Chuyến đi nào cũng phải có điểm đến, dù là đi du lịch, đi chơi nhàn hạ không nhất thiết phải đến một nơi nào cả. Dù chưa đi, chỉ mới gọi điện thoại, hay vào trang mạng của một hãng máy bay, hãng du lịch để mua vé, cũng đã có nhu cầu nói cho người bên kia đầu giây biết địa danh mình muốn đến.
Biết điểm mình muốn đến là nhu cầu đương nhiên đến không cần biện minh nữa, đương nhiên và đúng đối với mọi người hay mọi gia đình. Cái đương nhiên đó trở thành nhu cầu sinh tử cho mọi dân tộc mọi quốc gia; người lãnh đạo quốc gia phải biết mình muốn đưa quốc gia đến đâu.
Nếu có ai hỏi ông Hồ Cẩm Đào hay ông Barack Obama về điểm đến của họ, thì ông Hồ sẽ nói ngay, không cần một giây ngắn do dự, là điểm đến trong 2 năm nữa của Trung Cộng là đóng xong một chiếc hàng không mẫu hạm, xa hơn vài năm nữa là có một số mẫu hạm nhiều hơn 11 chiếc, số mà Hoa Kỳ đang có. Một viễn ảnh mơ ước nữa, mà nhiệm kỳ chấp chánh của ông không đủ dài để thực hiện là Trung Cộng có một hải lực khống chế được 7 hạm đội Mỹ đang cản trở tham vọng làm bá chủ Á Châu của Trung Cộng.
Ông Obama muốn đạt đến những điểm nào? Ngay lúc này ông đang tìm thị trường trong và ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ để kỹ nghệ sống lại, công nhân có công ăn việc làm; hai năm nữa ông muốn tái đắc cử, ý muốn đó khiến ông nỗ lực làm việc ngay từ ngày đầu tiên tuyên thệ nhậm chức. Một điểm đến khác của Obama là chấm dứt chiến tranh A Phú Hãn, chế ngự Bắc Hàn và Trung Cộng.
Bà Michelle Obama cũng nỗ lực giúp chồng đạt đến điểm tái đắc cử, nỗ lực của bà là kế hoạch giải quyết bệnh mập cho trẻ em Mỹ.
Ông Hồ Cẩm Đào biết điểm đến của đảng cộng sản Trung Quốc, ông Obama biết điểm đến của đảng Dân Chủ, nhưng ông Nông Đức Mạnh không biết đảng Việt Cộng muốn đưa dân tộc Việt Nam đến chỗ nào.
Ông Mạnh nói về điểm đến của Việt Cộng, “Lịch sử không ngừng tiến về phía trước. Cách mạng XHCN là khám phá lớn, sáng tạo lớn, cũng là hiện thực lớn của lịch sử. Tuy nhiên, do bản chất và ý nghĩa sâu xa của nó và cũng như nhiều cuộc cách mạng khác, cách mạng XHCN không thể tiến lên một cách dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều thử thách, có những lúc phải trải qua bước quanh của lịch sử”.
Ông tổng bí thư của đảng Việt Cộng nói điểm đến của đảng ông là XHCN (xã hội chủ nghĩa); ông nói rõ về lộ trình, “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đưa ra nhận xét về CNXH và chủ nghĩa Mác-Lênin trong dự thảo cương lĩnh của đảng như sau: “Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?
Có nhiều người bảo rằng, thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông, đấy không phải CNXH!
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không có xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi.
Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh’ mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!”
Ông Phương phát biểu như vậy trong cuộc hội thảo tháng Mười 2010, do hội Khoa Học Kinh Tế tổ chức với mục đích góp ý cho Văn kiện Đại hội XI. Hội thảo này có sự tham dự của rất nhiều trí thức, các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, cùng các nhà khoa học và các cán bộ nghiên cứu từ Văn phòng Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng.
Ông Phương còn nói, “Ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”!
Trước mỗi lần đại hội Việt Cộng thường để những cán bộ bất mãn, những ký giả tâm huyết phát biểu; 5 năm trước ông Phương cũng đã nói những điều ông nói lần này.
“Cho nên tôi đề nghị là nếu ông muốn trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi, nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí.Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa cho tôi: cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm?
Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó, thậm chí kém hơn nó.
Ngay đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là, định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản như vậy mà họ không làm nổi”.
Lần trước không trả lời được, lần này ông Nông Đức Mạnh lên tiếng giải thích, “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhân Dân cũng không biết cái “định hướng XHCN” là cái gì.
Bà nói, “Trong cương lĩnh, viết thì rất hay, nhưng đưa ra rất nhiều khái niệm mà tôi chẳng hiểu được, như khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN’.
Riêng ngân hàng, không biết ‘kinh tế thị trường có định hướng XHCN’ trong hoạt động ngân hàng, là cái gì?
Ngoài ra lại còn phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’. Không biết công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN khác với công nghiệp tư bản à? Đã không khác thì tại sao phải có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’?
Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Đúng là ngày xưa học về Mác – Lênin có câu ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’. Thế nhưng, tôi thì tôi nghĩ, dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi; dân chủ là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đấy là dân chủ. Xã hội nào cũng thế, sao lại còn cái dân chủ XHCN nữa.
Cho nên, từ công nghiệp hiện đại, cũng theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN, thì tôi không hiểu nó là cái gì cả”.
Chỉ hai tuần nữa, đầu năm tới, đảng Việt Cộng họp đại hội lần thứ 11, mỗi lần đại hội là một lần thay đổi 4 nhân vật lãnh đạo, 10 lần thay đổi rồi, nhưng sinh hoạt chính trị vẫn bất biến.
Nguyên nhân nào khiến Việt Cộng không xác định được điểm họ muốn đến? Có thể vì tài nguyên nhân lực cung cấp 4 nhân vật lãnh đạo này chỉ là 15 thành viên của bộ Chính Trị.
Bộ Chính Trị thứ 9 gồm quý ông Nông Đức Mạnh (tổng bí thư), Trần Đức Lương (Chủ tịch nhà nước), Phan Văn Khải (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Minh Hương (từ trần năm 2004), Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Phạm Văn Trà, Nguyễn Văn An (chủ tịch quốc hội), Trương Quang Được, Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm.
Giàn 4 nhân vật lãnh đạo hiện tại là các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, và Nguyễn Phú Trọng, rút từ danh sách 15 thành viên của bộ chính trị thứ 10, gồm Nông Đức Mạnh (vẫn là tổng bí thư đảng), Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (chủ tịch nước), Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng (chủ tịch quốc hội), Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vĩnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa (mới được tuyển năm 2009).
Sau đại hội XI chúng sẽ công bố giàn lãnh tụ mới mà không mới, vì ngay giờ này dư luận đã bắt đầu bàn tán, dự đoán xem ai sẽ giữ chức vụ gì.
Tờ báo Nhật Asahi Shinbum số phát hành ngày 12/16/2010 tiên đoán ông Nguyễn Phú Trọng, hiện đang làm chủ tịch quốc hội sẽ nhận chức mới là tổng bí thư đảng Việt Cộng, ông Nguyễn Tấn Dũng, không mất ghế vẫn làm thủ tướng, ông Trương Tấn Sang, đang là thường trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị, sẽ lên làm chủ tịch nước, ông Phạm Quang Nghị, đang làm bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ làm chủ tịch Quốc Hội.
Giáo Sư Carl Thayer, thuộc viện Đại Học New South Wales, Úc Châu, cũng đoán: Nguyễn Tấn Dũng vẫn là thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư, Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước. Hai nguồn dự đoán đến từ hai quốc gia xa nhau, nhưng vẫn giống nhau, nên nhiều người nghĩ là đoán đúng.
Chính ông Thayer cũng nhận định là việc dự đoán này không khó khăn gì lắm, vì nguồn tài nguyên cung cấp thành phần lãnh đạo của Hà Nội chỉ bó nhỏ vào một cái club 15 thành viên của bộ Chính Trị, con số này vừa được tăng thành 17 người; 17 nhân vật này ai cũng trên dưới 60, và họ là những người duy nhất có đủ tư cách làm 4 chức vụ tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội.
Mỗi kỳ đại hội đảng, khoảng vài ngàn đảng viên đại diện các địa phương đổ về Hà Nội để bầu chọn 4 nhà lãnh đạo mới. Nói theo ngôn từ dân chủ thì 3,000 cử tri Việt Cộng bầu chọn 17 ứng cử viên Việt Cộng vào 4 chức vụ để lãnh đạo 90 triệu người Việt Nam.
Hình thức này không giống cách truyền ngôi vua của Anh và Nhật; khác ở chỗ không cần là con vua mà chỉ cần là một trong 15 ông bình vôi ngồi trong bộ chính trị là đủ có hy vọng làm vua.
Tuy giới hạn trên cả 2 bình diện ứng cử viên và cử tri, nhưng cách tuyển cán bộ lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo đảng của Việt Cộng cũng dân chủ hơn Bắc Hàn; hơn ở chỗ 4 người này ít nhất cũng được vài ngàn đảng viên Việt Cộng bầu ra, chứ cậu thế tử Kim Jung-un chỉ được có một mình ông bố Kim Jung-il chấm.
Việt Cộng còn hơn Hàn Cộng một điểm nữa là chúng không chọn một chú thế tử sữa như Kim Jung-un, mà chọn những ông cụ có nhiều thành tích công bộc với đảng, qua hai tiêu chuẩn thâm niên, một là chưa ngồi trong bộ chính trị đủ 5 năm là chưa đủ tiêu chuẩn, và hai là muốn được chọn vào ngồi trong bộ chính trị, một đảng viên Việt Cộng phải có 5 năm thâm niên làm ủy viên ban chấp hành trung ương.
Và dĩ nhiên muốn làm ủy viên ban chấp hành trung ương lại phải có 5, 7 năm là đảng viên, chưa kể thâm niên đoàn viên; tất cả những thứ thâm niên đó khiến bộ chính trị của Việt Cộng trở thành một thứ câu lạc bộ của những ông, bà cụ gần đất xa trời.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng 61 tuổi, cộng chung lại, chia làm 4, niên kỷ của các cụ trên 62. Bốn cái đầu máy xe lửa cũ kỹ, chạy bằng hơi nước, nồi xúp de nấu bằng củi đó sẽ tiếp tục ì ạch kéo 90 triệu công dân Việt Nam, những “toa xe” chỉ mới 28 tuổi.
Việt Nam có 90 triệu dân, nhưng quyền hoạt động chính trị lại chỉ dành riêng cho 3 triệu đảng viên Việt Cộng; cái quyền này cũng rất hạn hẹp, phiến diện và không gồm có quyền bầu cử, ứng cử.
Trong quốc hội không đại biểu nào đại diện cho người Việt Nam nào cả, họ được guồng máy Việt Cộng chọn, rồi chỉ định ra ứng cử, để lá phiếu của cử tri nhuộm cho họ chút mầu dân chủ.
Từ lâu Việt Cộng vẫn chủ trương đắp mô trên chính trường; đắp mô để không cho bất cứ một người ngoại đảng nào lọt được vào guồng máy cầm quyền; giờ này chúng dựng thêm những chướng ngại vật khác để ngăn cấm ngay cả những đảng viên trẻ, thành phần con cháu của chúng cũng không được tham dự vào việc điều hành đất nước.
Chúng không tín nhiệm thế hệ mới, mà chúng ngại là nhiễm văn hóa Âu, Mỹ, nhiễm tư tưởng dân chủ. Chúng gạn lọc thành phần cầm quyền bằng phương pháp Kim Tự Tháp, đáy to nhưng mũi nhọn. Mũi là 4 nhân vật nắm giữ các vai trò then chốt tổng bí thư Đảng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, và thủ tướng.
Trong những nước dân chủ, thế lực đứng ra chọn những người lãnh đạo quốc gia là toàn thể công dân trong nước, và giới hạn ngăn chặn ứng cử viên là khả năng, uy tín, và kế hoạch phục vụ của họ.
Không ai đoán được vị tổng thống sắp thay ông Barack Obama, hay ông Nicolas Sarkozy là ai, vì cử tri Mỹ và Pháp chưa chọn; nhưng đoán xem ông bình vôi vi xi nào ngồi đâu chỉ là trò chơi xấp hay ngửa, có đến 50% xác xuất đoán đúng; 50% vì trong 15 thành viên của bộ chính trị, có thể cũng có đến một nửa chưa đủ điều kiện thâm niên 5 năm để dự tranh.
Tình trạng bất biến vẫn ngự trị trên sân khấu chính trị Việt Nam, các nhà lãnh đạo lèo lái quốc gia vẫn không biết điểm mình muốn đến là ở đâu, không biết con tầu đang đi tới hay thụt lùi.
Biết đến bao giờ vở tuồng diễu giở này mới hạ màn!
Nguyễn Đạt Thịnh
Biết điểm mình muốn đến là nhu cầu đương nhiên đến không cần biện minh nữa, đương nhiên và đúng đối với mọi người hay mọi gia đình. Cái đương nhiên đó trở thành nhu cầu sinh tử cho mọi dân tộc mọi quốc gia; người lãnh đạo quốc gia phải biết mình muốn đưa quốc gia đến đâu.
Nếu có ai hỏi ông Hồ Cẩm Đào hay ông Barack Obama về điểm đến của họ, thì ông Hồ sẽ nói ngay, không cần một giây ngắn do dự, là điểm đến trong 2 năm nữa của Trung Cộng là đóng xong một chiếc hàng không mẫu hạm, xa hơn vài năm nữa là có một số mẫu hạm nhiều hơn 11 chiếc, số mà Hoa Kỳ đang có. Một viễn ảnh mơ ước nữa, mà nhiệm kỳ chấp chánh của ông không đủ dài để thực hiện là Trung Cộng có một hải lực khống chế được 7 hạm đội Mỹ đang cản trở tham vọng làm bá chủ Á Châu của Trung Cộng.
Ông Obama muốn đạt đến những điểm nào? Ngay lúc này ông đang tìm thị trường trong và ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ để kỹ nghệ sống lại, công nhân có công ăn việc làm; hai năm nữa ông muốn tái đắc cử, ý muốn đó khiến ông nỗ lực làm việc ngay từ ngày đầu tiên tuyên thệ nhậm chức. Một điểm đến khác của Obama là chấm dứt chiến tranh A Phú Hãn, chế ngự Bắc Hàn và Trung Cộng.
Bà Michelle Obama cũng nỗ lực giúp chồng đạt đến điểm tái đắc cử, nỗ lực của bà là kế hoạch giải quyết bệnh mập cho trẻ em Mỹ.
Ông Hồ Cẩm Đào biết điểm đến của đảng cộng sản Trung Quốc, ông Obama biết điểm đến của đảng Dân Chủ, nhưng ông Nông Đức Mạnh không biết đảng Việt Cộng muốn đưa dân tộc Việt Nam đến chỗ nào.
Ông Mạnh nói về điểm đến của Việt Cộng, “Lịch sử không ngừng tiến về phía trước. Cách mạng XHCN là khám phá lớn, sáng tạo lớn, cũng là hiện thực lớn của lịch sử. Tuy nhiên, do bản chất và ý nghĩa sâu xa của nó và cũng như nhiều cuộc cách mạng khác, cách mạng XHCN không thể tiến lên một cách dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều thử thách, có những lúc phải trải qua bước quanh của lịch sử”.
Ông tổng bí thư của đảng Việt Cộng nói điểm đến của đảng ông là XHCN (xã hội chủ nghĩa); ông nói rõ về lộ trình, “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Giáo sư Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đưa ra nhận xét về CNXH và chủ nghĩa Mác-Lênin trong dự thảo cương lĩnh của đảng như sau: “Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?
Có nhiều người bảo rằng, thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông, đấy không phải CNXH!
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không có xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi.
Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh’ mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!”
Ông Phương phát biểu như vậy trong cuộc hội thảo tháng Mười 2010, do hội Khoa Học Kinh Tế tổ chức với mục đích góp ý cho Văn kiện Đại hội XI. Hội thảo này có sự tham dự của rất nhiều trí thức, các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, cùng các nhà khoa học và các cán bộ nghiên cứu từ Văn phòng Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng.
Ông Phương còn nói, “Ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”!
Trước mỗi lần đại hội Việt Cộng thường để những cán bộ bất mãn, những ký giả tâm huyết phát biểu; 5 năm trước ông Phương cũng đã nói những điều ông nói lần này.
“Cho nên tôi đề nghị là nếu ông muốn trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi, nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí.Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa cho tôi: cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm?
Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó, thậm chí kém hơn nó.
Ngay đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là, định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản như vậy mà họ không làm nổi”.
Lần trước không trả lời được, lần này ông Nông Đức Mạnh lên tiếng giải thích, “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân Hàng Nhân Dân cũng không biết cái “định hướng XHCN” là cái gì.
Bà nói, “Trong cương lĩnh, viết thì rất hay, nhưng đưa ra rất nhiều khái niệm mà tôi chẳng hiểu được, như khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN’.
Riêng ngân hàng, không biết ‘kinh tế thị trường có định hướng XHCN’ trong hoạt động ngân hàng, là cái gì?
Ngoài ra lại còn phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’. Không biết công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN khác với công nghiệp tư bản à? Đã không khác thì tại sao phải có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’?
Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Đúng là ngày xưa học về Mác – Lênin có câu ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’. Thế nhưng, tôi thì tôi nghĩ, dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi; dân chủ là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đấy là dân chủ. Xã hội nào cũng thế, sao lại còn cái dân chủ XHCN nữa.
Cho nên, từ công nghiệp hiện đại, cũng theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN, thì tôi không hiểu nó là cái gì cả”.
Chỉ hai tuần nữa, đầu năm tới, đảng Việt Cộng họp đại hội lần thứ 11, mỗi lần đại hội là một lần thay đổi 4 nhân vật lãnh đạo, 10 lần thay đổi rồi, nhưng sinh hoạt chính trị vẫn bất biến.
Nguyên nhân nào khiến Việt Cộng không xác định được điểm họ muốn đến? Có thể vì tài nguyên nhân lực cung cấp 4 nhân vật lãnh đạo này chỉ là 15 thành viên của bộ Chính Trị.
Bộ Chính Trị thứ 9 gồm quý ông Nông Đức Mạnh (tổng bí thư), Trần Đức Lương (Chủ tịch nhà nước), Phan Văn Khải (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Minh Hương (từ trần năm 2004), Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Phạm Văn Trà, Nguyễn Văn An (chủ tịch quốc hội), Trương Quang Được, Trần Đình Hoan, Nguyễn Khoa Điềm.
Giàn 4 nhân vật lãnh đạo hiện tại là các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, và Nguyễn Phú Trọng, rút từ danh sách 15 thành viên của bộ chính trị thứ 10, gồm Nông Đức Mạnh (vẫn là tổng bí thư đảng), Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng), Nguyễn Minh Triết (chủ tịch nước), Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng (chủ tịch quốc hội), Phạm Gia Khiêm, Phùng Quang Thanh, Trương Vĩnh Trọng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa (mới được tuyển năm 2009).
Sau đại hội XI chúng sẽ công bố giàn lãnh tụ mới mà không mới, vì ngay giờ này dư luận đã bắt đầu bàn tán, dự đoán xem ai sẽ giữ chức vụ gì.
Tờ báo Nhật Asahi Shinbum số phát hành ngày 12/16/2010 tiên đoán ông Nguyễn Phú Trọng, hiện đang làm chủ tịch quốc hội sẽ nhận chức mới là tổng bí thư đảng Việt Cộng, ông Nguyễn Tấn Dũng, không mất ghế vẫn làm thủ tướng, ông Trương Tấn Sang, đang là thường trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị, sẽ lên làm chủ tịch nước, ông Phạm Quang Nghị, đang làm bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ làm chủ tịch Quốc Hội.
Giáo Sư Carl Thayer, thuộc viện Đại Học New South Wales, Úc Châu, cũng đoán: Nguyễn Tấn Dũng vẫn là thủ tướng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tổng bí thư, Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước. Hai nguồn dự đoán đến từ hai quốc gia xa nhau, nhưng vẫn giống nhau, nên nhiều người nghĩ là đoán đúng.
Chính ông Thayer cũng nhận định là việc dự đoán này không khó khăn gì lắm, vì nguồn tài nguyên cung cấp thành phần lãnh đạo của Hà Nội chỉ bó nhỏ vào một cái club 15 thành viên của bộ Chính Trị, con số này vừa được tăng thành 17 người; 17 nhân vật này ai cũng trên dưới 60, và họ là những người duy nhất có đủ tư cách làm 4 chức vụ tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội.
Mỗi kỳ đại hội đảng, khoảng vài ngàn đảng viên đại diện các địa phương đổ về Hà Nội để bầu chọn 4 nhà lãnh đạo mới. Nói theo ngôn từ dân chủ thì 3,000 cử tri Việt Cộng bầu chọn 17 ứng cử viên Việt Cộng vào 4 chức vụ để lãnh đạo 90 triệu người Việt Nam.
Hình thức này không giống cách truyền ngôi vua của Anh và Nhật; khác ở chỗ không cần là con vua mà chỉ cần là một trong 15 ông bình vôi ngồi trong bộ chính trị là đủ có hy vọng làm vua.
Tuy giới hạn trên cả 2 bình diện ứng cử viên và cử tri, nhưng cách tuyển cán bộ lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo đảng của Việt Cộng cũng dân chủ hơn Bắc Hàn; hơn ở chỗ 4 người này ít nhất cũng được vài ngàn đảng viên Việt Cộng bầu ra, chứ cậu thế tử Kim Jung-un chỉ được có một mình ông bố Kim Jung-il chấm.
Việt Cộng còn hơn Hàn Cộng một điểm nữa là chúng không chọn một chú thế tử sữa như Kim Jung-un, mà chọn những ông cụ có nhiều thành tích công bộc với đảng, qua hai tiêu chuẩn thâm niên, một là chưa ngồi trong bộ chính trị đủ 5 năm là chưa đủ tiêu chuẩn, và hai là muốn được chọn vào ngồi trong bộ chính trị, một đảng viên Việt Cộng phải có 5 năm thâm niên làm ủy viên ban chấp hành trung ương.
Và dĩ nhiên muốn làm ủy viên ban chấp hành trung ương lại phải có 5, 7 năm là đảng viên, chưa kể thâm niên đoàn viên; tất cả những thứ thâm niên đó khiến bộ chính trị của Việt Cộng trở thành một thứ câu lạc bộ của những ông, bà cụ gần đất xa trời.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng 61 tuổi, cộng chung lại, chia làm 4, niên kỷ của các cụ trên 62. Bốn cái đầu máy xe lửa cũ kỹ, chạy bằng hơi nước, nồi xúp de nấu bằng củi đó sẽ tiếp tục ì ạch kéo 90 triệu công dân Việt Nam, những “toa xe” chỉ mới 28 tuổi.
Việt Nam có 90 triệu dân, nhưng quyền hoạt động chính trị lại chỉ dành riêng cho 3 triệu đảng viên Việt Cộng; cái quyền này cũng rất hạn hẹp, phiến diện và không gồm có quyền bầu cử, ứng cử.
Trong quốc hội không đại biểu nào đại diện cho người Việt Nam nào cả, họ được guồng máy Việt Cộng chọn, rồi chỉ định ra ứng cử, để lá phiếu của cử tri nhuộm cho họ chút mầu dân chủ.
Từ lâu Việt Cộng vẫn chủ trương đắp mô trên chính trường; đắp mô để không cho bất cứ một người ngoại đảng nào lọt được vào guồng máy cầm quyền; giờ này chúng dựng thêm những chướng ngại vật khác để ngăn cấm ngay cả những đảng viên trẻ, thành phần con cháu của chúng cũng không được tham dự vào việc điều hành đất nước.
Chúng không tín nhiệm thế hệ mới, mà chúng ngại là nhiễm văn hóa Âu, Mỹ, nhiễm tư tưởng dân chủ. Chúng gạn lọc thành phần cầm quyền bằng phương pháp Kim Tự Tháp, đáy to nhưng mũi nhọn. Mũi là 4 nhân vật nắm giữ các vai trò then chốt tổng bí thư Đảng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, và thủ tướng.
Trong những nước dân chủ, thế lực đứng ra chọn những người lãnh đạo quốc gia là toàn thể công dân trong nước, và giới hạn ngăn chặn ứng cử viên là khả năng, uy tín, và kế hoạch phục vụ của họ.
Không ai đoán được vị tổng thống sắp thay ông Barack Obama, hay ông Nicolas Sarkozy là ai, vì cử tri Mỹ và Pháp chưa chọn; nhưng đoán xem ông bình vôi vi xi nào ngồi đâu chỉ là trò chơi xấp hay ngửa, có đến 50% xác xuất đoán đúng; 50% vì trong 15 thành viên của bộ chính trị, có thể cũng có đến một nửa chưa đủ điều kiện thâm niên 5 năm để dự tranh.
Tình trạng bất biến vẫn ngự trị trên sân khấu chính trị Việt Nam, các nhà lãnh đạo lèo lái quốc gia vẫn không biết điểm mình muốn đến là ở đâu, không biết con tầu đang đi tới hay thụt lùi.
Biết đến bao giờ vở tuồng diễu giở này mới hạ màn!
Nguyễn Đạt Thịnh
Gửi ý kiến của bạn