BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73174)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Năm mới, nhìn lại chuyện non nước mình

26 Tháng Giêng 200812:00 SA(Xem: 1018)
Năm mới, nhìn lại chuyện non nước mình
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tôi muốn mở đầu từ một điều khá gần gũi trong dân gian Nam Bộ: Ngày hết Tết đến là bàn thờ người Nam Bộ luôn có mâm ngũ quả với năm loại trái cây, gồm sung, (mảng) cầu, dừa, (đu) đủ, xài (xoài), với ý nghĩa rằng người dân chỉ cầu mong sao năm mới được đủ ăn là quý (cầu vừa đủ xài), may ra có dư dả (sung) thì càng quý!

Ở miền Trung, từ xa xưa chuộng bộ cây cảnh tứ hữu (như mai, lan, cúc, trúc) ứng với hàm ý “Sung-Mãn-Quan-Quới”, tượng trưng bốn điều ước vọng của đời người: giàu có (sung sướng), hạnh phúc đầy đủ (mãn), danh vọng (quan), cao sang (quới = quý) theo cách tranh tứ thời Xuân Hạ Thu Đông Trung Hoa. Nếu dùng hoa trái là Sung là giống cây thường mọc ven bờ ao, hồ, có quả như quả vả nhỏ, khi chín có màu đỏ. Mãn(g) là cây mãng cầu (Bắc Việt gọi là na). Quan là cây quan âm, không có hoa hoặc quả. Quới (nguyệt quý) là loại cây tương tự cây ngâu, có hoa trắng và lá lớn hơn lá ngâu.

Mỗi lần nhìn mâm ngũ quả của bà con nông dân miền nam được kính cẩn gửi gấm một ước mong, trài trại theo tên các loại trái tôi lại thấy bùi ngùi thương cảm!

Thật bùi ngùi vì con người khi phải cầu đến Trời là có bế tắc cuộc sống sức người khó vượt qua. Thương cảm vì sự nghĩ suy quá đơn giản của một xã hội được đơn giản hoá đến chỉ còn dám mơ... nhu cầu tồn tại, không dám mơ đến nhu cầu phát triển. Thứ hạnh phúc đơn giản “cơm ăn áo mặc” vừa đủ. Nhà văn Vũ Trọng Phụng chết năm 1938, chưa biết qua nạn đói Ất Dậu, nhưng từng sống triền miên trong nghèo khó, nên đã viết một câu thấm thía: “Làm người mà được ăn là rất sướng!” Miền Trung và cả miền Nam không có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông nên khó nhìn tranh Mai Lan Cúc Hồng mà quán tưởng được tứ thời. Còn miền Nam không mơ quan trường, giàu sang, uy quyền nên không cầu “Sung-Mãn-Quan-Quới”, chỉ “cầu vừa đủ xài”!

Trên bàn thờ nông thôn thành phố ngày Tết miền Nam hiện nay, mâm ngũ quả chỉ chiếm phần nhỏ để giữ lễ tục, còn hoa trái cả mâm cả bàn vì giá rất rẻ. Đời đã đổi thay nhiều!

Những đổi thay trong đời thường

Từ khi đất nước chuyển mình “đổi mới”, đất nước đã có những đổi thay lớn, nếu không nói là những bước nhảy vọt, về nhiều mặt. Ở đây, chỉ xin ghi nhận bốn thay đổi tích cực đáng nói nhất trong dân chúng ở VN sau thời kỳ đổi mới.

1- Gia đình quy mô nhỏ

Hiện nay sao với trước 1975 thấy ít đi rõ rệt cảnh con đàn cháu đống. Người dân VN nay biết con đông là dấu hiệu của sự lạc hậu! Hai đứa con trong kế hoạch cũng không dễ dàng cho hai vợ chồng lo ăn lo học chu đáo nếu không có ông bà giúp sức chăm sóc cho trẻ, nó ichi đến con đàn… Nhiều gia đình tự nguyện chỉ có một con, nhất là khi người vợ cũng phải đi làm! Nếp sống “tứ đại đồng đường” xa xưa nay được thay bằng cách sống quần cư gia đình! Sống sát cạnh hay gần nhau để hỗ trợ nhau nhưng không chung nhà. Tuy nhiên lại nẩy sinh việc muốn sinh con vào năm tốt, ngày tốt! Chẳng hạn, năm Đinh Hợi vừa rồi có số sinh tăng vọt, vì người ta tin rằng sáu mươi năm mới có một năm quý giá như thế!

2- Ăn ngon mặc đẹp :

Khoảng năm 1980 còn bao cấp thì vải và gạo hết sức hiếm. Công chức được mua một năm một bộ đồ đã là quý. Có lúc phân không đủ số, phải bốc thăm. Ngày nay người VN được các chuyên gia kinh tế gợi ý là có đủ thực lực tài ba làm bếp ăn của thế giới với những kỷ thuật viên nấu ăn làm bánh được đào tạo. Có phần nào giống Trung Quốc là xưởng sản xuất hàng gia dụng cho thế giới . Hàng hoá vải vóc nhiều, rẻ, lại có nhà tạo mẫu thiết kế để xuất khẩu hàng may mặc, nhờ vậy, mà VN đã được ăn ngon và mặc đẹp. Hàng hoá vải vóc nhiều và rẻ nên ngay cả nông thôn cũng ăn mặc lành lặn và đẹp lên, tiện nghi giao thông như xe gắn máy ngang dọc nông thôn nhiều lên thấy rõ !

Thành phố vẫn chưa sở hữu công nghệ cao và nông thôn nghèo tiền nhưng không đến độ đói vì sản vật nông nghiệp làm thực phẩm dư thừa. Nghèo ở VN chỉ do giá bán hàng nông sản-chăn nuôi quá rẻ. Nông dân VN siêng năng và ai cũng có thể lo đủ cái ăn nếu có hai ba công vườn ruộng. Chuyện học hành, bệnh hoạn mới là điều đáng lo âu nhất và vượt qua khả năng của gia đình nông thôn nhất.

Thành thị có hệ thống siêu thị đã là một bước tiến văn minh xã hội đáng ghi nhận! Hệ thống siêu thị sẽ dần dà đánh bạt việc nhập lậu tiểu ngạch hàng kém chất lượng từ Trung Quốc nếu biết quản lý chặt nguồn hàng của siêu thị. Hàng Trung Quốc có lợi thế gần tuyệt đối về giá cả, nếu biết chọn chất lượng cao, nhập khẩu chính thức bán ở các cửa hàng trong siêu thị thì có lợi cho người dân khỏi phải mua hàng trôi nổi, hàng chợ trời ...

3- Việc làm giúp cho người nông dân biến thành lao động thành thị

Điểm tích cực thứ ba là nông thôn khá vắng bóng thanh niên vì nhu cầu lao động trong xây dựng và chăn nuôi cao. Dù sản xuất nông nghiệp chưa đem đến lợi nhuận nhưng tạo ra công ăn việc làm cho một nguồn nhân lực dồi dào. Thành thị cũng xuất khẩu lao động, dù chỉ ở khởi điểm là lao động đơn giản nhưng cũng đang đặt chân vào xuất khẩu lao động có kỷ thuật tạo ra công ăn việc làm. Một chuyển động nông thôn khá tốt là khi thoát được khỏi con mắt tham lam của quan chức chính quyền, từng người nông dân sở hữu ruộng đất, tự bán lại một hai công vườn cho các nhà chăn nuôi công nghiệp nuôi cá nuôi gà với giá khoãng 50 đến 100 triệu một công đất vườn. Nếu bị nhà nước quy hoạch và đền bù thì chừng 5 hay 10 triệu. Với số tiền 50 -100 triệu này họ sẽ cất được nhà, mua xe máy, cho con đi học đại học. Nhà nước cần có chánh sách không lấy đất của nông dân đã đóng góp nhiều vào an ninh lương thực, xuất khẩu, cần cho nông dân góp cổ phần chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư. Quan chức không được chèn vào đứng giữa ăn phần lợi của nông dân !

4- Nếu giỏi thật sự thì không thiếu chổ làm lương cao

Những năm gần đây, khi nhiều công ty nước ngoài được đầu tư xây dựng ở VN thì vai trò trí thức dần chiếm lĩnh trong kinh tế, cho dù chưa có quyền lực chánh trị. Nhà nước đang mất chất xám nhưng là môt tín hiệu tích cực xét về quyền lợi của trí thức. Chưa nói đến số người VN biết tiếng Anh ra nước ngoài kinh doanh làm nhân viên trong ngành du lịch thương mại. Chẳng hạn, qua thông tin về cơn sóng thần quét qua Phukhet người ta mới biết có đến 800 người VN ở đảo du lịch này của Thái Lan. Các cửa hàng trong siêu thị Trung Quốc, Thái Lan có khách VN thường thuê nhân viên là người VN lương từ 150-200 USD.

Giáo dục: mối ưu tư lớn

Trước 1975 năm lớp Đệ nhất (lớp12) học sinh đã được học Triết học, đã được hướng dẫn tranh luận từ vô thần hữu thần đến nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật, các chánh thể và các triết lý cầm quyền: công bằng, tự do , dân tộc. Trường học thời trước là phi chánh trị, nhưng không phải không biết không học về chánh trị mà là không đánh giá kiểm soát về chánh trị. Đó là quyền cá nhân của công dân đã được xác lập khi 18 tuổi. Trước 1975, học chánh trị dưới dạng triết học hàn lâm và công dân giáo dục. Chương trình này phải hoàn tất ở cấp 3 trước 18 tuổi để biết làm công dân trước khi đi bầu cử chọn lựa đảng phái để ủng hộ hay tham gia...

Lên Đại học không học thêm chánh trị, ai hứng thú muốn hiểu thì xem sách nghiên cứu ở thư viện. Khi học Karl Marx thì học tất cả hệ thống áp dụng và đánh giá thành bại: Thí dụ kiểu XHCN Liên bang xô viết của Lenin, Staline, hệ thống XHCN phong kiến Maoist với đậm nét “bạo lực cách mạng”, kiểu Saint Simon chủ trương XHCN thiên chúa giáo và XHCN Owen chủ trương dùng giáo dục và khoa học để phát triển XHCN.

Nhiều nước không CS chú trọng đến các khuyết điểm của tư bản chủ nghĩa đưa nhiều ý tưởng như vô thần (ủng hộ chánh quyền thế tục, tổ chức an sinh xã hội tốt) quan tâm giai cấp lao động . Nhưng nhất thiết không nên là CS. Ngay cái nôi CS là Pháp cũng không CS! Cho nên có kết luận là chủ nghĩa Cộng sản ra đời giúp nhiều cho tư bản chủ nghĩa và gây hoạ nhiều cho XHCN. Đã có thể khẳng định XHCN với “bạo lực cách mạng” là sai mà cần theo quan điểm “chuyển biến hoà bình” của ông Foster Dulles và bước đầu ở nước nghèo có thể áp dụng XHCN kiểu Owen.

Miền Nam bỏ qua, không ai chú ý XHCN vì Owen đã chứng minh hệ thống XHCN tốt, nhưng chỉ áp dụng thành công cho các cụm dân cư nông nghiệp 800 đến 1200 người, còn nghèo còn dốt, cách ly xã hội văn minh, như các cụm dân cư các bộ lạc... Con đường Sàigòn chọn lựa là nền kinh tế “tư bản hiện đại” với sự trợ sức của Hoa Kỳ, nắm sản xuất công nghiệp hàm lượng khoa học cao qua việc ứng dụng hay mua khoa học công nghệ cao khi xét cần cho kinh doanh và một hệ thống an sinh xã hội tốt. Đây là con đường đúng nhưng chưa đủ thời gian để đào tạo nhân sự cấp cao cho nền kinh tế này. Vào đầu thập niên 1970 trường Đại học VN ở Sài Gòn đang thay đổi trong chiến tranh, chỉ bắt kịp chừng 50% chất lượng quốc tế. Thay đổi văn minh một nước phải là một “quá trình” chứ không phải “thời điểm” dùng súng bắn một phát, hoặc chết hoặc sống kiểu cao bồi miền Viễn Tây của Mỹ là thu xếp xong việc!

Nếu Hà Nội cứ nghĩ Sài Gòn thua và tất yếu mọi thứ đều không đúng là phạm sai lầm rất ấu trĩ. Đáng tiếc là tầm nhìn về tương lai VN đang có nhiều phân tán. Thiểu số trí thức miền Nam và trí thức trẻ miền Bắc hay những người từng bị tổn thương do chánh sách miền Bắc thấy cần nhanh chóng thay đổi. Trí thức XHCN miền Bắc già đang nắm quyền thì lại thấy nhịp phát triển Hà Nội là vừa đủ để luôn thấy hài lòng chấp nhận. Thoát thai từ Cải Cách Ruộng Đất tang thương nên được như hiện nay đối với họ là tốt hơn hẳn rất nhiều rồi, tuyệt vời quá rồi!

Họ, và cả quốc hội nữa, do không nắm ngân sách nên không được biết Hà Nội phát triển không bền vững ra sao. Quản lý đất nước là việc quá sức lớn nhưng tầm nhìn của người cầm quyền chưa vươn khỏi tầm nhìn cục bộ địa phương. Chứng cớ? Cứ xem cách nhà nước xử lý tiền vay mượn của quốc tế, thu gom ngân sách các tỉnh cả nước để mang về ưu tiên xây dựng thủ đô ra sao. Vì tầm nhìn cục bộ địa phương như thế nên họ cũng không có khả năng làm cuộc so sánh VN và các nước chung quanh !

Ngoài dân chủ ra, quan trọng nhất đối với đất nước hiện nay là vấn đề dân số. Kế đó là phải nắm khoa học công nghệ để làm ra sản phẩm. Muốn xã hội có thay đổi không thể chỉ bằng thay đổi chủ thuyết chánh trị ! Trước đây CSVN thay đổi theo chủ thuyết CS coi như phép thần nhưng không đem đến thành công. Nay lại chỉ thay đổi kinh tế là còn đi một chân.

Bắc VN có đủ ba sai lầm: về chánh trị, dân số và khoa học kỹ thuật khác với miền Nam, và cho đến nay cũng chưa hoàn toàn khẳng định con đường và tốc độ phải đi:

1- Thứ nhất chưa kiểm soát dân số. Tôi nghĩ ông Võ Nguyên Giáp vẫn có lý khi sang làm sinh đẻ kế hoạch vì dân Bắc VN ai cũng từng là chiến binh và đa số tin tưởng vào tướng Giáp. Lúc ý thức về vấn đề dân số trong cả nước chưa cao. Miền Nam thời Pháp công chức đông con đều có trợ cấp. Pháp cần công nhân làm đồn điền đi lính Pháp..Thời ông Diệm chỉ làm chút chút chiếu lệ do ông Ngô Đình Diệm đạo Thiên Chúa nên không đẩy mạnh việc này vì đi ngược lại tín lý Công giáo. Trung Quốc cũng đã thấy tai hại của dân số nên quyết thực hiện chánh sách một con một cách hết sức cương quyết.

2- Thứ hai lệ thuộc hoàn toàn vào TQ và Liên Xô từ chiếc dép đến khí tài quân sự. Quân sự hóa toàn dân, không chú trọng khoa học công nghệ là biến dân chúng thành lực lượng tiêu thụ không biết gì về sản xuất.

3- Sai lầm thứ ba là chánh trị hoá toàn dân, ngay từ nhà trường. Khi chánh trị không thuyết phục thì cưỡng bách học thuộc lòng không tranh luận và lạc sang tuyên truyền sai sự thật.

Lên đại học là đã chọn chuyên ngành, sao phải học chánh trị chung khi đã có đại học Khoa học xã hội và Văn khoa ?

Đại học các ngành khoa học công nghệ dạy kiến thức căn bản về các công nghệ của thời đại và cách tham khảo tài liệu chứ không nhồi nhét một khối lượng kiến thức. Do cách nhồi nhét kiến thức nên đại học VN sau 1975 được gọi là “trung học cấp bốn”. Học đại học là ngoài giảng đường phải cần đến thư viện sách và phải biết ngoại ngữ để tận dụng được kho tàng kiến thức nhân loại.

Một môn độc chất học của Đại học Dược Khoa chỉ có hơn 100 trang quay roneo, nhưng tài liệu để nghiên cứu tham khảo căn bản của phiên bản (edition) thời đại 1965 để làm tiểu luận là một bộ năm ngàn trang in chi chít chưa nói đến lịch sử của từng độc chất...Phải nói đến cả triệu trang in tham khảo nếu muốn trở thành một chuyên viên.

Công nghệ thay lại đổi hàng ngày. Y Dược khoa thập niên 60-70 là gene, laser, ghép tạng, năng lượng nguyên tử... Công nghệ đương đại là nano, y khoa là nhân bản, năng lượng mặt trời... Nổi trội là công nghệ nano mà một trong các ứng dụng trong internet là băng thông cực rộng và thứ hai là sợi visco siêu nhẹ siêu bền dệt các áo giáp vỏ bọc chống ăn mòn... Theo đánh giá của các chuyên gia, đến năm 2030 không dưới một nửa thu nhập trên thế giới sẽ được tạo ra trên cơ sở công nghệ nano. Đại học VN còn chưa dạy về khái niệm này, giảng đường vẫn còn nói chánh trị lung tung, dễ hơn kiến thức khoa học hiện đại, do đó cách nghĩ “không cần học vẫn làm lãnh đạo” của quan chức VN là khá phổ biến !

Nếu giáo trình cứ lạc hậu như 30-50 năm trước thì làm sao mà ai chấp nhận cho tương đương ? Học sinh VN học nhiều mà giáo trình không tốt cũng vô ích. Các nước Asean đã có sách chung cho trung học quốc tế và sách đại học chung bằng tiếng Anh.

Theo tôi sau khi tốt nghiệp hay khi trung học nên có một số học sinh học tăng cường ngoại ngữ và song song nên có đại học dạy bằng tiếng Anh để tận dụng kiến thức thế giới và làm các bước hội nhập dễ hơn. Quan sát cho thấy các nước giỏi tiếng Anh như Phillippines, Singapore, Ấn Độ rất mau tiến bộ và xuất khẩu lao động có kỹ thuật cũng có lợi thế hơn...

Sau 1975 chính trong bộ giáo dục có nhiều thứ thật ngớ ngẩn nhất. Đó là do quá nhiều người không từng học đại học chưa học hết đại học mà làm ở Bộ Đại học, và học chưa hêt trung học làm bộ trưởng giáo dục, như trường hợp bà Nguyễn Thị Bình trước đây. Bà là phiên bản của ông Nguyễn Tất Thành, tốt xấu không bàn, nhưng sai và thất bại khi làm chuyện không từng học qua là cái... cầm chắc.

Để tận dụng phương tiện đang có, lẽ ra sau giải phóng có các lớp học đêm, theo kiểu chánh quy chứ không phải là loại “bổ túc văn hoá” để mở rộng giáo dục bằng cách hạ chuẩn vốn đã thấp lại xuống thấp hơn. Đã thế, sau “giải phóng” đảng cầm quyền bắt thầy giáo đi nuôi heo, đào đường trồng rau muống…

Thật là hai việc làm khó chấp nhận và làm nên một chánh quyền hết sức ngớ ngẩn !

Nước Mỹ tính ra nuôi dạy một đứa trẻ đến hết đại học là 500.000 USD. Trung Quốc dự kiến ai sinh con thứ hai nộp 78.000 đô la cho nhà nước làm chi phí nuôi dạy trẻ. Việt Nam ta thì dành bao nhiêu để đầu tư cho một con người từ lúc mới sanh cho đến khi tốt nghiệp đại học? Không thấy có ai tính ra cho dân biết.

Dân VN tự tính ra một năm đại học ít nhất 15 triệu. Khi đi làm lương một năm chưa đủ 10 triệu. Đó là lý do công chức nhỏ nếu không làm thêm được như thầy giáo Dược sĩ, Bác sĩ buộc lòng phải đòi lót tay, quà cáp. Sản sinh một thế hệ công chức trung dùng quyền làm khó hành dân và khi nhu cầu cuộc sống cao kinh nghiệm dày, công chức cấp cao dùng quyền tham nhũng và nhiều cách chiếm tài sản của dân.

Nhưng giáo dục không chỉ là nhồi nhét kiến thức, mà còn phải là một đầu tư về vốn con người cho tương lai.

Trước 1975, ở Miền Bắc và sau năm 75 ở cả hai miền Nam Bắc, từ Mẫu giáo đến Đại học được giáo dục bạo động, hiếu chiến, căm thù, xảo ngôn, loạn ngữ, tôn sùng cá nhân... trong bất cứ nội dung môn học nào. Làm toàn thì cũng phải tính ra bao nhiêu Mỹ Ngụy bị giết, Thi ca thì phải nói đến lãnh tụ vĩ đại, “ông Lenin ở nước Nga”... “Sỏi đá biến thành cơm”...

Lối giáo dục như thế đã tạo ấn tượng và hằn sâu trong giới trẻ ngày nay một tư tưởng thủ cựu độc đoán, một tâm lý bất ổn vừa tự tôn vừa tự ti… May thay, đến nay ngành giáo dục đã thấy ra và đang thay đổi giáo trình giáo án sách giáo khoa.

Không cần sâu xa gì, chỉ cần có óc chút phân tích xã hội cũng biết ông cha ta đã bế tắc vì cầm kỳ thi họa đâu chỉ để làm thơ phú viết văn vẻ tranh. Chánh trị quân sự thì đã và đang quá lạm quyền cũng như văn chương xa xưa quá lạc hướng ! Khi chỉ thả hồn trôi dài theo cảm xúc và khói thuốc mà không chu toàn cuộc sống vật chất, không kết hợp với óc khoa học dễ lạc bước thành “hủ nho”, bị mắng vô dụng: “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm !”.

Khi cuộc sống không chuyển biến theo khoa học thì phải đối mặt với cảnh “củi quế gạo châu” do dân số tăng. Tôi nghĩ đây cũng là cái thất bại của Trung Quốc 200 năm trước !

Người dân miền Nam được cho là ít tài hoa văn hay chử tốt như miền Bắc. Nhưng theo tôi không hề do dở mà vì từng trải nghiệm cam khổ của cái nghèo nên biết rõ cách sống phải thay đổi khác bởi vì : “Hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ !”.

Khoa học xưa kia, hôm nay và mai sau vẫn là yếu tố làm thay đổi cuộc sống vật chất cung cấp tiện nghi khiến con người sống tiện nghi tốt hơn cả cuộc sống...thiên đường. Nhưng cạnh đó thì văn chương thi hoạ nhạc có nhiệm vụ của nó. Chính cầm kỳ thi hoạ mới biến cuộc sống tiện nghi thành “thiên đường hạnh phúc” ăn ngon mặc đẹp giải trí vui vẻ, thỏa mãn thể xác lẫn tinh thần...

Nếu tôi có khá dị ứng với các nghĩ suy không khoa học của các nhà nho nhà văn thì cá biệt do đó không đạt cả khả năng tưởng tượng của “khoa học giả tưởng” làm cho cuộc sống bay bổng hơn sáng tạo hơn như chuyện “Hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển”, hay truyện trinh thám Sherlock Homes, chứ không phải văn chương “hiện thực phải đạo”, giống như công thức toán học, giống phản ứng hoá học chính xác và nên thiếu óc tưởng tượng.

Nhân đây tôi cũng muốn nói môt chút về sự lạc hướng của Tố Hữu cũng như Ông Nguyễn Tất Thành. Ông có làm bài thơ sau đây:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây nước trăng sao tuyết núi sông ,
Nay ở trong thơ nên có thép ,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong !

Yêu cái đẹp đâu cần ngưng nghỉ để thay vào bàn tay biết giết. Chuyện nhà thơ biết xung phong thì cũng cho là được đi, nhưng thơ mà có thép, có máu đổ đầu rơi thì trên cõi đời tìm khắp thế gian chắc chi có một Tố Hữu:
Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,
Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong,
Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,
Cho Đảng bền lau cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xit-ta-lin bất diệt...”

Thật không may cho Ông Nguyễn Tất Thành và công ty. Đây là chứng tích điển hình nhất của Cải Cách Ruộng Đất, thảm sát của CS Hà Nội vì một mục đích thiển cận là sự tồn tại của Đảng và vô lý là... thu thuế làm cho dân không chỉ nghèo mà còn bị giết chết như trong Cải Cách Ruộng Đất ! Rập bước chung lòng kiểu này thật giống kiểu sát thủ khủng bố !

Triển vọng về Xã Hội Dân Sự

Sinh viên các nước được khuyến khích lập hội để rèn tinh thần xã hội phục vụ cộng đồng tuyên truyền cho ý tưởng hay tiến bộ hay các hiệp hội để làm công tác xã hội.

Ông Nguyễn Tất Thành chỉ thấy Cộng Sản như Mao thắng trận là đúng, là tuyệt đỉnh kiểu “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” nhiều súng đạn. Không may cho VN là khi Mao đã thắng Tưởng Giới Thạch số vũ khí này được “bán trả chậm “cho ông Nguyễn Tất Thành tiến hành chiến tranh ở VN và diệt chủng ở Campuchia !

Do ảo tưởng có thể sáng tạo con đường khác và óc cực đoan phá hoại nên người lãnh đạo VN giống như tù trưởng hoặc vua chuá phong kiến...

Hiệp hội, hội đoàn là cách làm của xã hội dân chủ, không hề có trong xã hội độc tài toàn trị. Các tổ chức quan trọng như Thanh niên Phụ nữ chủ thập đỏ, cùng danh xưng đã bị công chức hoá, kế hoạch hoá, như 600 tờ báo đảng chỉ lo phục vụ Đảng. Ngay cả đi làm từ thiện cũng phải dưới danh xưng của một tổ chức đảng! Quan trọng là mục tiêu không phải người nghèo mà người diện “chánh sách” có công với đảng!

Hiện nay thì đã có hội đoàn chuyên môn nhưng khi chưa đủ điều kiện, chưa có quyền quyết định, nhân sự chưa có đủ tầm cao, để nắm bắt khoa học công nghệ hay tư duy hiện đại, biện pháp hiệu quả, thì có cũng như không có. Quốc hội còn chưa hiệu quả, đại biểu quốc hội còn là “cây cảnh” thì không hy vọng VN có hội đoàn hiệu quả nào ngoài việc làm hoa lá cành điểm trang cho chế độ mà thôi.

Dùng kinh tế ít ỏi đầu tư vào học tập thì còn có thu lợi chứ chỉ biết xây trụ sở mua xe thì 10 năm còn lại con số không, nhà xuống cấp, xe làm phế liệu! Nghề nghiệp không có con đường phát triễn thì chỉ chạy theo mua công nghệ củ của Trung Quốc như mua các nhà máy đường. Đường có thể xuất khẩu và dùng cho ngành công nghiệp cao là ngành Dược là tiêu chuẩn RE vẫn phải nhập vì nhà máy đường VN chỉ làm đến chuẩn RS cho thực phẩm. Đó là bước lùi của tư duy và cả kiểu tổ chức xã hội và cả kinh tế so với miền Nam trước 1975.

Về nhận thức quyền dân chủ thì người dân hiểu quá rõ nhưng nhà nước không có tầm cở để thấy nền dân chủ có lợi cho dân cho đất nước mà nuôi dưỡng. Trái lại nghĩ dân chủ có hại cho toàn trị của nhà nước, là con đường “tự sát” của Đảng thì tất cả tổ chức thể hiện quyền dân chủ sẽ được làm cho thành chỉ còn có danh hiệu để ám thị mà thôi: Quốc hội, Mặt trận, hội Thanh niên, phụ nữ đều bị công chức hoá và trực thuộc quyền quyết định của CSVN... Nếu một Tổng thống ở Mỹ nói như ông Nông Đức Mạnh “không để trò chơi dân chủ lọt vào quốc hội” thì ông ta sẽ khó tồn tại với dân chúng và báo chí Mỹ. Khi mà thành phần lãnh đạo không là đầu tàu mà chỉ là viên đá cản đường thì không thể nào VN thoát khỏi sự lạc hậu. Tôi nghĩ đó là sách lược của khối cộng sản, nhất là Trung Quốc muốn thấy ở Việt Nam một sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc qua kềm giữ nền chánh trị lạc hậu này làm dân chúng thất vọng này. Và CSVN cũng chưa dám dựa vào trí thức để tự lập nên vẫn còn sự trì trệ. Xem ra Trung Quốc có “sách lược đen” quá khác với kế hoạch Marshall giúp Châu Âu phát triển sau thế chiến thứ hai.

Hai thứ tâm lý cực đoan trong xã hội hôm nay

Xã hội Việt Nam hiện nay có hai thứ tâm lý đối nghịch nhưng lại có thực và cùng tồn tại. Hai thứ tâm lý này nói cho cùng đều là sản phẩm của chế độ cộng sản mà ra.

Nỗi sợ cố hữu

Khi nắm được quyền, người cộng sản sẵn sàng dùng bạo lực mà họ gọi là “bạo lực cách mạng” để trấn áp mọi hình thức chống lại chuyên chính vô sản. Lối khủng bố này trở thành quốc sách cai trị của người cộng sản, khiến cho người dân phải sống nơm nớp trong sợ hãi. Trong xã hội cộng sản, nỗi sợ lớn nhất là bị đẩy ra khỏi con đường chung cho mọi người. Bạn sẽ mất việc, mất chế độ lương thực, thực phẩm, con cháu bị theo dõi lý lịch, công an đóng chốt trước nhà… Thật là khốn nạn cho thân phận của bạn. Dần dà người dân đành phải chịu khuất phục để sống còn, để được yên thân.

Nhưng ở đây cũng cần nói thêm điều này cho đầy đủ: người dân Miền Nam không dễ khuất phục trước những lề lối khủng bố tinh thần con người như thế. Bản chất người miền Nam khó sửa lắm, nhất là không thấy mình sai phải thay đổi nhưng cũng khoan hoà không thích chuyện đối kháng. Ảnh hưởng Phật giáo cửa chùa cũng có ông Thiện Ác, ảnh hưởng chế độ đa nguyên đa đảng xưa nữa, nên dễ chấp nhận khác biệt trong đó có sự khác biệt của CS.

Im lặng không hẳn là sợ hãi mà một là vì chứng kiến thảm cảnh chiến tranh quá lâu dài, không muốn có gì xấu tác động lên dân chúng muốn có thay đổi để phát triển thôi. Thứ hai là cùng là người VN và đấu tranh cho tiến bộ phải có quá trình lâu hơn để cả hai bên chuẩn bị, không thể duy ý chí, "trái non dú ép". Hai mươi năm lớp trẻ đang vươn ra ngoài tầm kiểm soát rồi. Thứ ba là phải lo nuôi con, chăm lo cha mẹ. Nợ áo cơm không là chuyện nhỏ.

Còn lòng yêu điều nhân nghĩa ủng hộ người tốt có tầm nhìn thì hầu như ai cũng có như ai. Sự kiên cường cũng nằm ở chổ im lặng không xu phụ theo cái xấu. Con chó bảo phải nói con mèo, trắng nói thành đen chắc phải dí súng vào đầu mới bất đắc dĩ chịu nói chịu làm thế, chờ có ngày nói lại làm lại cho đúng. Nông dân Nam bộ từng đã bỏ ruộng đồng đi... nhậu chơi cho cả nước đói rã họng cho biết thân, để phản đối chính sách quái gở: “mua như giựt, bán như cho”. Không thèm làm cho biết tay! Nhung chỉ sau hai năm thay đổi là đồng bằng Cửu Long đã có gạo xuất khẩu !

Bị bỏ đói nghèo nhưng vì mất lòng tin nên không thèm quy luỵ cầu xin mà thà là đánh liều bán thân làm vợ người ta ! Đó cũng là sự kiên cường của những con người dân từng trui rèn trong gian khó đi mở cõi, tự tìm cách tồn tại, tự quyết định số phận chứ không phải xúm nhau cúi đầu quanh quẩn chốn triều đình hưởng bổng lộc kiểu của một số trí thức XNCN được cho là không tử tế ! Đa số khác sống ngày qua ngày. Những người đi vượt biên cũng đâu có nhát gan sợ hãi.

Người Miền Nam chỉ lấy đạo lý ân tình mà lãnh đạo chứ khó lấy quyền lực vô đạo dọa nạt lắm.

Bội thực óc tự tôn hãnh tiến

Người Việt Nam mình có lối nói để chỉ những người ưa bốc phét một tất tới trời, là… “nổ”. Người dân Cần Thơ thích sự khiêm tốn nhưng chỉ phê phán kiểu chọc quê nhẹ nhàng không thành hận thù. Đó là tầm cao của một nếp văn hoá lạc quan thân thiện của người miền Nam. Nhà hát kịch có nhận xét ngày nay kịch mà không là kịch hài thì không ai coi ! Các nghệ sĩ nổi tiếng hơn Bạch Tuyết “ngọt ngào, dư nước mắt” chính là nghệ sĩ hài “có duyên” như Ngọc Giàu, Hoài Linh...

Các phiên bản mới của bi kịch phải có chuyển thể vài đoạn hài mới có người chịu xem ! Các tiệc mừng công của quan chức được phán: “Huỡn lắm sao mà... lo đánh bóng huy chương !”. Việc tự hào quá lố đã ké odài hơi lâu đấy, tới nỗi ông Kiệt phải nhắc khéo là anh vui, anh kỉ niệm chiến thắng, nhưng cũng đừng quên là ngày giải phóng đó cũng là nguồn của nỗi đau đè nặng một nửa nước. Dù ông không nói CS là sai, nhưng ông cũng phải nhắc nhở đồn gchí của ông là hãy bớt lại thứ tâm lý hãnh tiến quái gở kia đi, vì nó đã ngáng trở cho một cuộc đoàn kết dân tộc thực sự trong suốt hơn ba mươi năm “giải phóng”. Cần biết tôn trọng nỗi đau thương chết chóc của người VN khác để mà đừng quá tự đánh bóng !

Đi tìm một ngọn cờ

Là cờ là vật vô tri được biến thành biểu tượng để nhận diện một nhóm người, giống như bộ đồng phục quân đội hay áo trắng ngành Y, lá cờ không làm nên phẩm giá cho bất cứ ai như chiếc áo không làm nên thầy tu, cũng không thay được chánh nghĩa cho một quốc gia. Càng không nên thiếu tự tin đến phải bấu víu vào quá khứ.

Lá cờ VN thay đổi qua các thời đại trong cố gắng làm biểu tượng đúng nhất cho hệ tư tưởng đấu tranh của các nhóm như cụ Phan Bội Châu, ông Bảo Đại...

Nói đến chánh sách của người Mỹ, người Pháp người Trung Quốc chứ không cần biết đó là lá cờ gì hay thậm chí nói đến khủng bố, nói đến người Iraq mà còn không biết lá cờ Iraq, Iran, Ai Cập ra sao nửa kia ! Điều quan trọng của một quốc gia là sự thật, công lý, triết lý cầm quyền làm nên tầm cao tâm thức khả kính của con người và cuộc sống sung túc thành công của công dân. Cố định tâm thức mình vào một lá cờ giống như tỉ mẩn đánh bóng huy chương không làm cho giá trị tăng cao.

Hiện nay lá cờ CSVN là lá cờ chánh thức để giao dịch quốc tế nhưng nếu chánh nghĩa yếu kém bị nước ngoài chỉ trích thiếu dân chủ tự do, người dân VN trong nước ngoài nước đều phản kháng vì tham nhũng, thiếu dân chủ thì Uy thế đó cũng không cứu gở được Uy tín ! Khoe là cờ đỏ sao vàng mới được chính thức được quốc tế công nhận, bài xích cờ vàng sọc đỏ thậm chí trong di tích Dinh Độc lập cũng dẹp bỏ là “phi tang” một giai đoạn lịch sử, là chưa có tầm nhận thức sâu sắc vấn đề này.

Ông Nguyễn Tất Thành có chọn lá cờ theo gương nhóm cộng sản Trung Quốc cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi ông ca tụng thế giới đại đồng, đánh đồng mình với CS quốc tế, khi chết còn đòi theo Mao theo Lê Nin. Tinh thần dân tộc cực đoan là không tốt, sẽ như Hitler nhưng căn bản một quốc gia là “tinh thần dân tộc là biên giới đất nước”, đâu thể “không có gì hết” như chiếc thùng rỗng chờ Trung Quốc đánh để kêu la lên như vậy ? Đó cũng chỉ là thêm một chứng minh ông Nguyễn Tất Thành luôn luôn là bản sao của người khác, hoàn toàn thiếu óc độc lập và khả năng sáng sáng tạo không xứng hợp tư cách một lãnh tụ !

Chuyện quan trọng chính là tư tưởng ông Nguyễn Tất Thành. Khi ông là “Maoist bạo lực cách mạng” thì tạo ra các sai lầm mang tính Maoist gây họa thảm sát Cải Cách Ruộng Đất dù dùng bất cứ lá cờ nào ! Lá cờ Khmer đỏ có hay không và ra sao tôi không biết, chỉ biết là do tư tưởng Maoist mà Pol Pot đã gây ra hoạ diệt chủng.

Cho đến khi tôi xem truyền hình VN trong nước thấy phim Vạn lý trường chinh của Trung Quốc diễn lại lịch sử cuộc chiến của Mao Trạch Đông, có cảnh “lá cờ đỏ sao vàng cánh mập”, như hình ảnh lá cờ Việt Nam năm 1945 thì mới tin là dư luận về lá cờ này từ lâu là một sự thật.

Tôi bực bội vì chuyện người ta cố làm ra vẻ độc lập. VN chế tác lại cho lá cờ đó là sản phẩm của hai người VN miền Nam. Viện quân sử trung ương VN thì phủ nhận cả hai tác giả và nói lá cờ là quyết định của đảng CS trung ương, tức quyết định của ông Nguyễn Tất Thành, nhưng chưa xác nhận nó là cờ của nhóm cộng sản Phúc Kiến bên Tàu !

Lá cờ vàng sọc đỏ qua đấu tranh, nhất là sau khi đi đúng hướng không bạo lực, thì được chánh quyền Mỹ và đa số nhìn nhận như biểu tượng của các nhóm người đấu tranh cho “dân chủ, tự do, nhân quyền, đa nguyên đa đảng ”. Đó là một điểm son đóng góp cho sự tồn tại có ý nghĩa của lá cờ vàng sọc đỏ chứ không phải bản thân lá cờ.

Thật sự thì ý nghĩa cờ vàng đã có phần khác hơn ý nghĩa lá cờ vàng hôm nay. Ngày nay nếu muốn dùng cờ này tiếp nối một tương lai mới là đối thoại “dân chủ- tự do- nhân quyền, đa nguyên đa đảng “ thì tốt, và quan trọng vẫn là cách các nhóm tuyên bố nhiệm vụ.

Tóm lại nếu cả hai bên đánh đồng quá khứ cá nhân mình với lá cờ, với quá nhiều ái ố, thì e tầm quan trọng quá cao hơn mức cần thiết, là quá bị quá khứ cá nhân ám ảnh uy hiếp thành một tâm thức quá dễ bị tổn thương, không vươn được lên tầm vỹ mô của đất nước và mục tiêu lớn hơn !

Khi chấp nhận bất đồng chánh kiến cá nhân như hiện nay có thể là bước tập tành tiến đến bất đồng chánh kiến dưới danh nghĩa hai đảng trong luật pháp chung. Thật đau lòng khi niềm hoài vọng nghiêm túc của dân tộc được ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh hạ thấp như một trò chơi nguy hại. Thật khiếm nhã và không cần nể mặt đại biểu qúôc hội khi nói là không được để “trò chơi dân chủ” lọt vào Quốc Hội. Dân chủ là lộ trình không đảo ngược nếu VN không muốn suy vong.

Trần Thị Hồng Sương
26.1.2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn