé Tát Dầu, Tôi Vẫn Đợi (phổ từ giòng Thơ kỳ diệu của Thượng Tọa Tuệ Sĩ – Vị đại biểu thuần thành hiện thân Tâm Linh Việt Tộc vô úy cao cả trong thời đại Con Người bị khinh miệt, đày đọa tột cùng bởi Tính Ác).. Những ca khúc của Phan Văn Hưng không phải là bài hát theo ý nghĩa thông thường mà là cáo trạng mãnh liệt, hiện thực tiếng kêu trầm thống của một dân tộc bị bức hại. Nam Dao và Phan Văn Hưng là lớp sinh viên du học tại Pháp trong thập niên 1960-70, vàø từ khởi đầu xa xôi nầy, có thể họ (hoặc các bạn của họ) đã có mặt trong những lần xuống đường trong năm 1968 yểm trợ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam; hay hoan hô Nguyễn Thị Bình trước, sau ngày ký Hiệp Định Paris 1973 theo cơn lốc "phản chiến" do những phong trào khuynh tả kích động, vốn là một đặc trưng sinh hoạt chính trị của tuổi trẻ Paris, nối tiếp từ truyền thống cách mạng tư sản 1789. Nhưng cũng chính họ – Những người tuổi trẻ với trái tim trung trực không hề thỏa hiệp với gian trá, độc tài và bạo lực - Sau thời điểm đau thương của Miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, khi được biết toàn bộ các tỉnh miền Trung và Cao Nguyên đã bị bỏ lại cho cộng sản; hàng trăm ngàn chiến sĩ đãõ bị rơi vào tay địch một cách tức tưởi.. Chính họ lại xuống đường với khí thế không khuất phục. Ngày 27.4.1975, Nam Dao, Phan Văn Hưng có mặt trong đoàn người tuổi trẻ dưới lãnh đạo kiên cường của Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Trần Văn Bá đã tổ chức ngày Để Tang Cho Chiến Sĩ Cộng Hòa trên đường phố Paris. Ngày 30.4.1975, hung tin Miền Nam rơi vào tay người cộng sản đã làm toàn bộ sinh viên trong Tổng Hội bàng hoàng rúng động. Tuy nhiên, sau những phút xúc động, họ đã lấy lại bình tỉnh, giúp Tòa Đại Sứ Việt Nam Cọng Hòa thủ tiêu các tài liệu mật, và đem những tài liệu nầy về cất giữ tại trụ sở Tổng Hội trước khi chính phủ Pháp trao sứ quán cho Hà Nội. 

Không còn Tòa Đại Sứ VNCH, Tổng Hội Sinh Viên tự nguyện lãnh nhiệm vụ giúp đở những người Việt quốc gia đang sống tại Pháp hoặc mới qua với tinh thần bất vụ lợi, thắm nghĩa đồng bào. Và những người tuổi trẻ nầy là lực lượng xung kích tiếp tục đương đầu, đối mặt với thành phần sinh viên Việt thân cộâng do cán bộ nhà nước Hà Nội (vốn đã thao túng diễn trường Paris từ hơn nửa thế kỷ) dựng nên, điều động - Những cán bộ cộng sản do chính Hồ Chí Minh huấn luyện, đào tạo, khuynh loát, khuyến dụ (như đám cán bộ nòng cốt sau nầy của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, những Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng...) Và cũng chính là Hồ Chí Minh từ đầu Thế Kỷ 20 chứ không ai khác. Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam với Chủ Tịch Trần Văn Bá đã tập hợp những người tuổi trẻ như Nam Dao, Phan Văn Hưng nên thành phần xung kích phá vỡ lần đi xin viện trợ của Phạm Văn Đồng qua các nước Tây Âu, điển hình ở Pháp năm 1976. Từ quá khứ dài lâu nơi môi trường sinh hoạt Paris nầy, Nam Dao đã thấy ra, và hiểu rõ Tôn Nữ Thị Ninh ngay từ dạng tướng đầu tiên.. "Tôi bắt đầu biết đến O Ninh (do anh (của ND) gọi theo cách thân mật của người Huế) với mái tóc đen dài óng mượt trên khuôn mặt trái soan làm nổi bật nét đẹp kín đáo của người thiếu nữ Việt Nam. Tuy nhiên với dáng dong dỏng cao, và cách phục sức rất là theo thời trang thuộc loại "chic" của Pháp, nếu không nhìn mặt (chỉ nghe giọng nói) thì người ta nghĩ đấy là một cô đầm Parisienne.. Thêm vào đó cách hút thuốc lá, và nhất là cử chỉ phà khói thuốc rất ư là đầm con.. Nam Dao ibd" Nhưng không chỉ với nhân dáng với cách trang phục "đúng gout, à la mode" vừa mô tả, Thị Ninh còn rất "up date" với thời trang chính trị: "Riêng O Ninh rất "mặn mòi" về chuyện kết án sự có mặt của Mỹ ở Miền Nam, đã đẩy bao phụ nữ Miền Nam vào con đường bán ba cho Mỹ. O đổ tội xã hội Việt Nam bị băng hoại là vì "đế quốc Mỹ". O thương dân nghèo không có tiền mua gạo, thịt để ăn trong khi chính quyền lại tham nhũng "hút máu mủ của đồng bào".. Nam Dao ibd"

Chúng ta có thể tạm ngưng trích dẫn bản văn của Nam Dao để nói chuyện trực tiếp cùng Tôn Nữ Thị Ninh về những "bức xúùc" mà "O Ninh mặn mòi" từ những năm tháng tuổi trẻ với trái tim rất nhiều thao thức thể hiện qua qua hơi khói thuốc lá thở ra như một cô đầm con. Trước tiên, chúng tôi có xác định, "Câu chữ: " Xã hội Việt Nam băng hoại vì sự hiện diện của đế quốc Mỹ nơi Miền Nam, đẩy bao phụ nữ VN vào đường bán ba cho Mỹ.." chắc chắn không phải riêng của O Ninh. Cách lập luận với chữ, nghĩa ấy khởi đầu được Ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng Cộng Sản đề xuất; xong được báo Nhân Dân ở Hà Nội thực thi phương án phổ biến; tiếp được báo Văp Nghệ Giải Phóng của Cục R nơi Miền Nam thi hành nghiêm chỉnh.. Nó phát xuất từ lúc nào, chúng tôi không xác định được, chỉ biết, chúng được xử dụng rất thông tục, cùng khắp và thống nhất.. Nhóm chữ, "..đế quốc Mỹ; chính sách thực dân mới của Mỹ; xã hội Miền Nam băng hoại; tập đoàn tay sai Ngụy quân, Ngụy quyền hút máu mủ đồng bào, đẩy phụ nữ Việt Nam thành gái bán ba cho Mỹ..v.v" không những chỉ xuất hiện trên những bản văn, bài viết của báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân; Văn Nghệ Giải Phóng.. Chúng còn là ngôn ngữ chuẩn của Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình nơi bàn hội nghị ở La Cell St. Cloud trong bất cứ đề tài thảo luận tại thời điểm nghị hội nào. Chúng xuất hiện hằng ngày, hằng giờ trên miệng lưỡi của Trần Văn Trà, Võ Đông Giang, Bùi Tín.. mà bản thân đã hằng nghe qua, phải ghi nhớ trong suốt mấy trăm phiên họp từ 28 tháng 1, 1973 đến ngày cuối cùng 30 tháng 4, 1975 tại Ban Liên Hợp Quân Sự nơi Tân Sơn Nhất, Gia Định. Chúng không ngừng được xử dụng tại thời điểm 30 tháng 4, 1975 mà sau đó còn nở rộ qua hệ thống gọi là "bài học": "Đế Quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù của Nhân Dân ta; Ngụy Quân, Ngụy Quyền là tay sai của đế quốc Mỹ bóc lột Nhân Dân ta.." suốt Miền Nam, nơi những trại tù Miền Bắc. Chúng vẫn được (luôn được) xử dụng như là "thuốc giải" để chửa trị "vụ tiêu cực của hiện tượng Năm Cam", biện minh cho lần tên phó cục trưởng cục thể thao Lương Quốc Dũng cậy thế chức quyền của đảng cưỡng dâm cháu bé mười-ba tuổi..v.v. Chúng được dùng tận lực như một loại chất độc màu da cam còn đọng lại trên đất nước khi muốn chạy tội những "tiêu cực, chưa tốt", kể cả tội bán nước, tham những, hoặc chuyện ăn nằm lén lút bất chính với đàn bà của "bác Hồ, anh Ba, ông Hùng, bí thư đảng ủy X, Y, Z". Tóm lại, tiếng lời trên miệng, lưỡi "cô đầm con, O Ninh" ở những năm 70, hay của "Phó chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội, Tôn Nữ Thị Ninh" của năm 2004 hôm nay là Một - Là loạt âm độâng chung tính chất, cường độ khua lên bởi một loại sinh vật có khả năng lập lại những ngôn từ do kẻ khác mớn dạy đã mất hết nội dung. 

Để nối tiếp công việc so sánh của Nam Dao, chúng tôi có thể trưng ra thêm những cảnh tượng về người và việc (đang xẩy ra ở Việt Nam) hầu làm "cớ chứng" cụ thể cho một lời cáo buộc có nội dung khác, "xã hội Việt Nam băng hoại; người phụ nữ Việt Nam bị mất phẩm giá" O Ninh ngày trước hằng nêu lên, nay Tôn Nữ Thị Ninh luôn nại đến. Người chúng tôi cậy đến là ký giả Vi Anh của Việt Báo (Số ra ngày 3 tháng 4, 2004; Nam Cali, USA): "..Cù Lao Dung nước ngọt, đất tốt, vườn sung, gái đẹp, bây giờ dân Miền Tây gọi là "Cù Lao Đài Loan" vì là nơi mấy ông Trượng Đài Loan qua cưới vợ nhiều nhất.." Không phải cưới hỏi theo nghĩa thông thường giữa hai người nam, nữ có liên hệ yêu thương nhưng là cảnh: "..những người đàn ông Đài Loan, già có, trẻ có, tàn tật, bịnh hoạn ngồi chọn vợ giữa một đám thiếu nữ trần truồng đi qua lại – mà thực chất chỉ là – "mua bán phụ nữ một cách hợp pháp." Những cuộc hôn nhân tàn tệ nầy được thực hiện giữa những, "cô dâu sống ở nông thôn thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, trình độ học vấn không cao, lấy chồng vì mục đích kinh tế; nhưng không ít người gặp rủi ro, chẳng những không đạt được mục tiêu (để giúp đở gia đình) mà còn phải chịu nhiều đau khổ, nhục nhằn (biến thành nô lệ tình dục cho những người đàn ông trong gia đình (của người gọi là chồng kia), cùng bạn bè của họ; và cũng là đầy tớ không công, bị hành hạ, đánh đập". Và những chú rễ, "thu nhập thấp, trình độ giáo dục không cao (vì chẳng ai có học vấn, được giáo dục để hiểu biết, tôn trọng giá trị nhân phẩm lại đi "mua" người gọi là vợ theo cách trên - pnn), ngoại ngữ kém, không biết tiếng Việt. Các "chú rễ" đến đây chỉ vì một lý do cực kỳ quan trọng: "Chi phí cưới một cô vợ Việt Nam thuộc hàng thấp (thấp nhất- pnn) so với các nước trong khu vực.. Cũng như giá nhân công lao động thuộc loại rẻ nhất vậy"

Viết như trên đã là quá rõ, vậy O Ninh ngày xưa, Thị Ninh của hôm nay hãy đừng lôi kéo vào "công nghiệp "kết hôn với người nước ngoài"do đảng lãnh đạo; nhà nước quản lý; nhân dân làm chủ (thực hiện)" những đối tượng không liên quan gọi là, "đế quốc Mỹ và chế độ thực dân mới của Mỹ", cộng thêm thành phần "tay sai bán nước Thiệu, Kỳ". Những tổ chức và nhân sự bị mắc níu vô cớ nầy quả thật rất oan uổng, bởi có người đã chết như ông Nguyễn Văn Thiệu – Và cũng chẳng lấy đâu ra một điều luật để cáo buộc một kẻ (đã chết) nên không hề (không thể) có mặt tại nơi xẩy ra hiện trạng, ở một thời điểm sau cái chết của người ấy (!?). Họa chăng, ông Thiệu chỉ có "liên hệ tội trạng" do ngày trước anh ông, Nguyễn Văn Kiểu đã từng làm đại sứ ở Đài Loan – Nhưng muốn xử dụng đến "cớ chứng" nầy thì Thị Ninh phải có một trí tưởng tượng siêu đẳng để cũng có thể kết tội đến cả Vua Quang Trung – Vì người anh hùng dân tộc đã là khởi đầu của mối hôn nhân Hoa-Việt từ cuối Thế Kỷ 18 (qua việc định hỏi cưới em gái Vua Càn Long), sau khi đánh tan đạo quân Thanh xâm lăng Đại Việt trong mùa Xuân Kỷ Dậu, 1789! Còn đối với kẻ còn sống như Nguyễn Cao Kỳ, thì hiện tại đương sự nầy lại đang được nhà nước ta xử dụng như một cán bộ cùng chức năng, ngành nghề "giải độc" với y thị (Sẽ trở lại với nhân sự nầy ở phần thứ ba của bài viết). Hơn nữa, chắc rằng O Ninh ngày trước ở Sàigòn cũng không mấy rành rẻ về nội dung, sinh hoạt gọi là "đồi trụy" đã tạo nên nguyên cớ của cáo trạng, "đế quốc Mỹ và tay sai bán nước Thiệu, Kỳ gây nên cảnh băng hoại, trụy lạc" nơi Miền Nam. Bởi, với "gốc người Huế, giòng Tôn Nữ nhà Nguyễn khuê các, con vua, cháu chúa ", hẳn O không thể có điều kiện, phương tiện, và tư thế ăn chơi (cho rằng đã có khả năng thổi khói thuốc lá theo cách điệu của một "cô đầm con") để đi vào những ba rượu nơi Đường Tự Do, khu Lăng Cha Cả, Sàigòn trước 1975 - Những nơi chốn rộn ràng cảnh sinh hoạt "đồi trụy dưới chế độ Mỹ-Thiệu-Kỳ. Cũng như hôm nay (đầu Thế Kỷ 21), Tôn Nữ thị Ninh ắt đã không nhìn ra cảnh tượng đau lòng ở Nam Vang của những cháu gái người Việt vị thành niên (trên dưới 10 tuổi) chấp tay lạy một người (Tây Phương) lớn tuổi để đừng bắt cháu phục vụ kiểu khẩu dâm!! Nhưng cũng bởi Thị Ninh và chế độ Hà Nội không có đủ manh tâm (dẫu đã hoàn tất quá trình "lưu manh hóa" cách mạng xã hội chủ nghĩa) để dựng nên cáo buộc: "Kẻ tàn tệ hành dâm với trẻ con người Việt ở Nam Vang kia là "hiện thực của chính sách thực dân mới của Mỹ, có tiếp tay đắc lực của tập đoàn tay sai Ngụy quân, Ngụy quyền Miền Nam", nên các đương sự đã chuyển qua một đề tài buộc tội ghê gớm hơn, "Bọn Ngụy quân, Ngụy quyền Miền Nam bán nước" để thay thế tội, "làm Miền Nam băng hoại", mà thật ra chưa thấm vào đâu so với ba-mươi năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt. Điển hình chỉ với một xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, tính đến 27 tháng 3, 2003 đã có hai trăm-mười (210) phụ nữ và trẻ em biến mất! Họ đã đi đâu? Xem phóng sự điều tra của Đài NBC đêm 23 tháng 1, 2004 mới hay: Số lượng phụ nữ, trẻ con nói trên đã có mặt nơi những động điếm ở Nam Vang để gây nên cảnh tượng đồi trụy đáng kinh sợ vừa kể ra trên. Trước ngày khởi sự cuộc cách mạng gọi là "cách mạng tháng 8, 1945", ông Hồ chủ tọa họp quốc dân đại hội dưới cây đa làng Tân Trào (Bắc Ninh) để bàn chuyện làm cách mạng, cứu nước, an dân. Sau buổi hội, ông bế một đứa bé và nói lên lời tha thiết: "Đời tôi chỉ có một ước muốn duy nhất là mong cho những em bé như em bé nầy luôn được cơm no, áo ấm, ai ai cũng được học hành.." Nhiều đại biểu đã bật khóc do thái độ và lời nói chí nhân của ông chủ tịch. Coi đấy là một lời thành thật, nên đứa bé ngày hôm ấy (nay bằng tuổi người viết những giòng chữ nầy) xin thành thực khẩn cầu sao cho những trẻ em người Việt ở Thế Kỷ 21 đừng phải bị bán thân làm điếm lúc tuổi chưa tới lên mười – Số tuổi bằng lớp con, cháu của Tôn Nữ Thị Ninh. 

Tiếp tục, chúng ta hãy xét đến tội danh "bán nước" không thể khoan thứ của "tập đoàn Ngụy quân, Ngụy quyền Miền Nam". Thật ra, loại cáo buộc nầy không phải mới mẻ, bởi lịch sử như một trò đùa khắc nghiệt, luôn chỉ là những sự việc được tái diễn – Lại là tái hiện những điều sai lầm tai họa, và tai hại, với những người, việc bất xứng, vô nghĩa lý. Quả thật, người cộng sản luôn là chuyên viên hàng đầu của kỹ thuật buộc tội (bán nước) đối với bất kỳ ai, trong bất cứ tình thế nào. Bắt đầu từ những năm 40 với Cụ Nguyễn Hải Thần: "Hải Thần có cái Việt Nam.. Thần đem đi bán cho quan Tàu phù.."; Bọn "bán nước" được nối kết với "Phát-xít Nhật, Phát-xít Đức (qua chế độ thực dân Pháp của chính quyền Pétain ở Đông Dương) để nên thành những đối tượng phải nhất quyết triệt hạ: "Đồng bào tuốt gươm vùng lên, dưới lá cờ đỏ ánh vàng sao.. Diệt phát-xít và "bầy chó đê hèn" của chúng!!" Tiêu đề ác độc tàn nhẫn "bầy chó đê hèn" kia được gán ghép đến bất cứ ai, bởi bất cứ cán bộ cộng sản nào.. Từ những anh thanh niên mới qua tuổi hai mươi (vào những năm trước, sau 1945) lần đầu tiên nghe, học được năm ba từ ngữ, cách luận lý của một thứ lý thuyết cọng sản thông tục, điển hình như tâm lý của Tố Hữu: " Từ đấy hồn tôi bừng nắng lạ. Mặt trời chân lý chiếu qua tim.."; hoặc gã bộ đội xã đầu đội mũ ca-lô vải gắn ngôi sao vàng, lưng lận dao găm, chân đất, quần gom ống túm.. Với trang bị tinh thần, vật chất như trên, những con người cộng sản thủ đắt luôn quyền giết người qua sứ mệnh: "tiêu diệt bọn Việt gian bán nước" - Những người bị giết nầy có thể bất cứ là ai - Là nhà văn, nhà giáo, nhà báo: Khái Hưng, Nhượng Tống, Nguyễn Bá Trác, Chủ Nhiệm Nam Phong Phạm Quỳnh; là lãnh tụ tôn giáo: Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ; là chiến sĩ đấu tranh vì độc lập dân tộc, hạnh phúc dân sinh: Tạ Thu Thâu, Pham Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà.. Danh sách sẽ kéo dài vô tận sau 1954, 1968, 1972.. 75, 78 với Bửu Hiệp, Trần Văn Văn, Từ Chung Vũ Nhất Huy, Nguyễn Văn Bông, Trần Điền, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, nối tiếp với Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân, Trần Văn Bá – Người không hề xa lạ với Tôn Nữ Thị Ninh. 

Tiêu đề cấu thành tội trạng "bán nước" được dùng đến mòn nhẵn đến như ông Linh Mục Nguyễn Hữu Khai qua Báo Đối Diện (Sàigòn, trước 1975) cũng đã từng nại ra để tuyên xưng người "cộng sản yêu nước" với câu hỏi sắc cạnh: "Bảo người cộng sản "vô tổ quốc"ư, nhưng ai là người đã bán Cam Ranh cho Mỹ? Ai đã cho Mỹ mướn Long Bìønh?" Ông linh mục không phải chờ lâu: Tháng 1, 1974, Hải Quân Trung Cộng tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, "Tập đoàn bán nước Ngụy quân - Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa" trãi xác thân, đổ xuống biển Đông vô vàn lượng máu trung nghĩa của Người Lính Việt hằng tận trung bảo quốc. Trái lại, Thiếu Tướng Lê Quang Hòa, đại biểu Quân Đội Nhân Dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Trung Tướng Trần Văn Trà của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam; Thiếu Tá Bùi Tín, sĩ quan báo chí, phát ngôn viên phái đoàn cộng sản tại Ban Liên Hợp Quân Sự đồng nhất một nội dung phát biểu: "Về vụ việc tại Hoàng Sa mà như quý vị (phía VNCH) vừa nêu lên có liên quan đến Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, chúng tôi ghi nhận, và sẽ trả lời khi "trên" có ý kiến cụ thể". "Trên" sẽ không bao giờ có ý kiến cụ thể, vì những người vừa kể ra, đến cả Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình tại hội nghị La Cell St. Cloud (Hội nghị tiếp tục việc thi hành Hiệp Định Paris ký ngày 27, tháng 1, 1973) không hề biết, hoặc có biết cũng không thể nói ra, bởi: Thủ Tướng chính phủ VNDCCH Phạm Văn Đồng đã ký văn thư chính thức gởi Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước Châu Ân Lai thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc về phạm vi các đảo Hoàng Sa, Tây Sa - Mà nhà nước Trung Quốc đã đổi danh nên thành Nam Sa từ năm 1958."

Linh Mục Nguyễn Hữu Khai, "một trong những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội" nơi Miền Nam trước 1975; Phó chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh của đầu Thế Kỷ 21 hóa ra đã nói lên những câu hài hước thậm tệ vô nghĩa như tiếng lời của bọn người bất bình thường tâm lý gầm thét trong cơn cuồng nộ. Và tiếp đến, Hiệp Định về Biên Giới hai nước Việt-Hoa được ký kết mà thực chất là hợp thức hóa bổn phận triều cống "thiên triều", đóng trọn vai trò phên dậu đối với Trung Quốc như trong buổi phong kiến cách đây hai nghìn năm. Hà Nội với đảng cộng sản đã hiện thực tính sa đọa chính trị tột cùng tệ hại hơn cả thời Triệu Ai Vương đầu hàng Nhà Hán (TK2 trước Công Nguyên); hoặc cách dâng đất, động vùng biên gới của Mạc Đăng Dung (Thế Kỷ 16). Quá trình đầu hàng của đảng cộng sản Việt Nam đối với khối cộng sản Nga-Hoa từ ngày đảng thành lập 3 tháng 2, 1930 do những tội phạm lịch sử bao gồm đủ Hồ, Duẩn, Đồng, Chinh.. trước đây thực hiện theo những mức độ khác nhau (rất kín đáo và khôn ngoan để không bằng cớ cáo buộc), nay được "nâng cấp và lộ liễu" hơn với Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh.. cùng đám bầy tôi nơi bộ chính trị đồng thủ diễn. "Sự nghiệp tai họa" nầy đã không thể hoàn tất nếu thiếu vắng những thành viên của tổ chức gọi là "Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước 1975, và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" hiện nay. Tôn Nữ Thị Ninh và tổ chức ngoại vi đảng cộng sản kia đã, đang có mặt vô cùng tích cực và hữu dụng trong nghiệp vụ bán nước ấy với tất cả khôn ngoan lịch lãm của một cô đầm con biết hút thuốc lá. Chúng ta có thể nói thêm được gì? Lời Khổng Tử - Phụ nhân nan hóa - Thật rất đỗi chính xác với O Ninh, Tôn Nữ Thị Ninh. 

Cuối cùng, trong nghiệm vụ giải độc sẵn nhiễm độc, Tôn Nữ thị Ninh đã đi xa hơn ý muốn của những kẻ đã sai phái, chỉ định y thị ra nước ngoài công tác: Xúc phạm một cách thô bạo nhất đối với những Người Tù Lương Tâm – Biểu tượng Sức Vô Úy, Hạnh Từ Bi, bản lãnh của cả Dân Tộc, bất luận lương hay giáo: Những Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Tuệ Sĩ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý.. Qua lý luận cộng sản, do yêu cầu chính trị của chế độ, phó trưởng ban đối ngoại quốc hội Tôn Nữ thị Ninh đã gọi những con người tôn quý kia bằng những danh xưng biếm nhẻ, khinh khi: "những đứa con cháu hỗn láo bướng bỉnh" và giành quyền giáo dục, răn dạy: "Trong gia đình chúng tôi có những đứa con hỗn láo bướng bỉnnh, thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đứng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riệng của gia đình chúng tôi.. ND ibid" Chúng ta nghe lại âm vang của những chữ, nghĩa bất nhân, vô nghì gọi là "thơ giác ngộ giai cấp" của Xuân Diệu nhắn với mẹ, cha trong những ngày của cao trào đấu tố 1953 ở Miền Bắc, 
.. Ai về làng Bái Hạ
Nhắn vợ chồng thằng thu 
Rằng chúng bây là lũ quốc thù!

"vợ chồng thằng thu" (không đáng đến một chữ viết hoa) là Ông, Bà Ngô Xuân Thu, bố, mẹ khai sinh ra "thi sĩ tình yêu-cũng là thi sĩ nhân dân Xuân Diệu". Hoặc cách huênh hoang ngược ngạo của Nguyễn Đình Thi, phát ngôn viên cho lớp người cộng sản hãnh tiến do vừa đoạt thắng bằng bạo lực, 
Trời không có thiên thần
Đất không có thánh nhân
Chỉ có nhân dân thần thánh
Và đảng ta làm nên sức mạnh
Bay đến chân trời!

Nhưng dù đã xử dụng đến những lời lẽ hàm hồ, tệ hại nhất, O Ninh kể ra cũng chưa đạt đến "tiêu chuẩn" bao nhiêu trong công nghiệp buộc tội Miền Nam, và chạy tội cho Hà Nội – Công tác nầy phải được trao vào tay một kẻ thủ đoạn thâm hiểm, trí trá hơn gấp bội. Chúng ta qua phần người và việc thứ hai.

Hai. Nhất Hạnh: Giả Hành không hề là Hành Giả 

Chúng tôi cần minh xác ngay, bài viết chỉ đề cập đến "cá nhân tên gọi Nhất Hạnh" qua ngôn ngữ, chữ viết của một kẻ dụng tiếng lời, văn bản thực hiện một công tác chính trị nhằm triệt hạ một chế độ, bảo vệ một chế độ đối nghịch và bạo ngược khác không là một tăng sĩ hành đạo theo ý nghĩa, mục tiêu tôn quý của Phật Giáo - Đạo Giải Thoát nhằm mục đích giúp con người cởi bỏ oán nghiệp thế gian, cũng là sức mạnh tiềm ẩn bền bỉ của Việt Tộc chứng nghiệm theo suốt hai nghìn năm lịch sử. Hơn thế nữa, về lý thuyết và thực hành Thiền Đạo, cá nhân nầy cũng đã biểu hiện những hành vi, ngôn ngữ hoàn toàn sai lạc với giáo lý, cách ứng xử của Hành Thiền – Phần thứ hai của đoạn viết nầy sẽ dẫn chứng rõ. Chúng ta bắt đầu câu chuyện qua trích dẫn bài viết xác đáng của Tôn Nữ Như Không thể hiện tính Vô Kỵ, Vô Úy, Vô Ngại của Phật Pháp: "..Nói tới Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ phần đông người Việt Nam đều nghe danh, và đối với phần đông người Việt Nam và người ngoại quốc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất hiện như một người đạo cao, đức trọng. Chính vì cái hình ảnh đạo cao, đức trọng này, cộng với tài tổ chức, tài thuyết pháp và tiền rừng, bạc biển, mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh có khả năng góp phần gây ảnh hưởng tốt hay xấu trên dư luận thế giới về một vấn đề nào đó.. Và tại sao hôm nay chúng tôi lại buồn lòng phải thưa chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với Phật tử và với mọi người Việt Nam một cách thẳng thắn? Xin thưa: vì Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại vừa làm thêm một chuyện động trời. Tôn Nữ Chơn Không, Tâm Dao Găm". Bài viết đi vào chi tiết hành động, ngôn ngữ của người (được tưởng rằng) gieo rắc tình thương, bác ái, nhưng thật sự đang bày ra một bãi phục kích với súng đạn, máu chảy, xương rơi ngụy tạo: " Sau khi nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công tàn bạo, và trong khi nước Mỹ gạt nước mắt để cương quyết đứng lên cùng cả thế giới ngăn chặn những đợt khủng bố kế tiếp, đồng thời truy lùng bọn khủng bố có tổ chức quy mô và có khả năng tiêu diệt nền văn minh nhân loại bằng những thứ vũ khí độc hại nhất, thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cấp tốc tổ chức một buổi thuyết pháp tại một nhà thờ ở New York, và đã chi một số tiền kếch sù để đăng quảng cáo buổi thuyết pháp này trên một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn ở nước Mỹ là tờ The New York Times.. Bài thuyết pháp được mở đầu bằng tám câu thơ, xin tạm dịch
"Tôi bụm mặt trong hai bàn tay 
Không, tôi không khóc 
Tôi bụm mặt trong hai bàn tay 
để sưởi ấm nỗi cô đơn 
Trong bàn tay bảo vệ. 
Trong bàn tay nuôi nấng 
Trong bàn tay ngăn cản 
Hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ."

Bài thơ thật tuyệt vời, nhưng là sự tuyệt vời khởi đầu cho một âm mưu gian dối! Bởi vì ngay sau đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói với cử tọa Mỹ rằng bài thơ đã được làm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi Thiền sư nghe tin Thị Xã Bến Tre với 300,000 ngàn dân đã bị máy bay Mỹ bỏ bom phá huỷ, chỉ vì có bảy quân du kích đã bắn vài loạt đạn súng phòng không lên trời rồi bỏ chạy. Vụ phá hủy Thị Xã Bến Tre ấy đã làm Thiền sư đau đớn vô cùng!! 

Muốn phân tích chuyện bịa trắng trợn mở đầu cho bài thuyết pháp hôm 25 tháng 9 vừa qua (2001, 2002(?), thiết tưởng nên chép lại đây nguyên văn lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp bằng tiếng Mỹ: "I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound." Tôn Nữ Như Không, ibid."

Chúng tôi cần lưu ý, nói rõ về câu nói cố ý lấp lửng: "All the city of 300,000 was destroyed.." Thị Xã Bến Tre (hay Trúc Giang), thuộc Quận Châu Thành, Tỉnh Bến Tre, nằm cạnh sông Tiền Giang; tỉnh được thành hình do phân chia hành chánh của thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1955-1963) lấy từ phần đất của Mỹ Tho, Long An, Gò Công, mà thật ra chỉ do một Quân Bình Đại cơ hữu được mở rộng. Thế nên, bên cạnh Mỹ Tho, Tân An, Thị Xã Trúc Giang của Bến Tre chỉ là một phố chợ mới khai triển. Cũng cần nêu một so sánh, trước khi chiến tranh mở rộng do lần đổ quân của quân lực Mỹ, bởi Hà Nội quyết định dứt điểm Miền Nam trong mùa khô năm 1965, dân số Đà Nẵng khoảng hơn 100.000 người, và Sài Gòn đứng ở con số 1 triệu 500.000 người với Quậân Phú Nhuận, quận lớn nhất Sài Gòn cũng chỉ có dân số 200.000 người - Vậy lấy đâu Thị Xã Trúc Giang (Bến Tre) có được dân số 300.000 người cho một lần tàn sát? Giờ tính đến những thống kê quân sự của trận chiến thế giới: Trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8, 1945 tàn sát 80.000 người; trái thả xuống Nagasaky bốn ngày sau giết hại 40.000 (Our Times, Turner Publishing, Inc. Atlanta, Georgia, USA 1995; p336). Vậy với hai quả bom ghê gớm kia của lịch sử chiến tranh thế giới, tổng số người thiệt hại chưa với tới một nửa của trận oanh tạc do một người không hề có chút nhỏ kiến thức về vũ khí, quân trang bị gọi là "thiền sư" Nhất Hạnh ngụy tạo. Lời tố cáo sẽ gặp bế tắc bởi những câu hỏi cụ thể: "Trận oanh tạc kia xẩy ra vào thời điểm nào? Của trận đánh nào?" Bởi, chỉ là một người hành nghề thuyết giảng nên ông ta hoàn toàn không biết rằng: "Lệnh oanh tạc, xạ kích từ máy bay chỉ được thực hiện sau khi máy bay quan sát đã chỉ điểm mục tiêu, do yêu cầu của bộ binh có mặt trên trận địa". Làm gì có sự kiện một trận oanh tạc được thực hiện tùy tiện nhằm để trả đủa sau khi bị bảy du kích bắn lên dẫu không gây thiệt hại (Làm sao biết rõ chỉ với con số bảy người chứ không nhiều, hoặc ít hơn; và những ai đã sống sót sau trận oanh tạc tàn khốc kia để nay giúp Nhất Hạnh dựng nên điều tố cáo)?!. Chỉ một vụ Mỹ Lai thôi với 22 nạn nhân được xác định là "nạn nhân vô tội không có vũ khí" cũng đủ làm lung lay tinh thần chiến đấu, uy tín của quân đội, chính phủ Mỹ. Đằng nầy ba-trăm ngàn người chết im lặng, biến đi không dấu tích, nay mấy mươi năm sau mới được tái hiện trên miệng lưỡi Nhất Hạnh, và không một tờ báo nào, những The Washington Post, The New York Times để xuống cho một chữ, một lời ý kiến - Ngoài bài thuyết pháp (bao gồm nội dung tố cáo với 300.000 ngàn xác chết) được trả tiền đăng tải - Cũng với The New York Times chứ không ai khác. Nhất Hạnh, ông là một người nghiên cứu quân sự hạng tồi và cũng chẳng khá hơn trong nghiệp vụ hành giả- Chúng tôi trả ông về với phạm vị thủ đắc với chiếc kính chiếu yêu soi rõ chân dung. 

Đạo Phật là Đạo Giải ThoátGiải thoát khỏi Nghiệp Khổ – Không chỉ những khổ đau thiệt hại thông thường về thể chất, tinh thần nhưng toàn bộ ràng buộc, liên hệ, hậu quả do, từ, của tiến trình: Hình thành-Tăng trưởng- Suy hoại- Hũy diệt - Tái sinh. Và Thiền Lực là phương tiện (hữu hiệu nhất) bức thoát khỏi tiến trình kiềm hãm nầy qua khai triển năng lực vô hạn của Tính Không – Shunyata: Phật Tánh hay Pháp Tánh của Phật. Chúng ta hãy xét xem người gọi là "thiền sư" Nhất Hạnh đã thực hành "thiền" như thế nào: "Ông có đủ (rất đủ), có nhiều (rất nhiều) do tài tổ chức, tài thuyết pháp với tiền rừng, bạc biển (TNNK- ibid).. Ông đi bước "hành thiền" có hàng trăm, ngàn đệ tử theo chân; ông đưa tay ra chỉ dấu (do đang "thiền định") có người phối hiệp Chân Không theo hầu thực hiện.. Lần thăm viếng các Đại Lão Hòa Thượng Quảng Độ, Huyền Quang, Trí Quang, Thượng Tọa Tuệ Sĩ hiện nay ở Việt Nam (từ cuối 2004 kéo dài qua 2005), qua liên lạc, môi giới của Chân Không (Cao Thị Ngọc Phượng, mà thực chất là người quản gia, người vợ với định nghĩa thực tế nhất) ông đã yêu cầu thực hiện những nghi thức: "Phải có hai lọng che, khay trầm hương mở đầu để ông "hành thiền" đi theo vào gặp các vị kể trên!!" Buổi Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung vua Tịnh Phạn để tìm Đạo, bên sông A-lô-ma Ngài đã bảo người hầu Xa-nặc hãy trở về cùng với hoàng bào, ngựa quý, lẫn khối tóc để xác chứng (về mặt vật thể; tâm lý, tinh thần cũng là dạng hiện thực của vật thể) quyết tâm dứt bỏ khởi đầu ràng buộc nghiệp dĩ nhân sinh. Đến bao giờ ø "thiền sư" Nhất Hạnh kia thực hiện được bước đầu "thiền ý" cần thiết ắt phải có nầy? 

Cuối cùng, để kết thúc phần Nhất Hạnh, chúng tôi cậy đến quan điểm của Đại Sư A.C. Bhaktivedanta Swami Prahupãda, Chủ Tịch Sáng Lập Viện Nghiên Cứu Thế Giới về Ýù Thức Đại Giác (Trụ sở ở Los Angeles (USA), Úc, và Nam Phi) soi rọi ánh sáng minh triết về hiện tượng Sống-Chết, Tu Chứng; Hàønh Thiền: "Người minh tuệ không cần phải than khóc ngay cả khi đối mặt với cái chết, bởi vì hiểu rằng linh hồn trong thể xác (đang ở trạng thái gọi là chết ấy) không hề chết. A.C. Bhaktivedanta Swami, Bhagavad-Gita As It Is, Victoria, Australia, 1997. p 33". Và Đại Sư cũng định nghĩa rõ thế nào là một Hành Giả chân chính: "Khi một người (làm ra vẻ) giới hạn ý nghĩa của hành động mình, nhưng tâm trí lại bị mắc kẹt vào ý thức vật thể, thì chắc chắn rằng, kẻ ấy tự đánh lừa mình, và (chúng ta) phải gọi đấy là một "kẻ giả hành - pretender" A.C. Bhaktivedanta Swami ibid, p 93". Đại Sư tiếp giải thích quan điểm trên qua phân biệt cao kiến: "Có nhiều kẻ giả hành phủ nhận hành (Nghiệp) qua Ýù Thức Giác Ngộ (Krsna Conciousness), nhưng làm ra cách điệu thiền định, thật sự lại cột chặt tâm trí mình vào ý thức dục lạc. Những kẻ giả hành kia có thể thuyết giảng về một thứ, loại triết lý khô rốc nào đó nhắm mục đích lừa bịp chúng đệ tử màu mè huê dạng – Nhưng căn cứ theo những lời thuyết giảng ấy, những kẻ (gọi là giả hành) nầy rõ ràng là những tay bợm bãi siêu đẳng. Đúng ra mà nói, đối với ý thức dục lạc, người đời có thể thực hiện với bất cứ khả năng (riêng tư) thích nghi nào miễn là phù hợp với trật tự xã hội – Và khi con người hành xử trật tự, luật tắc (xã hội) như thế tức là họ đã tiệm tiến thanh hóa cuộc sống (trần thế) của mình vậy. Nhưng (trái lại) khi con người cố tâm biểu diễn nên thành một Hành Giả (Yogĩ) mà thực tâm chỉ gắng công tìm kiếm nguồn vật chất, cốt để thỏa mãn ý thức dục lạc của mình – Bấây giờ, kẻ ấy phải gọi nên đích danh là một tên lừa bịp lớn nhất – cho dù đôi khi y ta cũng huênh hoang rao giảng về điều gọi là triết học. Sự hiểu biết của đương sự quả thật vô dụng, bởi những hệ quả dậy từ tri thức ma quỷ của hắn sẽ bị xóa bỏ bởi năng lực soi rạng của Thượng Đế. Tâm trí của kẻ giả hành kia luôn bị hôn ám, thế nên, những màu mè biểu diễn về định thiền, tu tập của y ta hoàn toàn không mộät chút nhỏ giá trị nào. A.C. Bhaktivedanta Swami ibid, Chapter III; 6th Paragraphe; p 93". Định nghĩa, phân giải của vị Đại Sư hẳn quá đầy đủ, áp dụng chính xác đối với người, việc của một cá nhân hành nghề thuyết giảng có tên hiệu Nhất Hạnh. 

Ba. Nguyễn Cao Kỳ: Tiếp tục những điều kỳ cục, quái gở ở mức độ cao nhất. 

Đến nhân sự thứ ba nầy quả thật bản thân rơi vào tình cảnh não nề muốn vất bỏ công việc đang dự trù thực hiện. Cũng bởi thân xác quá yếu mệt sau lần giải phẩu lớn, nhưng cụ thể hơn là mối phiền bực vô hạn khi phải chứng kiến một điều tệ hại quá đổi xấu xa. Con người phải có lương tri, lương năng. Con người phải có liêm sĩ. Con người phải biết dừng lại tại những giới hạn - Giới hạn phân biệt giữa một Nhân Vị siêu việt và một Sinh Vật thuần bản năng. Vị tướng lãnh quân đội, người lãnh đạo chính trị lại cần thể hiện những phẩm chất bản lãnh cao thượng riêng biệt để xứng đáng với vị thế danh xưng mình đã từng thủ đắc, cho dẫu cuối cùng phải gánh phận thất bại. Nhưng hôm nay, nhân sự tên gọi Nguyễn Cao Kỳ thêm một lần (của rất nhiều lần) vượt khỏi giới hạn cuối cùng nầy ở hạn tuổi quá bảy-mươi. Có thể đêm nay, có thể ngày mai, một tương lai rất gần, cá nhân nầy sẽ phải tan biến, nhưng những tiếng lời xấu xa vô nghì của, về ông ta sẽ mãi lưu lại.. Tại sao lại có thể như thế với một người đã 75 tuổi tên gọi Nguyễn Cao Kỳ? Chúng tôi tự hỏi như thế nhiều lần với kinh ngạc vô vàn trước sự kiện trân tráo cực độ nhẫn tâm. Bài viết sau đây có ý nghĩa như một cố gắng cuối để giải thích về một điều không thể xẩy ra, nhưng.. đã xẩy ra như một lẻ thường của Tính Bất Thiện.

Để giới hạn mục tiêu bài viết, chúng tôi chỉ căn cứ trên những trả lời của ông Kỳ với phóng viên Báo Thanh Niên, Xuân Ất Dậu 2005 (Theo bản tin NET ngày 25 tháng 1, 2005 chuyển tiếp; kèm hình ảnh buổi ký hợp đồng xây dựng sân golf Tuần Châu (12/2004); NCK chứng kiến, đứng giữa những giới chức đương sự); chúng tôi cũng trích dẫn những điều ông ta cải chính với báo nầy qua lá thư gởûi Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, đề ngày 24 tháng Giêng, năm 2005; Bản sao đồng gởi tới Vũ Mão, Ủy ban thường vụ quốc hội, Trưởng ban đối ngoại (Tôn Nữ thị Ninh giữ chức phó ban); Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch UBTU Mặt Trận Tổ Quốc; các tổ chức trong nước; hội đoàn, báo chí hải ngoại. 

Để có một đúc kết chính xác về những vụ việc quanh nhân sự NCK, chúng tôi tóm lược những hoạt động, tuyên bố của ông ta có liên quan đến người, việc ở hải ngoại, với đối tượng cụ thể là Người Lính VNCH. Sự kiện thứ nhất, lời tuyên bố trong cuộc gặp gỡ với David DeVoss, Đặc Phái Viên báo thương mại, Asian Inc’s America (Bản tin NET ngày 28 tháng 10, 2002): "Cuộc chiến Việt Nam là một chiến tranh bẩn thỉu". Nhưng sau khi nhận thấy cộâng đồng Quân-Dân Miền Nam nơi hải ngoại phản ứng đồng loạt chống đối, nên cá nhân kia thực hiện tiếp một cuộc phỏng vấn với ký giả Bảo Vũ (Đài Phát Thanh Úc Châu) để đính chiùnh rằng: Y ta không xử dụng cụm từ bất nghĩa, "A little dirty war.." đối với chiến tranh, người, việc của Miền Nam trong giai đoạn 1955-1975, qua lời thanh minh: "Chỉ lập lại ý kiến của giới truyền thông, sách báo của giới phản chiến Mỹ." Từ sự kiện nầy, chúng tôi đã phải lên tiếng lần Thứ Nhất với bài viết "Khi Người Lính Già tự tay xé Chứng Chỉ Tại Ngũ", Cali, 11/2002

Tiếp đến lần thứ hai, cá nhân ấy về Sài Gòn (dịp Tết Giáp Thân, 2003-2004) tung ra những nhận định, tuyên bố (qua họp báo, thâu hình ở Sàigòn – Bản thân và nhiều bằng hữu, chiến hữu có dịp theo dõi, ghi nhận từ một băng vidéo gốc tại tư gia của một vị tướng lãnh niên trưởng khả kính) có mục đích xưng tụng người và chế độ đã gây đại họa cho toàn dân tộc Việt (cũng bao gồm cá nhân, gia đình của chính đương sự) trong suốt thời gian dài kể từ ngày đảng cộng sản thiết lập, 3 tháng 2, 1930 - Năm y ta ra đời. Rồi tiếp theo cũng có lời thanh minh với những ký giả Cao Sơn, Võ Phong (San José); Lý Kiến Trúc (Văn Hóa, Nam Cali). Chúng tôi buộc phải cầm bút lần Thứ Hai để khẳng định: "Gã lính già kia thực sự chỉ là một phó lái buôn - Tên lái buôn biễn lận đi rao bán máu và thây xác của chính đồng bào, đồng đội mình" - Qua bài viết, "Ky est Ky" Cali, Tháng 2/2004.

Cụm từ "Người Lính Già" vốn có xuất xứ từ lời tuyên xưng cao thượng của Danh Tướng McArthur, "Người Lính Già không bao giờ chết.. Họ chỉ nhạt nhòa đi". Nguyễn Cao Kỳ trong thập niên 60-70 luôn nại ra để đề cao "trị giá quân nhân tướng lãnh" của bản thân – Nhưng sự thật hôm nay đã hai lần phản bác, bày ra một con người đã bốc lầy lên mùi thây ma khi đang còn sống. Bây giờ lại là lần Thứ Ba, và chúng tôi sẽ không đề cập đến những ý kiến của ông ta giải thích về lý do, hậu quả của việc giao dịch, buôn bán, cộng tác với chính quyền Hà Nội mà hiện tại đương sự đang đóng một vai trò trung gian, dắt mối giới thiệu. Chúng tôi hạn chế bài viết trong chủ đề: "Nguyễn Cao Kỳ chê bai tướng lãnh và quân đội VNCH" với người, việc thuộc lãnh vực quân sự theo như lời mở đầu, căn cứ trên bài viết của Vann Phan, và hai văn bản liên hệ (một của Báo Thanh Niên, một của y đương sự). 

Buổi Nguyễn Cao Kỳ "nói thẳng" được mở đầu với khẳng định: "Tôi (NCK) đã nói từ năm 1973 về việc miền Bắc sẽ chiến thắng!" Nguyễn Cao Kỳ tiên tri tương lai miền Nam: "Ngay sau Hiệp Định Paris, tờ Newsweek đã phỏng vấn tôi cả một trang cuối.. Họ (Báo Newsweek) hỏi: "Sau khi người Mỹ rút đi mọi chuyện sẽ như thế nào?" Tôi trả lời: "Cộng sản sẽ tấn công" Hỏi: "Bao lâu nữa?" Tôi đáp: "Sau hai năm". Khi đó mọi chuyện sẽ như thế nào?" Tôi trả lời: "Miền Nam sẽ tan rã". Từ tiền đề "nói đúng, nói chính xác" tương lai Miền Nam với những câu xác định vừa kể, NCK và phóng viên báo Thanh Niên qua điểm gút của câu chuyện (về những tướng lãnh, người lính miền Nam). Qua đoạn hỏi, đáp nầy, chúng ta nhận ra là đã có một Nguyễn Cao Kỳ rất "giỏi gian"- khôn ngoan sắc xảo hơn cả Bunker, hơn hẳn Nguyễn Văn Thiệu - Bởi ông Thiệu nói rằng, vì tôi ghen ghét nên tôi nói bậy. Nhưng cuối cùng thực tế đã diễn ra đúng như thế. (NCK, Thanh Niên ibid) Để tăng cường độ chính xác đối với ý kiến của NCK, chúng tôi bổ túc những yếu tố sau mà chắc rằng viên thiếu tướng chuyên nghiệp lái máy bay vận tải không biết (vìø nếu như đã tường tận, thì "tiên tri- miền Nam sẽ sụp đỗ" cũng chẳng cần tài giỏi gì mới nói lên được): Trong trận chiến 1972 trước khi Hiệp Định Paris ký kết (từ hội nghị do NCK giữ chức trưởng phái đoàn đầu tiên (1968) với nhiệm vụ (quan trọng hơn trách nhiệm chính trị của một trưởng phái đoàn quốc gia) đưa vợ qua Paris mua sắm, du hý) một pháo đội đại bác (với 6 khẩu 105 ly) có thể tác xạ 10 tràng (60 viên đạn) để dọn bãi, giữ an toàn mục tiêu (nếu đụng trận số đạn xử dụng sẽ không hạn chế). Cấp số đạn (được quyền xử dụng kia) sau hiệp định chết người gọi là "Tái Lập Hòa Bình tại VN" chỉ còn "4 (Bốn) viên cho một ngày hành quân". Và ngay tình hình nhân sự, trang bị, khí tài trong không quân, hẳn NCK cũng không biết nốt, tương tự như vào những giờ phút nguy biến của quốc gia, ông ta đã có thái độ vô trách nhiệm qua hoạt cảnh (Trong biến cố gọi là "Phản Đảo Chính 19 tháng 2, 1965"): "Tôi (Đại Tá Phạm Văn Liễu, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát-pnn) phóng xe lên thẳng phi trường Biên Hòa để tìm cách đối phó với tình thế.. Ông Kỳ đang ngồi đánh mạt-chược.. Vẫn không rời bàn mạt-chược, Tướng Kỳ đáp: "Ông làm cách nào đánh lại tụi đảo chính đi. Tôi sẽ cho thằng Phạm Phú Quốc lên vùng, đặt dưới quyền điều khiển của ông." (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, Văn Hóa, Houston, TX 2004; Tậâp 2, trg 228). Điều (có thể) không biết của NCK về không quân là, sau Hiệp Định Paris 1973, ngay Sư Đoàn 5 Không Quân của Phan Phụng Tiên (bạn thiết của Kỳ) chỉ còn đúng 3 (Ba) chiếc C130 xử dụng được - Không chỉ thế, những phi cơ hoạt động nầy phải dùng cơ phận của những chiếc bị đình động. Trong những ngày di tản kể từ 15 tháng 3, 1975 (lần di tản Pleiku), Bộ Tư Lệnh Không Quân phải dùng đến C123 đã bị đình chỉ hoạt động từ lâu. Tình trạng của các phi cơ chiến đấu cũng không khả quan hơn, Skyraider từ đời đệ nhị thế chiến (1945) sau 1973, 1974 lại phải đem ra bay tăng cường cho F5, A37 (bởi đã quá giờ bay hành quân). Và chắc chắn Nguyễn Cao Kỳ cũng không hiểu biết bao nhiêu về chính trị như: Điều I của Phần Dẫn Nhập Hiệp Định Paris (lập lại từ Hiệp Định Genève 1954) xác định một Nguyên Tắc nhất quán, căn bản: VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC BẤT KHẢ PHÂN – Có nghĩa: HÀ NỘI KHÔNG HỀ XÂM LƯỢC MIỀN NAM. Có nghĩa: KHÔNG CÓ QUÂN ĐỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA XÂM LĂNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA, MỘT QUỐC GIA DƯỚI VĨ TUYẾN 17 – VÀ VĨ TUYẾN NẦY CHỈ LÀ ĐƯỜNG RANH QUÂN SỰ TẠM THỜI. VÀ CUỘC CHIẾN MIỀN NAM SẼ DO "HAI BÊN MIỀN NAM VIỆT NAM" GIẢI QUYẾT TRONG TINH THẦN HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC". Chúng tôi không võ đoán về tính chất ngây thơ tầm phào (trong lãnh vực chính trị) của Kỳ, bởi chính đương sự đã thủ diễn những màn hài hước (chính trị) và được (chính xác là "bị") đánh giá như sau:

"Sau khi được đề cử nắm giữ chức vụ hành chánh cao nhất của Miền Nam vào năm 35 tuổi: "Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương", Nguyễn Cao Kyø được người Mỹ phê điểm: "Tên nhải ranh gọi là Tướng Kỳ kia, hôm nay (19 tháng 6, 1965) đã lớn tiếng yêu cầu chúng ta "xâm lăng Miền Bắc và giải phóng Bắc Việt Nam" - Thằng nhỏ điên khùng trời đánh nầy không hề lái xe ra khỏi Sài Gòn được một dặm nếu như không có đoàn công-voa súng đạn tận răng hộ tống, nay lại đòi giải phóng Miền Bắc!! (Neil Sheehan A Bright Shinning Lie Random House - New York, 1988, p512.) 

Chúng ta có thể lấy thêm nhận xét của một giới chức đã từng giữ chức vụ quan trọng trong quá trình đẩy mạnh, thực hiện chiến tranh, tăng cường viện trợ cho Miền Nam (những người mà Kỳ đánh giá "không tài giỏi, khôn ngoan" bằng ta). Điển hình như Phó Đại Sứ Alex Johnson đã có lời: "Hắn ta (Kỳ) như một hỏa tiễn không hướng dẫn. Chỉ là một bợm rượu, chuyên bài bạc, và vây vo tán tỉnh quanh quẫn mấy con mụ đàn bà.. Khi được báo chí hỏi ai là người mà hắn tán tụng nhất; y đã tuông lời huênh hoang: "Tôi chịu Hitler hết ý.. Ở Việt Nam nầy phải cần có đến bốn hay năm Hitler mới được (Robert McNamara In Retrospect Random House - New York, 1995, p186) 

Chúng ta trở lại thời điểm tháng 4, 1975. Sài gòn như một bãi lửa sau khi Quân Đoàn II rút bỏ Tây Nguyên (15 tháng 3); Quân Đoàn I lui binh khỏi Huế (24 tháng 3); Đà Nẵng 29/3; Nha Trang 30/3 - Thời điểm mà Kỳ đã tiên tri "chính xác" sẽ phải tới sau hai năm ký kết Hiệp định Paris - Nhưng Kỳ đã không hành xử theo "tiên tri" của mình mà lại tìm tới người Mỹ (Người Mỹ dưới quyền của Đại Sứ Bunker, kẻ bị Kỳ chê (không thức thời) với báo Thanh Niên ba mươi năm sau). Người Mỹ nầy có vẻ thông cảm (vẫn là người Mỹ chứ không ai khác) trong bữa rượu có tính cách vĩnh biệt chiều 27 tháng 4, Eric von Marbord (giới chức CIA cao cấp) cùng Kỳ lắng nghe tiếng pháo (cộng sản) dội xuống quanh thành phố và còi báo động thổi dồn. Kỳ ngỏ lời: "Chúng tôi có thể (tiếp tục) chiến đấu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và có thể cầm cự trong vài tháng. Chính phủ Hoa Kỳ thuận hỗ trợ cho chúng tôi không? Không phải với nhân mạng, nhưng bằng vũ khí? 

- Đau thương thêm mà thôi. Không được đâu. Marbord xác định: "I'm sorry, the answer is NO. (Nguyên bản tiếng Mỹ) Olivier Todd; Cruel Avril Robert Lafont, Paris, 1978 p349).

Bị người Mỹ bỏ rơi (điều nầy Kỳ hẳn không "tiên tri" thấu), giờ đến lượt những tướng lãnh miền Nam, những người được Kỳ (tháng 4, 1975) tin tưởng, tiết lộ cho biết kế hoạch: Chỉ cần chiếm giữ dinh tổng thống, trụ sở và nhân sự bộ tổng tham mưu; đài phát thanh và truyền hình là nắm trọn miền Nam. Tất cả những viên tướng chỉ huy các đơn vị đều hoàn toàn đồng ý; nhưng do kinh nghiệm của bản thân họ (đối với Kỳ), nên những ông tướng đồng có lời thoái thác. Ví dụ như Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng thì có ý kiến: "Ông cứ làm tới đi. Chỉ cho biết ngày giờ, tôi sẽ mở sẵn cửa bộ tổng tham mưu." Viên tư lệnh không quân thì tâm sự: "Xin ông hãy ra tay. Nếu như muốn bắt tôi, tôi sẽ không một phản ứng chống cự nào. Ông dư biết Thiệu cũng đang chuẩn bị chạy. Sau lần cuối cùng gặp mặt, phía Mỹ đã phái một tay đưa tin đến bảo tôi đừng động đậy gì cả.." Gần gũi với Kỳ hơn hết là viên (cựu) tư lệnh thủy quân lục chiến (Tướng Lê Nguyên Khang-pnn), cũng có ý kiến (tương tự): "Tôi không thể cho anh quân, nhưng nếu anh hành động thì lính tôi sẽ không phản ứng chống đối." Như thế là thế nào? Trong giờ phút sôi lửa sống chết của cả Miền Nam, Kỳ còn đặt hy vọng (hy vọng gì?) vào tay những tướng lãnh mà (sau ba-mươi năm) Kỳ đã đánh giá: "Vì tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lãnh miền Nam ấy. Từ ông Thiệu cho đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi toàn những vị ăn chơi phè phỡn.. Vann Phan, Người Việt ibid & NCK, Thanh Niên ibid"

Không khuyến dụ được các ông tướng, đợi đến ngày 23 tháng 4, Kỳ sốt ruột vì hai ông Thiệu và Khiêm đang chuẩn bị ra đi với những tấn hành lý chứa đồ quý giá mà không ai mời đến trao quyền, làm lễ nhậm chức. Kỳ đáp trực thăng xuống mái Dinh Độc Lập, vào gặp Tổng Thống Trần Văn Hương. Kỳ nói liền: 

- Cộng sản có thể vào Sàigòn trong vòng vài ngày, hoặc vài giờ

- Phải điều đình thôi, Mérillon (Đại Sứ Pháp) và nhiều người thúc dục tôi trao quyền cho Minh (Dương). Quân đội không thể chống cự lại; có phải họ hết đạn rồi phải không? Tổng Thống Trần Văn Hương mệt mỏi. 

Kỳ vẫn hăm hở: Với súng, đạn hiện có chúng ta có thể cầm cự được một hay hai năm. Hãy đặt tôi làm tham mưu trưởng liên quân. Kỳ nghĩ rằng quân đội cần một người chỉ huy nghị lực (là chính ta). Nhưng Tổng Thống Hương từ chối khéo: "Một người như ông đã là thủ tướng, và là phó tổng thống, không thể nào chỉ giữ chức tham mưu trưởng thấp xoàng như vậy. Đợi vài bữa nữa, tôi bổ nhiệm ông vào địa vị cố vấn quân sự đặc biệt cho chính phủ (Olivier Todd ibid p326).

Tổng Thống Hương không trao quyền chức thì "người" tìm về phía nhân dân. Kỳ cùng Linh Mục Thanh tập họp 10,000 (mười ngàn) người ở Xóm Mới, khu Công Giáo bắc Sàigòn bùng lên những tuyên bố hỗn loạn, náo động: "Thành lập một chính quyền mới, sửa soạn cuộc kháng chiến; hoặc phải thực hiện ngưng bắn (nghiêm chỉnh (!) để điều đình." Trong cơn say máu, Kỳ tung lên lời nguyền để đời: "Qua Mỹ không có mắm tôm, cà pháo. Hãy ở lại chiến đấu. Biến Sàigòn thành một Stalingrade!" Đám đông hoan hô như sấm rền (Todd ibid p335-337).

Chúng ta trở lại trọng tâm của đoạn viết, vậy "Những Tướng Lãnh, Người Lính Miền Nam" nào là đối tượng chịu nhận sự lăng nhục (của Kỳ) hôm nay? Bởi, qua một khoảng thời gian dài từ 1965 đến 1975 như trên vừa nhắc lại, hơn ai hết Kỳ đã luôn cần tới họ – Những Tướng Lãnh và Những Người Lính thuộc QLVNCH – Cột trụ chính xây dựng nên "công danh, sự nghiệp" cho đương sự, vốn xuất thân là thành phần thanh thiếu niên ma mảnh phá phách nơi những khu phố nhỏ Hà Nội trong những năm đầu thập niên 50. Nguyễn Cao Kỳ luôn cầu và phải cần tới họ – Những Quân Nhân Cao Thượng Trung Chính trong giờ phút tử sinh, sống còn của chính bản thân Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ không thể đến Trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình (Biên Hòa) ngày cuối tháng 4, 1975 nếu không được Trung Tướng Phan Trọng Chinh bảo đảm hành vi. Nguyễn Cao Kỳ không thể rời Bộ Tổng Tham Mưu để bay ra mẫu hạm USS Midway trong buổi sáng 29 tháng 4, 1975 nếu không có bảo vệ cuối cùng bởi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng - Vị Tướng Quân bậc thầy của những tướng lãnh mà ngay cảû đối phương cộng sản cũng không hề có lời xúc phạm. 

Và cuối cùng, trực thăng của Kỳ, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Nguyên Tư Lệnh Không Quân QLVNCH, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Phó Tổng Thống VNCH sẽ không bao giờ rời khỏi bãi đáp tại tư gia trong Tân Sơn Nhất được nếu không có Người Lính kiên cường - Viên phi công Hỏa Long AC119 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa đơn độc đương cự - Trung Úy Nguyễn Văn Thành - Thiếu Sinh Quân "Thành mọi". Anh bay lên, vào vùng, bắn phá những vị trí pháo cộng sản đang bố trí quanh Sàigòn. Thành đáp xuống (tự tay) tiếp đạn, và tiếp bay lên. Một hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt thân máy bay. Con tàu bốc cháy, rơi xuống với chiếc dù của Thành kẹt nơi cánh. Đúng 6 giờ 46 phút sáng 29 tháng 4, năm 1975. Tôi chứng kiến. Tôi thấy người phi công chết cháy trong vũng lửa trên bầu trời Tân Sơn Nhất - Giờ Nguyễn Cao Kỳ bay ra hạm đội Mỹ.

Câu chuyện thăm thẳm dài bi thiết của Dân và Lính Miền Nam (cũng của cả Việt Nam hôm nay, ba mươi năm sau ngày 30 tháng 4, 1975) chấm dứt nơi đây, bởi cơn bi phẫn do bị xúc phạm phải kìm giữ lại quá đỗi nặng nề. Người viết lập lại kết luận đã một lần trình bày tại hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam tại Đại Học Tokyo, ngày 14 tháng 1, 2002: "Thượng Đế ban cho con người sự sống, và kế hoạch hóa tình cảnh, thời điểm từ giả cuộc đời trần thế- Nhưng con người trong chuỗi sinh tồn kia đã hiện thực điều bi thiết vĩ đại của mình - Người quyết định lần chết cho chính bản thân. Người trao gởi lại sau cái chết xác thân một trị giá vinh hiển. Người Việt Nam đã hiện thực điều cao cả kia một cách tự nhiên trong suốt đêm đen bất hạnh dài theo thế kỷ, giữa vũng lửa chiến tranh mà toàn dân tộc đang gánh chịu một cách khắc kỷ - Xem như một sự cùng đành. Không chỉ là những người lính nơi trận điạ, mà là hằng loạt tướng lãnh giữ chức tư lệnh đại đơn vị, hoặc sĩ quan cấp tá cao cấp: Các Tướng Lãnh, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ; Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Hữu Thông; Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long.. Người không chỉ chết một mình, mà với toàn gia đình cùng một lần quyết tử: Chị Nguyễn Thị Thàng, vợ một nghĩa quân chết với chồng và đàn con nơi chiếc đồn cô quạnh ở Giồng Trôm, Vùng IV; Thiếu Tá Đặng Sĩ Vĩnh, bào huynh của gia đình niên trưởng Hà Thượng Nhân (Trung Tá Phạm Xuân Ninh, Chủ Nhiệm Báo Tiền Tuyến) chết cùng với cả nhà gồm ba thế hệ: ông, cha, cháu; Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Lữ Đoàn 147 của Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng đồng tự sát nơi Bãi Mỹ Khê, Đà Nẵng cuối tháng 3, 1975; Trung đội Nhảy Dù với Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái cùng nỗ một lần lựu đạn sáng 30 tháng Tư, 1975. 

Ánh chớp thanh quang của Anh Linh bao Người Trung Liệt kia hẳn đã rung mờ nhật, nguyệt, hiện thực lần Núi Sông cùng khóc với Con Người. Và Người cùng một lần sống mãi với Quê Hương với Lịch Sử". 

Mỹ Quốc, 
Ngày ra tù 15 năm trước, 
(29/1/1989-2004)
Phan Nhật Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn