BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72625)
(Xem: 62053)
(Xem: 39148)
(Xem: 31015)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chủ nghĩa cá nhân và óc vị kỷ, tư lợi, tham lam của quan chức CSVN

04 Tháng Hai 200712:00 SA(Xem: 890)
Chủ nghĩa cá nhân và óc vị kỷ, tư lợi, tham lam của quan chức CSVN
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nhiệm vụ hàng đầu của một đảng là đi tìm một chủ nghĩa chính trị có tính thuyết phục. Ông Ngô Đình Nhu đưa ra chủ nghĩa Cần lao nhân vị. Bắc kinh cho mình theo Chủ nghĩa Cộng Sản kiểu Trung Quốc, VN thì gán cho tư duy triết học hàn lâm nhiều ý nghĩa bình dân rất rối loạn.

Miền Nam từng hiểu rất sai về miền Bắc qua cụm từ “chủ nghỉa xã hội”. Chủ nghĩa Xã hội kiểu Owen rất lý tưởng nhưng miền Nam không biết rõ chủ nghĩa Xã hội kiểu Owen bị CSVN cho là không tưởng vì dựa vào học vấn để tiến bộ và cải tiến để thay đổi xã hội, không dùng “bạo lực cách mạng”. XHCN Owen này khác hoàn toàn Chủ nghĩa Xã hội hay Cộng Sản kiểu dùng “bạo lực cách mạng” Mac-Lê-Mao ở Miền Bắc. Từ đó đến nay muốn hiểu điều nhận định nào xuất phát từ đảng CSVN, cũng phải xét nét thật kỷ lưỡng. Vâng phải hiểu đúng và kỷ những gì CS nói, nhìn kỷ những gì CS làm ...dù cùng nói tiếng Việt !

Theo tôi thì nguyên do suy thoái đạo đức, kém năng lực mang tính phổ biến của đảng viên hiện nay có ba nguyên nhân: thứ nhất là do cách tuyển chọn đảng viên theo chuẩn mực lý lịch, không đủ tài năng. Không chú ý tính chuyên nghiệp, hễ vào cấp uỷ thì có thể làm mọi ngành mọi nghề ! Đảng viên coi đảng là cơ hội tiến thân chỉ cần nghe theo đảng chứ không cần làm lợi ích cho xã hội nên hình thành quan chức kém tài lẫn đức, đầy óc vị kỷ, tư lợi, tham lam; thứ hai là luật pháp không nghiêm của một nhà nước không hiệu quả; và thứ ba là ỷ lại vào điều 4 Hiến Pháp, quy định cho dù tệ hại kiểu nào cũng vẫn được đảm bảo quyền lãnh đạo .



Nhưng vừa qua, trong bài diễn văn đọc ngày 02/02/2007 nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ĐCS Việt Nam, trước tình hình suy thoái đạo đức cá nhân đảng viên Ông Nông Đức Mạnh phê phán mạnh mẽ, nhưng lại cho đó là do chủ nghĩa cá nhân, và nhắc lại ý kiến Ông Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) về “chủ nghĩa cá nhân” như sau: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô v.v... và nó là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội". Đã có các hội nghị tiếp theo để quán triệt chỉ đạo này. Và chắc chắn quan chức đảng viên, giả dụ ai có “quán triệt” ra lầm lạc cũng không dám nói thẳng trừ... mấy đứa con nít và dân “ngoại càn khôn” (tức ...ngoài đảng) !

Những biểu hiện bất tài tư lợi ích kỷ đúng là làm suy thoái đạo đức, nhưng nhận ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục quan trọng hơn. Nếu như Ông Nông Đức Mạnh cho đó là do chủ nghĩa cá nhân thì biện pháp khắc phục chắc chắn là triệt hạ chủ nghĩa cá nhân. Sẽ vô cùng nguy hiểm, lạc lối, do không có tư duy hệ thống ! Xin lỗi, nhiều học sinh lớp 10 thôi từng nói: “Mấy ổng nói sai vậy đó mà biểu phải bình văn “ca ngợi” là đúng !”. Tôi cắc cớ hỏi: “Ổng là ai mà các cháu bảo là... ổng đó !” Các cháu còn sợ không dám nói đến ông Nguyễn Tất Thành tức Thánh Allah Hồ Chí Minh của đảng CSVN ! Chân lý khiến lương tâm tùng phục trong thỏa nguyện khác với nỗi sợ sự mông muội tàn bạo như đen và trắng. Nhiều “đối tượng đảng” vào học chánh trị tranh luận thắc mắc, cãi hoài nên đã không được kết nạp Đảng, mà còn thành... “đối thủ Đảng”, còn bị đánh giá thấp hơn quần chúng thường !

Quan điểm của Ông Nông Đức Mạnh không đổi mới dù là đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế kiểu WTO mà VN đã dấn thân vào. Ông vẫn muốn “soi chiếu với những huấn thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu cầu nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch Chủ nghĩa cá nhân vẫn giữ nguyên tính thời sự”.

Trong xã hội tư bản hiện đại đa nguyên đa đảng, tồn tại cả chủ nghĩa cá nhân lẫn bảo hộ quyền sống của mọi con người, mọi tập thể qua chánh sách phúc lợi xã hội thỏa mãn người nghèo nhất. Nhưng xã hội tư bản hiện đại đa nguyên đa đảng quan niệm rõ ràng cho rằng cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Cá nhân có quyền thụ hưởng xứng đáng các thành quả đó. Cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ xã hội (thuế) tức cho tập thể và có các quyền bất khả xâm phạm, đó là Nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân tối cao nếu nó không phủ định hay xâm hại quyền của cá nhân khác. Mỹ có luật hạn chế việc sáp nhập tập đoàn kinh tế lớn có hại vì áp đão triệt tiêu cạnh tranh.

Chủ nghĩa cộng sản phủ nhận quyền tư hữu, không coi cá nhân là trung tâm của xã hội, không coi cá nhân là yếu tố có thể làm nên tiến bộ xã hội. CSVN mâu thuẫn với chính mình khi thần thánh hoá lãnh tụ HCM, cho nên tư duy rất hỗn độn rối ren ! Chủ thể trung tâm của CS là "quần chúng" rất mơ hồ. Chủ nghĩa Cộng sản không thể nào dám phủ nhận "nhân quyền", nhưng đó không phải là quyền của một cá nhân cụ thể mà đó là khái niệm "con người trong quần chúng" rât ảo, do đó quyền lợi cá nhân luôn bị buộc phải hy sinh cho quyền lợi của tập thể qua chánh sách cào bằng, "cá nhân cụ thể" phải hy sinh cho quyền của "tập thể con người không cụ thể", dẫn đến Độc tài toàn trị của Đảng CS... khi xã hội không có chủ thể rõ ràng mà chỉ có tổ chức đảng với các chức vụ Bí thứ, Bộ chính trị là rõ ràng ! Tính mị dân của CSVN bị phê phán là do thực tế thần thánh hoá lãnh tụ mang tính cách cá nhân, hình thành cách quản lý xã hội không hiệu quả kiểu nhà nước “vô chủ” không ai có trách nhiệm, “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”. Bộ trưởng, bí thư, chủ tịch, không ai có “trách nhiệm” cá nhân, nhưng “mâm ăn, tài sản, nhà xe ” thì rõ ràng là của cá nhân của ai nấy hưởng ! Càng bất cập khi công nhận tư hữu cá nhân mà không có chủ thuyết thay thế hay phạm vi phải điều chỉnh tư duy. CSVN đang đứng một chân, đi phải nhảy lò cò, ôm cái dở cái nghèo, ngơ ngác nhìn thiểu số ưu tú ra đi xa lánh.

Về cách nói dùng từ chủ nghĩa cá nhân có định nghĩa triết học rất khác mà giải thích kèm theo chỉ là phê phán việc thiếu đạo đức, tính ích kỷ, tham lam, vơ vét là lạm dụng danh từ chủ nghĩa, gây ngộ nhận, rối loạn tư duy, làm sai lạc ý nghĩa tích cực của chủ nghĩa cá nhân thật sự, trong hệ thống triết học .

Một chủ nghĩa là một hệ thống tư duy triết học phải có nguyên lý, phải mang định dạng với các chỉ dấu rõ ràng. Đó là nguyên tắc chủ đạo trong toàn bộ cuộc sống, là luật chi phối mọi suy tư, là giá trị làm căn bản để đánh giá mọi sinh hoạt, là nhận thức và chất liệu nền cho thẩm mỹ và được thể hiện vào xã hội trong cơ cấu luật pháp, tổ chức xã hộ , định hướng giáo dục…

Xét theo hệ thống tiêu chí này thì việc đánh giá cán bộ của Ông Nguyễn Tất Thành không thể là tầm tư tưởng có hệ thống, có thể gọi đó là “chủ nghĩa”. Cũng xét theo hệ thống tiêu chí này, tư tưởng của cụ Phan Bội Châu có thể xem là Chủ nghĩa dân tộc. Túng quẫn lý luận để biện minh, nhiều thư lại CSVN cũng muốn xem Ông Nguyễn Tất Thành là “người Cộng sản theo Chủ nghĩa dân tộc” của nhà yêu nước Phan Bội Châu chứ không vọng ngoại, không có tư duy độc lập hay bán mình cho chủ thuyết ngoại lai như nhiều nghi ngờ, chê trách.
Giải thích của ông Nguyễn Tất Thành khác định nghĩa triết học: "Chủ nghĩa cá nhân (individulisme) là thuật ngữ mô tả cách nhìn về đạo đức, về chính trị hoặc về xã hội theo đó nêu cao tính độc lập sáng tạo của cá nhân con người và đề cao nỗ lực bản thân cũng như tự do cá nhân và nhân quyền”.

Xã hội phương Tây truyền thống vốn từng bị ngự trị bởi hệ tư tưởng của Chủ nghĩa tổng thể (holisme) chủ nghĩa vũ trụ (universalism)..., và chủ nghĩa cá nhân ra đời đã khuynh đảo xã hội vì tính cụ thể hiệu quả của nó. Chủ thể cá nhân của con người được các triết gia như Descartes tôn lên một vị trí đối trọng với cái "toàn thể", "cái xã hội" hay “tổng thể” hay “vũ trụ “ mà trước đó, trong xã hội truyền thống, cá nhân luôn bị nhấn chìm. Con người có suy tưởng cá nhân hay có “cái tôi tư duy” mới nhận thức ra sự tồn tại và nhận diện được mình.

Các triết gia cho rằng "tính độc lập cá nhân" và "sự tự do cá nhân" là hai giá trị tối cao nhằm cung cấp một ý nghĩa tích cực cho bản chất của xã hội tương lai.
Benjamin Constant và Alexis de Tocqueville có cách nhìn mới mẻ về tự do (la liberté) dân chủ và hai chủ nghĩa tổng thể (Holisme) và Chủ nghĩa cá nhân (individualisme). Alexis de Tocqueville cho rằng vấn đề dân chủ, vấn đề tự do của cá nhân con người sẽ là một vấn đề sôi động nhất của các xã hội hiện đại. Benjamin Constant là nhà chính trị học, xã hội học người Pháp cùng thời với Alexis de Tocqueville. Benjamin Constant đấu tranh cho mong ước có một xã hội mà trong đó, cá nhân con người được tôn trọng quyền độc lập, tự do của mình, đồng thời phê phán gay gắt mô hình xã hội chuyên chế ông nói rằng: "Bốn mươi năm nay, tôi đã bảo vệ một chân lý là đòi quyền tự do ở tất cả mọi mặt cho con người: trong tôn giáo, trong triết học, trong văn học, trong chính trị, trong công nghiệp... Tôi quan niệm tự do là sự chiến thắng của cá tính cá nhân, là sự chiến thắng những đám đông cứ bắt thiểu số phải phục tùng đa số".

Chúng ta có một Quốc hội quyết định theo đa số, nhưng đại biểu quốc hội phải là nhóm người ưu tú để quyết định đa số đó có giá trị tiên tiến chứ không trao quyền hợp pháp cho ý tưởng của một tập thể mộng muội ! Phải có thêm một tổng thống có phẩm chất lãnh tụ ưu tú hay nhóm đại cử tri để có quyền bác bỏ những tư duy hay cách làm lạc hướng văn minh tiến bộ có hại cho đất nước. Một hợp nhất đẹp đẽ là đa số làm nên sức mạnh được dẫn dắt bởi thiểu số ưu việt. Vai trò cá nhân có tầm vóc lãnh tụ không nhỏ như trận bóng đá phải có một vài “ngôi sao làm bàn” và có cả đội dàn ra một thế trận hiệu quả. Chúng ta hôm nay không ai còn mơ hồ việc thiểu số ưu tú phải có vai trò dẫn dắt đa số tầm trung đến tầm thường chứ ? Nếu đa số mông muội bóp chết thiểu số ưu tú thì là làm tan rã nguyên khí quốc gia ! CSVN đang làm thế đấy !

Danh từ "Individualisme" xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1820 đến 1830) làm nên một chỉ dấu quan trọng nhất trong lịch sử phát triển nhân loại nói chung và sự phát triển của cá nhân con người nói riêng. Để chống lại những cách hiểu sai lệch của các nhà triết học, lý luận khác, chủ yếu là những quan điểm của các nhà triết học, lý luận theo khuynh hướng CNXH, Frédéric Bastiat đã phân tích rõ rằng, chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn khác tính ích kỷ, vì về bản chất, nó tạo ra mối liên hệ xã hội và kêu gọi sự hợp tác tự nguyện của cá nhân theo đuổi các lợi ích của mình một cách chính đáng. Frédéric Bastiat phê phán cách hiểu chủ nghĩa cá nhân là một thói ích kỷ, xấu xa, là lối sống kiểu "nhà nào biết nhà nấy", không biết lo cho "nhà khác", cho xã hội.

Ngày nay chúng ta đã thấy Frédéric Bastiat đúng khi cái chung và cái riêng không loại trừ nhau, mà dung hợp với nhau để tạo ra sức mạnh cho nhau .
Chủ nghĩa cá nhân hiểu theo nghĩa một hệ thống chủ nghĩa triết học như trên không xấu và thuộc vềnhóm cá nhân xuất sắc vượt trội có khả năng sáng tạo chỉnh sửa thế giới chứ không phải bị thế giới xã hội tập thể mang tính bầy đàn ràng buộc. Không có nỗ lực cá nhân và tự do cá nhân sẽ không có sáng tạo.

Xã hội đa dạng với con người có năng lực khác nhau phải có đủ hai hệ thống giá trị cho cá nhân và phần còn lại gọi là tập thể, xã hội hay cái chung... Phải có giới hạn điều tiết hợp lý cho hai loại hình này đều phát triển chứ không chồng lấn hay đối nghịch huỷ hoại nhau. Hiểu theo cách ông Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thì phải triệt hạ chủ nghĩa cá nhân là quá nguy hiểm, tât yếu sẽ có sai lầm. Người thực tài mới dám có mục đích và khát vọng cá nhân. Do tự tin tiếp cận chân lý nhân sinh nên kháng cự lại can thiệp từ thể chế chánh trị đối với ý kiến và lựa chọn cá nhân khiến cho dưới chế độ độc tài phong kiến, CS cũng như không CS hình thành một nhãn quan chánh trị bất lợi cho thân phận của trí thức. Lịch sử đã ghi lại những chứng tích bi thảm như chuyện đốt sách chôn học trò, cách mạng văn hoá Trung quốc hay nhân văn giai phẩm ở VN....

Nhà bác học Albert Einstein viết cho đất nước Israel của ông như sau: “Tôi đánh giá cao hoạt động nhà nước của chúng ta về mặt phúc lợi rộng rãi cho cá nhân trong trường hợp đau ốm hay khó khăn. Cái mà tôi cho là có giá trị đích thực trong hoạt động của con người không phải là nhà nước, mà là cá thể sáng tạo và cá thể cảm nhận, là cá nhân: Chỉ cá nhân mới vượt lên, tạo dựng được những giá trị chân chính và cao cả, trong khi bầy đàn, xét như bầy đàn, cứ mãi vẫn là trì độn trong tư duy và trì độn trong cảm xúc”.

Nhà bác học Albert Einstein cũng cho rằng bầu cử mà còn dùng áp lực lớn quá của tập thể Đảng cũng không phải là tích cực và: “Bầu cử Tổng thống trực tiếp kiểu Mỹ hay hơn, bởi ứng cử viên Tổng thống cần chứng minh được nhân cách và bản lĩnh cá nhân của mình trước cử tri.”

Ông căm ghét chiến tranh, coi hệ thống quân đội như “quái thai kinh tởm nhất của bản tính bầy đàn”. Trong ý niệm về văn minh nhân loại Ông còn cho quân đội các nước là vết nhục và muốn: “Vết nhục này của nền văn minh cần bị loại bỏ càng sớm càng tốt. Chủ nghĩa anh hùng phục tùng mệnh lệnh, bạo lực mù quáng, trò hề ái quốc tởm lợm, tôi căm ghét chúng làm sao”.

Trong thế giới đang chuyển mình từng phút, song song với phát minh khoa học thực nghiệm và của kỹ thuật hiện đại, sẽ có sự tan vỡ các hệ thống tư tưởng từng có tham vọng trở thành 'kim chỉ nam' giá trị bao trùm sinh hoạt của loài người. Người VN vừa thoát ra chiến tranh đang ngơ ngác lập quốc. Với những tổn thất vô cùng lớn của quá khứ lầm lạc, phải biết không đeo bám lầm lạc như đeo bám hủ tục giống như các Tù trưởng. Tù trưởng theo dấu cuộc sống hoang dã của núi rừng, không sáng tạo, chăm chăm giữ gìn hủ tục trong khung một xã hội theo kiểu “tập thể và bầy đàn”... Lẽ nào VN là thế đó kiên trì chủ nghĩa Mac-Lê Mao, lẽ nào cứ hoang tưởng “Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!” để VN là ngôi đển thờ tự quá khứ và dần trở thành phế tích theo thời gian ?

Việc tạo ra định nghĩa khác cách hiểu khác như Ông Nguyễn Tất Thành thường làm là gieo rắc ngộ nhận khiến chính đảng viên không hội nhập vào kiến thức lý luận chánh trị xã hội một cách suôn sẻ, không nắm bắt được tầm cao tư duy theo hệ thống hàn lâm. Qua đấy có lý do khi cho rằng chủ nghĩa Mác không sai mà sai là do người CS kém trí nên hiểu sai làm sai ! Nó còn khiến người Việt nói tiếng Việt nhưng thật ra không hiểu nhau nổi. Người ngoại quốc có kiến thức triết học hệ thống càng khó hiểu hay rơi vào ngộ nhận.

Trần Thị Hồng Sương
(4.2.2007)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn