BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy

20 Tháng Tư 200812:00 SA(Xem: 1047)
Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Ngày 25/04/2007 Tạp chí cộng sản có đăng bài: Kinh tế thị trường qua các bước đổi mới tư duy của Hà đăng. Hôm nay, sau một năm tôi viết bài: Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy! Mời các bạn cùng đọc và cho ý kiến.


Không đa đảng: Dân thường sống lay lắt


Tuy nhiên, cái cần giả định ở đây là chúng ta cũng đổi mới Chính trị cùng với đổi mới Kinh tế. (Nếu bạn đọc mà thấy đúng thì có nghĩa là chúng ta chậm đổi mới Chính trị là một sai lầm và ngược lại)

(Phần in nghiêng là trích nguyên văn của bài: Kinh tế thị trường qua các bước đổi mới tư duy của Hà đăng)

1. Trước đổi mới, chúng ta coi kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường) là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển. Kinh tế xã hội chủ nghĩa vận động theo các quy luật của chủ nghĩa xã hội, còn kinh tế tư bản chủ nghĩa thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản.

Phiên ngang sang bài Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy! là:

Trước đổi mới (Chính trị), chúng ta coi Chính trị xã hội chủ nghĩa và Chính trị tư bản chủ nghĩa là hai phương thức Chính trị khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về cơ chế vận hành (Một đảng hay Đa đảng) và mục đích phát triển. Chính trị xã hội chủ nghĩa vận động theo các quy luật của chủ nghĩa xã hội, còn Chính trị tư bản chủ nghĩa thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản.

2. Sau đổi mới, tư duy của chúng ta về kinh tế có nhiều sự phát triển so với trước. Nhìn khái quát đã có những sự thay đổi lớn như sau:

- Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất đã đi đến quan niệm nền kinh tế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể, tư nhân, trên cơ sở đó, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

- Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việc xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu đã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tế ấy ngày càng trở thành nền tảng vững chắc thì phải trải qua một quá trình dài xây dựng, đổi mới và phát triển với những bước thích hợp.

- Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung, thống nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã đi đến phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh; chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chủ sở hữu tài sản công là thuộc nhà nước, còn chức năng quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường đã đi đến thừa nhận thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch.

- Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động đã đi đều quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Không ngăn cấm mọi sự làm giàu mà trái lại khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng theo đúng pháp luật, đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân cực quá đáng hai đầu.

Phiên ngang sang bài Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy! là:

Sau đổi mới (Chính trị), tư duy của chúng ta về Chính trị có nhiều sự phát triển so với trước. Nhìn khái quát đã có những sự thay đổi lớn như sau:

- Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một Đảng duy nhấtĐảng cộng sản Việt Nam đã đi đến quan niệm nền Chính trị của ta hiện nay và sau này có ba Đảng lớnĐảng cộng sản, Đảng dân chủ, Đảng Cộng hoà trên cơ sở đó, hình thành nhiều Đảng và nhiều nhóm lợi ích khác nhau.

- Từ quan niệm hai giai cấp xã hội chủ nghĩa, giai cấp Công nhângiai cấp Nông dân, với việc loại trừ nhanh chóng các giai cấp phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu đã là nền tảng của nền Chính trị nước nhà, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai hai giai cấp ấy ngày càng trở nên ấm no, hạnh phúc thì phải có giai cấp doanh nhân - các ông chủ lớn mạnh, phải đề cao giai cấp trí thức.

- Từ quan niệm Đảng cộng sản chỉ huy toàn bộ nền Chính trị theo một cơ chế Chuyên chế, Độc tài với những chỉ đạo có tính bóp ngặt áp đặt từ trên xuống, đã đi đến hiểu rõ và vận hành tốt Cơ chế bầu cử dân chủ. Thừa nhận quyền lực của nhà nước là do nhân dân trao quyền thông qua bầu cử dân chủ. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò Tập trung của Đảng cộng sản, phủ nhận vai trò của Bầu cử đa đảng đã đi đến thừa nhận Đa nguyên đa đảng vừa là căn cứ, vừa là phương tiện để thực hiện Dân chủ hoá đất nước.

- Từ chỗ chỉ thừa nhận một cơ chế bầu cử chính đáng là đảng cử - dân bầu đã đi đều quan niệm thực hiện bầu cử tự do. Không ngăn cấm mọi hình thức tranh cử mà trái lại khuyến khích mọi hình thức tranh cử chính đáng theo đúng pháp luật, đồng thời thực hiện nâng cao dân trí, hạn chế phân cực quá đáng về nhóm người theo đảng cộng sản.

3. Xét về thời gian, dưới góc độ kinh tế thị trường, tư duy của chúng ta cũng được đổi mới qua nhiều bước.

Bước I: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của ta là kinh tế thị trường. Nói cơ chế thị trường là chỉ nói về mặt cơ chế quản lý chứ không phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền kinh tế. Do đó, trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”.

Bước II: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phầ đang hình thành. Và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế. Có nghĩa là nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, thị trường, kinh tế thị trường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinh tế thị trường có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinh tế thị trường để rồi tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn khác về chất là kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận động theo các quy luậtd dặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không?

Câu trả lời là không!

Bước III: Coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IX của Đảng (2001) ghi rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Bước IV: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trương toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn. Đại hội X của Đảng chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bốn nội dung quan trọng nhất là: nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta, nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất, kinh doanh.

Điều quan trọng hơn nữa là với chủ đề: “Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1-2007 đánh dấu một bước phát triển cao của quá trình hàng chục năm thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Phiên ngang sang bài Đa nguyên đa đảng qua các bước đổi mới tư duy! là:

Xét về thời gian, dưới cơ chế Đa nguyên đa đảng, tư duy của chúng ta cũng được đổi mới qua nhiều bước.

Bước I: Thừa nhận cơ chế đa nguyên nhưng không coi nền Chính trị của ta là Đa nguyên đa đảng. Nói cơ chế đa nguyên là chỉ nói về mặt cơ chế lãnh đạo chứ không phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền Chính trị. Do đó, trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế độc tài, chuyên chế và đề ra chủ trương đổi mới lãnh đạo Chính trị (một bộ phận của đường lối đổi mới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về lãnh đạo chính trị là cơ chế đa nguyên theo phương thức bầu cử dân chủ xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác định nền Chính trị của ta là “nền Chính trị Đa nguyên nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế Đa Đảng, có sự quản lý của Nhân dân”.

Bước II: Coi Đa nguyên đa đảng không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ chế Đa nguyên đa đảng đang hình thành. Và cơ chế Đa nguyên đa đảng có sự quản lý của Nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền Chính trị nước ta. Có nghĩa là nền Chính trị của ta là nền Chính trị Đa nguyên đa đảng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn cơ chế vận hành của nền Chính trị đó là cơ chế Đa nguyên đa đảng có sự quản lý của Nhân dân.

Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Đa đảngđa nguyên đa đảng không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, Đa đảngđa nguyên đa đảng đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đa nguyên đa đảng còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu đa nguyên đa đảng có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định đa nguyên đa đảng để rồi tạo nên một nền Chính trị hoàn toàn khác về chất là Chính trị xã hội chủ nghĩa, nền Chính trị vận động theo các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không?

Câu trả lời là không!

Bước III: Coi đa nguyên đa đảng định hướng Dân giàu Nước mạnh là mô hình Chính trị tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội Diên Hồng 2 của toàn Dân tộc ghi rõ: Dân tộc ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền Chính trị đa nguyên nhiều thành phần, vận động theo cơ chế Đa Đảng, có sự quản lý của Nhân dân theo định hướng Dân giàu Nước mạnh, đó chính là nền Chính trị đa nguyên định hướng Dân giàu Nước mạnh.

Chính trị đa nguyên định hướng Dân giàu Nước mạnh có nhiều Đảng phái cùng nhau góp phần phát triển đất nước!

Bước IV: Gắn Chính trị đa nguyên của nước ta với nền Chính trị đa nguyên toàn cầu hóa, hội nhập Chính trị quốc tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn. Đại hội Diên Hồng 2 của Nhân dân chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế Chính trị đa nguyên định hướng Dân giàu Nước mạnh.”. Nội dung quan trọng nhất là: nắm vững định hướng Dân giàu Nước mạnh trong nền Chính trị nước ta, quản lý có hiệu quả sự vận hành các Đảng phái theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các Đảng phái và các loại hình nhóm lợi ích.


Không đa đảng: Quan tham sống nhởn nhơ


Điều quan trọng hơn nữa là với chủ đề: “Tích cực và chủ động hội nhập Chính trị quốc tế”, Đại hội Diên Hồng 2 đã quyết định đẩy mạnh hoạt động Chính trị đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế Chính trị toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1-2007 đánh dấu một bước phát triển cao của quá trình hàng chục năm thực hiện hội nhập Chính trị quốc tế của nước ta!

Trung ngôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn