BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73320)
(Xem: 62233)
(Xem: 39421)
(Xem: 31168)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngộ nhận về Chủ nghĩa Xã hội

05 Tháng Mười Hai 200612:00 SA(Xem: 950)
Ngộ nhận về Chủ nghĩa Xã hội
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Chủ nghĩa Xã hội Miền Bắc theo định nghĩa nào, trong ba hình thái xã hội chủ nghĩa đang nói trong sách vở của Việt Nam ? chủ nghĩa xã hội nguyên thủy, chủ nghĩa xã hội khoa học (tức Mac-Lê) và chủ nghĩa xã hội không tưởng ?

1- Chủ nghĩa xã hội nguyên thủy (cộng sản nguyên thủy) là giai đọan đầu của Chủ nghĩa Cộng Sản, nền kinh tế sở hữu công cộng, không có tư hữu. Về xã hội dùng nguyên vẹn chủ thuyết Cộng sản: đấu tranh giai cấp, bạo lực cách mạng, cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài sản !

2- Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mac Lê đồng nghĩa với chủ nghĩa Cộng Sản khoa học vẫn dưạ trên nền tảng bạo lực cách mạng và kinh tế bao cấp chỉ huy .

3- Chủ nghĩa Xã hội không tưởng: Đây là nền Dân Chủ Xã Hội Owen mà tôi được biết đến ở Miền Nam . Đó là kinh tế tư bản kèm phúc lợi XHCN, do Saint Simon (Pháp 1760-1825 ) và Owen (Anh 1771-1858). XHCN này cũng tố cáo các hình thức bộc lột và đòi một xã hội công bằng, không có nghèo khổ, không có chiến tranh. Dùng biện pháp tuyên truyền cổ động thực hiện mà không dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh.

Chính Robert Owen là người hành động chứ không chỉ lý thuyết. Ông đưa ý tưởng tốt đẹp và tâm huyết này vào thực hiện một mô hình kinh tế xã hội ở cụm dân cư 800-1200 người, thực hiện mô hình nền kinh tế tư bản kèm phúc lợi theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa. The industrial community at New Lanark ở Scottland là mô hình gồm nhà máy kéo sợi bông vải và nông trường trồng bông vải nguyên liệu. Nhà ở của dân làng riêng nhưng sử dụng chung những phương tiện vượt quá khả năng mua sắm cá nhân như phòng khách, thư viện, nhà bếp ... Cộng đồng cư dân này có nhà trẻ mẫu giáo đầu tiên, phúc lợi xã hội đầy đủ. Robert Owen xem học vấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật là biện pháp tăng nhanh sự giàu có.

Có thể xem nó là mô hình phát triển nông thôn kiểu mẫu, một mô hình nông trường kèm cơ sở chế biến quy mô, một hình thức kinh tế nông thôn hiện đại. Tôi đã thấy năm 1990 mô hình như thế ở các trang trại trồng táo bạt ngàn vài trăm hecta ở Rochester- New York (Mỹ), nhưng khác New Lanark, trang trại Mỹ là sở hữu cá nhân.

Hầu hết trí thức miền Nam có tấm lòng đều muốn thực hiện cuộc sống tốt hơn như Owen cho nông dân nghèo khó ở vùng quê nhà yêu dấu hay vùng sâu vùng xa đô thị. Nó giúp giải quyết được nền kinh tế nông nghiệp và phúc lợi xã hội nông thôn. Cộng đồng làm ra và quyết định con đường phát triển.

Do ngộ nhận về chủ nghĩa xã hội Mac-Lê của Miền Bắc Việt Nam là kiểu XHCN Owen, không có gì cần chống lại. Nhưng CSVN với sáng tạo HCM-Lê Duẩn ở miền Bắc, học theo Mao Trạch Đông ở Trung Quốc hay Lênin của Liên Xô hoàn toàn khác: đàn áp, hủy diệt, xáo trộn đẫm máu.

Tuy vậy qua khảo sát mô hình của Robert Owen, đã bộc lộ sự việc mô hình này chỉ phù hợp cho một lãnh vực kinh tế nông nghiệp làng quê, không thể áp dụng cho nền kinh tế kỹ thuật cao của đô thị, kiểu giao lưu trao đổi cạnh tranh tòan cầu như WTO mà VN đang cố theo đuổi.

Ngày nay trong “thế giới phẳng“, giao thương, giao lưu qua Internet, tự động hóa cao, kỷ thuật tiên tiến thì mô hình XHCN của Owen chỉ còn áp dụng được cho nhóm dân thiểu số còn sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, không có ý nguyện hòa nhập! Thời đó Owen cũng không thành công khi sang Mỹ làm mô hình này trong môi trường kinh tế tòan cầu, kỷ thuật cao và trên nền những công dân đã giàu có.

Tư bản hiện đại, phúc lợi điều hòa hợp lý và thành tựu khoa học đã thay đổi cục diện thế giới, tất yếu phải dứt bỏ cái “đuôi ếch” CNXH khi đã có Tư bản hiện đại và sự suy tàn tất yếu của New Lanark.

Nền kinh tế tư bản hiện đại, kĩ thuật cao không thể phát triển theo cách cụm dân cư đó. Nói đến công nghệ cao phải nói đến thiểu số ưu tú và cuộc chiến chỉ số thông minh IQ. Cả thế giới cũng chỉ có một Bill Gates chứ không có hai. Silicone Valley của Bill Gates là tụ hội của những người ưu tú khắp thế giới .

Pháp, Anh, Nhật bản, Các nước Đông Âu và cả ở Mỹ chứng minh là tư tưởng chủ nghĩa xã hội này của Owen đã giúp chủ nghĩa tư bản từng dựa trên khai thác sức lao động của người nghèo, của nô lệ da đen và chiến tranh dành thuộc địa, biến đổi tích cực để trở thành tư bản hiện đại với việc xây dựng thang giá trị kèm theo phúc lợi cho từng người dân .

The industrial community at New Lanark ở Scottland nay là di sản thế giới được Unesco công nhận. Du khách có thể tham quan để thấy lại CNXH đầy lý tưởng của Owen 200 năm trước. Tư duy và kinh nghiệm của Owen đóng góp cho Tư bản bóc lột biến hình thành Tư bản hiện đại kiểu mẫu thành công.

Nền chánh trị dân chủ, đa nguyên đa đảng, cùng với xã hội dân sự luôn tích cực tìm tòi cái mới cho xã hội qua đấu tranh nghị trường. Chánh sách xã hội đảm bảo đầy đủ phúc lợi căn bản cho người nghèo nhất đã giúp có một nền chánh trị an ninh ổn định và tiến bộ vì đạt được sự hài lòng của quần chúng. Khoảng cách giàu nghèo tuy được điều tiết qua thuế thu nhập cao nhưng không cào bằng vì tài năng cao thấp, kế hoạch của gia đình xuất thân chu đáo hay tự phát, tất phải sinh ra khoãng cách giàu nghèo. Chủ nghĩa này phù hợp cho một xã hội khoa học công nghệ hiện đại của những công nhân cổ cồn trắng, giàu có và trí tuệ! Có thể nhận thấy số người ưu tú dần thành đa số !

Đảng CS đưa ra một danh từ “ Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” và không giải thích gì thêm ! So sánh với tư bản hiện đại ưu điểm hay có gì phù hợp hơn cũng không nói gì...!

Việc cho XHCN Owen là không tưởng dựa trên cơ sở Mao Trạch Đông–Lê Nin và người học trò thuần thành HCM tin vào bạo lực cách mạng. Di sản của khác biệt của tiến trình cải tổ Owen đã để lại cho nhân loại một nên Tư bản hiện đại tốt đẹp . Còn di sản CSCN dùng bạo lực cách mạng để lại cho nhân loại các những cuộc xáo trộn kiểu nồi da xáo thịt, diệt chủng, cùng chiến tranh triền miên ở Trung Quốc Liên Xô,Việt Nam, Campuchia.

Tôi thật sự đau lòng vì những ngộ nhận tai hại này của HCM – Lê Duẩn! Cải Cách Ruộng Đất, Nhân văn-Giai phẩm, nội chiến đã đóng góp cho chuyển đổi xã hội thành CS kiểu bạo lực cách mạng 3,8 triệu cái chết của người Việt.

Sau 30 năm giờ cũng không biết đảng CSVN đang chọn con đường phát triển nào cho đất nước? Theo tôi Việt Nam đang trong một cơ chế mở tự phát, CSVN đang mất định hướng, mong tìm trong sự tự phát mô hình tích cực rồi nhân rộng chăng ?

Sau thất bại trong việc Đảng không có chuyên viên mà dám quyết định cải tổ công nghệ mía đường. Nhập các nhà máy công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, xây xong đã phải đóng cửa phá sản vì chất lượng kém, năng xuất thấp, giá thành cao. Đảng CSVN không nắm kiến thức khoa học hay đằng sau việc ném tiền dân qua cửa sổ này chính là ve vuốt sự ủng hộ chánh trị của Trung quốc để tiếp tục cai trị ?

Là đảng viên CS có lương tâm thấy gì qua kết quả thực tế ngày càng nhiều dân chúng để tự cứu mình và gia đình phải lao vào việc tha hương mọi cách, làm công nhân lao động hạng chót đầy nguy cơ, nam làm thủy thủ tàu đánh cá, phụ nữ thì “lao động đơn giản, giúp việc nhà, vợ mua”... giữa một nội bộ đồng chí đảng viên như PMU 18 cá độ, tương lai dân tộc hàng triệu đôla ...và mối bận tâm của đa số là làm sao che giấu được số tài sản khổng lồ khỏi bị phát hiện ! Bệ rạc phạm pháp của Đảng viên cấp cao là nguyên nhân VN rơi vào danh sách các nước tham nhũng và chậm phát triển, mất dân chủ...

Trần Thị Hồng Sương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn