BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73174)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31131)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Đi tìm những bài thơ phóng tác” hay là chuyện "Việt Nam Nét" vu cáo nhà thơ Hữu Thỉnh đạo thơ ?

11 Tháng Mười Một 200612:00 SA(Xem: 1026)
“Đi tìm những bài thơ phóng tác” hay là chuyện "Việt Nam Nét" vu cáo nhà thơ Hữu Thỉnh đạo thơ ?
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Trên báo điện tử Việt Nam Nét ngày 09-11-2006, có in bài của tác giả Đại Lãng Du Tử với tiêu đề : “Đi tìm những bài thơ phóng tác” ( http://vietnamnet.vn/vanhoa/tacpham/2006/11/631823/ ) làm chấn động dư luận văn học Việt Nam : liên quan tới bài thơ “HỎI” - một bài thơ nổi tiếng vào bậc nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, đại biểu Quốc Hội đương nhiệm, kiêm Tổng biên tập “TẠP CHÍ THƠ” của Hội Nhà Văn Việt Nam, người vừa được Giải thưởng văn học Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ gây tranh luận : “Thương lượng với thời gian” ( lần thứ 5 ông HT được giải thưởng). Chúng tôi xin trích một phần bài viết của tác giả Đại Lãng Du Tử ( bỏ đi phần giới thiệu các bài thơ Tây khác được phỏng dịch), chỉ dẫn đoạn liên quan tới “vấn đề” bài thơ HỎI của nhà thơ Hữu Thỉnh, “bị” Đại Lãng Du Tử tiên sinh phát hiện ra… chuyện “đạo thơ” tày trời này mà thôi.

Đây là đoạn văn của Đại Lãng tiên sinh :
18:30' 09/11/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Có lẽ các nhà nghiên cứu nên sớm có tiếng nói về vấn đề này. Cái gì cũng cần có chính danh: xếp cho sự vật một cái tên đúng là mọi chuyện sẽ trở nên dễ hiểu và trật tự ngay!

Trong văn chương có hiện tượng khá thú vị là phóng tác. Theo tôi, nó xuất hiện đã từ lâu và ranh giới phân biệt nó khá mong manh, chẳng hạn với “phỏng tác”, “phỏng dịch”... hay với cái mà ông Thái Bá Tân đưa ra và thực hành là “tác dịch” (ông Tân có hẳn một tập Cổ thi tác dịch); rồi lại với khái niệm hay được dùng trên báo chí gần đây là “đạo” - đạo văn, đạo nhạc, đạo thơ, v.v. và v.v... Có lẽ các nhà nghiên cứu nên sớm có tiếng nói về vấn đề này. Cái gì cũng cần có chính danh: định cho sự vật một cái tên đúng là mọi chuyện sẽ trở nên dễ hiểu và trật tự ngay!

Tôi không phải người hiểu biết trong lĩnh vực này, nhưng tình cờ thấy trong thơ Việt Nam thế kỉ qua có những phóng tác sau đây, tiện ghi lại trình bạn đọc.

...

III. Và đây là bài thơ của nữ nhà thơ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926):
Gott schuf die sonne

Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir
ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir
ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir
ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir
(Trong tập Thơ (Gedichte), nxb S. Fischer, 1963).

Trong tạp chí Văn học nước ngoài năm 2002 có đăng bản dịch của Quang Chiến:
Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.
Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi.
Quang Chiến dịch

Trước đây, ở miền Nam cũ cũng có bản dịch tôi không nhớ của ai, xin ghi lại như sau:
Thượng đế sinh ra mặt trời

Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào ?
- Gió luôn ở bên em.
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào ?
- Mặt trời luôn ở bên em.
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào ?
- Các vì sao luôn ở bên em.
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào ?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi

Tình cờ, gần đây tôi cũng được biết một bài có thể gọi là phỏng dịch của nhà thơ Hữu Thỉnh, đó là bài Hỏi:
Hỏi

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào ?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?

***

Xin nhắc lại, tôi không phải người có thẩm quyền, mà chỉ lãng du trong lĩnh vực này, xin được ghi nhận như vậy, kính mong các nhà chuyên môn nên quan tâm đến hiện tượng văn chương độc đáo và thật thú vị này.
Hà Nội, cuối mùa Thu 2006

Đại Lãng Du Tử

Thưa với tác giả Đại Lãng Du Tử và báo điện tử Việt Nam Nét rằng : bài thơ HỎI có in trong tập thơ “Thư mùa đông” của Hữu Thỉnh là một bài thơ sáng tác của chính ông Hữu Thỉnh, chứ nào phải là phỏng dịch từ thơ của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig như quý vị vừa phát hiện . Bài thơ HỎI này theo các văn bản đã công bố của tác giả, thì chính do ông Hữu Thỉnh mới sáng tác sau năm 1975 in trong tập thơ trứ danh : “Thư mùa đông” đã được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam và giải thưởng văn học VUA THÁI LAN – 1000 USD ( Bi đánh tráo, lạm dụng từ ngữ mà gọi là giải thưởng văn học ASEAN). Bài thơ HỎI này còn được ông Chủ tìch Hội Nhà Văn Việt Nam chọn in trong “Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ XX”, được nhiều nhà phê bình bình giảng khen hay trên các báo, lại được bình trên đài truyền hình, nghe đâu đã được tuyển vào sách giáo khoa văn Trung học để học trò cả nước học ( ?)

Thưa quý bạn đọc và báo điện tử Việt Nam Nét cùng tác giả Đại Lãng Du Tử, qua bằng chứng quý vị nêu trên chính xác đến không thể chối cãi, thì bài thơ Hỏi trên không phải của nhà thơ Hữu Thỉnh mà chính của nữ nhà thơ Christa Reinig năm nay đã 80 tuổi, đã từng được giới thiệu trên báo Văn học Nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2002. Bài thơ này đã được nữ thi sĩ Đức viết từ trước năm 1963, năm ông Hữu Thỉnh 19 tuổi chưa từng xuất hiện trên thi đàn ?

Chuyện động trời này chúng tôi không dám tin là sự thật. Một người mũ cao áo dài, tên tuổi không chỉ là thương hiệu của nền văn học Việt Nam, mà còn là thương hiệu của chế độ như ông Chủ tich Hội Nhà Văn Việt Nam Hữu Thỉnh, lẽ nào lại đi ăn cắp thơ của người khác làm thơ mình ?

Hay là có chuyện ngược lại : nữ thi sĩ Đức sinh năm 1926 Christa Renig có thể “đạo thơ” của Hữu Thỉnh từ trước năm 1963, năm bà in tập thơ có bài thơ này chăng ?

Chúng tôi viết bài báo này xin dư luận và nhà thơ Hữu Thỉnh làm rõ ra mọi chuyện : rằng, ông cắp thơ của Christa Renig hay Christa Renig “ăn cắp” thơ của ông ?

Đây không chỉ là vấn đề danh dự cá nhân của nhà thơ Hữu Thỉnh nữa, mà còn là danh dự chung của nền văn học Việt Nam, của nước Việt Nam…Không làm rõ chuyện này, nền văn học , hơn nữa, nền văn hoá Việt Nam sẽ bị một cú “sốc” kinh khiếp, khiến kẻ viết những dòng này cũng thấy đau buốt ruột gan và không thể cầm lòng đặng.,.

Sài Gòn đêm 11 rạng sáng ngày 12-11-2006
T.M.H.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn