BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73355)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Giải bài toán chất lượng giáo dục đại học VN: Không khó!

17 Tháng Tư 200812:00 SA(Xem: 807)
Giải bài toán chất lượng giáo dục đại học VN: Không khó!
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Rất nhiều người thấy cải cách giáo dục quá mênh mông và bế tắc, nhưng nói “không khó” là một khẳng định chứ không kịch tính hoá để thu hút chú ý ! Cũng không có chử “nếu“ để đặt Paris vào lọ, như câu châm ngôn “Avec des si on mettrait Paris dans une bouteille !” .



Ngày 5.1.2008, tại Tp HCM, trước mười bảy bộ và 343 trường đại học và cao đẳng cả nước, ông Bành Tiến Long, thứ trưởng bộ Giáo dục nêu bảy nguyên nhân làm hạn chế đến chất lượng giáo dục ĐHVN: tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chưa rõ ràng, thiếu đội ngũ chuyên gia hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng, chưa chú trọng nghiên cứu khoa học, thiếu nhà khoa học đầu đàn, hợp tác quốc tế còn hạn chế v.v.

Giáo sư Trần Thượng Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ nêu thêm hai nguyên nhân: "qui tụ ở sự bất cập về năng lực quản lý của hệ thống và sự chậm tiếp thu những ý kiến phản biện xã hội".

Giáo sư Hà Dương Tường kết luận: “Giải bài toán chất lượng giáo dục đại học VN vẫn tít mù xa lắc !”

Tôi không phải là người làm trong lãnh vực giáo dục, nhưng là người đã được tận hưởng nền giáo dục VNCH lúc đang trên đường đua so kè với thế giới. Chất lượng Pháp Mỹ làm điểm đến ! Lúc tôi học năm thứ hai trường Dược thì trường Dược được công nhận đến hết năm thứ hai tức có thể nhập học các đại học nước ngoài để tiếp tục học năm thứ ba. Để nâng lên ngang bằng các thầy cho thi quá khó và gần 2/3 sinh viên bi rớt phải học lại năm thứ hai, và tôi cũng trong số thi rớt đó !

Đại học y khoa được công nhận hết năm thứ tư ! Nếu muốn lấy bằng của Pháp Mỹ thì phải sang Pháp Mỹ học năm thứ năm sau khi thi kiểm tra ngoại ngữ !

Sau 1975 tôi sớm thấy ra khiếm khuyết của nền giáo dục và áp lực chánh trị kiểu “ngăn cấm và ban ơn” như ban bằng khen và huân chương mà GS Hoàng Xuân Sính nói. Khi làm việc ở Sở y tế Cần Thơ (khoảng năm 1985) tôi từ chối đi học cao học chỉ để... có bằng lên lương. Tôi không nói gì để gây lấn cấn với các đồng sự CS nòi, nhưng tôi nghĩ tuy nhà nước CSVN không công nhận, song bằng Dược sĩ quốc gia của Đại học Dược khoa Sàigòn VNCH, học năm năm đã là tương đương Thạc sĩ. Các cử nhân của đại học khoa học chỉ học ba năm ! Tôi xin đi học thêm ngoại ngữ nhưng bị hỏi vặn là: học để vượt biên hả ? Tôi đã nói vượt biên thì qua đó học dễ hơn, học làm chi bây giờ! Tôi học tiếng Anh vì thấy sách khoa học Pháp tôi thường dùng, lạc hậu hơn sách Mỹ ít nhất... ba năm !

Trước 1975 tôi đã theo dõi sát vì chuẩn bị học tiếp lấy bằng Tiến sĩ đệ tam cấp mới mở ra của Trường Đại học Dược khoa Sàigòn, trong đó trường sẽ tìm giúp một giáo sư hướng dẫn đề tài là giáo sư nước ngoài và có thể phải có chuyến đi ra nước ngoài ngắn hạn làm đề tài ở phòng nghiên cứu nước ngoài nơi ông thầy hướng dẫn làm việc !

Sau 1975 tôi đã giúp các con mình tự chỉnh đốn bổ sung kiến thức bằng cách “Du học tại nhà” qua internet và tự xác định đẳng cấp quốc tế qua các trường kiểm tra kiến thức quốc tế thi lấy bằng tương đương quốc tế !

Tôi hết sức thán phục chương trình “No child left behind” đảm bảo kiến thức ngang bằng, phương tiện ngang bằng trong đó có chất lượng giáo viên cho tất cả cấp Trung Học Mỹ không có độ chênh trình độ của các trường Trung học ở Mỹ hay chênh lệch trình độ do yếu tố vùng miền như ở VN . Thành phố Hà Nội-Sài Gòn học sinh đỗ trên 90%, còn miền núi cả trường chỉ có một hai em đỗ bằng Trung học làm thầy cô phải khóc. Có cả việc học lớp 5 vùng nông thôn chưa đọc được chử ! Cộng đồng dân tộc thiểu số không giúp các học sinh thành hiếu học, đúng như bà Hillary Clinton nói về yếu tố cộng đồng tham gia làm nền tốt xấu cho giáo dục !

Tôi đọc quyển sách It takes a Village của bà Hillary Clinton để học hỏi thêm cách làm Mẹ vì đó là kinh nghiệm bà nuôi dạy con gái Chelsea Clinton. Bà viết quyển này từ Toà Bạch Ốc, nơi bà đang tự học để xứng hợp với vai trò đệ nhất phu nhân. Ở bà có cả hai yếu tố hoàn hảo đáng ngưỡng mộ là đẹp không thua diễn viên điện ảnh và óc thông minh quyết đoán chính xác của một nghị sĩ tài năng ! Bà cũng nói đến vai trò gia đình, chuyện ngoại tổ bà là cặp vợ chồng trẻ con “tuổi teen” đã khiến Mẹ bà 13 tuổi phải đi phụ việc kiếm sống không được chăm lo... Ông cựu Thủ tướng Anh John Major cũng gọi cha mẹ không lo hay không có thể lo cho con là: “Cha mẹ của tội ác tương lai !”.

Tôi tâm đắc hai nguyên nhân Giáo sư Trần Thượng Tuấn nêu ra, còn các nguyên nhân ông Bành Tiến Long nêu có thể tóm gọn một câu: “sản phẩm của hệ thống XHCN nay là “thầy bà” trong toàn ngành giáo dục không xứng hợp !”

Từ kiến thức xã hội về giáo dục đó tôi thấy ba điều khó rất khác, nói ra cũng sẽ bị nhà nước cho là bất đồng chánh kiến, không nói thì thành thiếu trách nhiệm với thế hệ hậu sinh !

Đọc quyển sách của bà Hillary Clinton sẽ thấy môi trường chánh trị xã hội độc tài dối trá bạo hành của VN khiến thiếu một cộng đồng (village) lành mạnh. Ở VN có thêm áp lực chánh trị lên học đường sẽ làm hỏng giáo dục thế hệ trẻ bởi chủ thuyết CS Maoist phải khẳng định là một sai lầm trầm trọng...Giới trẻ học hành bậc trung trung sẽ chịu ảnh hưởng xấu thành kẻ cơ hội , đứa IQ cao ưu tú biết nhiều, phải lo kháng cự, góp ý phản biện như Tiến Trung thì bị ...vùi dập, bẻ chân chặt tay nhốt rọ quân trường để học giá trị của ...bạo lực ! Với CS bạo lực là quyền lực chứ không phải tri thức là quyền lực. Hầu hết người đi học nước ngoài đều không theo CS, làm nên rào cản hàng đầu !

Khó khăn thứ hai là VN không đi theo quốc tế nổi bằng cách chi tiền du học bằng ngân sách hay học bổng. Dứt khoát phải đi theo cách của VNCH từng làm. Và cái khó là người CS không bao giờ chịu công nhận mình dở hơn VNCH ! Chương trình cải cách điền địa, dinh điền trên nền tảng kinh tế quốc dân là nông nghiệp mà người CS Bắc Việt bảo thủ nhất cũng cho là VNCH đã thực hiện thành công và đẹp như ước mơ. Xin hãy công nhận thêm thành công thứ hai là về giáo dục. Hai điều nền tảng này khiến VNCH xứng đáng và có thành công đáng học hỏi. Mãn Châu đã học người Hán bại trận, sao CSVN không học VNCH cũng bại trận vì không nỡ lòng giết nhau giữa người Việt Nam ?

Yêu cầu hàng đầu là sinh viên biết Anh ngữ cỡ TOEFL (Test of English as a Foreign Language). TOEFL phải 500 điểm trở lên để đọc hiểu giáo trình nước ngoài ! Không cần thi vào đại học mà chỉ thi ngoại ngữ bởi thầy trò sẽ có một giai đoạn ngắn cùng học theo giáo trình nước ngoài trước khi dịch giáo trình ra tiếng Việt. Thầy cô nào, giáo sư nào không có ngoại ngữ thì sang... làm hành chánh ! Các đoàn viên thanh viên TNCSHCM nhà nước CSVN muốn cho học lại... không thể làm nổi điều này !

Giáo dục đỉnh cao đầu đàn dành cho người IQ cao chứ không phải công thần với CS. Đây cũng là điều CS thà làm chảy máu chất xám, thiệt hại cho đất nước chứ không công nhận.

Khó là vậy và chỉ là cái khó chủ quan như vậy ! Phần khách quan lại có nhiều điều thuận lợi:

1. Đã có giáo trình nước ngoài chuẩn hoá và xuất bản giá rẻ cho sinh viên khối các nước Asean.

2. Hệ thống dữ liệu học tập trên mạng đầy đủ sách vở nước ngoài không thiếu .VK sẵn lòng hỗ trợ .

3. IQ của người VN không thấp.

4. VK có thể hỗ trợ đoàn tham quan học tập ngắn hạn ở nước ngoài hay giúp học bổng.

Tôi xin lỗi nếu nói ra rằng VN rất chuộng khoa bảng và chức “giáo sư” là điểm đến cuối cùng. Nhưng ở nước Mỹ và nhiều nước người ta chỉ tôn vinh các nhà Tỷ phú kinh doanh và các nhà nghiên cứu. Tôi cho rằng các Thầy cô Châu Á có đầu óc khá bảo thủ, rất ít sáng tạo, làm sao truyền cảm hứng sáng tạo cho sinh viên trên đại học ? Các nước CS còn coi sáng tạo là vượt khung là làm loạn thì làm gì giáo dục thành công ?

Chức danh Tiến sĩ phải có một công trình nghiên cứu mang tính sáng tạo và chưa ai trên thế giới làm. Thụy Điển còn đặt nặng tiêu chí phải đi làm cho nước ngoài ba năm để đảm bảo khả năng hội nhập. Bằng Tiến sĩ ở VN thì đúng như Giáo sư Hoàng Xuân Sính nói giống như một thứ huân chương ! Ngoại ngữ không đủ giỏi để tự chỉnh đốn kiến thức, công trình nghiên cứu để lấy bằng thì sao chép nhân bản ...!

VNCH đã làm gì cho giáo dục ?

Trong khả năng vẫn còn hạn chế dưới thời VNCH tính ra cũng mới đạt chừng 25% học sinh học tốt nghiệp Trung học để vào đại học. Rào cản ở ngay trường Trung Học chứ không ở cổng trường đại học như hiện nay . Bằng Tú Tài 1 và Tú tài 2 rất khó đậu. Tỷ lệ đậu Tú Tài toàn phần cũng ít ở tỉnh lẻ và nhiều ở Tỉnh lớn ! Ai rớt tú tài 1 chuyển học nghề sơ cấp với bằng Trung học đệ nhất cấp. Ai rớt tú tài 2 chuyển học trung cấp với bằng Tú Tài 1. Ai đậu tú tài 2 tức Tú Tài toàn phần đều có chỗ học đại học và nhiều đại học chỉ ghi danh không thi như Đại học văn khoa, Đại học luật khoa... Y Dược, Bách khoa, Sư phạm, Kiến trúc... thi tuyển rất gắt !

Giáo trình Đại học do các Thầy dựa theo nước ngoài tự soạn thảo tất nhiên cũng có họp bàn thống nhất . Có thầy chưa kịp chuyển ngữ hay không làm được việc chuêỷn ngữ tiếng Việt thì dạy tiếng Pháp tiếng Anh. Sinh viên phải tự lo học thêm ngoại ngữ để hiểu . Thầy sống ở nước ngoài chưa rành tiếng Việt giống như VK hiện nay khi đi dạy cũng không khó vì sẽ có nhóm sinh viên phụ tá dịch bài từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Sau năm 1970 nhiều thầy từ Mỹ về thì có chuẩn bị hơn và có cho dịch bài trước !

Thời 1960-1970 có sinh viên học trường Jean Jacques Rousseau và Marie Curie giỏi tiếng Pháp hơn tiếng Việt cùng sinh viên học trường Việt dịch bài. Chỉ trong vòng năm năm là có đủ giáo trình tiếng Việt. Trường y còn cho dịch sách tương đương như như một luận án tốt nghiệp nên Trường y có nhiều sách tiếng Việt nhất để sinh viên lớp sau được dễ dàng học ! Giáo trình sẽ thay đổi và phấn đấu để đưa kiến thức theo chuẩn quốc tế đả trường được công nhận tương đương.

VNCH đã giúp thầy trò đại học nâng cấp trường Đại học, không tốn nhiều tiền ngân sách. Trên đại học khó hơn là phải liên kết với nước ngoài để học nhờ thầy học nhờ phòng thí nghiệm. Nhưng nay dễ hơn vì các giáo sư nước ngoài thường sẵn lòng hướng dẫn cho sinh viên qua mạng !

Cộng Sản và tri thức

Cộng sản vì sao đối đầu với trí thức, coi thường tri thức vì tri thức cho biết CS sai lầm, còn người trí thức thì chê không theo CS.

Cuộc sống vẫn có khả năng tự điều chỉnh như vết thương tự lành nếu cơ thể đủ khoẻ mạnh. Người TQ chết trong chiến tranh như rạ, dân số vẫn tăng. VN cũng vậy. Chỉ có chất lượng dân số kém, tư duy hung hăng bạo lực, nhân cách tan rã... Người bình thường sẽ thành công hơn nếu có nền giáo dục tốt. Còn một người IQ cao là người không bao giờ đầu hàng số mệnh nhà nước muốn ban cho hay uốn nắn chỉ để làm “chó giữ nhà”. Trí thức càng nhiều phản động càng nhiều ! Câu hô hào triệt hạ trí thức của cuộc đại cách mạng Văn Hoá Trung Quốc là đúng thật, vì trí thức luôn muốn ngăn cái sai của CS.

Trên báo chí VN thường đăng tin thần đèn Cẩm Luỹ hay nhà khoa học Hai Lúa, đó là những nông dân IQ cao nhưng rơi vào vùng đất khô cằn nên chỉ làm được... chuyện “tào lao” dễ bị người có học... qua mặt cái vù ! Bà Bình là một trường hợp cụ thể để đừng mong người chưa học hết đại học làm được gì đúng cho đại học! Làm kinh tế kiểu theo vết xe của nhà thơ Tố Hữu là Ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, mua máy in tiền thay vì lo nắm công nghệ, lo học hành đàng hoàng thì sẽ có lúc tiền VN không còn giá trị như “tiền Cụ Hồ” thời Việt Minh !

Người VN, ngủ một đêm sáng ra đã thấy một triệu còn 800 ngàn ! Nhà nước, qua ngân hàng đưa ra 144 ngàn tỷ mua 9 tỷ đô la và ngân hàng lãi to. Đây là cách làm ăn của “xã hội đen” khi ngân hàng tung tin đô la mất giá làm động tác giả không mua đô la để mua rẻ đô la. Không ai còn nên tin báo chí, ngân hàng và nhà nước CSVN nói. Dân đành phải luồn lách để tồn tại và phát triển trên mảnh đất VN khô cằn sỏi đá.

Phải biết ngoại ngữ để đọc sách nước ngoài nếu không muốn làm chuyên môn dở ! Nhà nước không cho làm báo phản biện thì “né” làm báo tự do trên mạng Internet. CS không nghe theo trí thức vì công bằng là chết, bỏ đặc quyền là chết ! Tôi không ưa chữ “tử” theo nghĩa đen, song trong nghĩa bóng, xin đảng CS hãy chết đi cho VN được sống, như câu CS nói với người bộ đội trẻ một thời được CS thúc giục “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh !”.

Trần Thị Hồng Sương
17.4.2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn