BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73346)
(Xem: 62243)
(Xem: 39428)
(Xem: 31175)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vấn Nạn Tham Nhũng Ở Việt Nam

03 Tháng Tư 200312:00 SA(Xem: 1110)
Vấn Nạn Tham Nhũng Ở Việt Nam
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

(Viết cho ngày nghị hội 6-4-2003 -“ Hải Ngoại Ủng Hộ Quốc Nội Chống Tham Nhũng”)


Kính thưa quý vị !

Ngày hôm nay, trong lúc mà thế giới văn minh đang phát triển với một tốc độ chưa từng thấy, loài người đang hội tụ về những giá trị nhân bản cao đẹp. Thì dân tộc thân yêu của chúng ta lại phải đối đầu với vấn nạn tham nhũng trầm trọng, với một nền giáo dục lạc hậu ì ạch, với những tệ nạn tồi tệ đang tràn ngập xã hội,…Có biết bao điều cần nỗ lực suy ngẫm và giải quyết. Nhưng, trong bài viết nhỏ này, tôi xin được xẻ chia cùng quý vị một bức xúc lớn, đó là tệ nạn tham nhũng.

I. Tham nhũng- một góc nhìn

Cần phải nói một cách thẳng thắn rằng, chưa có một thời điểm nào trong lịch sử Việt Nam, tham nhũng lại trở thành một vấn nạn lớn như ngày hôm nay. Hiện trạng này phổ biến đến mức, người ta có thể ngạc nhiên khi thấy cán bộ không tham nhũng! Tâm lý tham nhũng đã thấm nhiễm vào ngưòi dân ở mọi cấp, mọi ngành nghề, mọi tầng lớp. Điều nguy hiểm là, tâm lý ấy đang dần dần trở thành một bộ phận của tập quán dân tộc chúng ta. Những người có Tâm ai cũng phải đau lòng và căm phẫn khi thấy bọn buôn lậu, làm ăn phi pháp, cũng như bè lũ cán bộ tham nhũng – những con chuột thành tinh - đang hàng ngày, hàng giờ ngang nhiên đục khoét, phá hoại tài sản của Nhân Dân. Chúng cấu kết với nhau hút mòn nội lực dân tộc Việt Nam. Những kỳ cựu cộng sản nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước đã, đang, và sẽ bộc lộ ngày càng rõ chân tướng của mình. Đâu rồi những “ của dân, do dân, vì dân ”. Đâu rồi những “ đầy tớ của dân”. Chỉ thấy một lũ tham tàn đang ra sức vơ vét tài sản chung của nhân dân. Kéo lùi bánh xe lịch sử dân tộc.

Hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng của đảng cộng sản, nhà nghiên cứu Trần Khuê Và đại tá- nhà báo Phạm Quế Dương viết đơn xung phong thành lập “ Hội Nhân Dân Việt Nam ủng hộ đảng và nhà nước chống tham nhũng ” nhưng đã bị trấn áp ngay lập tức. Tham ô là ăn trộm của Nhân Dân. Nhưng tham ô dùng quyền thế, bạo lực để đàn áp những người dân lương thiện định vạch mặt mình, là ăn cướp của Nhân Dân. Ở đây, những kẻ tham nhũng đích thực trở thành những tên cướp có tổ chức trắng trợn, tàn bạo, côn đồ đối với Nhân Dân. Và, những lời kêu gọi chống tham nhũng của các lãnh đạo đảng CSVN chỉ là một trò lừa bịp tráo trở?

Trong tầm hiểu biết hạn hẹp và bằng trách nhiệm của một công dân, tôi cũng đã thử đi tìm một lời giải cho bài toán tham nhũng. Để có được giải pháp, ta cần truy tìm nguyên nhân của tham nhũng.

II. Nguyên nhân và giải pháp

Trước hết, cần phải nói thẳng rằng, không phải bây giờ, mà thực chất, tham nhũng đã Trở thành quốc nạn từ hơn 10 năm nay. Theo triết học Marxist : “ vật chất quyết định ý thức”, vậy thì, cái ý thức hủ hoá xa hoa, lãng phí, tham ô,… kia là do nền tảng “ vật chất ” nào quyết định ? Theo tôi, cơ sở “ vật chất ” đó, chia một cách khái quát thì có hai trụ cột lớn. Thứ nhất là cơ sở con người. Thứ hai là mô hình và phương pháp quản lý xã hội chủ nghĩa.

Về cơ sở con người

Khi xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa trên lý thuyết, Marx đặt vấn đề trên cơ sở xã hội tư bản đã “chín muồi” . Ở đó, khả năng tự ý thức của con người đã đạt đến đỉnh cao và tích lũy vật chất đủ về lượng để xã hội loài người chuyển mình về chất từ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa. Chính vì đặt cơ sở trên nền tảng những con người lý tưởng chỉ có trong tưởng tượng, Marx không thể nào lường trước được những căn bệnh phát sinh từ cấu trúc của xã hội mà ông hoạch định ra. Khi mô hình của chủ nghĩa Mác được du nhập và hiện thực hoá ở Việt Nam thì những căn bệnh đó đã bộc lộ trầm trọng.

Nguyên lý sai lầm đầu tiên của chuyên chính vô sản là “công-nông nắm quyền” một cách tuyệt đối. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái hỏng của đất nước ngày nay. Về hình thức, có vẻ có lý khi họ lớn tiếng “đại diện lợi ích” của số đông nông dân, nhưng nội dung thì hỏng bét. Nguy hại sẽ không thể nào lường hết cho bất cứ quốc gia nào nếu như ở quốc gia đó, những kẻ ngu dốt nắm sức mạnh quyền lực trong tay và điều khiển đất nước. Đó là một chân lý vĩnh cửu. Tiếc thay, đó lại là một sự thật đau lòng ở Việt Nam! ở đây, tôi đang bàn đến yếu tố con người. Quả thật, nếu biện luận quanh yếu tố con người thì dễ rơi vào dàn trải, vì đó là phạm trù rất rộng. Để có thể nhìn nhận nguyên nhân tham nhũng một cách rõ ràng hơn, tôi xin được phân chia nhỏ hơn một cách tương đối - những sản phẩm của yếu tố con người (con người ở đây là những chủ thể đã và đang lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam):

1. Trình độ quản lý của lãnh đạo quá thấp. Hầu hết các quan chức cộng sản được giáo dục không đến nơi đến chốn. Họ chỉ chú trọng cái gọi là “phẩm chất chính trị”. Nói nôm na là mức độ nhiễm chủ nghĩa Mác và mức độ trung thành với chủ nghĩa Mác, với đảng cộng sản. Còn về năng lực chuyên môn thì quá coi nhẹ. Họ đã dìm dân tộc chúng ta trong đêm trường tăm tối của chiến tranh và đóng cửa, mấy chục năm trời. Khi thế cuộc buộc phải mở cửa về kinh tế. Những yếu tố đòi hỏi của kinh tế thị trường đã lôi cổ những yếu kém về năng lực quản lý, điều hành của các quan chức cộng sản ra ngoài ánh sáng. Các nhà lý luận cộng sản nói ngược rằng chính kinh tế thị trường đã mang lại những tác động xấu cho xã hội Việt Nam ! Trên thực tế, năng lực quản lý yếu kém đã gây thất thoát hàng núi tiền khổng lồ từ Các ngân hàng, dự án,….Xin được nêu một ví dụ, đó là hai vụ án Tân Trường Sanh và Minh Phụng – EPCO. ở đây, đã có một sự cấu kết chặt chẽ giữa bè lũ tham nhũng là các quan chức ngân hàng, quan chức hải quan, cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp quota hạn ngạch xuất nhập khảu,… với tổ chức buôn lậu của Trần Đàm là công ty Tân Trường Sanh. Chỉ trong vòng 3 năm, là từ năm 1994 đến tháng 8 năm 1997, bọn chúng đã nhập lậu 544 container hàng điện tử, 77 xe ôtô. Tổng giá trị hàng nhập lậu đã lên đến con số hơn 900 (chín trăm) tỉ 666 triệu VNĐ. Chỉ từ 1993 đến 4/1997, Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn đã liên kết, moi được của nhà nước 4022 tỉ (bốn ngàn 22 tỉ) VNĐ (bình quân mỗi năm moi hơn một ngàn tỉ !). Đó là chưa kể các công ty thành viên của công ty EPCO- Minh Phụngthường xuyên làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được ngân hàng “ cống hiến ” vốn và bảo lãnh. Có ngày, bọn chúng đã rút được từ ngân hàng của nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Như vậy, sự yếu kém trong quản lý vĩ mô đã khiến các quan chức cộng sản không tài nào kiếm soát nổi cấp dưới của mình. Một trong những thủ đoạn mà bọn chúng sử dụng để bòn rút tiền từ ngân hàng là tạo các chứng từ giả, trên đó số tài sản có thể thế chấp được là con số ảo. Việc khai khống và sử dụng các chứng từ giả có mặt ở tất cả những nơi có thể tham nhũng được trong bộ máy nhà nước. Hệ thống quản lý lạc hậu, cồng kềnh, yếu kém + năng lực cán bộ quá thấp + tính vô trách nhiệm đã không cho phép họ “ tìm ra” được các con số ảo này. Đây cũng là một trong những hậu quả của bệnh quan liêu mà đảng cộng sản đã dày công tôi luyện trong quá khứ !

2. Đạo đức cán bộ suy thoái Những năm qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã có không biết bao nhiêu lời than thở, báo động về tình trạng xuống cấp của nền đạo đức nước nhà. Cũng có nhiều nguyên nhân của tình trạng đó, nhưng chung qui có sáu lí do lớn:

Thứ nhất là sự chà đạp nền đạo lí mà cha ông để lại. Thứ nhì là sự hạn chế, trấn áp các tôn giáo. Thứ ba là nền giáo dục lỗi thời, chậm tiến và xuống cấp. Thứ tư là pháp luật không được sử dụng theo đúng chức năng của nó. Thứ năm là lãnh đạo thoái hoá biến chất. Thứ sáu là cuộc sống của nhân dân quá lầm than, nghèo khổ. Nằm trong nền đạo đức suy thoái ấy, các cán bộ cộng sản càng có cơ hội bộc lộ sự thoái hoá đạo đức hơn dân thường. Lòng tư dục vốn tiềm ẩn trong mỗi con người. Với cơ chế quản lý lỏng lẻo, tiền như bày ra trước mắt cán bộ thì khó tránh khỏi tham nhũng. Hôm nay lấy được một ngày mai sẽ lấy một ngàn, và cứ như thế lòng tham ngày càng dày lên, nó ngấm vào máu, vào tuỷ cán bộ, biến thành bản chất của cán bộ cộng sản. Điều nguy hiểm là họ làm “ gương” xấu cho con cháu, cho thế hệ trẻ. Phá tan những phẩm chất cao đẹp của cấu trúc nhân cách. Cứ như thế không biết đến bao giờ nước ta mới thoát khỏi vấn nạn tham nhũng, bước tiến của xã hội mãi bị kéo lùi.

3. Phong cách “gia đình chủ nghĩa” và những yếu tố của “ gia đình trị”: Các cán bộ cao cấp cả nể nhau, lấy tình cảm cá nhân, riêng tư, để xử mà quên mất công lý. Đó là lý do họ tìm cách bao che cho tội lỗi của nhau. Đi kèm với kiểu cách “gia đình chủ nghĩa” và “ gia đình trị” là sự lơi là luật pháp và thiếu một cơ chế ràng buộc trách nhiệm cá nhân lãnh đạo. Cấp dưới cứ việc tham nhũng vì đã có cấp trên là họ hàng hoặc bè phái làm ô dù. Cấp trên cứ việc tham nhũng vì không sợ cấp dưới tố cáo. Từ đó, tạo một sự thoả hiệp trong “cơ chế tham nhũng” của cán bộ cộng sản. Đối với những quan chức cao cấp thì họ đã đứng trên pháp luật, không sợ pháp luật động đến mình. Vì vậy mà họ có thể “yên tâm” mà ra sức tham nhũng. Không sợ bất cứ điều gì!

Về mô hình và phương pháp quản lý xã hội chủ nghĩa.

1. Luật pháp thiếu đồng bộ , có quá nhiều kẽ hở và thiếu nghiêm minh điều này khiến cho cán bộ mặc sức luồn lách, tranh thủ tham nhũng mà không sợ gì.

2. Bộ máy hành chính quá cồng kềnh thiếu hiệu quả sinh ra bệnh quan liêu xa rời thực tế, giải quyết công việc chồng chéo và các thủ tục giấy tờ nặng nề tạo điều kiện cho việc gian lận tài chính thông qua việc gian lận chứng từ sổ sách.

3. Cơ chế làm việc có nhiều kẽ hở (chẳng hạn “cơ chế xin – cho”) gây khó khăn cho việc kiểm soát thất thoát .

4. Công hữu hoá tài sản, triệt tiêu (hoặc hạn chế) sở hữu cá nhân, đã tạo ra tình trạng “ cha chung không ai khóc ”cán bộ ra sức vơ vét tiền của chung cho vào túi riêng.

5. Không có dân chủ: Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất của nhiều vấn đề nhức nhối ngày nay, trong đó có tham nhũng. Tình trạng kiểm soát, khống chế báo chí truyền thông, khống chế quốc hội, toà án, viện kiểm sát nhân dân cũng như tất cả các ban ngành đoàn thể, đã phá tan cơ chế giám sát của quần chúng. Cán bộ cao cấp cũng cứ “ ung dung” làm càng làm bậy. Một trong những ví dụ điển hình của trường hợp này là vụ án Năm Cam. Để bảo vệ cho tên trùm xã hội đen này, không những công an mà đến cả phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, bí thư thành uỷ Sài Gòn ( 1996 – 2000 ), uỷ viên trung ương đảng cộng sản Việt Nam, uỷ viên Bộ Chính Trị, v.v… cũng nhúng tay vào. Đây là vụ án bộc lộ rất rõ chân tướng bẩn thỉu của những đảng viên đứng trong hàng ngũ cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam. ……

Rõ ràng, tham nhũng và sự cấu kết với buôn lậu đã mang tính hệ thống. Đó không phải chỉ là kết quả của “một số cán bộ thoái hoá biến chất ” như các nhà lý luận cộng sản rêu rao. Mà đó là căn bệnh cấu trúc “ ác tính” của xã hội mà đường lối “xã hội chủ nghĩa kiểu Việt Nam” đã thiết lập.

Những nguyên nhân của tham nhũng thì rất nhiều, và chúng có một mối liên hệ tương tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để đưa đất nước bước ra khỏi những “căn bệnh trầm kha” hiện nay, mà trước hết là vấn nạn tham nhũng và buôn lậu, chúng ta cần phải làm một cuộc cải tổ đất nước. Phải có một cuộc biến đổi tận gốc rễ những nguồn gốc kìm hãm dân tộc. Việc cải tổ đầu tiên phải làm là cải tổ chính trị. Thực tế Việt Nam đòi hỏi một thể chế đa nguyên dân chủ. Một nhà nước pháp quyền thực sự. Một nền kinh tế tự do thực sự. Và một cơ cấu lãnh đạo với những người hiền tài thực sự, dám nghĩ dám làm.

Tôi vẫn luôn ước vọng những điều như thế !

Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2003.
Tuệ Minh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn