BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hạnh Phúc Và Tiến Bộ

12 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 885)
Hạnh Phúc Và Tiến Bộ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất, mà tùy thuộc vào chiếc chậm nhất", ông nói, ẩn dụ phép so sánh của nhà triết học Mỹ John Rawls nói về công bằng trong xã hội. dex (HPI), rồi dùng những chỉ số đo đạc hạnh phúc, well-being indicators, để xếp loại 178 quốc gia trên thế giới theo tình trạng hạnh phúc của đất nước họ.

VN là nước có chỉ số hạnh phúc cao thứ hai trong khu vực và hơn Singapore. Vì sao? Giá trị của chỉ số hạnh phúc phải hiểu như thế nào?



Con đường từ Sàigòn về Cần Thơ đi qua các cánh đồng lúa. Cảnh thảm lúa xanh trong ánh bình minh thật đẹp trong nét đơn sơ dịu dàng. Trên đường tôi thường bắt gặp các em bé lam lũ toét miệng cười vì bắt được một con cá lóc nhỏ hơn cườm tay, hay bò dưới đất hào hứng chơi bắn đạn bi...

Các em sung sướng vì không có viễn kiến gì về tương lai, nhưng tôi thì thương hại các em. Thấy các em lội mương bò dưới đất cứ tội nghiệp vì biết các em dễ nhiễm bệnh, có khi đạp nhằm mảnh chai bị phong đòn gánh chết cũng nên!

Một nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em Anh Quốc nay có hai ba đôi giày ấm không hạnh phúc hơn thời khó khăn khi không có đôi giày ấm để đi học vào mùa đông! Trẻ em luôn nhìn nhận cuộc sống chung quanh một cách chủ quan thiển cận. Một cô gái nghèo có áo mới cũng vui bằng như thiếu nữ giàu có được viên kim cương dù giá trị hai vật khác nhau một trời một vực!

Chỉ có tù đày và chiến tranh là luôn cho thấy rõ niềm bất hạnh triền miên.

Việt Nam vừa trãi qua cuộc chiến đau thương quá đổi khiến cho hết chiến tranh đã là hạnh phúc lớn lao! Có mâu thuẩn khá lớn của hạnh phúc và tiến bộ.

Tôi tin là Việt Nam hiện có nhiều người muốn gìn giử thứ hạnh phúc dễ có và thiếu tương lai đó. Hạnh phúc vì đạt được điều mình muốn không cần cố gắng học hành cực lực, chỉ cần dựa theo thế lực.

Trẻ con thì thích ngày hè nghỉ học rong chơi hơn. Nếu không bắt buộc, chắc trẻ ít tự nguyện lo học hành. Con người thích du lịch chứ không thích làm việc căng thẳng nếu không vì miếng cơm manh áo! Người ta phải làm việc vì cần có tiền, cần sống tự lực đảm bảo phẩm giá của mình chứ không phải vui trong công việc, hơn là được an nhàn thưởng ngoạn thiên nhiên.

Sống ở nước Mỹ theo được giấc mơ Mỹ về cuộc sống công bình cho mọi người không hề có hạnh phúc dễ dãi mà nhiều lúc mệt mỏi vì những phấn đấu liên tục. Ở Mỹ người trung lưu chưa có được người giúp việc. Phải làm việc vì cần có đảm bảo cho tương lai có thể là bất trắc, đề phòng tai nạn, tích lũy cho ngày già không còn lao động... Đứa trẻ nào cũng đáng yêu và nuôi một đứa trẻ có nhiều niềm vui nhưng giáo dục thành một con người không hề đơn giản, nên phải biết hạn chế niềm vui cảnh đầy đàn con cháu của gia đình Châu Á.

Khi dự hội thảo ở Anh về nâng cao quyền lực cho phụ nữ qua chức vụ dân cử, tôi cũng từng nghĩ phụ nữ thích cảnh gia đình hạnh phúc hơn là quyền lực xã hội. Nhưng ai cho không mà được hưởng. Ai tôn trọng khi sống bám, dù là bám người chồng cưới hỏi. Tình yêu đâu có bền vững suốt đời để dám buông tay ký thác cuộc đời mình? Người chồng có khi, một ngày nào đó, bất chợt thành phế nhân hay chết thì làm sao để khỏi rơi vào cảnh bơ vơ?

Do đó phụ nữ phải chăm lo việc học để có khả năng tự lực. Quả là sống an toàn hạnh phúc bền vững không dễ.

Lụt lội hàng năm cứ chết, sống phú thác "trọn gói" cho Trời, Trời kêu ai nấy dạ, chẳng cần lo chi cho mệt!

Ra khơi gặp gió bão cứ chìm do không mang theo đủ điều kiện an toàn. Khóc than khi tai hoạ có nghĩa gì so với biết phòng tránh? Có nhiều việc thương dân chánh phủ phải ép làm nhiều chuyện đề phòng tai nạn.

Kết luận cảm xúc hạnh phúc chỉ đến ở trẻ con và người lớn không có viễn kiến và hơn lúc nào hết câu nói: "Càng học càng biết nhiều càng khổ sở!" có ý nghĩa không hề nhỏ!

Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với hạnh phúc bền vững của thời hiện đại thuộc trách nhiệm chánh quyền là được chăm sóc sức khỏe tốt và được học hành đàng hoàng.

Không ngạc nhiên khi đất nứơc hạnh phúc là đất nước có dân chúng khỏe mạnh được chăm sóc y tế tốt và được giáo dục để thành người khôn ngoan. Nếu xét theo điều này thì Đan Mạch với các chỉ số: dân chúng 5,5 triệu tuổi thọ 77,8; thu nhập bình quân GDP 34.600 USD là nước hạnh phúc nhất.

Như vậy có phải là niềm vui lớn hay không khi người VN còn... nhìn cuộc đời theo cách "lạc quan tếu" và hời hợt quá đổi, khi dân số quá đông và thu nhập GDP chỉ có 400 USD. Số người thu nhập dưới 1 USD ngày còn quá cao!?

"Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất, mà tùy thuộc vào chiếc chậm nhất", nhà triết học Mỹ John Rawls nói về công bằng trong xã hội như thế.

Vậy, Việt Nam làm sao là đất nước tiến bộ khi khoảng cách giàu nghèo lớn, và số nghèo quá nhiều? Làm sao có hạnh phúc khi cả hai yếu tố y tế và giáo dục còn yếu kém so với Thái Lan và thua xa Singapore?

Nhà báo Việt Nam sao không có phân tích sâu sắc các vấn đề thế này chứ?

Trần Thị Hồng Sương

(12.11.2007)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn