BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72626)
(Xem: 62053)
(Xem: 39149)
(Xem: 31015)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chính khách Việt Nam chuyên hay không chuyên ? Thế nào là chuyên nghiệp ?

02 Tháng Hai 200712:00 SA(Xem: 820)
Chính khách Việt Nam chuyên hay không chuyên ? Thế nào là chuyên nghiệp ?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Nhà thơ trong ca dao tự trào: “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm!”, tự thấy nhà nho như mình vô tích sự, nhưng không phải vậy! Tâm lý nhà thơ tài ba như Tú Xương chẳng hạn, thường giống các nhà bác học luôn nói rằng điều mình biết chỉ là giọt nước, điều không biết là cả đại dương ! Các vị như Nguyễn Du, Tú Xương là nhà thơ chuyên nghiệp ! Nhờ tính chuyên nghiệp đó mà VN xưa có nền văn học thơ ca rất hay cũng như xây dựng được tâm thức xã hội nhân bản. Chỉ hiềm một nỗi: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo!” Và gia cảnh nghèo mà nằm làm thơ bán không ra tiền, thì không giải quyết được cuộc sống một cách hiệu quả !

VN trong cảnh bần hàn của kinh tế nông nghiệp, trong nô lệ đô hộ vơ vét ngu dân của ngoại bang, và CSVN chối bỏ trí thức đã không quan tâm việc học nên hầu như chưa có được hệ thống đại học đúng nghĩa để đào tạo ra loại người đỉnh cao đó.

Đại học Sàigòn chỉ mới bắt đầu chuẩn hoá khoảng năm 1968, khi một loạt các Thầy Cô về từ Mỹ để nâng cấp đại học VN. Tôi may mắn nằm giữa dòng chuyển đổi khó khăn nhưng thích thú kiểu được du học tại chỗ đó. Tôi phải học lại một năm để chỉnh đốn chuẩn hoá mình theo quốc tế vì thi rớt giữa khi đã có đủ Thầy Cô để thực hiện quyết định tăng khối lượng chất lượng, cập nhật lại kiến thức khoa học và cách dạy cách học. Phải học đến đỗi tôi chỉ còn lại ao ước duy nhất là mong học thi tốt nghiệp xong để được ngủ hai tuần liền !

CSVN hoàn toàn không chuyên. Sau 30.4.1975 có quá nhiều đợt cải cách giáo dục. Mỗi lần như thế là tốn hàng ngàn tỉ đồng nướng vào các thể nghiệm của những người không biết việc. Đem hàng ngàn tỉ in sách giáo khoa hằng năm vô cùng hoang phí thay vì xây thêm trường học cho trẻ con. CSVN từ sự bê tha con người, hạ cấp khoa học của loại cán bộ không chuyên làm cải cách này khiến con người có chút lương tri đều phải “ê chề-ngao ngán”. Người bị cai trị đều đã “nổi điên-nổi khùng”, con nít đi học thì “nổi bướng-nổi lì” kháng cự không thèm làm bài thi ! Thật quả là nhà nước quá coi rẻ dân chúng, đem đất nước ra làm “trò tiếu lâm tâm thần” chơi ! Chỉ bày thêm chuyện rối ren thế đấy mà cũng nói là “cải cách” với “cách mạng”! Đó là hình ảnh cách mạng không chuyên diễn ra từ cuộc chiến tranh vào Nam do không độc lập nắm được xu hướng thế giới, đến nền giáo dục lụn bại.

Việc đề nghị Đông Du Tây Du là kế sách đúng của các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu để có tầm cao về kinh tế chánh trị và hướng về thế giới rộng hơn nước Tàu. Khi ít học mà lại thông minh linh hoạt trải qua một lịch sử nhiều đời bị o ép khiến dân Việt có kiểu làm thơ tự phát của nông dân hay giới bình dân VN hình thành ca dao lời mộc mạc nhưng có sức làm say mê:
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng... đổ đi ?

Thanh niên vùng quê cũng làm thơ tỏ tình nhẹ nhàng thật dễ thương dễ cảm:
Hỡi em đi sau chèo mau anh đợi,
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm !

Những nhà nho khoa bảng VN thất bại là do tham chánh trong thời ly loạn. Chốn quan trường thời xâm lược đô hộ ngoan cố như Pháp, làm nên số phận bi thảm của nhà nho Phan Thanh Giản. Lúc đất nước cần võ tướng đảm lược cầm quân!

Nguyễn Du có những vần thơ bất tử, diễn đạt ngắn, chuyên chở đủ đầy hình ảnh cả một xã hội, và bao hàm một ý thức đạo đức nền tảng ngàn đời của chân lý. Đọc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong góc nhìn triết lý, càng thấy sự tuyệt diệu của văn hoá Việt Nam. Tổng thống Bill Clinton trong các bài diễn văn đọc khi thăm VN cũng trích ý rất hàn lâm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Câu nói triết lý của Nguyễn Trãi làm Tổng thống Bill Clinton ngưỡng mộ: “Sau bao năm chiến tranh chỉ còn lại sự sống!”. Sự sống còn lại đó phải chật vật trong cuộc chiến cả nội tại lẫn ngoại thân để...hồi sinh !

Tiếc nào hơn, khi nền văn hoá Việt bị đứt đoạn trong 60 năm chiến tranh và lối rẽ vào con đường bi thảm “bạo lực cách mạng” của chủ thuyết Mac-Lê. Nước Tàu, nước Pháp, Ông Nguyễn tất Thành, Lê Duẩn, Trường Chinh... chắc chưa bao giờ suy tưởng về kết cục của chiến tranh, chưa từng biết hay không hiểu nổi triết lý “không thấp” của học giả VN như Ông Bill Clinton chăng ?

Chánh khách VN trong nước cần học tập theo một câu Thơ Nguyễn Du:
Nghĩ mình phương diện Quốc gia,
Quan trên trông xuống, người ta ngó vào !

VN nay cần phải thêm hai câu:
Trần Minh khố chuối gian lao,
Học tường biết tận, mới vào cửa quan !

Đọc báo tuần này thấy nhiều bài khen Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, một trong các lời khen là: Ông hành xử theo tính cách một chánh trị gia chuyên nghiệp. Nhưng tôi biết rõ ông không thể chuyên nghiệp! Tôi chưa thấy Ông là một chánh khách chuyên nghiệp chỉ vì có thể phát biểu không cần đọc bài viết sẵn một cách vấp váp, mà vì ông chưa tổ chức ra được một bộ máy chuyên nghiệp và kế hoạch chi tiết chủ động cho từng ngành.

Thật ra, Ông Khải có lúng túng nhưng còn biết khép mình trong kỷ cương nên dù bị dân Việt chê nhưng đối tác Mỹ thông cảm giúp đỡ. Trái lại trong ngoại giao mà phóng túng vừa không có tầm vóc chuyên nghiệp vừa ăn nói năng lung tung như ông Tổng thống Iran còn dễ sợ hơn, vì có khả năng dẫn đến chiến tranh Mỹ-Iran nếu Mỹ cho đó là thách thức chủ ý chứ không phải là tính rất không chuyên nghiệp. Tổng thống “tù trưởng” thần quyền Mahmud Ahmadinejah đã đặt câu hỏi quá nhiều định kiến và lối suy nghĩ không logic: "Từ lúc nào, khoa học và kỹ thuật đã bị lịch sử coi là tội ác? Liệu những thành công khoa học trong lãnh vực quân sự có thể đem ra để cấm đoán tất cả các cuộc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật khác hay không?”(trích theo RFA) Phát biểu cách này theo tác phong “chơi trội” của giới giang hồ mà sở hữu bom nguyên tử thì rõ là đáng sợ. Có nhiều khả năng Nga Tàu lại phá Mỹ, qua mua bán công nghệ hạt nhân cho Iran.

Thủ tướng cần chuyên nghiệp và còn cần chuyên nghiệp có hệ thống chứ không đơn độc. Một nhà bác học nghiên cứu một vấn đề do tự mình đề ra có thể làm việc đơn độc, lãnh giải Nobel một mình, nhưng Thủ tướng phải có nội các chuyên nghiệp để đề ra kế hoạch khả thi chi tiết và thực hiện thành công cho nhà nước luôn rất đa dạng về nhu cầu. Thư lại VN đừng làm hư Thủ tướng của mấy ông đấy nhe ! Ông Dũng có thể may mắn khi chánh sách kinh tế thị trường thành công tác dụng phần nào đổi mới chánh trị xã hội ở VN.

Ngoài các thư lại hành chánh cầm giỏ “rắc hoa” từng bước chân của Thủ tướng, Ông Dũng còn thiếu cả một dàn trí thức hàn lâm đại học. Các học giả độc lập này sở hữu tư duy đương đại một cách có hệ thống để gợi ý trước và góp phần xây dựng các chủ trương. Quan tâm ý kiến dân chúng để hiểu khía cạnh hiệu quả của cai trị, nhưng dân chúng không làm ra chính sách. Xin dừng cái gì thất bại cũng xoay ra dựa vào dân mà thật sự là giao cho dân “hốt rác”, như chuyện chống tiêu cực chẳng hạn!

Ông Dũng còn thiếu một xã hội dân sự gồm các hội đoàn chuyên môn dân sự như quốc tế để phân tích phản biện bước tiến cho công việc làm kế hoạch chánh sách một cách chính xác logic chứ không phải chỉ dựa vào “góp ý cảm tính” của vài cá nhân thân thiện.

Tôi không nghĩ ông Dũng là chuyên nghiệp nhưng có vẻ ông biết cần chuyên nghiệp khi thuê chuyên gia nước ngoài. Tất nhiên thuê chuyên gia chỉ là tình thế “chống gậy” khá hơn nhảy lò cò nhưng cũng rất khập khễnh. Chuyên nghiệp như đỉnh núi cao để phóng tầm mắt nhìn bốn phương tám hướng, không chuyên phải làm viên đá lót đường. Tổng thống và nội các canh giữ đất nước phải chiếm đỉnh cao, không chuyên chỉ làm được cỡ tù trưởng. Tù trưởng gìn giữ nếp sống dù lạc hậu, tàn ác và triệt hạ bất cứ ai làm khác. CSVN đang có một dàn công chức người cao thì làm tù trưởng, cấp nhỏ làm tay sai như Thiên lôi vô cảm.

Học thành “chuyên” không dễ, nên rất ít người có thể theo học 20 năm để học ở trường Đại học và tự học suốt đời để có thể chiếm đỉnh cao trí tuệ làm lãnh tụ sáng tạo trong mọi lãnh vực chứ không riêng gì chánh trị. Không là nhà chánh trị chuyên nghiệp, không phải là dốt nát mà là không học chuyện mình đang phải làm. Sáng tạo còn khó hơn như nhà bác học Albert Einstein nói: “Sự sáng tạo không phải là sản phẩm của suy luận lô-gic, dù rằng sản phẩm cuối cùng gắn liền với một cấu trúc lô-gic." Người ta cho chuyện ông Dũng có vài năm làm Công an, vài bữa làm ngân hàng, vài hôm làm kế hoạch là chuyên nghiệp, có đào tạo, là rất không đúng. Chuyện biết mỗi thứ một chút và chỉ đạo lung tung như kiểu đảng CSVN chỉ đạo làm cho người chuyên nhiệp như nhà văn, nhà báo, họa sĩ... rất buồn cười, rồi chua xót nản lòng !

Khi được đề cử làm Tổng thống Israel nhà bác học Albert Einstein từ chối với lý do là ngây thơ về Chính trị, nhưng thật ra, đối với ông: "Phương trình quan trọng hơn đối với tôi, vì chính trị là cho hiện tại, còn phương trình là cho vĩnh cửu". Không có nhiều người thực tài thích làm thủ tướng như nhà các bác học không ai giành làm đâu. E rằng chức thủ tướng bị giành là do có “ăn” chứ không phải giành “làm” .

Một vấn đề đánh giá chọn lựa con người nữa là khái niệm về IQ. Thiên tài sinh ra thế nào còn là điều bí ẩn. Những cố gắng “sản xuất thiên tài” qua lưu giữ tinh trùng đã cho thấy yếu tố thiên tài không nằm trong tinh trùng, đã làm cho cách thụ thai trong chủ đích phối giống thất bại. Các nhà bác học quay sang nhân bản. Việc lưu giữ yếu tố di truyền ưu việt để thành bác học hay bảo tồn kiến thức trong bộ óc một nhà bác học để tiếp nối sáng tạo thay vì bắt đầu học lại đang là mơ ước.

Khi khoa học chưa thành công thì hiện nay IQ là yếu tố trong con người được đánh giá cao, được tranh giành. Tất cả khái niệm giá trị của CS và phong kiến qua giai cấp hay lý lịch đều phá sản. Phải chọn lựa đào tạo ra người tài ba cho đất nước qua chỉ số IQ. Người mang IQ cao sinh ra đâu đó trên thế giới phải quy tập đào tạo. Ông Dũng không phải là người được chọn lựa theo cách này !

Trong tình cảnh tan tác của VN, quy tụ nguyên khí quốc gia và loại trừ ám khí tham nhũng là công việc hàng đầu. Tôi mong ông Nguyễn Tấn Dũng chú tâm làm. Lãnh đạo là thuật dùng người, nhưng VN chưa có người đâu mà dùng. Bản thân Ông Dũng cũng chưa đạt, nên phải lấy đào tạo làm bước tiến chuyển tiếp trong nhiệm kỳ đầu của thủ tướng .

Một Việt Kiều góp ý với tôi: VN nuôi tôm thì không có con tôm nước nào tranh nổi, nhưng đá bóng sẽ rất phập phù vì thể lực không mạnh bằng dân da màu, nước Anh phân ra giải Châu Âu, vì e còn thua Nam Mỹ; cho nên VN đừng nên theo đòi, chỉ nên đá “phong trào” với thanh niên các nước cho vui thôi. Nếu vậy thì Thụy sĩ đâu phải là cường quốc bóng đá! Cứ làm chuyện mình thích chứ! Nhưng phải biết phân tích, lập kế hoạch, biết rút kinh nghiệm… Không có khả năng phân tích khách quan chuyện gì mình có lợi thế nhất thì sao có thể là chuyên nghiệp ?

Trần Thị Hồng Sương
(2.2.2007)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn