BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73346)
(Xem: 62243)
(Xem: 39428)
(Xem: 31175)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhân ngày Phụ Nữ 20.10: hướng về một ngày mai không ảm đạm

16 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 1267)
Nhân ngày Phụ Nữ 20.10: hướng về một ngày mai không ảm đạm
50Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
21
Trong cuộc sinh tồn, con người luôn đối mặt với nhiều nguy cơ khách quan như thiên tai, tai nạn bất chợt, bệnh tật..., nhưng lớn nhất vẫn là những bi thương hậu quả của sự dốt nát sản sinh ra hủ tục ích kỷ tàn ác, tham vọng giữa con người và con người giữa quốc gia và quốc gia, khiến con người bị xô đẩy vào bom đạn chiến tranh, tài sản bị cướp giật, cuộc sống bị chà đạp.

Người ta cũng hy vọng dễ cải thiện nhất chính là mối quan hệ vợ chồng một khi để nam nữ tự do chọn vợ chọn chồng và tự nguyện sống chung. Xã hội tốt mang đến nhiều điều an lành thoả mãn vật chất và tình cảm đồng nghiệp bạn bè, nhưng chính suối nguồn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà cuộc sống được thăng hoa đến sự viên mãn, đạt được mục đích là hạnh phúc, trọn vẹn cả về tinh thần lẫn vật chất.

Bình đẳng giới tính qua luật pháp chỉ là một phần cơ bản, đảm bảo quyền lợi kinh tế an toàn phần nào cho mối quan hệ vợ chồng khi ly hôn. Mục đích cuối cùng của bình đẳng giới không dừng ở đó mà phải tiến đến một cuộc sống hạnh phúc và con người hạnh phúc còn cần có được và sống cùng người mình yêu dấu. Hạnh phúc đến từ mối quan hệ cha mẹ ông bà, con cái,vợ chồng, bạn bè đồng nghiệp thân thiện.

Để có được hạnh phúc đó con người đang đối mặt với sức mạnh mông muội của hủ tục từ thời cổ đại và lối sống ích kỷ gia trưởng... Một khi lối sống ích kỷ được coi như nam quyền như việc cho rằng: Đàn ông năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng. Một khi các hủ tục được xã hội dung dưỡng như tục bó chân của phụ nữ con nhà gia thế của Trung Quốc thì hủ tục sẽ kéo dài hàng ngàn năm đến thời cận đại đầu thập niên thế kỷ 20.

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc

Năm 2015 là thời hạn LHQ phải đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Theo báo cáo của LHQ thì trong ba phụ nữ có một bị tổn thương vì bạo hành gia đình, là nạn nhân của hiếp dâm, lạm dụng tình dục, mại dâm, tảo hôn, nạn nhân và từ các hủ tục xã hội tôn giáo... Liên Hiệp Quốc đang có chương trình loại trừ năm hủ tục gây chết người ở các nước Phi Châu Trung Đông và Châu Á mà đến nay còn tồn tại mạnh mẽ.

Bình đẳng giớiChống bạo hành phụ nữ đang là ưu tiên trong chiến lược trung hạn 2008-2013 của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) và được xác định là một trong tám mục tiêu đánh giá sự phát triển xã hội của các quốc gia.

Tình trạng bạo hành trong gia đình rất phổ biến khiến phải có ngày chống bạo hành ở tầm toàn cầu. Ngày 25 tháng 11. 2008 vừa được lấy làm “Ngày Quốc tế chống Bạo hành Phụ nữ” (International Day for the Elimination of violence against Women).

Hủ tục với mục đích làm đẹp và chứng tỏ giá trị

Khi xã hội không có thang giá trị qua học vấn thì người các bộ lạc, phụ nữ nghĩ cách để có được phẩm giá và ngợi khen. Tục cà răng căng tai, đeo vòng cổ sáng loáng là chỉ dấu nam trưởng thành còn nữ chịu khó chịu đau căng vành tai cho rộng. Trung Quốc chỉ vừa chấm dứt tục bó chân bó chân vì đó là chỉ dấu của con gái danh gia vọng tộc được nuôi dưỡng trong nền văn học xu nịnh hoang đường văn nhân Trung Quốc tạo ra niềm tin người con gái chân nhỏ đó mang lại sự may mắn cho nhà chồng. Hủ tục này ăn sâu đến độ gây ra tủi cực và phản ứng cực đoan. Chu Nguyên Chương tức Thái Tổ nhà Minh, có công đánh thắng Mông Cổ lập chính quyền người Hán, nhưng trong một đêm đem giết hơn 1000 người ở Hàng Châu chỉ vì họ dám bàn luận đến một bức tranh mỹ nữ phê phán mỹ nữ này chân to quá, trong khi vợ Chu Nguyên Chương là Cao hoàng hậu mà Chu rất kính yêu là phụ nữ có chân to, không bó chân tức là không thuộc hàng danh gia vọng tộc.

Lúc xa xưa chỉ có những cô gái sinh vào ngày thứ tư, lúc trăng tròn thuộc bộ tộc Padong được đeo vòng cổ, nhưng nếu từ chối sẽ bị trục xuất ra khỏi làng, cô ta sẽ sống trong nhục nhã và đau khổ cho đến lúc chết vì cô đơn. Ngày nay thì đeo vòng cổ hay không tuỳ ý thích.

Những cô gái dân tộc Padong đều phải đeo một chiếc vòng quấn quanh cổ mình. Tuỳ thuộc vào số tuổi mà số lượng vòng càng ngày càng tăng. Có một điều đặc biệt là chẳng ai cảm thấy khó chịu khi phải đeo chúng mà ngược lại họ còn rất tự hào vì nét văn hoá đặc sắc này. Trong vài năm trở lại đây, các cô gái trẻ của bộ tộc Paraung bắt đầu loại bỏ dần tập tục này.

Lâu nay, ngôi làng của những phụ nữ Kayah cổ dài ở phía tây bắc Thái Lan giáp biên giới Myanma đã rất nổi tiếng và là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài. Tuy nhiên, việc những du khách này đến đây cũng chỉ mang lại một nguồn thu nhập hết sức khiêm tốn cho những người phụ nữ cổ dài và gia đình của họ, những dân di cư từ Myanma.

Hiện tại, Liên Hiệp Quốc đang bàn về vấn đề cấm các hoạt động du lịch tới ngôi làng này vì cho rằng càng ngày ngôi làng càng bị lạm dụng biến thành một “sở thú” dành cho người. Nhân viên của cơ quan phụ trách vấn đề di dân của Liên Hiệp Quốc nhận xét: “Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là các du khách đừng tới đây nữa”. Tuy nhiên, chính người dân ở đây lại không muốn như thế, vì ít ra họ có thể kiếm được một chút đủ sống khi mỗi du khách tới đây. Vòng cổ đặc biệt phải được kỳ cọ sáng loáng nếu không bị chê là lười biếng, không khác gì làm tóc sửa móng tay của phụ nữ thành thị.

Ở ngay trên đất nước mình cũng không thiếu những thứ tục lệ nay có thể xem là quái dị.

Bất chấp thời gian là thế kỷ 21, bất chấp không gian không xa các huyện của phía Nam Quảng Nam, người dân tộc có hủ tục lạ kỳ tồn tại dai dẳng, truyền đời, cuốn xoáy nghiệt ngả con người vào đó với niềm tin vào Giàng (Trời) vào ma rừng, ma xó và đặt lệ trừng phạt nặng nề là sự chối bỏ ghẻ lạnh coi như kẻ có thể mang tai hoạ đến bản làng. Phần lớn các hủ tục đều liên quan đến việc sinh đẻ của phụ nữ: trẻ em sinh đôi trẻ tàn tật bị cho là không phải con người đem chôn sống. Phụ nữ phải ra rừng đẻ nếu hoang thai và chỉ cho vào bản làng khi bé sơ sinh đã đủ tháng, lý do là không sợ bị ma theo vào bản.

Có những con suối dân không dùng vì tin đó là nước rừng của ma uống vào rụng răng làm thất bại chương trình cung cấp nước sạch của các tổ chức phi chính phủ! Phụ nữ khi sinh con và con chưa rụng rốn thì không được uống chung nước với dân trong bản. Dân thức thời hơn biết là khổ, nhưng không dám làm khác vì sợ làng lắm. Không thể giải quyết tái định cư vì nhiều dân tộc có một biên giới thần quyền thiêng liêng, thí dụ như bên này suối là đất người Mơ Nông, bên kia là của người Ca Dong. Người dân tộc truyền khẩu đời này qua đời khác rằng ngày xưa ông bà cắt máu ăn thề chia đất, không lấn của nhau, ngàn năm hai dân tộc không ai được qua lại lung tung.

Lại có những cách đối xử khác biệt giữa bé trai và gái trong cùng hoàn cảnh như con trai được đi học, con gái bị tảo hôn gả chồng từ tuổi 9-12... Những nhóm dân tộc thị tộc sống nới đèo heo hút gió xa trường học nhà thương cho nên sai lầm cứ lập lại đời này sang đời khác.

Hãy còn nhiều hủ tục kinh hoàng gieo chết chóc thương tật đang lưu hành và óc bảo thủ của dân chúng ở một số nước có nhiều hủ tục nhất như Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Trung Đông; nếu không có biện pháp cấp nhà nước và hợp tác quốc tế thì e rằng nhiệm vụ loại bỏ các hủ tục vào 2015 của Liên Hiệp Quốc khó hoàn thành.

1. Giết người vì danh dự (Honor Killing)

Giết vì danh dự khi phụ nữ bị quy tội làm mất phẩm giá do từ chối một cuộc hôn nhân sắp đặt, là nạn nhân của một vụ hiếp dâm, tìm cách ly dị ngay cả khi có người chồng ngược đãi, hoặc ngoại tình, của hồi môn ít.

UNICEF thông báo chỉ riêng ở Ấn Độ, hơn 5.000 cô dâu đã bị giết mỗi năm do của hồi môn bị chê là ít. Trong năm 2004, tục giết vì danh dự đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác nhau, như Albania, Bangladesh, Brazil, Canada, Đan Mạch, Ecuador, Đức, Ấn Độ, Iraq, Israel, Italy, Pakistan, Saudi Arabia, Thụy Điển, Uganda, Anh và Mỹ.

Khi có lệnh cấm của nhà nước thì cũng có biến tướng của hủ tục này như vừa mới xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ: nhiều phụ nữ bị ép “Tự tử vì danh dự” thay vì “Giết vì danh dự” để tránh tội. Năm 2006 LHQ đã gửi một đặc phái viên nữ là Yakin Erturk điều tra việc tự tử không rõ nguyên do của một số đông các thiếu nữ trong cộng đồng người Kurd. Báo The New York Times nêu bằng chứng rằng nhiều trường hợp tự tử trong cộng đồng dân cư người Kurd chính là “Giết vì danh dự” được che giấu dưới hình thức tự tử hay tai nạn. Ba mươi sáu trường hợp được báo cáo tự tử trong khu vực khảo sát, nhiều hơn số tự tử của nguyên cả năm trước. Các nhóm khủng bố cũng đã lợi dụng hủ tục này để tuyển mộ chiến binh nữ đánh bom tự sát.

Samira Ahmed Jassim al-Azzawi (gọi tắt là Samira Jassam) sinh năm 1958, có biệt danh 'Um al-Mumenin' (Bà mẹ của tín đồ), bị cảnh sát Iraq bắt 21.01.2009 và cáo buộc tuyển mộ hơn 80 phụ nữ bị hiếp dâm làm khủng bố và tổ chức đánh bom tự sát. Samira Jassam khai đã hỗ trợ tổ chức ra nhóm người có mục đích rõ ràng là chủ ý hiếp dâm phụ nữ trẻ, sau đó thuyết phục họ đánh bom tự sát như là biện pháp duy nhất để rửa nhục.

Trong cuốn băng video, Samira Jassam khai cách chuẩn bị tinh thần cho các phụ nữ này thực hiện hành vi tử đạo, gửi các phụ nữ đến tay khủng bố cung cấp bom và đưa các nữ khủng bố này đến địa điểm hành sự.

Bọn khủng bố tìm cách tuyển mộ phụ nữ trẻ em và cả người mang hội chứng Down thiểu năng trí tuệ. Có 36 cuộc đánh bom tự sát là nữ và 32 cuộc đánh bom thành công năm 2008 so với 8 trường hợp năm 2007. Chưa biết năm 2009 có bao nhiêu.

2. Thiêu sống

Đây là một dạng bạo lực gia đình có mặt ở nhiều vùng của Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và các quốc gia khác nằm trên hoặc xung quanh tiểu lục địa Ấn Độ.

Từ một đất nước nghèo bị đô hộ, xã hội phân chia giai cấp nặng nề, mâu thuẫn tôn giáo gay gắt, nhiều hủ tục chết người và nhiều sắc dân, nay Ấn Độ có hai thành công vượt bực là các công ty công nghệ thông tin đạt tầm cao quốc tế được tín nhiệm và tạo ra kinh tế sử dụng chất xám cao. Thứ hai là nền dân chủ đại nghị mà Trung Quốc chưa có được, cho thấy không phải cần đến chế độ độc tài để nước nghèo và phức tạp giử vững nội an và phát triển.

Nhưng bên cạnh đó nhiều vùng của đất nước rộng lớn Ấn Độ, thời gian như ngưng đọng, nhiều cộng đồng sống đời này sang đời kia theo nền nếp gia đình đầy hủ tục xa xưa lạc hậu giống như những cộng đồng dân tộc thiểu số sống giữa đại ngàn xa cách nền văn minh.

Điển hình là tệ thiêu sống con người: người đàn ông, hoặc gia đình anh ta, dội lên vợ mình dầu lửa, xăng hoặc các chất lỏng dễ cháy khác, và thiêu cô ta đến chết.

Hôn nhân sắp đạt và của hồi môn cho con gái khi lấy chồng đã khiến nảy sinh hai thảm trạng cho phụ nữ, đó là giết bé sơ sinh gái hay giết vợ. Nhiều vùng ở Ấn Độ coi vợ là vật sở hữu có thể giết bỏ đi nếu muốn. Cảnh sát Ấn Độ cho biết hàng năm nhận trên 2.500 báo cáo về các trường hợp giết cô dâu được che đậy dưới hình thức tự tử hay tai nạn. Những phụ nữ này bị chê là mang về nhà chồng quá ít của hồi môn. Đây là thảm cảnh từ xa xưa, đã là một trong những nguyên do hình thành giáo lý nhà Phật cổ đại!

Dưới đây là một thí dụ: Ba năm trước Sunita Bhargava lấy chồng và có con hiện sống một mình ở khu ổ chuột New Delhi. Sunita Bhargava bị chồng và mẹ chồng khủng bố tinh thần. Mẹ chồng thường nói chồng Bhargava là người học thức cao mà không nhận được hồi môn tương xứng. Mâu thuẫn lớn dần tiến đến sát thương khi chồng và mẹ chồng dùng nước sôi tạt vào người Bhargava. Thất vọng và đau đớn thể xác, Bhargava tẩm kerosene tự thiêu gây tổn thương phỏng 40% cơ thể. Bhargava nói: “Tôi nhớ con gái và lo sợ bất hạnh sẽ giáng lên đời con gái tôi, tôi còn sống đây nhưng chừng như với con tôi, tôi là kẻ đã chết”.

Souad là bút danh một phụ nữ ở Cisjordanie (Palestine) là nạn nhân của “tội ác bảo toàn danh dự “ đã viết hồi ký Bị Thiêu Sống. Mười bảy tuổi cô yêu và hiến thân trước hôn nhân cho chàng trai có hôn ước chưa cưới nhau được chỉ vì phải chờ người chị Souad lấy chồng. Quan hệ trước hôn nhân đồng nghĩa với mất danh dự gia đình và cái chết. Người anh rể theo lệnh cha cô thi hành quyết định thiêu sống cô. May có tổ chức Surgir cứu thoát cô Souad và mang ra nước ngoài. Hiện cô có gia đình và ba con.

Thật quá kinh khủng và tâm lý lạ lùng khi bản án gia đình còn nặng nề và lạnh lùng hơn toà án và tại sao không phải là học thức tiền bạc danh phận mà liên kết trinh tiết của thiếu nữ với danh dự cả gia đình một cách điên khùng, rồi anh em lại ra tay trừng trị khi lẽ ra phải giúp đỡ con em, tuổi còn vị thành niên vượt qua khó khăn? Khoa học cho biết tuổi phát dục tức cơ thể có thêm nhu cầu sinh lý là 13, tuổi trưởng thành là 18, tuổi có thể sinh con tốt nhất là 25. Nếu khoa học dẫn đường cho chính sách thì các tổ chức xã hội phải có biện pháp giúp một đứa bé Nam cũng như Nữ từ tuổi dậy thì tìm hiểu, xây dựng trách nhiệm, điều chỉnh nhân cách và tập trung vào các niềm vui khác chờ đến tuổi trưởng thành.

3. Tấn công bằng axit

Đây là dạng bạo lực chủ yếu xảy ra ở Afghanistan. Thủ phạm của các cuộc tấn công này tung axit lên nạn nhân (thường là vào mặt), đốt cháy họ. Hậu quả là những vết bỏng vĩnh viễn trên mặt và cơ thể cũng như nguy cơ bị mù.

Saira Liaqat làm việc chải tóc cho một khách hàng nữ. Urooj Akbar sơn móng tay cho khách hàng. Khuôn mặt các cô, chằng chịt ngang dọc những vết sẹo. Cô AKbar bị bỏng tới 70% toàn thân, thật khó biết được cô đang vui hay buồn và không thể hình dung gương mặt cô trước đây.

Liaqat và Akbar nằm trong số rất nhiều phụ nữ Pakistan là nạn nhân những vụ tạt axit, hoả hoạn cố ý. Những kẻ gây tội ác chỉ mong muốn họ kết thúc cuộc sống trong tuyệt vọng, khép kín.

Thay vì sống ẩn dật, hai phụ nữ ấy lại trở thành những người làm đẹp cho người khác. Tổ chức Tìm lại nụ cười Depilex - cam kết hỗ trợ những phụ nữ là nạn nhân bỏng axit hay từ những vụ tấn công khác.

4. Cắt âm vật (FGM)

Hành vi này thường thực hiện theo những lý do văn hoá hoặc các hình thức mê tín khác không phải do chữa bệnh. Cắt âm vật (Female genital mutilation -FGM) được thực hiện trên khắp thế giới, và tập trung đông nhất ở châu Phi. Hủ tục này thường được thực hiện khi trẻ được 4-8 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ sơ sinh đến tuổi thanh niên. Tổ chức Quỹ dân số LHQ (United nations Population Fund:UNPA) lấy ngày 6 tháng giêng hằng năm làm “Ngày Quốc tế Chống Hủ Tục Cắt Âm Vật”. Một khảo át năm 2005 cho thấy trên 95% phụ nữ Ai Cập thực hiện cắt âm vật.

Katoucha Niane đã từng bị cắt âm vật từ năm lên 9 tuổi, cô viết cuốn sách Katoucha, In My Flesh (2007) nói về hiện tượng kinh hoàng này. Hiện nay cô được xem như phát ngôn viên của phong trào chống cắt âm vật nữ giới. Waris Dirie cũng đã khiến công chúng toàn cầu choáng váng khi phát hành cuốn sách mang tên Desert Flower. Cuốn sách này miêu tả chi tiết việc cô bị cắt âm vật bằng lưỡi dao cạo không được khử trùng cũng như cô không hề được gây tê. Waris trở thành đại sứ thiện chí của Liêp hiệp quốc và đã có 2 buổi hội thảo, một buổi được đích thân Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice tham dự tại Brussels về vấn nạn cắt âm vật nữ giới. Nạn nhân Katoucha Niane chết năm 2008, còn Waris mất tích bí mật và sau đó không chịu tiết lộ gì. Hai câu chuyện của những người phụ nữ đại biểu dính dáng đến chống hủ tục cắt âm vật phụ nữ cho thấy có thể có âm mưu sát hại và khống chế chống lại việc làm của các cô!

Đáng ngạc nhiên là hủ tục cắt âm vật này không tôn giáo nào đòi hỏi. Luật pháp cấm đoán nhưng hủ tục vẫn được dân chúng thực hiện. Ước tính có tới 100 - 140 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới đã từng là nạn nhân của tập tục cắt âm vật, và hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em gái có nguy cơ bị cắt âm vật hàng năm. Hủ tục kinh hoàng đang hiện diện từ Châu Phi và Trung Đông bắt nguồn từ vùng sông Nile và các vùng ở tiểu sa mạc Sahara và được thực hiện bởi cả gia đình người Hồi giáo và Cơ đốc giáo ở Yemen, Oman, Somali, Senegal, Kenya... Cái chết của một bé gái 12 tuổi khi đang được bác sĩ nữ cắt âm vật đã làm bùng lên làn sóng căm phẫn của công chúng. Cô bé Badour Shaker đã tử vong hồi tháng qua 6.2007 khi đang được tiểu phẫu tại một phòng khám bất hợp pháp ở thị trấn Maghag, phía nam Ai Cập. Mẹ cô, bà Zeniab Abdel Ghani, cho biết bà đã trả khoảng 9 đôla cho một nữ bác sĩ để thực hiện thủ thuật này.

Một khảo sát do UNICEF thực hiện năm 2003 cho thấy 97% phụ nữ Ai Cập đã kết hôn từng trải qua thủ thuật này. Gần đây, nghiên cứu của Bộ Y tế và Dân số Ai Cập cũng tìm thấy 50,3% các bé gái từ 10 đến 18 tuổi đều đã bị cắt phần nhạy cảm nhất. Cha mẹ, đặc biệt ở nông thôn và những khu ổ chuột Cairo, đều tin rằng họ làm thế là giúp con gái mình. Họ cho rằng thủ thuật này là cần thiết cho sự trong trắng và nhằm bảo vệ trinh tiết của con gái trước khi kết hôn. Bộ Y tế Ai Cập đã công bố một sắc lệnh "cấm tất cả các bác sĩ, y tá hoặc bất kỳ người nào khác được thực hiện bất kỳ việc cắt bỏ, làm mỏng hoặc sửa chữa bất kỳ phần tự nhiên nào trong hệ thống sinh sản của nữ giới, cả ở các bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư cũng như ở bất kỳ nơi nào khác".

Hiện nay nam giới trong các cộng đồng châu Phi muốn vợ phải còn "nguyên vẹn" để bảo đảm hạnh phúc gia đình, còn các giáo sĩ giận dữ với việc tập tục được tiến hành dưới danh nghĩa Hồi giáo. "Đó chẳng phải Thiên Chúa giáo, cũng không phải Hồi giáo. Nó chỉ là vấn đề văn hoá cần được bãi bỏ".

5. Nô lệ nghi thức

Ở nhiều vùng của Ghana, một gia đình có thể bị trừng phạt cho một tội lỗi bằng cách phải biến đứa con gái còn trinh của mình thành nô lệ tình dục cho gia đình bị xúc phạm.

6. Tảo hôn

Tục tảo hôn đang xảy ra khắp thế giới. Đây là hình thức cưỡng bách vì đa số các thiếu nữ bị ép buộc bỏ học và tăng nguy cơ bệnh Aids. Gia đình viện cớ là duyên may mắn cho con gái bảo đảm sau này có cuộc sống kinh tế khá giả cũng như được nhà trai cung cấp tiền bạc gia súc... Chiến tranh nhất là vùng Châu Phi trẻ gái dễ bị bắt cóc, bất ổn kinh tế là yếu tố làm gia tăng trường hợp tảo hôn.

Theo báo cáo 2006 của Liên Hiệp Quốc 57% trẻ gái ở Afganistan lấy chồng trước 16 tuổi. Vấn để kinh tế đóng vai trò chủ yếu gia đình chờ tiền cưới hay vật phẩm của nhà trai và gả con hay em gái cho nơi nào trả cao giá. Tục đòi tiền cưới có thể được trả khi bé gái 6, 7 tuổi cho dù đến dậy thì lễ cưới mới được chính thức tổ chức. Tuy nhiên báo cáo cũng nêu trường hợp cô dâu bé bỏng không chỉ quan hệ tình dục với chồng cũng là một đứa trẻ mà còn bị những người lớn tuổi khác trong gia đình chú rể buộc có quan hệ tình dục. Nhiều trường hợp cô dâu 9-12 tuổi được gã cho đàn ông 40-50 tuổi.

Ở VN xa xưa nặng nề nhất là hình phạt gọt đầu bôi vôi của cộng đồng nếu có quan hệ tình dục trước hôn nhân và cô gái hoang thai. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân theo truyền thống phương Đông, một thời là điều tự hào so với nền văn minh phương Tây.

Bình đẳng giới trong chính trị quốc gia:

Một thăm dò mới của World Public Opinion cho thấy đa số người khắp thế giới đồng ý rằng phụ nữ cần có được ngang quyền và chính phủ, các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc có vai trò thúc đẩy công bằng giới tính

Một nghiên cứu trên 22 quốc gia gồm Mỹ, Châu Âu, Phi Châu, Á Châu kể cả các nước Hồi giáo là tôn giáo chính, để lấy ý kiến công chúng về bình đẳng giới. Kết quả là 98% người được phỏng vấn ở Mexico cho vấn để bình đẳng giới là “rất” hay “khá” quan trọng. Có 97% ở Pháp, 91% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 78% ở Iran, 90% ở Kenya, 95% ở Trung Quốc, và 60% ở Ấn Độ chia sẻ ý kiến tương tự.

Tình hình về giới nhìn chung được cải thiện theo nhận định của người được phỏng vấn ở hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Chỉ có Jordan, Palestine, Nigeria phần lớn cho rằng không có tiến bộ hay ngày một xấu đi theo chuỗi ngày sống của các bà các cô.

Số lớn người cũng đồng ý rằng chính phủ có trách nhiệm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Có 80% ở Mỹ, trong khi chỉ có 72% ở Nga, 76% ở Ai Cập, 88% ở Nam Hàn chia sẻ cùng ý kiến này.

Tuy nhiên ý kiến khá phân tán về đánh giá chính phủ đã làm đầy đủ vai trò ngăn chặn phân biệt đối xử chưa? Hơn một nửa ở Argentina cho rằng chính phủ cần làm nhiều hơn để đảm bảo công bằng giới tính trong khi chỉ có 19% cho là chính phủ đã làm đủ và một phần tư cho rằng chính phủ không bao giờ nên can dự vào vấn đề này... Trong khi ở Indonesia đất nước có dân số theo đạo Hồi đông nhất thế giới, 69% cho là chính phủ cần làm nhiều hơn nữa để đảm bảo công bằng giới tính, 21% nói chính phủ đã quan tâm đúng mức và 6% nói chính phủ cần đứng ngoài vấn đề này.

Theo nghiên cứu, số phụ nữ hơi nhiều nơn nam giới, cho rằng chính phủ cần cố gắng ngăn chặn phân biệt giới tính (83% so với 78%). Tuy nhiên phụ nữ đông hơn nam giới rõ rệt (58% so với 48%) cho rằng chính phủ cần làm nhiều hơn cho vấn đề bình đẳng giới so với tình trạng hiện tại.

Hầu hết các quốc gia đồng ý là Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò thúc đẩy nữ quyền. Chỉ có hai quốc gia Ai Cập và Ấn Độ cho đó là sự can thiệp không phù hợp. Có 60% người ở Mỹ đồng ý Liên Hiệp Quốc cần thúc đẩy bình đẳng giới. Với số trung bình 66% công nhận cố gắng của LHQ trong tương lai trong khi 26% nói đó sẽ là một sự can thiệp không phù hợp.

Tất cả mười cơ quan LHQ tham gia chống tệ cắt âm vật phụ nữ tuyên bố nhất trí rằng: “Chúng tôi nhận thấy rằng “phép vua thua lệ làng”, và nếu chỉ giải quyết bằng pháp luật thì chưa đủ”. Gánh nặng hủ tục từ gia đình, xóm làng, tôn giáo, thật sự là nỗi kinh hoàng của phụ nữ...

Giống như nghi lễ trong tôn giáo, hủ tục là nghi thức bắt buộc của đời sống thường nhật với lợi ích trước mắt kèm theo, nên càng rất khó xoá bỏ. Cộng đồng các bộ tộc nghèo khổ đổ lỗi bất hạnh của họ là do ai đó trong cộng đồng có quyền lực ác của phù thuỷ ám hại. Họ săn đuổi giết chết kẻ bị nghi là phù thuỷ để hy vọng cải thiện cuộc sống của mình. Kẻ bị nghi là phù thuỷ có khi chỉ là có nhân dáng khác thường như da rám đen, hành vi lẩn thẩn của kẻ tâm thần không ổn định...

Nỗi sợ bị cộng đồng quy tội chối bỏ rẻ khinh lớn hơn ta vẫn nghĩ. Phải sợ hủ tục, nhất là khi có quyền lực chính trị thờ ơ và nền văn học xu phụ nam quyền không phản đối. Theo điều tra sau đây việc LHQ can thiệp nhằm vào hủ tục như cắt âm vật ở phụ nữ Ai Cập hay đòi hồi môn ở Ấn Độ và các hủ tục trừng phạt như ném đá đến chết, thiêu sống... ngoài toà án bị dân chúng Ấn Độ và Ai Cập cho là sự can thiệp không thích hợp. Những trường hợp phụ nữ vượt thoát đều phải đấu tranh từ nước ngoài về quê nhà xa xôi và khép kín cho nên rất ít hiệu quả...

Hủ tục đeo vòng nâng cao cổ để không bỏ lấy chồng bộ lạc khác, nong vành môi độn chiếc điã càng lớn càng tốt vì chú rể sẽ phải để đầy tiền vàng vào đĩa môi đó... Các hủ tục này còn kéo dài đến tận thế kỷ 21 là vì có mối liên kết giữa hủ tục với quyền lợi.

Phụ nữ thời cổ đại và mẫu hệ

Ở cao nguyên miền Bắc như Khâu Vai, từ lâu (có người cho rằng từ khoảng 1919) có chợ tình hàng năm. Chợ tình Khâu Vai không chỉ là nơi hò hẹn của những đôi trai gái lỡ duyên nhau mà còn là nơi gặp gỡ làm quen của nam nữ thanh niên. Vì thế chợ tình Khâu Vai đã có biết bao đôi trai gái nên vợ thành chồng từ đây. Riêng Sapa có “chợ tình” của người dân tộc diễn ra hàng tuần vào thứ bảy. Chợ Tình cao nguyên Sapa là nơi trai gái tìm nhau và quan hệ tình dục với điều kiện duy nhất là người nữ đồng ý. Trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), ngoài đặc sản sữa bò còn có phiên chợ tình nguyên sơ và tục bắt vợ. Bắt vợ có khi có đồng ý trước nhưng cũng có khi là hành vi bạo lực không cần có sự đồng tình của cô gái. Tuy không có quá trình thời gian để cung bậc tình cảm trong tâm hồn của phụ nữ được nẩy nở một cách có ý thức song trong xã hội cổ đại này ít việc cưỡng ép sống với nhau trong sự bất mãn. Không mấy ai quan tâm đến trinh tiết và phụ nữ nuôi con nên đàn ông không quan tâm truy tìm huyết thống.

Ở nước Nga thời xưa, đàn ông và phụ nữ ra đồng, tới các trang trại trong tình trạng áo quần rất “thoáng”, khiến cho mật độ "quan hệ" dày đặc. Đây là nguyên nhân khiến dân số Nga thời kỳ đó tăng lên nhanh chóng.

Người Israel cổ đại quan hệ khá đặc biệt. Mỗi người đàn ông sẽ nắm lấy tay người phụ nữ và đặt vào "chỗ ấy" của mình. Nếu ưng ý, "chuyện đó" sẽ diễn ra...

Người Australia bản xứ cổ đại luôn sẵn sàng kiếm tìm hứng thú mới lạ trong cuộc chơi ân ái. Họ coi chuyện quan hệ tình dục như một hoạt động thể thao mạnh trong ngày.

Ý tưởng xã hội phân chia giai cấp và coi phụ nữ thấp kém hơn nam, ràng buộc phụ nữ phải tùng phục người chồng là sản phẩm của nền văn minh trung cổ. Một giai đoạn lịch sử thiên về bạo lực chiến tranh chiếm đoạt, dựa vào sức mạnh cơ bắp của nam giới để lập ra các đế chế, thời con người thừa óc dân tộc cực đoan thiếu óc nhân bản, xung đột bạo lực triền miên và làm giàu bằng khai thác nhân công nô lệ cưỡng bách. Tình trạng này kéo dài qua thời phong kiến khiến Goethe (nhà văn Đức) từng quan sát và cắt nghĩa cuộc sống là chuỗi mâu thuẫn đối kháng: “Đau khổ của người này làm nên hạnh phúc của người khác”.

Phụ nữ trong dòng văn học xu phụ nam quyền

Tuy có việc phân biệt nam nữ song văn học, đạo đức học đâu đâu cũng vẫn lưu giữ một lòng tôn kính với phụ nữ và lời ngợi ca trang trọng về tình mẹ trong suốt lịch sử nhân loại.

Phụ nữ phương Đông lẫn Âu Mỹ xa xưa được nuôi dạy trong dòng văn học ảo tưởng, đó là giấc mộng Lọ Lem, Cô Tấm bỗng chốc thành hạnh phúc giàu sang qua cuộc hôn nhân may mắn với sự giúp sức của ông Bụt bà Tiên!

Thật đáng khâm phục khi văn học Việt Nam có truyện thơ Trần Minh khố chuối ca tụng nỗ lực chủ quan của con người vượt qua hoàn cảnh khó nghèo, người con gái dám vượt khuê môn tự lực cánh sinh và để giữ tròn lời đính ước, cùng một triều đình biết trọng dụng nhân tài...

Nền văn học Việt Nam đến nay vẫn chưa dám phê phán mạnh mẽ cuộc sống thiếu kế hoạch (nghèo, con đông, ít học) mà chỉ chuyên chú ca ngợi mẫu người phụ nữ cam chịu. Sự cam chịu được nâng lên hàng sự hy sinh cao cả, bỏ qua sự bất công vô trách nhiệm của người đàn ông. Văn học muốn người phụ nữ phải biết nén đau buồn bị chồng bạc đãi lo cho cha mẹ chồng chu đáo và lo cho con cái nên người.

Trong phạm vi gia đình, nhà xã hội học hiện đại Edward Laumann tin rằng kết quả cho thấy những mối quan hệ dựa trên sự bình đẳng nam nữ dẫn tới sự thoả mãn cho cả hai giới trong cuộc sống gia đình: "Ở những nền văn hoá nơi đàn ông chiếm vai trò chủ chốt, người ta thường bỏ qua tầm quan trọng của sự thoả mãn tình dục ở nữ giới. Mà một khi các bà mẹ không hạnh phúc thì chẳng ai được hạnh phúc".

Trong mối quan hệ con người con người vô cùng phức tạp, đầy tai hoạ và bất công với phụ nữ đó, lạ lùng thay lại kết tinh một tình Mẹ toả sáng như hạt kim cương vô giá khiến hầu hết con người như có được góc nhỏ địa đàng bên cạnh mẹ ở thế gian. Con cái được sinh ra từ tình yêu thương và sự chăm chút bảo bọc suốt đời của người Mẹ... Chỉ có Mẹ mới yêu thương đứa con tàn tật hay tội lỗi của mình ngang bằng đứa con thành đạt. Một người quản ngục chăm sóc bãi tha ma chôn tử tội đã bị thi hành án cho biết ông chỉ thấy các bà Mẹ còn viếng mộ tử tội, hầu như không vợ con bạn bè anh em nào muốn có liên quan!

Đó là vinh quang lớn nhất của người phụ nữ.

Nam giới nhờ dũng cảm một thời có công bảo vệ đất nước, một giới nữ nhờ tình yêu làm nên hạnh phúc tuy khả năng công việc khác nhau nhưng xứng đáng được bình đẳng đúng là hai nửa đều nhau của cuộc sống.

Văn học Trung Quốc thời phong kiến biểu hiện rõ nét xã hội nam quyền chỉ ca tụng nhan sắc và sự cam phận của phụ nữ còn văn học Việt Nam là dòng văn học thơ mộng ẻo lả, giàu cảm xúc ít trí tuệ, né tránh “mặt xấu” xã hội, do đó mang ít nhiều tính hoang đường xa hiện thực. Cho nên tuy ở các nước Châu Á như Trung Quốc Việt Nam phụ nữ được khen, song rất chông chênh so với hiện thực là hầu hết phụ nữ bị bạo hành gia đình hay bị áp đặt nhiều hủ tục xã hội.

Phụ nữ một số nước còn không được chuẩn bị khả năng tự lập và ý thức công dân tốt đã phạm tội đồng tình giết hay bỏ rơi con là bé sơ sinh gái. Phổ biến nhất là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Những tội sát nhân này không bị luật pháp truy tố, chính quyền Ấn Độ có biết cũng chỉ cảnh cáo. Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông từng có kế hoạch lấy con người làm vũ khí sinh học trong chiến tranh biển người. Theo thống kê từ 2001-2003 Ấn độ Pakistan, Bangladest bà mẹ 8-12 lần sinh đẻ là phổ biến ở nông thôn nhưng chỉ nuôi lớn được bốn năm con. Hiện nay có kỹ thuật siêu âm nên việc phá thai nữ dần dần phổ biến!

Phụ nữ chứng tỏ bị lệ thuộc khi nắm vai trò chính trong việc kéo dài các hủ tục kinh hoàng như bó chân, cắt âm vật, lý do cũng để xã hội nam quyền hài lòng và cơ may lập gia đình tốt cho bé gái!

Hủ tục cắt âm vật để phụ nữ không còn ham thích chuyện gối chăn không ngoại tình, bó chân để không đi khỏi nhà mà không có tì nữ đi kèm, đáp ứng mối quan tâm phụ nữ phải bị khống chế để không ngoại tình. Hủ tục này là di chỉ cho thấy, người đàn ông thực ra rất biết ngoại tình là điều tồi tệ nhất cho gia đình, dù lòng ích kỷ khiến chính họ luôn muốn đa thê và thường xuyên ngoại tình.

Bình đẳng và hạnh phúc không đối kháng nhau nhưng cũng không song hành một cách tất yếu mà giống như là một tranh ghép phức tạp, khó khăn lắm mới tìm ra khớp kết nối.

Trung Quốc làm bước tiến vượt bực là loại được hủ tục bó chân phụ nữ kéo dài hàng ngàn năm và điều chỉnh được chính sách dân số sai lầm của Mao Trạch Đông khi tiến hành kiên quyết chính sách một con.

Nhiều bất hạnh của phụ nữ không do bất bình đẳng mà do lệch pha cuộc sống vợ chồng, bị gây khổ do ích kỷ thiển cận của người hôn phối trăng hoa mang quan điểm ”trai năm thê bảy thiếp” dù luật pháp chỉ công nhận một vợ một chồng. Ngoại tình thường dẫn đến bạo lực và tan vỡ gia đình rất khó tránh. Hậu quả của thói trăng hoa lớn hơn người đàn ông Châu Á nghĩ. Người phụ nữ đau khổ không thể có cách nào bỏ qua mình để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đàn ông lại mang những chuyện đau khổ đó ra cười cợt, khoe mẻ thói lang chạ khi trà dư tửu hậu đó là sự độc ác do thiển cận ích kỷ bởi chưa thấy hết nỗi đau lòng của những người phụ nữ có liên quan.

Đi tìm một quyền lực cân bằng để có bình đẳng giới trên luật pháp khá gian nan, nhưng để có hạnh phúc còn phải làm nhiều việc khó hơn là nâng tầm tư duy cuộc sống để có lối sống nghiêm túc, có lý tưởng, có lòng nhân hậu, tránh tạo ra hoàn cảnh khiến niềm vui của người này là tai ương hay đau khổ cho người khác!

Khi kết hôn đàn ông Châu Á muốn được sống thoải mái được kính nhường tôn trọng của người vợ thấp kém hơn ít tuổi hơn. Người đàn ông bận rộn và có khả năng kinh tế khi dịch vụ xã hội còn ít rất cần người vợ chăm lo phục vụ.

Nhưng hôn nhân không là điểm dừng mà là một quá trình. Trong quá trình sống và học tập sau hôn nhân có khi bị người vợ vượt qua, đàn ông thấy khó chịu, khó chấp nhận, tự thấy mình bị coi thường, sinh chuyện gây hấn để chứng tỏ vai trò gia trưởng... Cũng có lúc người đàn ông sinh bệnh tật, thất bại bỗng chốc phải sống phụ thuộc vợ. Một khi cảm nhận ra sự thua kém nội tâm người đàn ông Châu Á bị sĩ diện hành hạ dữ dội! Còn lạ gì người Trung Quốc và đa số dân Châu Á, cả nam lẫn nữ luôn che giấu nghèo khổ, bất hạnh, đau thương của mình để giữ “thể diện” khiến các học giả phải kêu lên: “Người Trung Quốc đến chết cũng chỉ lo giữ thể diện!”

Chính vì vậy mà có câu nhận xét trở thành ngạn ngữ cho cả Đông lẫn Tây: “Phía sau người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng người phụ nữ tận tâm!”,“Phía sau người đàn bà thành đạt là sự nâng đở ủng hộ của chồng con!”. Riêng phương Đông còn có thêm câu: “Đàng sau người phụ nữ thành đạt là người đàn ông luôn làm cho người phụ nữ đó đau lòng!”.

Cũng đừng lầm óc bè phái trong đề bạt chức vụ với mất bình đẳng giới. Người muốn nắm quyền lực không kỳ thị nam nữ mà kỳ thị bất cứ ai mang bản tính ưa nói thẳng, trung thực, công bằng, không tham lam, biết tiên lượng phần khó khăn, vạch ra mặt trái, kềm chế xét nét đạo đức gây mất hứng thú cho kẻ hãnh tiến hay gây khó cho việc tham nhũng và kinh doanh chức vụ.

Nếu trong hoạt động xã hội không nhiều phụ nữ thích làm Chủ tịch Ủy Ban hay như nước Mỹ chưa có Tổng thống nữ thì đó không phải là mất bình đẳng giới, nó chỉ giống như việc không nhiều quân nhân nữ tình nguyện hay không nhiều thuỷ thủ phi công lái xe tải, những nghề đòi hỏi cuộc sống lang bạt xa gia đình không phù hợp giới tính. Trái lại trong ngành chụp không ảnh người phụ nữ được tín nhiệm ở khâu phân tích ảnh vì nhận dạng phân biệt nhanh và chính xác...

Phụ nữ không nên đòi đặc quyền dành riêng cho nữ giới khi gánh vác cùng một nhiệm vụ xã hội. Bà Hillary Clinton tranh cử cùng một khung luật với Ông Obama. Bà Rice khi làm ở Đại học đã bỏ đặc quyền dành riêng cho người da đen. Đặc quyền nuôi dưỡng tinh thần bạt nhược, ý thức thua kém ở một con người ngay khi chưa vào cuộc đua và tất yếu không được cộng đồng tôn trọng, chỉ nhận được lòng thương hại mà thôi.

Bình đẳng giới điểm tựa của sự tiến bộ và hạnh phúc

Bất bình đẳng giới, không chỉ gây bất công mà còn làm thui chột nhân tài. Sinh học đã chứng minh IQ của hai giới không khác nhau, nên khi phụ nữ bị hạn chế không tiếp cận được học vấn, có nghĩa là xã hội mất đi một nửa nhân tài.



Pháp từng là cái nôi cho một phụ nữ Ba Lan Marie Curie thành nhà bác học. Cũng như nước Mỹ đang là môi trường cho tài năng phát triển và tài năng một phụ nữ tị nạn Việt Nam đã làm nước Mỹ phải hàm ân: George Will kể lại cảnh bà Dương Nguyệt Ánh tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử toạ rất đông đảo mặc smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát. Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ. George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: “Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa!” Trong khi đó ở Việt Nam, vì lý do chính trị, báo chí trong nước rơi vào ngụy biện văn vẻ cho rằng thành tựu khoa học vũ khí của Cô Dương Nguyệt Ánh là “tội ác mang gương mặt đàn bà!”.

Xét ở góc độ xã hội, phải công nhận tài năng phụ nữ VN khi có được điều kiện phát triển, thứ nữa là môi trường làm việc đầy cảm hứng của Mỹ không đất nước nào có được. Vấn đề thứ ba cần khẳng định hành tinh này còn nhiều quốc gia có nền chính trị dựa vào tội ác. Do không có sách lược phát triển khoa học công nghệ chỉ lệ thuộc tài nguyên sẵn có, kết quả không làm ra nổi sản phẩm phục vụ con người để thu lợi nhuận theo gương nước Nhật. Để có ngân sách, nhiều nước phải đi kinh doanh hàng giả, ăn cắp thương hiệu, ăn cắp bản quyền, đô la giả, vũ khí và kinh doanh cái chết trắng là sản xuất buôn lậu ma tuý tàn phá tương lai con người. Các nước này dùng khủng bố gây cái chết cho người tài ba vô tội để chống lại ai bất cứ ai muốn có một thế giới trong sạch an toàn, và truy lùng đường dây buôn vũ khí ma tuý tiền giả chất nổ... Nhóm này đang dùng các giáo chủ cực đoan theo đạo Hồi với chú giải kinh kệ lệch lạc để đào tạo chiến binh khủng bố tấn công người vô tội và thế lực chống ma tuý và mafia.

Ảo tưởng quyền lực, dựa vào thế giới siêu nhiên giữa đời thường của thế giới Hồi giáo đã khiến các nước Trung Đông không làm gì để sống ngoài tài nguyên dầu hoả đang bước vào nguy cơ cạn kiệt.

Việc nước Mỹ cần có vũ khí tấn công thế giới tội ác này cũng giống như khi Albert Einstein biết Hitler đang ráo riết bắt các nhà bác học tìm hiểu bí mật chế tạo bom nguyên tử, Einstein đã thuyết phục bằng được tổng thống Mỹ là F. Roosevelt chấp nhận đề án bom nguyên tử do ông đề xuất. Nước Mỹ đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên đảo Bikini. Mỹ đã ngăn được phe trục Đức Ý Nhật truy sát con người khắp thế giới trong đó VN có hai triệu người chết đói do Nhật gây ra! Vũ khí là phương tiện tấn công việc sử dụng vũ khí tấn công vào mục tiêu nào mới thành là điều Thiện hay Ác.

Phải chống chiến tranh nhưng phải biết rõ mặt ai là kẻ gây chiến, ai bị lôi vào cuộc chiến và cũng phải chống các thế lực huỷ hoại cuộc sống con người như kinh doanh tiền giả, kinh doanh vũ khí, sản xuất ma tuý, mại dâm... Không thể chỉ chống chiến tranh!

Phụ nữ thế giới thời cận đại và hiện đại

Nước Mỹ là nơi có chính sách bình đẳng giới tốt nhất khiến cho các phụ nữ Châu Á như Nhật, Hàn, Việt, Trung Quốc... định cư ở Mỹ nhìn về quá khứ, nhìn ngược về quê nhà với nhiều cảm xúc thương hại.
Nước Mỹ không có hủ tục và việc thực hiện quyền bình đẳng Nam Nữ sớm và tốt nhất.

Trong hai thập niên 1950 và 1960, càng ngày càng có nhiều phụ nữ có gia đình tham gia lực lượng lao động, nhưng vào năm 1963, một phụ nữ đi làm chỉ có mức lương trung bình bằng 63% mức lương của một lao động nam giới tương đương. Vào năm đó, tác giả Betty Friedan đã xuất bản cuốn Điều huyền bí của phái nữ, một tác phẩm phê phán gây chấn động, chỉ trích những mô thức sống của tầng lớp trung lưu, mà bà cho là lối sống đó đã khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy không hài lòng. Chỉ ra rằng phụ nữ thường không có cách nào khác để bày tỏ suy nghĩ tình cảm của mình ngoài việc lấy chồng và đẻ con, Friedan đã khuyến khích độc giả tìm kiếm những vai trò và những trách nhiệm mới, và tìm ra bản sắc nghề nghiệp và bản sắc cá nhân, hơn là buông xuôi theo một xã hội do nam giới ngự trị.

Phong trào phụ nữ vào những thập niên 1960 và 1970 đã lấy cảm hứng từ phong trào đòi quyền công dân. Phong trào này chủ yếu bao gồm các thành viên của giai cấp trung lưu, do vậy, đã tiếp nhận phần nào tinh thần nổi loạn của thanh niên thuộc tầng cấp trung lưu trong thập niên 1960.

Các luật về cải cách cũng thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội. Trong cuộc tranh luận về dự luật Quyền Công dân năm 1964, phái đối lập hy vọng sẽ làm phá sản hoàn toàn dự luật này bằng cách đề xuất một Điều bổ sung sửa đổi nhằm cấm sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính và chủng tộc. Lúc đầu, điều luật bổ sung này đã được thông qua, sau đó, chính Đạo luật Quyền Công dân đã được thông qua và đem lại cho phụ nữ một công cụ pháp lý giá trị.

Nhật đã thành nước giàu có với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nắm khoa học công nghệ cao. Thế chiến 2 kết thúc, lực lượng chiếm đóng lấy cơ cấu dân chủ của Mỹ làm hình mẫu nên các đạo luật về phụ nữ ở Nhật Bản nói chung cũng tương tự như các đạo luật của Mỹ. Xã hội Nhật không còn phân biệt giới tính nặng nề nửa song phụ nữ Nhật thường phải nghỉ việc sau khi sinh con để chăm sóc gia đình và giúp con cái học hành thành tài. Truyền thống và tình yêu con nhiều phụ nữ Nhật đã chấp nhận hy sinh cá nhân. Phụ nữ Nhật bây giờ không thích nghỉ việc sau khi lấy chồng vì họ không muốn mất việc, ngại cả chuyện sinh con vì đồng nghĩa với việc họ sẽ chấm dứt việc làm và các mối quan hệ xã hội, trở thành một bà nội trợ đúng nghĩa, chỉ quanh quẩn với việc chăm lo gia đình, chồng con. Nhật là nước đang có dân số giảm. Nhật Bản không được lọt vào danh sách 10 quốc gia có những thành tựu về kinh tế và giáo dục tốt hơn cho phụ nữ. Trẻ con Nhật được chăm sóc rất tốt nhưng phụ nữ Nhật ly hôn gặp rất nhiều khó khăn vì đàn ông Nhật không chấp nhận.

Phụ nữ Ấn Dộ đang trên bước đường nhọc nhằn tiến đến bình đẳng giới. Ấn Độ thành công trong việc nắm bắt công nghệ thông tin đã tạo ra cảm hứng về một “thế giới phẳng”. Một khảo sát cho thấy phụ nữ Ấn Độ ngày nay có khá nhiều quyền lực và tự họ có sự tính toán hợp lý. Họ không còn mang hình ảnh những người bị bó hẹp trong gia đình và chỉ biết nói “vâng”. Nhưng xã hội phân chia giai cấp bất công thời cổ đại vẫn còn trong tâm thức dân vùng nông thôn. Tệ phân biệt Nam Nữ nặng nề, gia đình đông con khiến phụ nữ Ấn Độ rất nhọc nhằn!

Devika Sharma viết về người mẹ hiện đại tên Om của mình, xuất thân từ vùng nông thôn nghèo khó đã phá vỡ các rào cản xã hội và thành công, được nếm trải tự do và được công nhận giá trị cá nhân. Bà có chồng khi còn quá trẻ và phải nấu ăn cho mười mấy anh em chồng và cha mẹ nhà chồng. Bà không chịu nổi cuộc sống nghèo khổ lệ thuộc vào hủ tục đặt gánh nặng gia đình lên vai người phụ nữ. Bà thất vọng bỏ về nhà mẹ đẻ và chồng bà bắt bà trở về, đánh đập bà nhưng bà quyết thay đổi cuộc sống. Cuối cùng bà thuyết phục được chồng bán cặp trâu cùng ra thành phố làm công, bà rửa chén và chồng bà làm bảo vệ lấy tiền.

Khi ổn định cuộc sống ở thành phố, có nhà cửa, bà mời cha mẹ chồng ra ở. Bà tìm việc cho chồng và cha mẹ chồng. Ba con bà được học hành đàng hoàng, rất khâm phục và biết ơn bà đã làm một cuộc đổi đời không dễ và còn giúp chồng cha mẹ chồng và các con tiếp cận được cuộc sống tốt hơn...

Bà Pratibha Patil đắc cử Tổng thống 2007 chính là thắng lợi của hàng trăm triệu phụ nữ Ấn Độ, vốn đang đấu tranh chống sự phân biệt đối xử rộng khắp tại Ấn Độ. Bà Patil phát biểu ngắn trước các phóng viên. " Tôi biết ơn tất cả, những người đàn ông, đàn bà Ấn Độ. Đó chính là thắng lợi của những nguyên tắc mà người Ấn Độ luôn bảo vệ”!

Ấn Độ có câu châm ngôn: "Sự thật tự nó thắng". Sự kiện bà Patil được bầu vào chức vụ Tổng thống cùng với nhận định đúng “Ấn Độ mất vai trò nước lớn vì không nắm giử được khoa học công nghệ”, là tiền đề thành công của Ấn Độ.

Phụ nữ Hồi Giáo là những phụ nữ chưa thể có được giấc mơ và cuộc sống bị trói buộc gắt gao bởi hủ tục. Một điển hình cho chính sách kì thị phụ nữ là nhà nước Taliban tại Afghanistan một thời. Taliban cấm phụ nữ đến trường, cấm đi làm. Như vậy phụ nữ chỉ tiếp thu giáo dục truyền thống gia đình. Để tránh sự kháng cự, thế giới Hồi giáo thu xếp cuộc sống gả chồng bé gái khi tuổi mới 9-12 chưa biết gì. Một thứ truyền thống lạc hậu và cực kỳ bất công với phụ nữ. Một tác giả phương tây đã phải ngán ngẩm viết rằng: “Taliban gây sốc cho phương Tây nhất vì kiểu cách đối xử với phụ nữ. Chiếm Kabul (khi Liên Xô bỏ đi), Kabul lập tức cấm phụ nữ đến trường. Hơn nữa không được rời nhà đi làm việc, thúc đẩy nhanh chóng xảy ra cuộc khủng hoảng y tế và giáo dục. Phụ nữ cũng không được phép rời khỏi nhà mà không có người nhà đàn ông đi kèm. Ai làm trái sẽ bị đánh đập thậm chí bị bắn chết do nhân viên chính phủ của “Bộ bảo vệ đạo đức và ngăn ngừa thói xấu”. Một phụ nữ bị bắt gặp sơn móng tay có thể sẽ bị ép cắt móng tay ngắn. Tất cả điều đó theo Taliban là để bảo vệ an toàn và danh dự của phụ nữ”.

Trong các nước Châu Á có lẽ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc là đáng thất vọng nhất dù không đến kinh sợ như Taliban! Người Trung Quốc thông minh nhưng khó khăn kinh tế, và trong chế độ CS không khuyến khích học hành mà chỉ khuyến khích tuân hành lệnh đảng. Sự ít học cộng với sự thông minh và quyền lực biến thành thủ đoạn vặt vãnh gây ảnh hưởng tồi tệ. Đó là hình ảnh tất cả lãnh đạo Cộng Sản thế giới, và cũng vì thế còn đứng ngoài sự phán xét của dân chúng! Hậu quả nhiều nhất và trước nhất là vào giới nữ Trung Quốc. Ảo vọng văn học Trung Hoa đã ám thị rằng người phụ nữ cao quý đức hạnh phải ẩn thân trong khuê phòng chỉ biết chăm lo cho chồng con. Nền văn học không có sức mạnh phản kháng hủ tục còn xu phụ nam quyền đã khiến hủ tục bó chân của phụ nữ để thành người tàn tật kéo dài cả ngàn năm... Hủ tục thứ hai do chính phụ nữ Trung Quốc thiếu sức phản kháng: cảnh làm vợ trung thành cam chịu người chồng bạc tình, làm dâu nhọc nhằn và làm mẹ bế tắc do có quá nhiều con không nuôi dưỡng nổi. Mao Trạch Đông đã dùng con người làm vũ khí trong chiến tranh biển người nên khuyến khích phụ nữ Trung Quốc đẻ càng nhiều càng tốt!

Ngày nay Trung Quốc cố gắng phát triển, song làm chủ công nghệ xây dựng nền khoa học không là chuyện dễ, cho nên, dựa vào nền kinh tế dịch vụ, sản xuất công nghệ thấp, không thể đủ cho tham vọng cường quốc đồng thời với nạn nhân mãn thúc dục. Sức ép đó khiến nảy sinh kinh doanh ngầm ma tuý, bán công nghệ vũ khí nguyên tử, làm tiền giả và quấy rối, cướp đất, chèn ép các lân bang!

Chính quyền TQ không có được triết lý tư duy chính trị lành mạnh như Ấn Độ. Ấn Độ đặt chân vào đỉnh cao khoa học là công nghệ thông tin trong khi TQ chưa có được hướng đi nào ngoài chính sách kinh doanh sản xuất hàng giá rẻ. Vụ sữa pha melamine hay pha acid cyanuric là một minh chứng TQ không thành công theo tiêu chí “chất lượng cao, giá thấp” như khách hàng mong đợi!

Ngày nay phụ nữ Châu Á đại diện cho dòng người hưởng được bình đẳng giới khá đủ trong luật pháp song chưa thể phá vỡ nhanh chóng các định kiến xã hội. Phụ nữ Thái đã lên tiếng với việc nhà nước Thái về du lịch tình dục. Lịch sử nền chính trị Thái Lan đáng chê trách, ghi dấu ấn đen trong lịch sử Thái Lan vì có lúc phụ nữ Thái bị xã hội lợi dụng hoạt động mãi dâm để đổi lấy kinh tế (“mỗi phụ nữ đổi lấy chiếc máy cày”!).

Thách thức nào còn lại trong thế giới có cả bình đẳng nam nữ và bình đẳng xã hội?

Khi xã hội không còn phân biệt Nam Nữ sẽ chỉ có một chuẩn mực đánh giá tố chất quốc dân, vẫn tồn tại các yếu tố may mắn hay bất hạnh cho những người có phẩm chất tương đồng nhưng có hậu vận khác hẳn nhau.

Thứ nhất là chỉ số thông minh IQ cao thấp khác nhau khiến có khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau, hành xử khôn khéo vụng dại khác nhau, hình thành những nhóm nam nữ công dân có đẳng cấp khác nhau và thu nhập khác nhau. IQ là yếu tố ngoài ý chí, xuất hiện không đoán được trước và do cấu trúc bí ẩn của gene. IQ cao giúp người sinh ra trong nghèo khó vẫn có hậu vận giàu có nhờ vào thành công của chính mình.

Thứ hai là sự giàu có thành đạt của cha mẹ khiến có những đứa trẻ ngay khi ra đời bất kể IQ ra sao vẫn được thừa kế một cuộc sống trong sự đầy đủ và nhiều cơ may thành công hình thành một hậu vận nhàn hạ. Hiện có những đứa trẻ thừa kế trở thành tỷ phú ngay khi chào đời.

Hiện trạng giàu nghèo vẫn tồn tại nhưng không phải do đặc quyền chính trị mà do khả năng chênh lệch và điều kiện gia đình khác nhau. Để giảm bớt ảnh hưởng của điều kiện sinh sống chênh lệch, nhiều nước cung cấp giáo dục miễn phí để tất cả công dân được tiếp cận học vấn như nhau. Dù nhu cầu sống tối thiểu có được bảo đảm song sự bất bình đẳng về gia thế đang không ngừng tăng làm nảy sinh ganh tỵ con nhà giàu, mặc cảm con nhà nghèo, oán than thân phận và bất bình xã hội. khó chấp nhận sự vô cớ vô tội lại bị sinh ra dưới mái nhà tranh rách nát chịu cảnh đói nghèo... Dù thực tế chứng minh nếu thông minh nhiều người vẫn thành danh và trở nên giàu có dù gia đình nghèo cuộc sống hạn hẹp và phải cạnh tranh vị thế trong thế yếu nhọc nhằn. Bill Gates có lý do khi nói rằng trong kinh doanh tương lai ai nắm người có IQ cao sẽ thắng!

Một số khác không có khả năng trí tuệ để cạnh tranh trong khó khăn đã nảy sinh việc truy sát kẻ có lợi thế hơn mình. Nhóm đầu trọc thanh thiếu niên tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Hitler tại Nga là một điển hình. Chúng đã giết sinh viên nước ngoài vì cho rằng chính chúng cần học bỗng để đi học hơn thật ra chúng không có khả năng trí tuệ để theo học vì IQ thấp.

Các hoạt động kinh tế chính thống cho rằng sự cách biệt về mức thu nhập ngày càng tăng là điều không thể tránh khỏi. Nghèo con đông thì bất hạnh là tất yếu. Trong hệ thống được kết nối liên thông ngày càng tăng giữa các nước này, các khoản tiền lãi đổ dồn về những người có tay nghề và học thức tăng lên. Mười nước đứng đầu (hoặc 20%) đang bứt hẳn lên so với những nước còn lại nhờ “trình độ học vấn, tay nghề và những sự kết nối”.

Đánh thuế tài sản, bảo vệ công nhân, quỹ phúc lợi xã hội là vấn đề đang được bàn bạc... Trong một hội thảo về xã hội hài hoà ở Bắc Kinh vào Tháng Tám năm nay, tức hai tháng trước, đại hội ĐCS Trung Quốc, Tiến sĩ Ifzal Ali, kinh tế gia trưởng của ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), đã phát biểu rất cụ thể: “Nhất thiết phải tách biệt bất bình đẳng trong các cơ hội khỏi bất bình đẳng thuộc hậu vận của mỗi người”. Ông cũng nói: “Giảm nghèo nhanh không chỉ bằng tăng trưởng kinh tế cao mà còn phân phối phúc lợi thoả đáng hơn”.

Ở đây sự công bằng chưa đủ mà phải nói đến sự thoả đáng mang tính san sẻ tương trợ! Nước Mỹ đã có hội nghị kêu gọi nhà giàu lập quỹ tài trợ giúp giảm cách biệt cuộc sống cho những người không may mắn không có được tài sản thừa kế, kém sức khỏe và kém tài năng...

Nước Mỹ và Nhật khiến con người muốn thành công phải cực lực học tập làm việc. Nhật đối mặt với vấn nạn tự tử hay giáo phái Aum gồm nhiều trí thức đã đánh thuốc độc Sarine xe điện ngầm. Nhiều người ở Nhật sợ không thành công và lạc lối do trống rỗng niềm tin giữa một xã hội cực thịnh về kinh tế. Mỹ đang là nước phải đối phó với vấn nạn có những kẻ thất bại phẫn nộ trút hận lên người thành công, xả súng giết người hàng loạt, giết người không có chút mâu thuẫn với mình... đã trở thành một phần của đời sống Mỹ trong vài thập niên gần đây.

Phật giáo lý giải sự chênh lệch này là do linh hồn con người đã trải qua nhiều kiếp hay ít kiếp mà mức thông tuệ (IQ) khác nhau, tích đức hay gây oán từ tiền kiếp mà có phước phần giàu có sung sướng hay bất hạnh nhiều do tội từ tiền kiếp. Nhiều người không tin Phật giáo để chịu an phận như thế. Chuyện tăng cường an sinh xã hội để con người đừng trở thành đau buồn thân phận vẫn còn dài.

Con người hiện đại

Nhiều người cho là chưa có tiêu chí cho người phụ nữ hiện đại. Đúng vậy, khi đã là xã hội hiện đại không phân biệt giới tính thì tiêu chí là tiêu chí chung cho con người hiện đại. Không phải mất đi nữ tính mà giới tính được coi là một lợi thế hay nhược điểm cho một ngành nghề, một vai trò một chức vụ.

Văn học luôn ca ngợi người Mẹ nghèo chắt chiu nuôi đàn con đông đúc của thời đại chưa làm chủ được thiên nhiên chưa nắm được chìa khoá khoa học sinh sản. Dù tình mẹ thời nào cũng như nhau, nhưng người phụ nữ hiện đại với kiến thức khoa học và việc chủ động sinh con, quan tâm hạnh phúc và thành đạt của con cái sẽ thấy thời đại vừa qua là hình ảnh thê lương của giai đoạn sống không có viễn kiến, không có kế hoạch và rất ít hiệu quả không giúp con cái thành công...

Ngày nay việc sinh con đông và không đủ khả năng nuôi dạy trong khi đã được truyền đạt biện pháp hạn chế, quả thật là sẽ là một đóng góp tệ hại của chính phụ nữ dù đồng tình hay bị áp lực của gia đình theo thứ truyền thống đáng liệt vào...hủ tục.

Châu Âu đã xác định sinh con là quyết định quan trọng nhất đời người! Và cha mẹ không chu toàn nuôi dạy con là “Cha mẹ của tội ác tương lai!” (lời ông John Major, nguyên thủ tướng Anh). Ở Mỹ là nước giàu, cha mẹ thiếu trách nhiệm sẽ mất quyền nuôi dạy con. Mỹ cũng đưa ra cách tính chi phí nuôi một đứa trẻ đến hết đại học là năm trăm ngàn USD. Trung Quốc tính ra là 27.000 USD. Việt Nam chưa đưa ra con số này để gia đình lập kế hoạch nuôi con và có kế hoach chính sác như việc đóng tiền cho y tế, đóng học phí...

Học hành, đặc biệt đối với các bé gái, không bao giờ là ưu tiên của những bậc cha mẹ Mali. Đối với họ, lao động mới chính là cách duy nhất thoát khỏi đói nghèo. những câu chuyện thật, đại diện cho hàng triệu số phận khác.“ Những người phụ nữ này có sức mạnh để thay đổi thế giới, và chúng ta có sức mạnh để giúp họ làm điều đó”.

Nếu ở xứ Hồi Giáo có thể quy trách cho các giáo sĩ có quân lực, cưỡng bách dân chúng một lối sống dị thường, buộc con người dùng cuộc sống hiện tại chăm lo cho một đời sau chưa ai được biết có thật hay không! Tất nhiên biện pháp là cúng dường tài sản cung phụng đám giáo sĩ tự xưng là “liên lạc viên “ của thánh Allah để được che chở!

Một khuynh hướng trong xã hội tiêu thụ kiểu phương Tây hiện nay cố gắng định nghĩa người phụ nữ hiện đại theo mấy tiêu chuẩn: trẻ trung quyến rũ, những người tài năng bản lĩnh, những người thời trang và xem thường đàn ông... Thật sự không còn có tiêu chí riêng cho người phụ nữ hiện đại khi đảm nhiệm chức trách xã hội như nam giới. Phụ nữ hiện đại giống nam giới ở đạo đức và tri thức ngang nhau, đều có mối quan tâm những biến động của nền văn minh, những va đập của đời thường, khát khao mãnh liệt hướng tới những cái mới, những chân trời lạ lẫm. Duy việc chọn lựa nghề nghiệp khác hơn nam giới dựa vào ưu thế cá nhân như vậy là đi vào quỹ đạo hợp lý mà không phải theo lộ trình là bắt chước làm cho được những gì nam giới làm.

Phụ nữ tự lập nên chịu áp lực kinh tế xã hội như nam giới. Khi có nhiều chọn lựa thì cũng dễ bị chọn lựa lầm lạc. Asley Dupre cô gái gọi có quan hệ với thị trưởng New York nói: "Tôi mới 23 tuổi mà đã phạm nhiều sai lầm hơn bất cứ người nào có thể mắc trong cả đời họ". Theo New York Daily News, Dupre cho hay cô đang viết một cuốn tự truyện để cảnh báo các cô gái trẻ: "Tôi hy vọng từ đó tôi có thể giúp các cô gái khác không mắc lỗi lầm như tôi từng vấp phải”. Dupre tâm sự rằng cô chấp nhận những tháng ngày đó là một phần của cuộc sống: "Tôi đã học được nhiều điều, rằng các sự lựa chọn của bạn có thể thay đổi cuộc sống của ta thế nào. Tôi từng có những quyết định không hay lắm nhưng tôi chấp nhận chúng là những thứ định hình bản thân tôi ngày nay”.

Trong cố gắng vẽ ra chân dung phụ nữ hiện đại, tạp chí Esquire của Mỹ vừa tiến hành bầu chọn danh sách Người phụ nữ hiện đại hấp dẫn nhất. Và vinh dự này đã thuộc về nữ diễn viên Charlize Theron.

Ngoài những người vừa tài năng vừa xinh đẹp như Charlize Theron được cả nam nữ ngưỡng mộ có những phụ nữ thông minh và nhan sắc như các hoa hậu trẻ tuổi số ngưỡng mộ thuộc phá nam nhiều hơn. Nhiều hoa hậu sau đó còn biết dành cho mình quyền lực như bà thống đốc bang Alaska, ứng cử viên phó tổng thống liên danh với ông McCain, hay các phụ nữ đầy quyền lực như Thủ tướng Đức, Bà Hillary Clinton, Codoleezee Rice hay người phụ nữ nhận giải Nobel văn học được công chúng ngưỡng mộ. Tất cả các phụ nữ gây ấn tượng tốt này là hình ảnh của phụ nữ hiện đại đang pha trộn chen lẫn vào thế giới quyền lực chính trị khoa học văn học một cách xứng đáng và không cần đến đặc quyền giới tính như thế giới đàn ông Á rập đang tranh giành với phụ nữ!

Có một điều không thay đổi ai cũng nhận ra là, trong xã hội hiện đại, hạnh phúc con người cũng vẫn là tổ ấm gia đình, tình yêu thương mối quan tâm chăm sóc giữa vợ chồng con cái cha mẹ.

Trần Thị Hồng Sương
(16.10.2009)

Theo Thông Luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn