BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73323)
(Xem: 62234)
(Xem: 39423)
(Xem: 31169)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân Ngày Hoàng Sa

19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 850)
Nhân Ngày Hoàng Sa
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Năm 1974, cũng ngày tháng nầy, Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng đánh trả quân xâm lăng Tầu Cộng ở Hoàng Sa. CS Bắc Việt thay vì hưu chiến để VNCH dồn đủ lực lượng đối đầu với ngoại xâm, thì chúng lại gia tăng cường độ tấn công trên khắp bốn vùng chiến thuật để tiếp ứng cho quan thầy của chúng, để quân đội miền Nam không thể đối phó với hai kẻ thù cùng lúc. Phi cơ chiến đấu của Không lực VNCH đã chuẩn bị tấn công tái chiếm Hoàng Sa, nhưng đành thúc thủ, vì Việt Cộng mở nhiều mặt trận tấn công khắp nơi. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm ngơ, chỉ có Liên Xô lên tiếng phản đối, cũng không phải vì công lý hay yêu thương gì VN, mà chỉ vì Liên Xô có hục hặc với Tầu Cộng. Dù sao thì cũng là điều tốt!

Nhờ đắc lực giúp Bắc Kinh đánh cướp Hoàng Sa, Hà Nội được quan thầy tuồn thêm súng đạn, lương thực để quyết đánh chiếm miền Nam

Năm Ất Mão -1975- sau khi Cộng quân tràn chiếm miền Nam, chúng lùa được gần hết quân dân cán chính VNCH vào những trại giam khổng lồ, chúng láo lếu rằng: “Các anh có nợ máu với nhân dân cho nên nhân dân rất căm thù các anh, ‘chính phủ cách mạng’ giữ các anh ở trong nầy là vì lòng ‘nhân đạo’ muốn bảo vệ tính mạng cho các anh không bị nhân dân trả thù!”

Bên ngoài thì chúng tuyên truyền với dân rằng: “Bọn ngụy quân, ngụy quyền miền Nam là thành phần ác ôn, có nợ máu rất lớn với cách mạng và nhân dân, cần phải trừng trị, nhưng ‘đảng ta’ đã khoan hồng nhân đạo bắt chúng phải ‘học tập cải tạo’ đến khi nào ‘thấm nhuần’ trở thành người công dân tốt trong xã hội mới, thì sẽ tha cho về đoàn tụ với gia đình”

 Đến nỗi có nhiều chuyến xe, tàu chở tù ra miền Bắc đã bị dân ở Hà Nội ném đá!

Nhưng chỉ một thời gian không lâu, sau khi người dân miền Bắc đã biết tất cả sự thật ở trong Nam và thấy rõ sự lừa bịp trắng trợn của đảng CS, họ đã dành nhiều tình cảm đối với người tù nói riêng và miền Nam nói chung..

Nói về miền Nam, những ngày đầu vui mừng hớn hở “giả tạo” qua mau, khi mặt thật bạo ngược, hung tàn cướp bóc của kẻ “chiến thắng” đã phơi bày. Người dân miền Nam bắt đầu có thái độ ứng xử.

Tình cảnh tù trong, tù ngoài chẳng khác nhau mấy, vì vậy tình cảm của người dân miền Nam (cũng như miền Bắc) đối với người tù là không kể xiết, có cơ hội là thể hiện, bộc lộ một cách rất tự nhiên, chân tình, không màu mè, không toan tính…Cho nên bọn cai tù luôn cấm không cho người dân đến gần người tù, nhưng chúng đâu có đủ tai mắt để ngăn chặn hết những tình huống bất ngờ!

 Chung Cuộc

 Khi tôi về Bù Đăng
(Chắc) không còn người Thượng già ở đó
Người Thượng già lưng trần đóng khố
Đã ném cho tôi chùm quả rừng
Trên đường gùi ra chợ

 Tôi trở lại Xuân Phước
Tìm đâu ra chú bé chăn bò
thuở trước?
Đã lén quẳng cho tôi nửa củ sắn lùi
Ôi những ngày dài
Triền miên đói khát

 Khi tôi lên Bù Gia Mập
Không thấy người thanh niên gầy guộc?
Đã dúi bớt cho tôi
đoạn củ mài đào được
Giữa rừng già muỗi, vắt,
thâm u

 Tôi đi qua trại Suối Máu
Biết đâu gặp chú lơ xe?
Đã vờ đánh rơi gói thuốc rê
Mặc cho tên cai tù quát nạt!

 Ơi người Thượng già
mình trần chân đất

 Ơi chú bé chăn bò
áo quần rách nát

 Ơi chàng trai vùng kinh tế mới
bụng ỏng da chì
bốn mùa sốt, đói!

 Ơi chú lơ xe
Đang độ tuổi học trò!

 Ơi những ân nhân
Trong giây phút thật tình cờ
Không thể nào nhớ mặt biết tên
Cũng không bao giờ gặp lại
Nhưng làm sao tôi quên
Và biết làm sao cho nghĩa đáp ơn đền!

 Chỉ còn có một con đường
Chung lòng tranh đấu
Xin gom gió để làm nên giông bão
Góp mưa nguồn làm sóng thần, thác lũ
cuốn phăng đi loài tham ác, tàn hung
cùng toàn dân cả nước đứng lên
tiền đồ dựng lại
phá bỏ xích xiềng, gông cùm, ngục tối
và xây lại tình người
trên công bằng,
Từ
Ái
Cho người người được thấy:
Cơm áo
Tự do.

 (Mùa Xuân 1993)

Nhưng đến hôm nay, chỉ còn vài tuần lễ nữa lại bước qua năm (Tân) Mão, đất nước cũng không có gì chuyển biến ngoài đảng cs cầm quyền ngày càng giàu sụ, ăn chơi sa đọa, trong khi người dân hầu hết lầm than tủi nhục, tự do dân chủ vẫn bị bóp nghẹt, kiếp nạn của dân tộc VN phải hứng chịu cho đến bao giờ? Công cuộc tranh đấu hầu như bế tắc, còn lắm gian nan:

Cũng đành bội hứa?!

 Người Thượng già giờ đây chắc đã chết?
Nơi góc rừng cây cối đã tan hoang!
Con suối xưa chắc hẳn cũng khô cằn!

 Đâu chàng thanh niên trên kinh tế mới?
Có vượt qua nỗi tháng ngày thiếu đói?
Và những cơn sốt ác tính dữ dằn!

 Chú lơ xe may mắn đổi đời chăng?
Cứ hy vọng và cầu mong như thế!

 Em chăn bò đã thành người trai trẻ?
Những tai ương xã hội có buông tha?

 Giấc mơ tôi đang ở buổi chiều tà!
Cuộc tranh đấu mỗi ngày thêm bế tắc!

 (18/1/2011)

Giữa lúc đảng cs đang họp hành ở Hà Nội với những khẩu hiệu:

“Độc lập- tự do- hạnh phúc!”

“xhcn công bằng dân chủ văn minh.”

“Tất cả mọi người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành!”

Thì “Hiện thực xhcn” được phơi bày qua ba bài phóng sự trên báo trong nước ở tai ba miền tiêu biểu, nếu đi khắp cả nước, thảm trạng người dân kể ra sao hết?

“Những phụ nữ chờ bán sức giữa giá lạnh”

- Phố phường Hà Nội như co lại vì lạnh giá tăng cường. Ở góc chợ, những người phụ nữ đang chạy ào ra khi có người muốn thuê việc...
Nhọc nhằn bán sức

Gạt vội chân chống những chiếc xe đạp “tồng tộc” cũ kỹ, lỉnh kỉnh những đòn gánh, mẹt, sàng, tải cũ… Hơn 10 người phụ nữ cùng ngồi co ro nơi đầu một ngã tư trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), bắt đầu một ngày “bán sức” chờ đợi người đến “thuê mua”. (VNNet 16/01/2011)

 

Hình 1: Nữ cửu vạn ngồi dưới trời giá lạnh Thủ đô, chờ có người đến thuê mước kiếm chút tiền mọn gởi về cho gia đình đang đói khát trông chờ!


“Thừa Thiên - Huế: Ngâm mình trong giá lạnh bắt ốc, hến mưu sinh

Trong cái giá lạnh thấu vào da thịt, hàng ngày những dân làm nghề đánh bắt ốc, hến ở Cồn Hến bên sông Hương (TP Huế) phải thức dậy từ rất sớm bắt đầu một ngày mưu sinh bất chấp giá lạnh của mùa đông.

“Nghề nào cũng có cái cực nhưng nghề đánh bắt ốc, hến có lẽ cực nhất. Nhất là mùa đông trời giá lạnh, sáng phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng đi cào, ai mà chịu cho nổi”, hai hàm răng va vào nhau cầm cập, anh Nguyễn Văn Minh trú tại chung cư Phú Mậu, Thừa Thiên - Huế run run chia sẻ. (Dân trí 17/01/2011)









 
Tất cả phải trầm mình trong làn nước lạnh buốt giá khoảng từ 5 - 8 độ C để có được những cân hến nhỏ giá vài nghìn đồng.

“Những đứa trẻ mưu sinh lúc nửa đêm ở chợ đầu mối”

Mặc cho cái lạnh giữa đêm khuya, cậu bé chừng 12 tuổi áo đẫm mồ hôi, ôm từng bao rau, củ quả… đặt lên trên chiếc xe cao gấp rưỡi thân người, luồn lách giữa chợ đông người.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM), từ ngày hình thành, đã là nơi để hàng trăm con người bán sức lao động kiếm tiền. Trong đội quân bốc xếp hùng hậu tại nơi này có hàng chục em nhỏ 10 - 16 tuổi. (VNExpress 17/1/2011)

Miền Nam sau 36 năm được “giải phóng”:


Cậu bé đang co rúm người lại vì lạnh chờ đợi khách thuê kéo xe. Ảnh: Vĩnh Phú.



 Sau mỗi đêm kéo xe thuê, Do (10 tuổi) chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng. (Quan chức ăn một tô phở 750000 đồng tương đương 35 đô la!) Ảnh: Vĩnh Phú.


 

Sau hơn vài giờ làm việc quần quật, mồ hôi ướt đẫm áo. Nhắc đến việc đến trường, cậu bé trả lời gọn lỏn: “Ba mẹ làm phụ hồ, lấy đâu ra tiền mà đi học”.

Cuộc sống người dân lầm than, cơ cực như thế lại dễ lâm bệng hoạn, và thảm cảnh đã diễn ra:

“Không nhận xác con vì thiếu tiền viện phí”

Các bệnh viện tuyến Trung ương đã không ít lần chứng kiến những hoàn cảnh éo le vì sự túng thiếu, nghèo đói hoặc hiểu biết, ý thức kém của người bệnh cũng như thân nhân của họ. Đã có những trường hợp bệnh nhân qua đời, người nhà không dám nhận xác vì không có tiền thanh toán viện phí. (Tin Nhanh VN 18/01/2011)

Hôm nay, 37 năm ngày Tầu Cộng cướp Hoàng Sa, tân thái thú bản địa, Việt gian Nguyễn Phú Trọng nhận bàn giao chức vụ đầu đảng từ Tày gian Nông Đức Mạnh, Trọng đã được Bắc Kinh chọn lựa từ lâu, không lạ gì! Cũng đần độn và ngu hèn như Mạnh, sự nghiệp sáp nhập VN làm quận huyện của Tầu Cộng cầm chắc sẽ được Trọng tiến hành nhanh hơn!

19/1/2011

nguyễn duy ân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn